Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 13 - Năm học 2022-2023 - Trương Thị Mỹ Xuyên

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 13 - Năm học 2022-2023 - Trương Thị Mỹ Xuyên

ĐẠO ĐỨC

HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ (tt)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hiểu công lao sinh thành, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ và bổn phận của con cháu đối với ông bà, cha mẹ.

2. Kỹ năng: Làm những việc thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ trong cuộc sống .

3. Thái độ: Giáo dục học sinh kính yêu ông bà, cha mẹ.

*GDKNS:

- Xác định giá trị tình cảm của ông bà, cha mẹ dành cho con cháu

- Lắng nghe lời dạy của ông bà cha mẹ

- Thể hiện tình cảm yêu thương của mình với ông bà, cha mẹ

II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:

-GV: bảng phụ

-HS: truyện, thơ, tranh vẽ, câu chuyện về lòng hiếu thảo

III. PHƯƠNG PHÁP – HÌNH THỨC:

 * Phương pháp: thảo luận, thực hành, hỏi đáp, đóng vai

 *Hình thức: cá nhân, nhóm, cả lớp

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

docx 57 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 108Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 13 - Năm học 2022-2023 - Trương Thị Mỹ Xuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13	 Thứ hai, ngày 28 tháng 11 năm 2022
ĐẠO ĐỨC
HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ (tt)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hiểu công lao sinh thành, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ và bổn phận của con cháu đối với ông bà, cha mẹ.
2. Kỹ năng: Làm những việc thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ trong cuộc sống .
3. Thái độ: Giáo dục học sinh kính yêu ông bà, cha mẹ.
*GDKNS:
- Xác định giá trị tình cảm của ông bà, cha mẹ dành cho con cháu
- Lắng nghe lời dạy của ông bà cha mẹ
- Thể hiện tình cảm yêu thương của mình với ông bà, cha mẹ
II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
-GV: bảng phụ
-HS: truyện, thơ, tranh vẽ, câu chuyện về lòng hiếu thảo
III. PHƯƠNG PHÁP – HÌNH THỨC:
 * Phương pháp: thảo luận, thực hành, hỏi đáp, đóng vai
 *Hình thức: cá nhân, nhóm, cả lớp
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Hoạt động khởi động: (5p)
1.Khởi động : Hát. 
2.Bài cũ : Hiếu thảo với ông bà cha mẹ.
3.Bài mới: Giới thiệu bài : Hiếu thảo với ông bà cha mẹ (tt ) .
B. Các hoạt động chính: (33p)
Hoạt động 1: Đóng vai (bài tập 3, sách giáo khoa). (15p)
*Mục tiêu: Giúp học sinh thực hành đóng vai tình huống của bài 
*Phương pháp: thảo luận, thực hành, đóng vai
*Phương tiện: 
*Cách tiến hành:
- Chia nhóm, giao nhiệm vụ cho một nửa số nhóm thảo luận, đóng vai theo tình huống tranh 1; một nửa số nhóm thảo luận, đóng vai theo tình huống 2.
- Phỏng vấn các em đóng vai cháu về cách ứng xử, đóng vai ông bà về cảm xúc khi nhận được sự quan tâm, chăm sóc của con cháu .
* Kết luận : Con cháu hiếu thảo cần phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, nhất là khi ông bà già yếu, ốm đau 
Hoạt động 2 : Thảo luận theo nhóm đôi. (8p)
*Mục tiêu : Giúp học sinh biết liên hệ bản thân mình qua bài học 
*Phương pháp: thảo luận, thực hành
*Phương tiện: bảng phụ
*Cách tiến hành:
- Nêu yêu cầu bài tập 4.
- Khen những em biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; nhắc nhở những em khác học tập các bạn .
Hoạt động 3 : Trình bày, giới thiệu các sáng tác hoặc tư liệu sưu tầm được. (10p)
*Mục tiêu: giúp học sinh bày tỏ lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ qua các tác phẩm.
*Phương pháp: thực hành
*Phương tiện: truyện, thơ, tranh vẽ, câu chuyện về lòng hiếu thảo
*Cách tiến hành:
- Bài tập 5, 6: 
- Kết luận chung:
+ Ông bà , cha mẹ đã có công lao sinh thành , nuôi dạy chúng ta nên người .
+ Con cháu phải có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ . 
C. Hoạt động tiếp nối: (2p)
- Giáo dục học sinh kính yêu ông bà, cha mẹ. 
- Nhận xét tiết học .
- Nêu lại ghi nhớ bài học trước.
*Hình thức: nhóm, cá nhân
- Thảo luận nhóm 6, chuẩn bị đóng vai. 
- Các nhóm lên đóng vai.
- Lớp thảo luận, nhận xét về cách ứng xử. 
*Hình thức: nhóm
- Thực hiện.
- Thảo luận nhóm 6 trao đổi về những việc đã và sẽ làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. 2 nhóm trình bày bảng phụ.
- Đại diện 2 nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
*Hình thức: cá nhân, cả lớp
- HS trình bày sản phẩm (đọc truyện, thơ, ca dao tục ngữ, vẽ, viết, kể chuyện về lòng hiếu thảo.)
- Bạn nhận xét.
- Vài em đọc lại ghi nhớ sách giáo khoa.
-Thực hiện các nội dung ở mục Thực hành sách giáo khoa.
Rút kinh nghiệm:
-----------------------------------------------------
TOÁN
 GIỚI THIỆU NHÂN NHẨM SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI 11
I. MỤC TIÊU:
- Giúp học sinh biết cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.
- Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm một cách thành thạo.
- Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập .
*Bài tập cần làm: 1, 3 SGK trang 70
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-GV: ĐDDH
-HS: ĐDHT.
III. PHƯƠNG PHÁP- HÌNH THỨC DẠY HỌC.
*Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp, thực hành.
*Hình thức: Cá nhân, cả lớp
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Hoạt động khởi động: (5 phút)
1. Khởi động: Hát.
2. Bài cũ: Luyện tập.
3. Bài mới: Giới thiệu bài: Giới thiệu nhân nhẩm số có hai chữ số với 11. 
B. Các hoạt động chính: 
Hoạt động 1: Giới thiệu cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.(15P)
*Mục tiêu: Giúp học sinh nắm cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.
*Phương pháp: Đàm thoại,thực hành
*Phương tiện :
*Cách tiến hành:
a) Trường hợp tổng hai chữ số bé hơn 10:
- Cho cả lớp đặt tính và tính: 27 x 11
- Nhận xét kết quả 297 với thừa số 27 nhằm rút ra kết luận: Để có 297, ta viết số 9 là tổng của 2 và 7 xen kẽ giữa hai chữ số của 27.
- Cho cả lớp làm thêm một ví dụ : 35 x 11
b) Trường hợp tổng hai chữ số lớn hơn hoặc bằng 10: 
- Cho học sinh thử tính nhẩm 48 x 11 theo cách trên.
- Vì tổng 4 + 8 không phải là số có 1 chữ số mà là số có hai chữ số nên cho HS đề xuất cách làm tiếp.
- Có thể có em đề xuất viết 12 xen giữa 4 và 8 để được 4128 hoặc đề xuất một cách nào khác.
- Lưu ý: Trường hợp tổng hai chữ số bằng 10 làm giống hệt như trên.
Hoạt động 2: Thực hành.(15P)
*Mục tiêu: Giúp học sinh làm được các bài tập 
*Phương pháp: Thực hành
*Phương tiện:BC 
*Cách tiến hành:
- Bài 1: 
- Bài 3: 
Có thể giải bằng cách khác:
Cả hai khối 4,5 có số hàng là:
17+15 = 32 (hàng)
Cả hai khối có số học sinh là:
11 x 32 = 352 (học sinh)
C.Hoạt động tiếp nối: (2 phút)
- Nhận xét tiết học .
*Hình thức: Cá nhân
- Sửa các bài tập 
*Hình thức: Cá nhân
- 1 em đặt tính và thực hiện ở bảng.
- Tương tự như trên .
*Hình thức: Cả lớp
- Cả lớp đặt tính và tính : 48 x 11 
- Từ đó rút ra cách nhân nhẩm đúng : 4 + 8 = 12 , viết 2 xen vào giữa hai chữ số của 48 để được 428 , thêm 1 vào 4 của 428 để được 528.
*Hình thức: Cá nhân
- H làm BC.
- Tự nêu tóm tắt rồi giải vào vở và chữa bài .
-1 hs lên bảng giải
GIẢI
 Khối lớp 4 có:
 11 x 17 = 187 (bạn)
 Khối lớp 5 có :
 11 x 15 = 165 (bạn)
 Cả hai khối có tất cả:
 187 + 165 = 352 (bạn)
 Đáp số: 352 bạn
Rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TẬP ĐỌC
NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO
I. MỤC TIÊU :
 1/ Kiến thức: Hiểu ý nghĩa của truyện : Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao.
 2 /Kỹ năng: Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Đọc trơn tên riêng nước ngoài Xi-ôn-cốp-xki. Biết đọc bài với giọng trang trọng, cảm hứng ca ngợi, khâm phục.
 3/ Thái độ: Giáo dục học sinh có ý chí, nghị lực vượt khó
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
 GV: Tranh minh hoạ trong sách giáo khoa. Viết bảng phụ câu, đoạn cần rèn đọc.
 HS: SGK
III. PHƯƠNG PHÁP – HÌNH THỨC:
- Phương pháp: Giảng giải, hỏi - đáp, thảo luận, thực hành.
- Hình thức: Cá nhân, nhóm, cả lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Hoạt động khởi động: (4 phút)
- Khởi động : Hát.
- Bài cũ : Vẽ trứng.
- Bài mới: Giới thiệu bài : “Người tìm đường lên các vì sao”. 
- Cho quan sát tranh minh họa chân dung Xi-ôn-cốp-xki .
B. Các hoạt động chính: (33 phút)
Hoạt động 1 : Luyện đọc đúng (11 phút)
* Mục tiêu: Giúp học sinh đọc đúng bài văn.
* Phương pháp: Giảng giải, thực hành.
* Phương tiện: Tranh minh họa, bảng phụ viết sẵn câu dài.
* Cách tiến hành:
- GV đọc mẫu. 
- GV hướng dẫn HS chia đoạn.
- GV tổ chức cho HS đọc nối tiếp lượt 1 kết hợp luyện đọc từ khó.
- GV tổ chức cho HS đọc nối tiếp lượt 2.
- GV tổ chức cho HS đọc nối tiếp lượt 3 kết hợp giải nghĩa từ.
- Yêu cầu HS luyện đọc nhóm đôi.
- Gọi 1 HS đọc lại bài.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài. (11 phút)
* Mục tiêu: Giúp học sinh cảm thụ bài văn .
* Phương pháp: Giảng giải, hỏi - đáp, thảo luận.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS đọc thầm, trả lời câu hỏi:
+ Xi-ôn-cốp-xki mơ ước điều gì?
+ Ông kiên trì thực hiện mơ ước của mình như thế nào?
+ Nguyên nhân chính giúp Xi-ôn-cốp-xki thành công là gì ?
+ Giới thiệu thêm về Xi-ôn-cốp-xki .
+ Em hãy đặt tên khác cho truyện .
Hoạt động 3 : Luyện đọc diễn cảm. (11 phút)
* Mục tiêu: Giúp học sinh đọc diễn cảm bài văn .
* Phương pháp: Giảng giải, thực hành
* Phương tiện: Bảng phụ đoạn cần luyện đọc
* Cách tiến hành:
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn : “Từ nhỏ  hàng trăm lần .”
+ Đọc mẫu đoạn văn .
+ Cho HS luyện đọc theo cặp
+ Sửa chữa , uốn nắn . 
+ Cho HS thi đọc trước lớp. 
C. Hoạt động tiếp nối: (3 phút)	
- Hỏi :Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?	
- Liên hệ Giáo dục học sinh có ý chí, nghị lực vượt khó. 
- Nhận xét tiết học .
* Hình thức: Cá nhân, cả lớp.
- Đọc bài Vẽ trứng, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Lắng nghe.
- Quan sát tranh .
* Hình thức: cá nhân, cả lớp
- Lắng nghe.
- HS đánh dấu vào SGK.
- Có thể chia bài thành 4 đoạn :
+ Đoạn 1 : Bốn dòng đầu.
+ Đoạn 2 : Bảy dòng tiếp theo.
+ Đoạn 3 : Sáu dòng tiếp theo.
+ Đoạn 4 : Ba dòng còn lại.
- 4 em tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài.
- HS nêu từ khó.
- Luyện đọc từ khó.
- HS thực hiện tương tự lượt 1.
- HS thực hiện tương tự lượt 2.
- Đọc phần chú giải cuối bài.
- HS nêu từ khó hiểu (nếu có)
- Luyện đọc theo cặp.
- 1HS thực hiện. Cả lớp đọc thầm.
* Hình thức: cá nhân, nhóm đôi, cả lớp
- Thực hiện.
- Từ nhỏ , Xi-ôn-cốp-xki đã mơ ước được bay lên bầu trời .
- Ông sống rất kham khổ để dành dụm tiền mua sách vở và dụng cụ thí nghiệm . Sa hoàng không ủng hộ phát minh về khí cầu bay bằng kim loại của ông nhưng ông không nản chí . Ông đã kiên trì nghiên cứu và thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng , trở thành phương tiện bay tới các vì sao .
- Vì ông có ước mơ chinh phục các vì sao, có nghị lực, quyết tâm thực hiện mơ ước.
- HS tìm trong bài đọc và nêu.
- Người chinh phục các vì sao / Quyết tâm chinh phục các vì sao / Từ mơ ước bay lên bầu trời / Từ mơ ước biết bay như chim / Ông tổ của ngành du hành vũ ... ng chục cộng với chữ số hàng đơn vị, nếu tổng tìm được bé hơn 10 thì ta viết tổng vào giữa hai chữ số của số đã cho.
	C. Muốn nhân nhẩm một số có hai chữ số với 11 ta lấy chữ số hàng chục cộng với chữ số hàng đơn vị, nếu tổng tìm được lớn hơn hoặc bằng 10 thì ta viết tổng vào giữa hai chữ số của số đã cho. 
Bài 2. Tính nhẩm:
	43 x 11 = .........	86 x 11 = .........	73 x 11 = .........	45 x 11 = ........
Bài 3. Nối hai biểu thức có giá trị bằng nhau:
A
B
4 x 201562
( 49 x 27 ) x8
4256 x3 x5
7 x (8500 + 49 )
( 49 x 8 ) x27 
(8500 +49 ) x 7 
3) 201562 x ( 3+ 1 )
4256 x (3 x 5 )
Bài 4. Khối lớp Ba xếp thành 16 hàng, mỗi hàng có 11 học sinh. Khối lớp Bốn xếp thành 14 hàng, mỗi hàng cũng có 11 học sinh. Hỏi cả hai khối lớp có tất cả bao nhiêu học sinh xếp hàng? (giải bằng 2 cách)
Bài giải
c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng sửa bài.
- Giáo viên chốt đúng - sai.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.
- Đại diện các nhóm sửa bài trên bảng lớp.
- Học sinh nhận xét, sửa bài.
- Học sinh phát biểu.
RÚT KINH NGHIỆM
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
Rèn Tập làm văn tuần 13
Luyện Tập Viết Đoạn Trong Văn Kể Chuyện
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức cho học sinh về viết đoạn trong văn kể chuyện.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành về viết đoạn trong văn kể chuyện.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ làm 1 bài tập tùy chọn câu 2 hoặc câu 3; học sinh khá làm 2 câu: câu 2 hoặc câu 3 và tự chọn 1 câu khác; học sinh giỏi làm tất cả các yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP – HÌNH THỨC DẠY HỌC:
*Phương pháp: giảng giải, thực hành, luyện tập.
*Hình thức: cá nhân, nhóm, cả lớp
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động rèn luyện của giáo viên
Hoạt động học tập của học sinh
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động rèn luyện:
a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):
- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.
- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.
b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):
- Hát
- Lắng nghe.
- Học sinh quan sát và chọn đề bài.
- Học sinh lập nhóm.
- Nhận phiếu và làm việc.
Câu 1. Khoanh tròn các chữ cái trước những yêu cầu đạt được qua bài tập làm văn của em nếu em chọn làm theo đề bài 1 (Tiếng Việt 4, tập một, trang 124) :
a. Bài viết theo đúng loại văn kể chuyện (kể lại một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật ; câu chuyện cần nói lên được một điều có ý nghĩa). 
b. Câu chuyện được kể lại nói về một người có tấm lòng nhân hậu (có lòng thương người và ăn ở có tình có nghĩa).
c. Câu chuyện em kể đã làm rõ ngoại hình của nhân vật chính (người có tấm lòng nhân hậu).
d. Câu chuyện em kể đã tập trung làm rõ hành động của nhân vật chính.
e. Câu chuyện em kể đã tập trung làm rõ lời nói, ý nghĩ của nhân vật chính.
Câu 2. Viết lại phần mở bài và phần kết bài của câu chuyện Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca bằng lời của cậu bé An-đrây-ca. 
* Gợi ý : Kể lại câu chuyện trên bằng lời của nhân vật chính (An-đrây-ca), em cần chuyển những từ ngữ chỉ An-đrây-ca thành tôi hoặc mình,...
a)Mởbài..................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
b)Kết bài...............................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
Câu 3. Viết lại một đoạn phần thân bài của câu chuyện “Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi bằng lời của một chủ tàu người Pháp hoặc người Hoa. 
* Gợi ý : Kể lại câu chuyện trên bằng lời của đối tượng được nói đến trong câu chuyện (chủ tàu người Pháp hoặc người Hoa), em cần chú ý : về cơ bản, giữ nguyên lời kể, chỉ chuyển những từ ngữ nói về người Pháp hoặc người Hoa thành tôi và có lời tự giới thiệu về người kể ở phần mở bài theo cách gián tiếp. VD : Tôi là một chủ tàu người Hoa, chuyên chở khách trên đường sông ở Việt Nam. Hãng tàu của tôi bị phá sản vì ông Bạch Thái Bưởi. Tài năng kinh doanh của ông đã làm tôi phải kính phục. Chuyện như sau : ..............................................................
......................................................................
...................................................................... ...................................................................... ...................................................................... ...................................................................... ...................................................................... ...................................................................... ......................................................................
...................................................................... ...................................................................... ...................................................................... ...................................................................... ......................................................................
......................................................................
c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):
- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.
- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.
- Học sinh phát biểu.
RÚT KINH NGHIỆM:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
SINH HOẠT LỚP TUẦN 13
I. MỤC TIÊU: 
- Đánh giá kết quả hoạt động của lớp ở tuần 13 và việc thực hiện nội quy của trường, của lớp. Biết lập kế hoạch hoạt động của tuần 14.
- Rèn kỹ năng giao tiếp, ứng xử, mạnh dạn, tự tin hơn khi tham gia mọi hoạt động.
- Chấp hành nội quy của trường, lớp đề ra. Nghiêm túc trong sinh hoạt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 - GV: Kế hoạch hoạt động của tuần 14.
- HS: Ban cán sự lớp chuẩn bị nội dung báo cáo.
III.PHƯƠNG PHÁP – HÌNH THỨC DẠY HỌC:
-Phương pháp: trực quan, vấn đáp, giảng giải, thực hành, trò chơi
-Hình thức: cá nhân, nhóm, lớp
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động: Hát. (2p)
2. Các hoạt động chính:
Hoạt động 1: Đánh giá kết quả hoạt động của lớp tuần 13. (10p)
*Mục tiêu: HS rèn kỹ năng giao tiếp mạnh dạn, tự tin qua phần báo cáo đánh giá kết quả hoạt động của lớp.
*Phương pháp: trực quan, giảng giải, thực hành
*Phương tiện:
*Cách tiến hành:
- Tiến hành báo cáo:
* Báo cáo sơ kết thi đua giữa các tổ.
* Về học tập.
* Về thực hiện nội quy của trường, lớp.
.
..
* Nhận xét.
- GV nhận xét, biểu dương.
Hoạt động 2: Lập kế hoạch hoạt động tuần 14. (10p)
*Mục tiêu: HS nắm được kế hoạch hoạt động tuần 14 từ đó đưa ra phương hướng thực hiện.
*Phương pháp: trực quan, giảng giải, thực hành, vấn đáp
*Phương tiện:
*Cách tiến hành:
- GV cho HS xem phương hướng của tuần 14:
+ Đi học đều, đúng giờ.
+ Thực hiện đôi bạn cùng tiến.
+ Rèn chữ giữ vở
+ Giữ gìn vệ sinh trường, lớp và nề nếp tác phong.
+ Thực hiện nghiêm Luật ATGT đường bộ.
- Tổ chức cho HS thảo luận đề ra phương hướng thực hiện kế hoạch.
- GV nhận xét.
Hoạt động 3: Thư giãn (10p)
*Mục tiêu: HS thư giãn và vui chơi thể hiện tinh thần đoàn kết.
*Phương pháp: trò chơi
*Phương tiện:
*Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi, văn nghệ.
3. Hoạt động nối tiếp:
- Hỏi: Qua tiết sinh hoạt lớp em muốn chia sẻ điều gì?
- GV nhận xét.
- Chuẩn bị: Báo cáo hoạt động tuần 14.
- Ban văn nghệ điều khiển.
*Hình thức: cá nhân, nhóm, lớp
- Lớp trưởng điều khiển.
- Lần lượt 4 tổ trưởng báo cáo tình hình của tổ. Các thành viên trong lớp đóng góp ý kiến.
- Ban học tập báo cáo.
- Ban kỉ luật báo cáo.
- Lớp trưởng nhận xét chung.
- Lắng nghe.
*Hình thức: cá nhân, nhóm, lớp
- 2 HS đọc cho lớp nghe.
- Thảo luận nhóm theo tổ đề ra biện pháp thực hiện phương hướng của tuần 14.
- Đại diện tổ trình bày.
- Lắng nghe.
*Hình thức: cá nhân, lớp
- Tham gia chơi trò chơi, hát.
- HS chia sẻ.
- Lắng nghe.
Rút kinh nghiệm:
Ngày .... tháng ..... năm 2022
KHỐI TRƯỞNG
 Lê Lộc Linh
Ngày .... tháng ..... năm 2022
KT. HIỆU TRƯỞNG
PHT

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_13_nam_hoc_2022_2023_truong_thi_m.docx