Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2021-2022

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2021-2022

TẬP ĐỌC

Tiết 19: Ôn tập và kiểm tra giữa học kì I (Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Kiểm tra đánh giá tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu

- Hệ thống được 1 số điều cần ghi nhớ về nội dung, nhân vật của các bài tập đọc là chuyện kể thuộc chủ điểm: Thương người như thể thương thân

- Tìm đúng những đoạn văn cần được thể hiện bằng giọng đọc đã nêu trong SGK. Đọc diễn cảm những đoạn văn đó đúng yêu cầu về giọng đọc

- Hình thành và phát triển năng lực : Tự chủ, tự học; giao tiếp,hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ; năng lực văn học.

- Hình thành, phát triển phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, nhân ái.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV : Phiếu viết tên bài tập đọc + học thuộc lòng( 9 tuần). Bảng lớp, bảng phụ.

- GV : SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 34 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 287Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10
 Thứ hai ngày 7 tháng 11 năm 2022
Sáng :	GIÁO DỤC TẬP THỂ
Sinh hoạt dưới cờ
TIẾNG ANH
(GV Tiếng Anh dạy)
TẬP ĐỌC 
Tiết 19: Ôn tập và kiểm tra giữa học kì I (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Kiểm tra đánh giá tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu
- Hệ thống được 1 số điều cần ghi nhớ về nội dung, nhân vật của các bài tập đọc là chuyện kể thuộc chủ điểm: Thương người như thể thương thân
- Tìm đúng những đoạn văn cần được thể hiện bằng giọng đọc đã nêu trong SGK. Đọc diễn cảm những đoạn văn đó đúng yêu cầu về giọng đọc
- Hình thành và phát triển năng lực : Tự chủ, tự học; giao tiếp,hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ; năng lực văn học.
- Hình thành, phát triển phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, nhân ái.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV : Phiếu viết tên bài tập đọc + học thuộc lòng( 9 tuần). Bảng lớp, bảng phụ.
- GV : SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động Mở đầu : 
- Cho HS hát
- Giới thiệu bài
2. Hoạt động Luyện tập, thực hành :
* Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng:
- GV chuẩn bị phiếu ghi tên bài tập đọc
 - GV đánh giá
* Bài tập:
Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
? Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể ?
? Kể tên những bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm: Thương người như thể thương thân
- Cho HS làm bài vào phiếu theo mẫu 
Tên bài 
.......... 
Tác giả 
........... 
Nội dung chính
.........
Nhân vật
..........
- Cho HS trình bày kết quả
- Nhận xét đánh giá
Bài 3: 
- Cho HS làm bài theo nhóm đôi.
- Thi đọc diễn cảm
- Nhận xét đánh giá
3. Hoạt động Vận dụng, trỉ nghiệm :
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà luyện đoc diễn cảm tất cả các bài tập đọc thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân.
- HS hát
- Bốc thăm chọn bài đọc
- Đọc bài, trả lời câu hỏi về nội dung bài
- 1 HS đọc
+ Là những bài kể về 1 chuỗi sự việc có đầu có cuối và liên quan đến 1 hay nhiều nhân vật
+ Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
- Người ăn xin
- HS ghi vào phiếu:
- HS trình bày.
- Lớp nhận xét.
- HS đọc yêu cầu.
- Thảo luận nhóm.
- Các nhóm trình bày.VD:
+ Giọng thiết tha, trìu mến: Tôi chẳng biết làm cách nào...chút gì cho ông lão
+ Giọng thảm thiết: Năm trước, gặp khi...vặt cánh ăn thịt em
+ Giọng mạnh mẽ, răn đe: Tôi thét:
....các vòng vây đi không?
- Đọc lần lượt 3 đoạn
- Đọc cùng lúc 1 đoạn
TOÁN 
Tiết 46: Luyện tập
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
- Giúp HS củng cố về : Nhận biết góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác.
- Vận dụng vẽ đúng hình vuông, hình chữ nhật
- Rèn cho HS ý thức học toán.
- Hình thành và phát triển năng lực : Tự chủ, tự học; giao tiếp,hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lục toán học.
- Hình thành, phát triển phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- GV : Thước kẻ, êke.
- HS : Vở, nháp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
1. Hoạt động Mở đầu :
 - Gọi 1 em lên bảng vẽ hình chữ nhật ABCD và nêu tên các góc, cạnh của hình đó.
 - Nhận xét .
- Giới thiệu bài
2. Hoạt động Luyện tập, thực hành :
Bài 1 (55): 
- Cho HS trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
Bài 2 (56) : 
- Cho HS làm phiếu BT.
- Chữa bài nhận xét.
Bài 3 (56): 
- Cho HS làm bài.
- Gọi HS chữa bài, nhận xét cách vẽ hình.
Bài 4 (56): 
- Cho HS làm bài.
- Chữa bài, nhận xét,
3. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm:
- Nhận xét giờ học.
- Vẽ 1 tam giác tù. Vẽ 3 đường cao của tam giác đó. Nhận xét về 3 đường cao đó.
- HS đọc yêu cầu
- HS làm miệng.
 A
a) 
 M
B C
+ Góc vuông đỉnh A cạnh AB, AC
- Góc nhọn đỉnh B cạnh BA, BC
- Góc nhọn đỉnh B cạnh BM, BC
- Góc nhọn đỉnh B cạnh BA, BM
- Góc nhọn đỉnh C cạnh CB, CA
- Góc nhọn đỉnh M cạnh MB, MA
+ Góc tù đỉnh M cạnh MB, MC
+ Góc bẹt đỉnh M cạnh MA, MC
b) A B
 D C
( phần b tương tự phần a)
- HS đọc yêu cầu
- HS làm bài. Ghi Đ/S vào ô trống 
 a. Sai vì AH không vuông góc với BC
 b. Đúng vì AB vuông góc với BC
- HS đọc yêu cầu
- HS làm nháp. Vẽ hình vuông ABCD có cạnh 3 cm.
 3cm
	A	B
	D	C
- HS đọc yêu cầu
- HS vào vở.
6cm
a. Vẽ hình chữ nhật ABCD.
B
 A 
 M N
 4cm
 D	C
- Nêu tên các hình chữ nhật:
ABCD, MNCD, ABNM
- Cạnh AB // với các cạnh MN và DC
Chiều :	CHÍNH TẢ 
Tiết 10: Ôn tập và kiểm tra giữa học kì I (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
- Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng bài: Lời hứa
- Hệ thống hoá các quy tắc viết hoa tên riêng
- Ý thức rèn chữ, tính cẩn thận
- Hình thành và phát triển năng lực : Tự chủ, tự học; giao tiếp,hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mĩ.
- Hình thành, phát triển phẩm chất : Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- GV : Bảng lớp, bảng phụ.
- HS : SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động Mở đầu :
- Lớp trưởng điều hành HS cùng hát kết hợp với vận động tại chỗ
- Giới thiệu bài
2. Hoạt động Luyện tập, thực hành :
* Viết chính tả :
- GV đọc bài
- Hướng dẫn viết từ khó
? Khi viết cần chú ý các dấu câu nào?
? Nêu cách trình bày bài viết?
- GV đọc cho học sinh viết bài
- Đọc soát lỗi
- Nhận xét 5-7 bài
* Làm bài tập:
Bài 2: Trả lời các câu hỏi
? Em bé được giao nhiệm vụ gì trong trò chơi đánh trận giả?
? Vì sao trời tối em không về?
? Các dấu ngoặc kép trong bài dùng để làm gì?
? Có thể đưa những bộ phận đặt trong ngoặc kép xuống dòng, đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng không? Vì sao?
- Nhận xét, bổ sung
Bài 3: 
- Làm bài tập vào phiếu
- Gọi HS trình bày.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng
- Cho HS so sánh cách viết tên người, tên địa lý Việt Nam và tên người, tên địa lý nước ngoài
3. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm
- Nhận xét giờ học.
- Tiếp tục đọc diễn cảm các bài tập đọc chủ điểm Thương người như thể thương thân.
- 2 học sinh đọc lại bài văn
- Viết bảng con: ngẩng đầu, lính gác, trận giả, trung sĩ
+ Dấu hai chấm, xuống dòng gạch đầu dòng, mở ngoặc kép, đóng ngoặc kép.
- HS nêu cách trình bày bài
- Viết bài vào vở
- Đổi bài kiểm tra chéo
- HS trả lời miệng.
+ Em được giao nhiệm vụ gác kho đạn.
+ Vì em đã hứa không bỏ vị trí gác khi chưa có người thay.
+ Báo trước bộ phận sau nó là lời nói của bạn em bé hay của em bé.
+ Không được vì trong câu chuyện có hai cuộc đối thoại nên phải dùng dấu ngoặc kép để phân biệt giữa lời thuật lại với lời đối thoại vốn đã đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng.
- Nêu yêu cầu của bài
- HS làm bài.
- HS trình bày.
VD: - Lê Văn Tám
 Điện Biên Phủ
 - Lu-i Pa- xtơ
 Bạch Cư Dị
- HS so sánh.
KHOA HỌC
Tiết 19 : Ôn tập con người và sức khỏe (tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
- Giúp HS củng cố và hệ thống các kiến thức về:
+ Sự trao đổi chất của cơ thể người với môi trường. Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng. Cách phòng tránh 1 số bệnh.
+ Áp dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày.
+ Hệ thống hoá những kiến thức đã học.
- Hình thành và phát triển năng lực : Tự chủ, tự học; giao tiếp,hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tìm hiểu tự nhiên xã hội.
- Hình thành, phát triển phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- GV : Phiếu ghi các câu hỏi ôn tập, phiếu bài tập
- HS : SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động Mở đầu :
- Cho HS hát
- Giới thiệu bài
2. Hoạt động Luyện tập, thực hành :
* Trò chơi: Ai chọn thức ăn hợp lí
- Yêu cầu HS thảo luận câu hỏi theo nhóm 
? Làm thế nào để có bữa ăn đủ chất dinh dưỡng ?
- Yêu cầu HS lên thực đơn các món ăn cho một bữa ăn hàng ngày theo nhóm
* Thực hành: Ghi lại và trình bày 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí 
 - Làm việc cá nhân
- Trình bày sản phẩm
- Nhận xét, đánh giá
- Hệ thống hoá những kiến thức đã học
3. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm :
- Nhận xét chung tiết học
- Vận dụng 10 lời khuyên dinh dưỡng trong cuộc sống
 - Trang trí bảng 10 lời khuyên dinh dưỡng và dán trên tường bếp
- HS hát
- Thảo luận theo 4 nhóm 
- Lên thực đơn các món ăn cho 1 bữa ăn hàng ngày
- Đại diện nhóm trình bày tên món ăn trong 1 bữa ăn của nhóm mình
- Nhóm khác nhận xét
- Chọn thức ăn hợp lí, đủ chất và phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình
- HS ghi 10 lời khuyên về dinh dưỡng hợp lí của bộ y tế
- Làm việc cá nhân
- Trình bày trước lớp
- Gọi học sinh đọc lại 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí
MĨ THUẬT
Chủ đề 4: Em sáng tạo cùng những con chữ (tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : 
- Tạo dáng và trang trí được tên của mình hoặc người thân theo ý thích.
- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
- Hình thành và phát triển năng lực : Tự chủ, tự học; giao tiếp,hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mĩ.
- Hình thành, phát triển phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- GV: SGK, tranh ảnh về chữ trang trí, một số bài trang trí của HS
- HS: SGK, giấy vẽ, màu vẽ, hồ dán, bìa, đất nặn, kéo, bìa sách, báo, tạp chí...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
1. Hoạt động Mở đầu :
- GV tổ chức HS chơi trò chơi đoán chữ , GV dùng tay để tạo hình các con chữ và HS đọc theo.
- Giới thiệu bài
2. Hoạt động Luyện tập, thực hành :
- Gợi ý HS thảo luận về cách tạo dáng và trang trí chữ viết tên mình.
+ Tên của em có bao nhiêu chữ cái?
+ Em sẽ dùng nét, họa tiết và màu sắc như thế nào để tạo dáng và trang trí tên của mình?
- Yêu cầu HS tạo dáng chữ tên mình và vẽ màu, trang trí theo ý thích.
- Hướng dẫn HS ghép các sản phẩm cá 
- HS khởi động
- HS trả lời
- HS tạo sản phẩm cá nhân 
nhân tên của các bạn trong nhóm để tạo thành một sản phẩm nhóm.
- Cắt rời sản phẩm cá nhân khỏi tờ giấy. Sau đó sắp xếp các sản phẩm cá nhân lên một tờ giấy khổ lớn.
- Vẽ trang trí thêm các hình ảnh, màu sắc cho nền sinh động. Có thể sử dụng giấy màu làm nền.
- GV bao quát lớp
- Tạo sản phẩm nhóm
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm :
- GV đánh giá giờ học, tuyên dương HS tích cực, động viên, khuyến khích HS 
- Gợi ý HS tiếp tục sáng tạo với những con chữ để tạo hình tên người thân, trang trí chữ để làm bưu thiếp, báo tường... hoặc tạo dáng trang trí chữ bằng hình thức và vật liệu khác.
ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
.......................................................................................................................................................................................
.......................... ... 
- Quan sát để phát hiện màu, mùi, vị của nước
- Làm thí nghiệm chứng minh nước không có hình dạng nhất định, chảy lan ra mọi phía, thấm qua 1 số vật, có thể hoà tan 1 số chất.
- Học sinh ham tìm hiểu khoa học
- Hình thành và phát triển năng lực : Tự chủ, tự học; giao tiếp,hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tìm hiểu tự nhiên xã hội.
- Hình thành, phát triển phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- GV : Đồ dùng thí nghiệm: cốc, vải, đường, muối, cát...
- HS : SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
1. Hoạt động Mở đầu : 
- Nước có đặc điểm như thế nào ?
- Nhận xét
- Giới thiệu bài
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới : 
* Phát hiện màu, mùi, vị của nước
- GV đưa ra 4 cốc
1. Nước muối
2. Nước có dầu
3. Nước
4. Nước chè
- Cho các nhóm thảo luận.
 ? Cốc nào đựng nước, cốc nào đựng nước chè...?
? Làm thế nào để biết điều đó?
? Có nhận xét gì về màu, mùi, vị của nước?
- Gọi HS trình bày.
- Cho lớp nhận xét, bổ sung.
* Nước không có hình dạng nhất định, chảy lan ra mọi phía.
- GV đưa ra các chai, lọ, cốc đựng nước có hình dạng khác nhau
? Khi thay đổi vị trí của chai, cốc hình dạng của nước có thay đổi không
? Nước có hình dạng nhất định không?
- Gọi 1 em đọc thí nghiệm 1, 2 (SGK -43)
- Gọi 1 em đổ nước lên tấm kính và nhận xét hiện tượng.
? Đổ nước vào một chiếc khăn bông được căng trên khay em có nhận xét gì?
- GV cho HS thực hành, hòa nước với một số chất và nhận xét hiện tượng.
Đồ dùng
1. Cốc đường
2. Cốc muối
3. Cốc cát
4. Cốc sỏi
- Cho HS nhận xét.
- Gọi học sinh nêu kết luận mục bạn cần biết
3. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm:
- Trong thực tế, con người vận dụng các tính chất của nước vào những việc gì?
- Nhận xét chung giờ học.
- Ôn lại bài, chuẩn bị bài sau.
- HS làm thí nghiệm(theo nhóm)
- HSTL
+ Dùng các giác quan cần sử dụng để quan sát các cốc nước. Khi nhìn vào cốc nước trong suốt, cốc nước chè có màu vàng...Khi nếm từng cốc thì cốc đựng nước muối sẽ mặn, cốc nước chè có vị đắng còn cốc nước không có mùi vị gì. 
+ Nước trong suốt, không màu, không mùi, không vị
- Các nhóm trình bày.
- Quan sát hình dạng của nước ở mỗi vật
+ Hình dạng của chúng thay đổi
+ Nước không có hình dạng nhất định
- HS đọc SGK.
- HS thực hành, nhận xét: Nước chảy từ cao xuống thấp
+ Nước chảy thấm qua chiếc khăn.
- HS thực hành.
- HS nhận xét:
+ Nước hoà tan: đường, muối
+ Nước không hoà tan: cát, sỏi
- HS nêu.
ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
.......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................... 
Thứ sáu ngày 11 tháng 11 năm 2022
TIẾNG ANH
(GV Tiếng Anh dạy 2 tiết)
TOÁN 
Tiết 50: Tính chất giao hoán của phép nhân
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 Giúp học sinh:
- Nhận biết được tính chất giao hoán của phép nhân.
- Bước đầu vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tính toán.
- Hình thành và phát triển năng lực : Tự chủ, tự học; giao tiếp,hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tư duy’
- Hình thành, phát triển phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- GV: Kẻ sẵn bảng số.
- HS: SGK, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
1. Hoạt động Mở đầu :
- Nêu tính chất giao hoán của phép cộng ?
- Nhận xét
- Giới thiệu bài
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới :
+) So sánh giá trị của các cặp phép nhân có thừa số giống nhau.
- GV cho HS so sánh
5 7 và 7 5
- HSTL
+ 5 7 = 35 ; 7 5 = 35
 Vậy 5 7 = 7 5
- Hướng dẫn tương tự với 4 3 và 3 4
+ 4 3 = 12 ; 3 4 = 12
 Vậy 4 3 = 3 4
? Hai phép nhân có thừa số giống nhau thì kết quả như thế nào với nhau?
+ Hai phép nhân có thừa số giống nhau thì luôn bằng nhau.
+) Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân.
- Treo bảng số
a
b
a b
b a
4
8
4 8 = 32
4 8 = 32
6
7
6 7 = 42
7 6 = 42
5
4
5 4 = 20
4 5 = 20
? Hãy so sánh giá trị của biểu thức 
a b và b a khi a = 4 và b = 8
+ Giá trị của biểu thức a b và b a đều bằng 32.
? So sánh giá trị của biểu thức a x b và b a khi a = 6; b = 7
+ Giá trị của biểu thức a b và b a đều bằng 42.
- Hướng dẫn HS so sánh tương tự các phần còn lại
? Vậy giá trị của biểu thức a b luôn như thế nào so với giá trị của biểu thức b a ?
+ Luôn bằng nhau
? Ta có thể nói như thế nào?
? Em có nhận xét gì về thừa số trong 2 tích.
+ a b = b a
+ 2 tích đều có thừa số là a và b nhưng vị trí khác nhau.
? Khi ta đổi chỗ các thừa số trong 1 tích thì tích đó ntn?
+ Tích đó không thay đổi. 
Þ Kết luận: Đây là tính chất giao hoán cuả phép nhân.
- 3 ® 4 HS nhắc lại
- a b = b a
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành:
Bài 1 (58): 
- Cho HS làm bảng con.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 2 (58): 
- Cho HS làm bài.
- Nhận xét bài.
- Gọi HS chữa bài, nhận xét.
Bài 3* (58): 
- Cho HS làm bài vào PBT.
- Gọi HS chữa bài, yêu cầu giải thích cách làm.
- HS đọc yêu cầu 
- HS làm bảng con + bảng lớp 
a. 4 6 = 6 4 
 207 7 = 7 207 
b. 3 5 = 5 3
 2138 9 = 9 2138
- HS đọc yêu cầu 
- HS làm bài vào vở + bảng lớp 
a) 1357 5 = 6785 
 7 853 = 5971 
b) 40263 7 = 28 1841
 5 1326 = 6630
c*. 23109 x 8 = 184872
 9 x 1427 = 12443
- HS đọc yêu cầu.
- Làm PBT - Bảng phụ 
 4 2145 = (2100 + 45) 4 
 (3 + 2) 10287 = 10287 5 
3964 6	= (4 + 2) (3000 + 694)
- HS chữa bài.
 Bài 4* (58):
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm nháp.
- Cho HS làm bài tập
- Gọi HS chữa bài.
- Cho HS nêu t/c nhân với 1; 0
a 1= 1 a = a 
a 0 = 0 a = 0 
- Chữa bài.
- HS trả lời.
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm :
- Nêu tính chất giao hoán của phép nhân?
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
TẬP LÀM VĂN 
Tiết 20: Kiểm tra định kì giữa học kì I
( Đề kiểm tra thống nhất trong khối )
GIÁO DỤC TẬP THỂ 
Sơ kết tuần 10
An toàn giao thông: Biển báo hiệu giao thông đường bộ (tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
- Đánh giá mọi hoạt động trong tuần 10 
- Đề ra phương hướng tuần 11
- HS biết phân biệt 5 nhóm biển báo hiệu giao thông đường bộ.
- HS biết tác dụng, ý nghĩa và nhận biết được một số biển báo hiệu giao thông đường bộ.
- Hình thành và phát triển năng lực : Tự chủ, tự học; giao tiếp,hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo. 
- Hình thành, phát triển phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Nội dung sinh hoạt ; Tài lệu điện tử ATGT 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
A. Phần I : Sơ kết tuần 10
1. Cán sự lớp nhận xét: (Theo sổ theo dõi của lớp)
2. GV nhận xét:
*Ưu điểm:
- Ngoan đoàn kết với bạn bè.
- Đi học đúng giờ, học bài và làm bài trước khi tới lớp....
- Trang phục gọn gàng, sạch sẽ.
- Vệ sinh lớp học sạch sẽ.
* Nhược điểm:
- 1 số bạn còn nói chuyện trong giờ học
- Về nhà một số em chưa hoàn thành bài tập đầy đủ
3. Phương hướng tuần11:
- Củng cố, duy trì nề nếp học tập, ra vào lớp.
- Tiếp tục học và thực hiện tốt nội quy của nhà trường đề ra.
- Học bài và làm bài đầy đr trước khi đến lớp
- Phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm. 
B. Phần II : An toàn giao thông: Biển báo hiệu giao thông đường bộ (tiết 2)
1. Hoạt động Mở đầu:
- GV cho HS chơi trò chơi: Hộp quà bí mật
+ Kể tên các nhóm biển báo giao thông đã học?
- Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
- HS tham gia chơi
2. Hoạt động Luyện tập, thực hành :
* Nhận biết các nhóm biển báo :
- GV mở tài liệu điện tử phần ôn tập nội dung: Các nhóm biển báo giao thông đường bộ
- HS theo dõi
- GV tổ chức cho HS ôn tập qua việc tổ chức trò chơi: Đặt vị trí của các biển báo cho đúng nhóm
+ Biển hiệu lệnh, biển nguy hiểm và cảnh báo, biển chỉ dẫn 
+ Biển báo cấm, biển nguy hiểm và cảnh báo, biển phụ
+ Biển báo cấm, biển chỉ dẫn và biển phụ
+ Biển báo cấm, biển chỉ dẫn và biển hiệu lệnh
- GV nhận xét
- HS tham gia trò chơi
* Phân biệt một số biển báo hiệu cơ bản :
- GV trình chiếu tài liệu điện tử yêu cầu HS nhận biết một số biển báo :
+ Biển báo cấm : 
Biển báo hiệu đường cấm
Biển báo hiệu cấm đi ngược chiều
Biển báo hiệu cấm xe đạp
Biển báo hiệu cấm người đi bộ
Biển báo hiệu cấm rẽ trái, phải
- HS quan sát và nhận biết
+ Biển báo nguy hiểm và cảnh báo :
Biển báo giao nhau có đèn tín hiệu
Biển báo giao nhau với đường sắt có rào chắn
Biển báo giao nhau với đường sắt không có rào chắn
Biển báo người đi bộ cắt ngang
+ Biển hiệu lệnh :
Biển báo hiệu dừng lại
Biển báo hiệu đường dành cho người đi bộ
Biển báo hiệu tuyến đường dành cho xe máy và xe đạp
Biển báo hiệu tuyến đường dành cho xe đạp
+ Biển chỉ dẫn :
Biển báo hiệu đường một chiều
Biển báo hiệu vị trí người đi bộ sang đường
Biển báo hiệu đường bắt đầu đi bộ
Biển báo hiệu hầm chui qua đường cho người đi bộ
+ Biển phụ :
Biển báo hiệu khoảng cách đến đối tượng báo hiệu
Biển báo hiệu đường ưu tiên
Biển báo hiệu hướng rẽ
Biển báo hiệu biểu thị thời gian
+ GV tổ chức trò chơi: Tìm đúng biển báo
- Nhận xét
- HS quan sát và tìm đúng các biển báo theo yêu cầu 
3. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm :
? Biển báo hiệu giao thông có tác dụng gì đối với người tham gia giao thông ?
? Khi gặp các biển báo trên đường các em cần làm gì ?
- Nhắc HS thực hiện ATGT khi đi trên đường.
+ Biển báo hiệu giao thông nhằm chỉ dẫn người tham gia giao thông thực hiện luật giao thông, bảo đảm an toàn khi lưu thông trên các tuyến đường
+ Khi gặp các biển báo trên đường các em cần quan sát, suy nghĩ, nhận biết ý nghĩa của biển báo và tuân thủ chấp hành.
ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
.......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................... 
..
.
..
..

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_10_nam_hoc_2021_2022.doc