Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 18 - Năm học 2018-2019

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 18 - Năm học 2018-2019

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Biết dấu hiệu chia hết cho 9.

 - Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 trong một số tình huống đơn giản. BTCL: BT1, BT2. Còn thời gian làm thêm BT3, BT4.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, lắng nghe, chia sẻ, luyện tập thực hành.

3. NL, PC: Tạo điều kiện cho học sinh hình thành tất cả các năng lực và phẩm chất.

II. Chuẩn bị

- GV: Bảng phụ

- HS: SGK, bảng con

III. Hoạt động dạy và học

 

doc 14 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 123Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 18 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 18
Ngày soạn: 5/ 1/ 2019
Ngày giảng: Thứ hai ngày 7/ 1/ 2019
Tiết 1: Chào cờ
Tập trung toàn trường
______________________________
Tiết 2: Toán
Tiết 86: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 9
Những kiến thức HS đã biết liên quan đến bài học.
Những kiến thức mới trong bài cần được hình thành.
 - Biết dấu hiệu chia hết cho 5 và dấu hiệu chia hết cho 2.
- Biết dấu hiệu chia hết cho 9.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Biết dấu hiệu chia hết cho 9.
 - Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 trong một số tình huống đơn giản. BTCL: BT1, BT2. Còn thời gian làm thêm BT3, BT4.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, lắng nghe, chia sẻ, luyện tập thực hành. 
3. NL, PC: Tạo điều kiện cho học sinh hình thành tất cả các năng lực và phẩm chất.
II. Chuẩn bị
- GV: Bảng phụ
- HS: SGK, bảng con
III. Hoạt động dạy và học
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
- Các số có chữ số tân cùng là: 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5.
-... 0 hoặc 5.
1. Hoạt động 1: HDHS phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 9 
 182 : 9 = 20 (dư 2)
Ta có: 1 + 8 + 2 = 11
 11 : 9 = 1 (dư 2)
* 451 : 9 = 50 (dư 1)
 Ta có: 4 + 5 + 1 = 10
 10 : 9 = 1 (dư 1)
- HS làm nháp, 2 HS lên bảng.
- Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9
- 1422, 3735, 927, .........
+ Các số có tổng chữ số không chia hết cho 9 thì không chia hết cho 9.
+ 19, 58, 465, 1471, ......
+ Căn cứ vào các chữ số tận cùng bên phải
+ Căn cứ vào tổng các chữ số của số đó.
- HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 9.
2. Hoạt động 2: Thực hành
 Bài 1(97): Nêu y/c.
- Tính tổng các chữ số đó chia hết cho 9 thì chia hết cho 9.
- Chọn số có tổng các chữ số không chia hết cho 9.
 Bài 2 (97) : Nêu y/c.
- HS thảo luận nhóm đôi
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
 Bài 3*(97) : Nêu y/c?
Bài 4*(97) : Nêu y/c? 
- Làm vào vở, 1HS lên bảng
* HS nêu.
- Lắng nghe.
* Nêu dấu hiệu chia hết cho 5? cho VD?
* GT bài: Ghi bảng
VD: * 72 : 9 = 8
 Ta có: 7 + 2 = 9
 9 : 9 = 1
 * 675 : 9 = 73
 Ta có: 6 + 7 + 5 = 18
 18 : 9 = 2
 * 27 : 9 = 3
 Ta có: 2 + 7 = 9
 9 : 9 = 1
+ Các số chia hết cho 9 có đặc điểm gì?
+ Nêu VD số chia hết cho 9?
+ Các số không chia hết cho 9 có đặc điểm gì?
+ Nêu VD số không chia hết cho 9?
+ Muốn biết 1 số có chia hết cho 2 hay 5 không ta căn cứ vào đâu ?
+ Muốn biết 1 số có chia hết cho 9 không ta căn cứ vào đâu?
- Nêu cách làm bài?
- HS làm bài vào vở.
- N/X chốt lời giải đúng.
 Đáp án: Các số chia hết cho 9 là: 99; 108; 5643; 29 385.
*PA2: HS làm bảng con
+ Nêu cách thực hiện?
- N/X chốt lời giải đúng.
- HS thảo luận nhóm đôi- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- N/X chốt lời giải đúng.
- Gợi ý HS thử, chọn
- N/X chốt lời giải đúng.
Đáp án: 315; 135; 225.
* Nêu dấu hiệu chia hết cho 9?
- NX giờ học. Về nhà ôn lại bài.
Điều chỉnh bổ sung:.........
.....................................................................................................................................
Tiết 3: Tập đọc
Tiết 35: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 1)
Những kiến thức hs đã biết liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Các bài tập đọc hs đã được đọc trong học kì 1.
- HS đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học, biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với ND. 
 - Hiểu ND chính của đoạn, của bài.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp HS đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học, bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở học kì 1.
- Hiểu ND chính của từng đoạn, của cả bài; Nhận biết được các nhân vật trong bài tập đọc là truyện kể thuộc 2 chủ điểm Có chí thì nên và Tiếng sáo diều.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, trình bày, lắng nghe, tương tác.
3. NL, PC: Tạo điều kiện cho học sinh hình thành tất cả các năng lực và phẩm chất.
II. Chuẩn bị
- GV: Sgk; Phiếu viết tên các bài tập đọc, vở bài tập 
- HS: Sgk, vở ghi, VBT.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của học sinh
Hỗ trợ của giáo viên
1. Hoạt động 1: Ôn bài
- 1 HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét
2. Hoạt động 2: Kiểm tra đọc - HTL 
- HS đọc yêu cầu bài tập. 
- Lần lượt từng HS bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị, cứ 1 HS kiểm tra xong, 1 HS tiếp tục lên bốc thăm bài đọc. 
- Đọc và trả lời câu hỏi. 
- Theo dõi và nhận xét. 
3. Hoạt động 3: HD làm bài tập
Bài 1 (T 174) Lập bảng tổng kết
- HS đọc yêu cầu bài tập. 
- 1 HS nêu: Bài tập đọc: Ông trạng thả diều, “ Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi, Vẽ trứng, Người tìm đường lên các vì sao, Văn hay chữ tốt, Chú Đất Nung, Trong quán ăn “Ba cá bống”, Rất nhiều mặt trăng.
- HS làm bài theo nhóm.
- Báo cáo kết quả.
- Nhận xét, bổ sung.
- Gọi hs đọc bài Rất nhiều mặt trăng - TLCH
- GV giới thiệu bài - ghi đầu bài
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc: 
- Gọi 1 HS đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc
- GV nhận xét, khen/ động viên trực tiếp từng HS. 
Chú ý: Những HS chuẩn bị bài chưa tốt GV động viên để lần sau kiểm tra tốt hơn.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
- Hãy nêu các bài tập đọc là truyện kể trong hai chủ điểm Có chí thì nên và Tiếng sáo diều.
+ Yêu cầu HS làm bài trong nhóm 4. GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Tên bài
Tác giả
Nội dung chính
Nhân vật
Ông trạng thả diều
Trinh Đường
Nguyễn Hiền nhà nghèo mà hiếu học
Nguyễn Hiền
“Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi
Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam
Bạch Thái Bưởi từ tay trắng, nhờ có chí đã làm nên nghiệp lớn.
Bạch Thái Bưởi
Vẽ trứng
Xuân Yến
Lê- ô- nác- đô đa Vin- xi kiên trì khổ luyện đã trở thành danh hoạ vĩ đại.
Lê- ô- nác- đô đa Vin- xi
Người tìm đường lên các vì sao
Lê Quang Long
Phạm Ngọc Toàn
Xi- ôn- cốp- xki kiên trì theo đuổi ước mơ, đã tìm được được đường lên các vì sao.
Xi- ôn- cốp- xki
Văn hay chữ tốt
Truyện đọc 1 (1995)
Cao Bá Quát kiên trì luyện viết chữ, đã nổi danh là người văn hay chữ tốt.
Cao Bá Quát
Chú Đất Nung
 (phần 1- 2)
Nguyễn Kiên
Chú bé Đất dám nung mình trong lửa đã trở thành người mạnh mẽ, hữu ích. Còn hai người bột yếu ớt gặp nước suýt bị tan ra.
Chú Đất Nung
Trong quán ăn “Ba cá bống”
A- lếch- xây Tôn- xtôi
Bu- ra- ti- nô thông minh, mưu trí đã moi được bí mật về chiếc chìa khóa vàng từ hai kẻ độc ác.
Bu- ra- ti- nô
Rất nhiều mặt trăng
(phần 1- 2)
Phơ- bơ
Trẻ em nhìn thế giới, giải thích về thế giới rất khác người lớn.
Công chúa nhỏ
+ HS cả lớp.
+ Gv củng cố bài học.
- Dặn HS về nhà học các bài tập đọc và học thuộc lòng, chuẩn bị tiết sau.
- Nhận xét tiết học.
 Điều chỉnh bổ sung:.......
.....................................................................................................................................
Tiết 4: Chính tả 
Tiết 18: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1 (Tiết 2)
Những kiến thức hs đã biết liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Các bài tập đọc hs đã được đọc trong học kì 1.
- HS đã học 1 số thành ngữ, tục ngữ.
- HS đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học. 
- Biết đặt câu có ý nhận xét về nhân vật trong bài tập đọc đã học. Bước đầu biết dùng thành ngữ, tục ngữ đã học phù hợp với tình huống cho trước.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp HS đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học, bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở học kì 1.
- Biết đặt câu có ý nhận xét về nhân vật trong bài tập đọc đã học. Bước đầu biết dùng thành ngữ, tục ngữ đã học phù hợp với tình huống cho trước.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, quan sát, lắng nghe, thực hành, tương tác.
3. NL, PC: Tạo điều kiện cho học sinh hình thành tất cả các năng lực và phẩm chất.
II. Chuẩn bị
- GV: Phiếu viết tên các bài tập đọc, vở bài tập, Sgk.
- HS: Sgk, VBT, vở ghi. 
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
1. Hoạt động 1: Kiểm tra đọc -HTL 
- 7 -> 8 hs 
- HS lên bốc thăm, xem bài (1- 2 p)
- HS đọc bài, TLCH
2. Hoạt động 2: HD hs làm BT
Bài 2 (T 174):
- 1 hs
- HS nghe
- HS làm bài cá nhân
- 1 số hs trình bày
VD:
a.Nhờ thông minh, ham học và có chí, Nguyễn Hiền đã trờ thành Trạng nguyên trẻ nhất nước ta
b. Lê- ô- nác- đô đa Vin- xi kiên nhẫn , khổ công luyện vẽ mới thành tài.
c. Xi- ôn- cốp- xki là người đầu tiên ở nước Nga tìm cách bay vào vũ trụ
- Nhận xét bổ sung
Bài 3 (T 174):
- 1 hs
- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận cặp đôi và viết các thành ngữ, tục ngữ vào vở.
- Gọi HS trình bày, HS khác nhận xét.
- Nhận xét chung, kết luận lời giải đúng.
- 2 Học sinh
- Gọi hs lên bốc thăm chọn bài
- Gọi hs đọc theo yêu cầu trong phiếu - TLCH về nội dung
- Gọi hs đọc yêu cầu bài tập
- GV hướng dẫn mẫu
- Yêu cầu hs tự làm bài
- Gọi hs trình bày
- Nhận xét 
- GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS.
- Gọi hs đọc yêu cầu bài tập
- Y/c hs thảo luận tìm các thành ngữ, tục ngữ phù hợp với các tình huống đã cho
- Nhận xét kết luận
a. - Có chí thì nên.
 - Có công mài sắt, có ngày nên kim.
 - Người có chí thì nên
 Nhà có nền thì vững. 
b. - Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo.
 - Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
 - Thất bại là mẹ thành công.
 - Thua keo này, bày keo khác.
c. - Ai ơi đã quyết thì hành
 Đã đan thì lận tròn vành mới thôi!
 - Hãy lo bền chí câu cua
 Dù ai câu chạch, câu rùa mặc ai!
 - Đứng núi này trông núi nọ.
* Gọi hs đọc thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ trên
- Tiếp tục ôn tập để kiểm tra.
 Điều chỉnh bổ sung:........
.....................................................................................................................................
Ngày soạn: 8/ 1/ 2019
Ngày giảg:Thứ năm ngày 10/ 1/ 2019
Tiết 1: Thể dục
Bài 35: ĐI NHANH CHUYỂN SANG CHẠY.
TRÒ CHƠI “CHẠY THEO HÌNH TAM GIÁC”
Những kiến thức học sinh đã biết
có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học
cần được hình thành
 - Biết thực hiện các động tác ĐHĐN, bài thể dục PTC
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi nhanh chuyển sang chạy. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác
- Trò chơi: “Chạy theo hình tam giác”.
I. Mục tiêu
1. KT: Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi nhanh chuyển sang chạy. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác. Trò chơi: “Chạy theo hình tam giác”. Yêu cầu tham gia vào trò chơi nhiệt tình.
2. KN: Rèn kĩ năng thực hiện các động tác đội hình đội ngũ.
3. NL,PC: Phát triển năng lực và phẩm chất cho HS. Giáo dục ý thức tăng cường luyện tập TDTT.
II.  ...  bài cần được hình thành.
- Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho cho 2,3,5,9.
- Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2,5,9,3 trong một số tình huống đơn giản.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2,5,9,3 trong tình huống đơn giản.
2. Kĩ năng: Làm được các BT có lời văn về các dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9. 
- Rèn KN quan sát, lắng nghe, chia sẻ, hợp tác. 
3. NL, PC: Tạo điều kiện cho học sinh hình thành tất cả các năng lực và phẩm chất.
II. Chuẩn bị
- GV: Bảng phụ viết bài tập 3.
- HS: SGK, bảng con
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
1. Hoạt động 1: Ôn bài
- 2 Học sinh làm bảng.
a. 846 chia hết cho 9 
b. 261 chia hết cho 3.
- HS nhận xét
2. Hoạt động 2: Thực hành
 Bài 1 (99) 
- HS đọc yêu cầu
- HS làm vở, 2HS làm bảng nhóm.
- HS nhận xét.
Bài 2 (99) 
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm vở, 3 HS làm bảng phụ
- HS nhận xét
Bài 3 (99)
- HS đọc yêu cầu.
- Làm bài vào SGK
- HS nhận xét
Bài 4*(99) HSNK
- HS nêu.
- HS làm nháp.
- Học sinh nêu
- HS lắng nghe.
3. Hoạt động 3: Củng cố
* Các số có chữ số tân cùng là: 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5
- Lắng nghe.
 - Tìm chữ số viết vào chỗ chấm.
a. 84... chia hết cho 9 
b. 26... chia hết cho 3.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho HS làm vở, 2 HS làm bảng nhóm.
Gọi HS nhận xét
- Đáp án: a. 4 568; 2 050; 35 766
 b. 2 229; 35 766.
 c. 7 435; 2 050.
 d. 35 766
PA2: HS làm vào nháp
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho HS làm vở, 3HS làm bảng phụ.
- Gọi HS nhận xét
- Đáp án: a) 64 620; 5 270
 b) 57 234; 64 260
 c) 64 260.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho HS làm SGK, 1 HS làm bảng lớp
- Gọi HS nhận xét.
- Đáp án:a) 528; 558; 588. 
 b) 603; 693. 
 c) 240. 
 d)354
*PA2: HS làm bảng nhóm
- Gọi HS đọc y/c.
- HS tự làm.
- Nêu kết quả.
- N/X chốt lời giải đúng.
a) 2253 + 4315 – 173= 6395 chia hết cho 5
b) 6438 - 2325 x 2= 1788 chia hết cho 2
c) 480 – 120 : 4 = 450 chia hết cho cả 2 và 5
d) 63+ 24 x 3= 135 chia hết cho 5
 * Nêu dấu hiệu chia hết cho 5?
- Nhận xét giờ
- Xem lại các bài đã chữa, CB bài.
 Điều chỉnh bổ sung:........
.....................................................................................................................................
Tiết 3: Kể chuyện
 Tiết 18: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1 (Tiết 4)
Những kiến thức hs đã biết liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- HS đã được học các bài tập đọc trong HKI.
- HS đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học, bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với ND. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học. 
- Nghe viết đúng bài chính tả Đôi que đan.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp HS đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học, bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn 
đã học ở học kì 1. 
- Nghe viết đúng bài chính tả Đôi que đan. Bài viết không mắc quá 5 lỗi, trình bày đúng bài thơ 4 chữ.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, nghe, viết cho hs.
3. NL, PC: Tạo điều kiện cho học sinh hình thành tất cả các năng lực và phẩm chất.
II. Chuẩn bị 
- GV: Phiếu viết tên các bài tập đọc, vở viết chính tả, Sgk.
- HS: Sgk, vở ghi, VBT.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
1. Hoạt động 1: Kiểm tra đọc - HTL 
- 7 - > 8 hs
- HS lên bốc thăm, xem bài 
- HS đọc bài, TLCH
2. Hoạt động 2: HD học sinh làm BT
Bài 2(T 175):
- 1 HS đọc thành tiếng.
+ Những đồ dùng hiện ra từ đôi que đan và bàn tay của chị em: mũ len, khăn, áo của bà, của bé, của mẹ cha.
+ Hai chị em trongbài rất chăm chỉ, yêu thương những người thân trong gia đình.
- Các từ ngữ: mũ, chăm chỉ, giản dị, đỡ ngượng, que tre, ngọc ngà, 
- Nghe GV đọc và viết bài .
- Dùng bút chì, đổi vở cho nhau để soát lỗi, chữa bài .
- 2 hs
- Gọi hs lên bốc thăm chọn bài
- Gọi hs đọc theo yêu cầu phiếu - TLCH 
* Tìm hiểu nội dung bài thơ
- Đọc bài thơ Đôi que đan.
- Từ đôi que đan và bàn tay của chị em những gì hiện ra?
+ Theo em, hai chị em trong bài là người như thế nào?
* Hướng dẫn viết từ khó
- HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết.
* Nghe – viết chính tả
- GV đọc cho HS viết 
 * Soát lỗi và chữa bài 
- Đọc toàn bài cho HS soát lỗi.
- Thu, nhận xét bài
- Nhận xét bài viết của HS
- Tìm trong bài chính tả những tiếng có âm đầu là l, n.
- Tiếp tục ôn tập để kiểm tra.
 Điều chỉnh bổ sung:........
Tiết 4: Tập làm văn
Tiết 35: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 6)
Những kiến thức hs đã biết liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Các bài tập đọc hs đã được đọc trong học kì 1.
- HS đã biết cách quan sát và lập dàn ý cho bài văn miêu tả đồ vật. 
- HS đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học, biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. 
- Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả 1 đồ dùng học tập đã quan sát. Viết được đoạn mở bài theo kiểu gián tiếp, kết bài theo kiểu mở rộng.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp HS đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học, bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với ND. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở học kì 1.
- Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả 1 đồ dùng học tập đã quan sát. Viết được đoạn mở bài theo kiểu gián tiếp, kết bài theo kiểu mở rộng.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, thực hành viết văn cho hs.
3. NL, PC: Tạo điều kiện cho học sinh hình thành tất cả các năng lực và phẩm chất.
II. Chuẩn bị 
- GV: Phiếu viết tên các bài tập đọc, vở bài tập 
- HS: Sgk, vở ghi, VBT
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
1. Hoạt động 1: KT tập đọc và HTL 
- Số hs còn lại 
- HS lên bốc thăm, xem bài (1- 2 p)
- HS đọc bài, TLCH
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn hs làm BT
 Bài 2 (T 176):
- 1 học sinh
- 2 học sinh 
- HS nghe
- HS làm bài cá nhân
- 1 số hs trình bày VD: 
Mở bài: Có một người bạn luôn bên em mỗi ngày, luôn chứng kiến những buồn vui trong học tập của em, đó là chiếc bút máy màu xanh. Đây là món quà em được bố tặng cho khi vào năm học mới.
Kết bài: Em luôn giữ gìn cây bút cẩn thận, không bao giờ bỏ quên hay quên đậy nắp. Em luôn cảm thấy có bố em ở bên mình, động viên em học tập.
- Nhận xét đánh giá
- 2 hs
- Gọi hs lên bốc thăm chọn bài
- Gọi hs đọc theo yêu cầu phiếu - TLCH 
- Gọi hs đọc yêu cầu bài tập
- Gọi hs đọc ghi nhớ sgk (T 145, 170)
- GV hướng dẫn:
+ Đây là bài văn miêu tả đồ vật.
+ Hãy quan sát thật kĩ 1 đồ dùng học tập của em, tìm những đặc điểm riêng mà không thể lẫn với đồ vật khác của bạn.
+ Không nên tả quá chi tiết rườm rà.
- YC HS tự làm bài.
- Gọi HS trình bày. 
- Nhận xét, sửa lỗi dùng từ, đặt câu cho HS.
* Thế nào là mở bài gián tiếp? kết bài mở rộng?
- Tiếp tục ôn tập để kiểm tra.
Điều chỉnh bổ sung:.........
.....................................................................................................................................
Ngày soạn: 9/ 1/ 2019
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 11/ 1/ 2019
Tiết 1: Thể dục
Bài 36: TẬP HỢP HÀNG NGANG, DÓNG HÀNG, ĐI NHANH CHUYỂN SANG CHẠY. TRÒ CHƠI: CHẠY THEO HÌNH TAM GIÁC.
Những kiến thức HS đã biết liên quan đến bài học.
Những kiến thức mới trong bài học
cần được hình thành.
- Biết cách tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi nhanh chuyển sang chạy.
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng.
- Ôn đi nhanh chuyển sang chạy.
- Chơi trò chơi "Chạy theo hình tam giác"
I. Mục tiêu
1. KT: Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng. Ôn đi nhanh chuyển sang chạy. TC: Chạy theo hình tam giác. Yêu cầu thực hiện động tác ở mức độ chính xác. Tham gia vào trò chơi tương đối chủ động.
2. KN: Quan sát, lắng nghe, vận động, hợp tác với bạn, thực hành.
3. NL,PC: Chăm luyện tập thể dục để nâng cao sức khoẻ. Nghiêm túc thực hiện theo yêu cầu của GV, lớp trưởng, tổ trưởng.
- Tạo điều kiện cho học sinh hình thành tất cả các năng lực và phẩm chất.
II. Chuẩn bị
- Sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập.
- Còi, kẻ vạch sân.
III. Hoạt động dạy và học
Nội dung
ĐL 
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu
- Nhận lớp: Ổn định lớp,tập hợp b/cáo sĩ số.
- Phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
- Khởi động: Xoay các khớp tay, chân...
- Chạy chậm theo 1 hàng dọc trên sân.
- Trò chơi: “Kết bạn”
- Tập bài thể dục phát triển chung: 1 lần.
2. Phần cơ bản
a. Sơ kết học kỳ I:
* Đội hình đội ngũ:
Tập hợp hàng dọc, hàng ngang, Dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, nghỉ, quay phải. Quay trái, dàn hàng, dồn hàng quay sau, đi đều, đi đều vòng phải, vòng trái đứng lại, đổi chân khi đi đều sai nhịp.
*Bài TD phát triển chung gồm 8 động tác.
*Bài tập RLTT và KNVĐCB: Đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông và tay dang ngang, đi nhanh chuyển sang chạy.
*Trò chơi vận động: Ôn một số trò chơi ở lớp 2-3. Và học mới trò chơi “Nhảy lướt sóng,chạy theo hình tam giác”.
- HS thực hiện lại các nội dung đã nêu trên.
b. Trò chơi: “Chạy theo hình tam giác”
- Tập hợp hs theo đội hình chơi, Gv nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và quy định chơi
- Nhận xét – Tuyên dương
3. Phần kết thúc
- HS đi thường thả lỏng, hồi tĩnh
6-10
1-2
1 - 2
18 - 22
13 - 15
4 - 5
4 – 5
 1 - 2
- Đội hình tập hợp:
- Đội hình ôn tập:
- Đội hình chơi:
- HS thực hiện theo hướng dẫn 
Điều chỉnh bổ sung:.........
.....................................................................................................................................
Tiết 2: Toán 
Tiết 90: KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: HS nắm vững kiến thức nội dung các bài học trong chương trình học kì I và vận dụng làm bài tốt.
2. Kĩ năng: HS biết áp dụng những kiến thức cơ bản đã học để hoàn thành tốt bài kiểm tra. Rèn KN tự giải quyết vấn đề.
3. NL, PC: Tạo điều kiện cho học sinh hình thành tất cả các năng lực và phẩm chất.
II. Chuẩn bị
- GV: đề bài, giấy làm bài
- HS: bút viết
III. Các hoạt động dạy-học
GV giao đề do nhà trường chuẩn bị
Tiết 3: Tập làm văn
Tiết 36: KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp HS nghe - viết, trình bày đúng đoạn văn Chiếc xe đạp của chú Tư. Viết được đoạn văn tả một đồ dùng học tập hoặc đồ chơi mà em thích.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nghe, viết, làm văn cho hs, tự giải quyết vấn đề.
3. NL, PC: Tạo điều kiện cho học sinh hình thành tất cả các năng lực và phẩm chất.
II. Chuẩn bị
- GV chuẩn bị giấy kiểm tra in sẵn đề.
- HS: Bút, vở ô li.
III. Các hoạt động dạy học 
GV giao đề do nhà trường chuẩn bị
Tiết 4: Sinh hoạt lớp

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_18_nam_hoc_2018_2019.doc