Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 14 - Năm học 2022-2023 - Trương Thị Mỹ Xuyên

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 14 - Năm học 2022-2023 - Trương Thị Mỹ Xuyên

BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO

I. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: HS hiểu công lao của các thầy giáo, cô giáo đối với HS.

- Kĩ năng: HS phải biết kính trọng, biết ơn, yêu quý thầy giáo, cô giáo.

- Thái độ: HS biết bày tỏ sự kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV : Bảng phụ, tranh minh họa tình huống

- HS : ĐDHT

III. PHƯƠNG PHÁP – HÌNH THỨC:

 - Phương pháp: giảng giải, thảo luận, hỏi đáp, nêu vấn đề, thực hành

 - Hình thức: Cá nhân, nhóm, cả lớp.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 55 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 50Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 14 - Năm học 2022-2023 - Trương Thị Mỹ Xuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ Hai, ngày 05 tháng 12 năm 2022
ĐẠO ĐỨC
BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: HS hiểu công lao của các thầy giáo, cô giáo đối với HS. 
- Kĩ năng: HS phải biết kính trọng, biết ơn, yêu quý thầy giáo, cô giáo.
- Thái độ: HS biết bày tỏ sự kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV : Bảng phụ, tranh minh họa tình huống
- HS : ĐDHT
III. PHƯƠNG PHÁP – HÌNH THỨC:
 - Phương pháp: giảng giải, thảo luận, hỏi đáp, nêu vấn đề, thực hành
 - Hình thức: Cá nhân, nhóm, cả lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Hoạt động khởi động: (5 p)
1. Khởi động: Hát
2. Bài cũ: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ
- Em hiểu thế nào là hiếu thảo với ông bà cha mẹ? 
- Điều gì sẽ xảy ra nếu con cháu không hiếu thảo với ông bà, cha mẹ?
-Nhận xét 
3. Bài mới: Giới thiệu bài: Biết ơn thầy giáo, cô giáo. 
B. Các hoạt động chính: (30 p)
Hoạt động 1: Xử lí tình huống (trang 20, 21 SGK) (10 p)
*Mục tiêu: HS biết cách xử lí tình huống 
*Phương pháp: Nêu vấn đề, hỏi đáp, giảng giải
*Phương tiện: Bảng phụ ghi sẵn các tình huống
*Cách tiến hành: 
- Yêu cầu HS xem tranh trong SGK và nêu tình huống
-> GV kết luận : Các thầy giáo, cô giáo đã dạy dỗ các em biết nhiều điều hay, điều tốt . Do đó các em phải kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm đôi (bài tập 1 SGK) (10 p)
*Mục tiêu: HS Biết cách lựa chọn đúng. 
*Phương pháp: thảo luận, trực quan, hỏi đáp
*Phương tiện: Tranh minh hoạ tình huống
*Cách tiến hành: 
- Yêu cầu từng nhóm HS làm bài.
- HS nêu nhận xét và đưa ra phương án đúng của bài tập.
à GV chốt: 
Phải biết thể hiện thái độ kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo. Chào cô giáo không dạy lớp mình là biểu hiện sự tôn trọng thầy giáo, cô giáo.
 Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (Bài tập 2 SGK) (10 p)
*Mục tiêu: HS làm bài đúng
*Phương pháp: hỏi đáp, thảo luận, thực hành
*Phương tiện: bảng phụ
*Cách tiến hành: 
- Chia lớp thành các nhóm lớn. Mỗi nhóm nhận một băng chữ viết tên một việc làm trong bài tập 2 và yêu cầu HS lựa chọn những việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy giáo , cô giáo.
à GV kết luận : Có nhiều cách thể hiện lòng biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo . 
+ HS đọc ghi nhớ 
C. Hoạt động nối tiếp: (5 p)
- Viết, vẽ, dựng tiểu phẩm về chủ đề bài học ( Bài tập 4 SGK)
- Chuẩn bị: Biết ơn thầy giáo .
- Nhận xét tiết dạy.
-HS nêu 
-Nhắc lại 
*Hình thức: cá nhân, cả lớp
- HS đọc 
- thảo luận lớp về cách ứng xử .
- HS nêu dự đoán các cách ứng xử có thể xảy ra 
- Lựa chọn cách ứng xử và trình bày lí do lựa chọn . 
+ Đi thăm cô giáo 
+ Bận không đi .
+ Nếu là em, em sẽ đi thăm cô giáo 
-Nghe 
*Hình thức: nhóm 2
- Từng nhóm HS thảo luận nhóm 2
- HS lên chữa bài tập. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung .
+ Các tranh 1 , 2 , 4 : Thể hiện thái độ kính trong , biết ơn thầy giáo , cô giáo .
+ Tranh 3 : Không chào cô giáo khi cô giáo không dạy lớp mình là biểu hiện sự không tôn trọng thầy giáo , cô giáo .
*Hình thức: nhóm 4
- Từng nhóm HS thảo luận nhóm 4 và ghi những việc nên làm vào bảng phụ . 
- Từng nhóm lên dán băng chữ đã nhận theo 2 cột “ Biết ơn “ hay “ Không biết ơn “ trên bảng và các tờ giấy nhỏ ghi các việc nên làm mà nhóm mình đã thảo luận . Các nhóm khác góp ý kiến , bổ sung . 
- Nghe 
- 1 – 2 HS đọc ghi nhớ trong SGK .
-Thực hiện theo nhóm
-Nghe 
Rút kinh nghiệm:
TOÁN
CHIA MỘT TỔNG CHO MỘT SỐ
I. MỤC TIÊU :
 - Giúp HS nhận biết tính chất một tổng chia cho một số.
 - Bước đầu biết vận dụng tính chất chia một tổng cho một số trong thực hành tính.
 - Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 -GV: ĐDDH
 -HS: ĐDHT
III. PHƯƠNG PHÁP- HÌNH THỨC DẠY HỌC
 *Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải, thực hành.
 *Hình thức: Cá nhân.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Hoạt động khởi động: (3 phút)
1. Khởi động : Hát .
2. Bài cũ : Luyện tập chung .
Đặt tính rồi tính:
234 x 371
821 x 23
1124 x 203
3. Bài mới: Giới thiệu bài : Chia một tổng cho một số .
-Ghi tựa bài ở bảng .
B. Các hoạt động chính: (35 phút)
 Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nhận biết tính chất một tổng chia cho một số.(15P)
*Mục tiêu: Giúp HS nắm cách chia một tổng cho một số .
*Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải
*Phương tiện: Bảng phụ
*Cách tiến hành:
- Cho HS tính : ( 35 + 21 ) : 7
- Nêu ghi nhớ : Khi chia một tổng cho một số , nếu các số hạng của tổng đều chia hết cho số chia thì ta có thể chia từng số hạng cho số chia , rồi cộng các kết quả tìm được với nhau .
Hoạt động 2 : Thực hành.(15P)
*Mục tiêu: Giúp HS làm được các bài tập.
*Phương pháp: Thực hành
*Phương tiện: Bảng con
*Cách tiến hành: 
*Bài 1a.
-GV : Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? 
-GV viết lên bảng biểu thức 
 ( 15 + 35 ) : 5 
-GV yêu cầu HS nêu cách tính biểu thức trên 
-GV nhận xét. 
*Bài 1b.
-GV viết lên bảng biểu thức 
 12 : 4 + 20 : 4 
-GV yêu cầu HS tìm hiểu cách làm và làm bài theo mẫu 
-GV hỏi : theo em vì sao có thể viết là 
12 : 4 + 20 : 4 = ( 12 + 20) : 4 
-GV yêu cầu HS tự làm tiếp bài , sau đó nhận xét.
* Bài 2 : 
-GV viết lên bảng biểu thức 
 ( 35 - 21 ) : 7 
-GV yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của biểu thức theo hai cách 
-GV yêu cầu HS cả lớp nhận xét bài của bạn 
-GV yêu cầu 2 HS lên bảng nêu cách làm của mình 
-GV : Như vậy khi có một hiệu chia cho một số mà cả số bị trừ và số trừ của hiệu cùng chia hết cho số chia ta có thể làm như thế nào ? 
-GV giới thiệu: Đó chính là tính chất một hiệu chia cho 1 số 
-GV yêu cầu HS tự làm tiếp bài, sau đó nhận xét .
C. Hoạt động tiếp nối : (2 phút)
-Nhắc lại kiến thức
- Nhận xét tiết học .
- 3 HS lên bảng tính, lớp làm nháp
-Nhắc lại.
*Hình thức: Cá nhân
- 1 HS tính ở bảng : 
( 35 + 21 ) : 7 = 56 : 7 = 8
- Tương tự đối với : 
35 : 7 + 21 : 7 = 5 + 3 = 8
- So sánh 2 kết quả tính để có :
( 35 + 21 ) : 7 = 35 : 7 + 21 : 7 
- Một số em nhắc lại .
*Hình thức: Cá nhân
Tính giá trị của biểu thức 
-2 HS nêu hai cách : 
+Tính tổng rồi lấy tổng chia cho số chia 
+Lấy từng số hạng chia cho số chia rồi cộng các kết qủa với nhau 
-2 HS lên bảng làm theo 2 cách 
*Hình thức: Cá nhân
-HS thực hiện tính giá trị biểu thức trên theo mẫu 
-Vì trong biểu thức 12 : 4 + 20 : 4 thì ta có 12 và 20 cùng chia hết cho 4, áp dụng tính chất một tổng chia cho một số ta có thể viết 
12 : 4 + 20 : 4 = ( 12+20) : 4
 -1 HS làm trên bảng , HS cả lớp làm bài vào Vở 
*Hình thức: Cá nhân
-Đọc biểu thức 
-2 HS lên bảng làm bài mỗi HS làm một cách, HS cả lớp làm bài vào Vở
-Lần lượt HS nêu 
-Khi chia một hiệu chia cho một số nếu số bị trừ và số trừ của hiệu cùng chia hết cho số chia ta có thể lấy số bị trừ và số trừ chia cho số chia rồi trừ kết quả với nhau .
-2 HS lên bảng làm bài , HS cả lớp làm bài vào Vở 
- Nêu lại cách chia một tổng , một hiệu cho một số.
Rút kinh nghiệm:
TẬP ĐỌC
CHÚ ĐẤT NUNG
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa các từ ngữ khó, nội dung và ý nghĩa của bài: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ
 2. Kỹ năng: Đọc cả bài: Đọc đúng, chính xác các từ, ngữ và câu; tiếng có âm - vần dễ lẫn: kị sĩ, đoảng, chái bếp, ...Nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ sao cho có nghĩa. Có giọng đọc bài phù hợp với diễn biến của bài, giọng hồn nhiên, khoan thai; nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
 3. Thái độ: HS có được ý chí, kiên trì, biết quan tâm và sống vì người khác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giáo viên :Bảng viết sẵn câu, đọan văn tiêu biểu cho HS luyện đọc. Tranh minh họa.
- Học sinh: ĐDHT
III. PHƯƠNG PHÁP – HÌNH THỨC:
- Phương pháp: Giảng giải, hỏi - đáp, thảo luận, thực hành.
- Hình thức: Cá nhân, nhóm, cả lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Hoạt động khởi động: (4p)
1.Khởi động : Hát .
2.Bài cũ : Văn hay, chữ tốt.
3.Bài mới: Giới thiệu bài : Chú Đất Nung 
- Cho quan sát tranh minh họa chủ điểm Tiếng sáo diều SGK .
- Giới thiệu : Chủ điểm Tiếng sáo diều sẽ đưa các em vào thế giới vui chơi của trẻ thơ . Trong tiết học mở đầu chủ điểm, các em sẽ được làm quen với các nhân vật đồ chơi trong truyện Chú Đất Nung .
B. Các hoạt động chính: (33p)
* Hoạt động 1: Luyện đọc. (12p)
*Mục tiêu: Giúp HS đọc đúng toàn bài .
*Phương pháp: Giảng giải, thực hành.
* Phương tiện: Tranh minh họa, bảng phụ viết sẵn câu dài.
*Cách tiến hành:
- GV đọc mẫu. 
- GV hướng dẫn HS chia đoạn.
- GV tổ chức cho HS đọc nối tiếp lượt 1 kết hợp luyện đọc từ khó.
- GV tổ chức cho HS đọc nối tiếp lượt 2.
- GV tổ chức cho HS đọc nối tiếp lượt 3 kết hợp giải nghĩa từ.
- Cho HS luyện đọc cặp đôi
- Gọi 1 HS đọc lại bài.
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài. (11p)
*Mục tiêu: Giúp HS cảm thụ bài.
*Phương pháp: Giảng giải, hỏi - đáp, thảo luận.
*Cách tiến hành:
- Cu Chắt có những đồ chơi nào ? Chúng khác nhau như thế nào ?
- Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì ?
- Vì sao chú bé đất quyết định trở thành Đất Nung ?
- Chi tiết nung trong lửa tượng trưng cho điều gì?
* Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm (10p)
*Mục tiêu: Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài.
*Phương pháp: Giảng giải, thực hành
*Phương tiện: Bảng phụ đoạn cần luyện đọc
*Cách tiến hành:
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn : Ông Hòn Rấm cười  chú thành Đất Nung . 
+ Đọc mẫu đoạn văn .
+ Cho HS luyện đọc theo cặp
+ Cho HS thi đọc trước lớp. 
C.Hoạt động tiếp nối: (3p)
- Giáo dục HS có lòng can đảm .
- Nhận xét tiết học .
Hình thức: Cá nhân, cả lớp.
- HS đọc bài Văn hay chữ tốt, trả lời câu hỏi về nội dung bài
*Hình thức: cá nhân, nhóm đôi, cả lớp.
- Lắng nghe.
- HS đánh dấu vào SGK.
+ Đoạn 1 : Bốn dòng đầu.
+ Đoạn 2 : Sáu dòng tiếp theo.
+ Đoạn 3 : Phần còn lại
- 3 em tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài.
- HS nêu từ khó.
- Luyện đọc từ khó.
- HS thực hiện tương tự lượt 1.
- HS thực hiện tương tự lượt 2.
- Đọc phần chú giải cuối bài.
- HS nêu từ khó hiểu (nếu có)
- 2 HS cùng bàn đọc cho nhau nghe.
- 1HS thực hiện. Cả lớp đọc thầm.
*Hình thức: cá nhân, nhóm đôi, cả lớp.
- Đọc thầm , đọc lướt , trao đổi , thảo luận các câu hỏi cuối bài .
* Đọc đoạn 1 .
- Cu Chắt có đồ chơi là một chàng kị sĩ cưỡi ngựa rất bảnh , một nàng công chúa ngồi trong lầu son , một chú bé bằng đất .
* Đọc đoạn 2 .
- Đất nhớ quê, tìm đường ra cánh đồng, gặp trời đổ mưa, chú ngấm nư ... với dân dưới thời Trần chưa có sự cách biệt quá xa ?
- Từ đó , đi đến thống nhất các sự việc sau: Đặt chuông ở thềm cung điện cho dân đến đánh khi có điều gì cầu xin , oan ức . Ở trong triều, sau các buổi yến tiệc, vua và các quan có lúc nắm tay nhau, ca hát vui vẻ . 
C. Hoạt động nối tiếp: 2p
- Giáo dục HS tự hào về lịch sử nước nhà, từ đó thấy mình có trách nhiệm góp phần xây dựng đất nước bằng việc làm thiết thực là góp phần bảo vệ môi trường hiện nay
- Nhận xét tiết học .
- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
-Nhắc lại
*Hình thức: Cá nhân
- Đọc SGK và trả lời
+ Đứng đầu nhà nước là vua .
+ Vua đặt lệ nhường ngôi sớm cho con .
+ Lập Hà đê sứ , Khuyến nông sứ , Đồn điền sứ .
+ Đặt chuông trước cung điện để nhân dân đến đánh chuông khi có điều oan ức hoặc cầu xin .
+ Cả nước chia thành các lộ , phủ , châu , huyện , xã .
+ Trai tráng mạnh khỏe được tuyển vào quân đội , thời bình thì sản xuất , khi có chiến tranh thì tham gia chiến đấu .
*Hình thức: cả lớp
- Trình bày .
- Nhận xét , bổ sung .
- Nêu ghi nhớ SGK .
- Về nhà học thuộc ghi nhớ.
- Lắng nghe và thực hiện.
Rút kinh nghiệm:
Rèn Toán tuần 14 tiết 2
Luyện Tập Tổng Hợp 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố cho học sinh các kiến thức về chia với số có 1 chữ số; giải toán có lời văn.
2. Kĩ năng: Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng.
3. Thái độ: Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận.
* Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ làm tự chọn 2 trong 4 bài tập; học sinh khá làm tự chọn 3 trong 4 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP- HÌNH THỨC DẠY HỌC
*Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải, thảo luận
*Hình thức: Cá nhân, cả lớp
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động rèn luyện của giáo viên
Hoạt động học tập của học sinh
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động rèn luyện:
a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):
- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên phiếu. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.
- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.
- Hát
- Lắng nghe.
- Học sinh quan sát và chọn đề bài.
- Học sinh lập nhóm.
- Nhận phiếu và làm việc.
b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):
Bài 1. Đặt tính rồi tính:
	a) 525945 : 7 	b) 379075 : 9 	c) 605785 : 5 	 
Bài 2. Điền dấu (>, <, =) vào chỗ nhiều chấm:
	a. ( 48 – 12 ) : 6 .. 48 : 6 – 12 : 6 	b. 36 : 6 ...... 48 : 6 - 12 : 6
Bài 3. Có hai kho lớn, mỗi kho chứa 14 580kg gạo và một kho bé chúa 10 350kg gạo. Hỏi trung bình mỗi kho chứa bao nhiêu kilôgam gạo?
Bài giải
Bài 4. Trong một phép chia một số cho 9 có thương là 222, số dư là số dư lớn nhất có thể được trong phép chia này. Tìm số bị chia..
Bài giải
c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng sửa bài.
- Giáo viên chốt đúng - sai.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.
- Đại diện các nhóm sửa bài trên bảng lớp.
- Học sinh nhận xét, sửa bài.
- Học sinh phát biểu.
RÚT KINH NGHIỆM
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Rèn Chính tả tuần 14
Văn Hay Chữ Tốt - Chú Đất Nung
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức cho học sinh về phân biệt s/x; ât/âc.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả.
3. Thái độ: Có ý thức viết đúng, viết đẹp; rèn chữ, giữ vở.
* Phân hóa: Học sinh trung bình lựa chọn làm 1 trong 3 bài tập; học sinh khá lựa chọn làm 2 trong 3 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP – HÌNH THỨC DẠY HỌC:
-Phương pháp: giảng giải, thực hành, luyện tập
-Hình thức: cá nhân, nhóm, cả lớp
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động rèn luyện của giáo viên
Hoạt động học tập của học sinh
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Ổn định tổ chức
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động chính:
- Hát
- Lắng nghe.
a. Hoạt động 1: Viết chính tả (12 phút):
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại 2 đoạn chính tả cần viết trong sách giáo khoa.
- Giáo viên cho học sinh viết bảng con một số từ dễ sai trong bài viết.
- Giáo viên đọc cho học sinh viết lại bài chính tả.
Bài viết
a) “Chú bé Đất ngạc nhiên / hỏi lại :
 – Nung ấy ạ ?
 – Chứ sao ? Đã là người thì phải dám xông pha, làm được nhiều việc có ích.”
b) “Một hôm, có bà cụ hàng xóm sang khẩn khoản:
- Gia đình già có một việc oan uổng muốn kêu quan, nhờ cậu viết giúp cho lá đơn, có được không ?
Cao Bá Quát vui vẻ trả lời :
– Tưởng việc gì khó, chứ việc ấy cháu xin sẵn lòng.”
- 2 em đọc luân phiên, lớp đọc thầm.
- Học sinh viết bảng con.
- Học sinh viết bài.
b. Hoạt động 2: Luyện bài tập chính tả (12 phút):
Bài 1. Viết lại đoạn văn cho đúng những tiếng có chứa ât hay âc:
	Hai mẹ con bắt được con cá r to. Mẹ ra chợ mua gia vị, còn chú chơi trên thềm trông cá. Gió mát, chú chìm vào gi .. ngủ để mèo tha cá đi m.. .Bà mẹ về thì cá không còn. Chú bé nhìn thấy gói gia vị trên tay mẹ nên dỗ dành: “Mẹ ơi, ta phải c  kĩ gói gia vị này để con mèo đáng ghét kia ăn cá m....  ngon. Cho đáng kiếp cái con mèo hư!”
Bài 2. Điền x/s: ( bài đã điền sẵn đáp án)
 Sơ suất xuất xứ 	sục sôi 	xót xa 
 sơ sài xa xôi 
 sinh sôi	xơ xác 	sơ sinh	xao xuyến 
 xinh xắn
Bài 3. Tìm 5 từ láy có phụ âm đầu s; 5 từ láy có phụ âm đầu x; 5 từ ghép có phụ âm đầu s đi với x.
Bài làm
....................................................................
....................................................................
....................................................................
....................................................................
....................................................................
c. Hoạt động 3: Sửa bài (8 phút):
- Yêu cầu các nhóm trình bày.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc nhở học sinh về viết lại những từ còn viết sai; chuẩn bị bài buổi sáng tuần sau.
- Các nhóm trình bày.
- Học sinh nhận xét, sửa bài.
- Học sinh phát biểu.
RÚT KINH NGHIỆM
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
SINH HOẠT LỚP TUẦN 14
I . MỤC TIÊU: 
- Đánh giá kết quả hoạt động của lớp ở tuần 14 và việc thực hiện nội quy của trường, của lớp. Biết lập kế hoạch hoạt động của tuần 15.
- Rèn kỹ năng giao tiếp, ứng xử, mạnh dạn, tự tin hơn khi tham gia mọi hoạt động.
- Chấp hành nội quy của trường, lớp đề ra. Nghiêm túc trong sinh hoạt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 - GV: Kế hoạch hoạt động của tuần 15.
- HS: Ban cán sự lớp chuẩn bị nội dung báo cáo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động: Hát.
2. Các hoạt động chính:
Hoạt động 1: Đánh giá kết quả hoạt động của lớp tuần 14.
Mục tiêu: HS rèn kỹ năng giao tiếp mạnh dạn, tự tin qua phần báo cáo đánh giá kết quả hoạt động của lớp.
Cách tiến hành:
- Tiến hành báo cáo:
* Báo cáo sơ kết thi đua giữa các tổ.
* Về học tập.
* Về thực hiện nội quy của trường, lớp.
* Nhận xét.
- GV nhận xét, biểu dương.
Hoạt động 2: Lập kế hoạch hoạt động tuần 15.
Mục tiêu: HS nắm được kế hoạch hoạt động tuần 15 từ đó đưa ra phương hướng thực hiện.
Cách tiến hành:
- GV cho HS xem phương hướng của tuần 15:
+ Tiếp tục thực hiện tốt việc truy bài đầu giờ, chuẩn bị bài tốt trước khi đến lớp.
+ Tiếp tục thực hiện tốt việc tham gia tập thể dục, múa dân vũ đầu giờ.
+ Giữ gìn vệ sinh trường, lớp và nề nếp tác phong.
+ Thực hiện nghiêm Luật ATGT đường bộ.
+ Thực hiện tốt nề nếp bán trú.
+ Bảo vệ khu vực vườn trường.
- Tổ chức cho HS thảo luận đề ra phương hướng thực hiện kế hoạch.
- GV nhận xét.
Hoạt động 3: Thư giãn
Mục tiêu: HS thư giãn và vui chơi thể hiện tinh thần đoàn kết.
Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi, văn nghệ.
3. Hoạt động nối tiếp:
- Hỏi: Qua tiết sinh hoạt lớp em muốn chia sẻ điều gì ?
- GV nhận xét.
- Chuẩn bị: Báo cáo hoạt động tuần 15.
- Ban văn nghệ điều khiển.
- Lớp trưởng điều khiển.
- Lần lượt 4 tổ trưởng báo cáo tình hình của tổ. Các thành viên trong lớp đóng góp ý kiến.
- Ban học tập báo cáo.
- Ban kỉ luật báo cáo.
- Lớp trưởng nhận xét chung.
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc cho lớp nghe.
- Thảo luận nhóm theo tổ đề ra biện pháp thực hiện phương hướng của tuần 15.
- Đại diện tồ trình bày.
- Lắng nghe.
- Tham gia chơi trò chơi, hát.
- HS chia sẻ.
- Lắng nghe.
Rút kinh nghiệm:
KHỐI TRƯỞNG
BAN GIÁM HIỆU DUYỆT
Ngày  tháng . năm 2022
KHỐI TRƯỞNG
Lê Lộc Linh
Ngày  tháng năm 2022
KT. HIỆU TRƯỞNG
PHT

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_14_nam_hoc_2022_2023_truong_thi_m.doc