TẬP ĐỌC
BỐN ANH TÀI (tt)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Hiểu các từ ngữ mới: núc nác , núng thế . Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi sức khỏe, tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh, cứu dân bản của 4 anh em Cẩu Khây.
3. Kĩ năng: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết thuật lại sinh động cuộc chiến đấu của 4 anh tài chống yêu tinh. Biết đọc diễn cảm bài văn, chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến truyện
3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức làm việc nghĩa.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- GV: Tranh minh họa bài đọc SGK. Bảng phụ ghi câu, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
- HS: ĐDHT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Thứ hai, ngày 30 tháng 01 năm 2023 ĐẠO ĐỨC KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG (tt) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Nhận thức được vai trò quan trọng của người lao động. - Biết bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với những người lao động. - Yêu lao động , phê phán thói chây lười. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -GV: Bảng phụ -HS: ĐDHT. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động của GV Hoạt động của HS A.Hoạt động khởi động: (5 phút) 1. Khởi động : Hát . 2.Bài cũ : Kính trọng , biết ơn người lao động . - Nhận xét phần thực hành tiết trước 3.Bài mới: Giới thiệu bài : Kính trọng, biết ơn người lao động (tt). B.Các hoạt động chính: (32 phút) Hoạt động 1 : Đóng vai . (17 phút) *Mục tiêu: Giúp HS thể hiện được vai diễn của mình qua nội dung BT. *Phương pháp: nêu vấn đề, đóng vai, giảng giải, vấn đáp, thảo luận nhóm *Phương tiện: *Cách tiến hành: - Chia lớp thành các nhóm, giao cho mỗi nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai một tình huống. - Phỏng vấn các em đóng vai. - Kết luận về cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống. *Hình thức: Nhóm 4, cả lớp - Các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai. - Các nhóm lên đóng vai. - Thảo luận cả lớp : + Cách cư xử với người lao động trong mỗi tình huống như vậy đã phù hợp chưa ? Vì sao ? + Em cảm thấy như thế nào khi ứng xử như vậy? -Lắng nghe Hoạt động 2 : Trình bày sản phẩm . (15 phút) *Mục tiêu: Giúp HS trình bày được các sản phẩm liên quan đến bài học của mình. *Phương pháp: Thực hành, thảo luận nhóm *Phương tiện: Bảng phụ *Cách tiến hành: - Cho các nhóm trình bày sản phẩm đã sưu tầm - Nhận xét chung. C.Hoạt động nối tiếp: (3 phút) - Giáo dục HS yêu lao động, phê phán thói chây lười. - Nhận xét tiết học. - Thực hiện kính trọng, biết ơn những người lao động . *Hình thức: Nhóm 4, cả lớp - Các nhóm trình bày sản phẩm. - Cả lớp nhận xét. *Hình thức: Cá nhân, cả lớp - Đọc lại ghi nhớ SGK. -Lắng nghe và thực hiện Điều chỉnh sau tiết dạy: ---------------------------------- TOÁN PHÂN SỐ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Bước đầu nhận biết phân số, tử số và mẫu số. - Biết đọc, viết phân số . - Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : -GV: Các mô hình , hình vẽ SGK. -HS: ĐDHT. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động của GV Hoạt động của HS A.Hoạt động khởi động: (5 phút) 1. Khởi động : Hát 2.Bài cũ : Luyện tập . 3. Bài mới: Giới thiệu bài : Phân số . B.Các hoạt động chính: (30 phút) Hoạt động 1 : Giới thiệu phân số (15 phút) Mục tiêu: Giúp HS nhận biết phân số. *Phương pháp: Giảng giải, vấn đáp. *Phương tiện: Bộ đồ dùng học tập Cách tiến hành: - Hướng dẫn HS quan sát một hình tròn , nêu câu hỏi giúp HS nhận biết: + Hình tròn đã được chia thành 6 phần bằng nhau . + 5 phần trong số 6 phần đó đã được tô màu . - Nêu: Chia hình tròn thành 6 phần bằng nhau , tô màu 5 phần. Ta nói : Đã tô màu năm phần sáu hình tròn. Năm phần sáu viết thành (viết số 5, viết gạch ngang, viết số 6 dưới gạch ngang và thẳng cột với số 5). - Giới thiệu : Ta gọi là phân số . 5 là tử số, 6 là mẫu số - Hướng dẫn HS nhận ra : + Mẫu số viết dưới gạch ngang. Nó cho biết hình tròn được chia thành 6 phần bằng nhau. Mẫu số phải là số tự nhiên khác 0 . + Tử số viết trên gạch ngang. Nó cho biết đã tô màu 5 phần bằng nhau đó. Tử số cũng là số tự nhiên . - Tiến hành tương tự với các phân số: rồi cho HS tự nêu nhận xét . *Hình thức: Cá nhân - Nêu cách tính diện tích và chu vi của hình bình hành. - Nghe. *Hình thức: Cá nhân -Lắng nghe, quan sát. - Luyện đọc : Năm phần sáu . - Nhắc lại . - là những phân số. Mỗi phân số có tử số và mẫu số. Tử số là số tự nhiên viết trên gạch ngang. Mẫu số là số tự nhiên khác 0 viết dưới gạch ngang. Hoạt động 2 : Thực hành . (15 phút) *Mục tiêu: Giúp HS làm được các bài tập *Phương pháp: vấn đáp, thực hành. *Phương tiện: bảng phụ ghi sẵn BT *Cách tiến hành: Bài 1 -GV yêu cầu HS tự làm làm bài, sau đó lần lượt gọi 6 HS đọc, viết và giải thích về phân số ở từng hình. Bài 2 -GV treo bảng phụ có kẻ sẵn bảng số như trong bài tập, gọi 2 HS lên bảng làm bài và yêu cầu HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. -GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. -GV hỏi: Mẫu số của các phân số là những số tự nhiên như thế nào? -GV nhận xét. C.Hoạt động nối tiếp : (5 phút) - Nhận xét tiết học . *Hình thức: Cá nhân - Nêu yêu cầu BT, sau đó làm bài và chữa bài . -6 HS lần lượt báo cáo trước lớp. Hình 1: viết 2 đọc hai phần năm, 5 mẫu số cho biết hình chữ nhật được chia làm 5 phần bằng nhau. Tử số cho biết có 2 phần được tô màu. - Dựa vào bảng SGK để nêu hoặc viết ở bảng khi chữa bài . -HS làm bài vào vở. *Hình thức: Cá nhân -2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. -HS dưới lớp nhận xét sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. -Là các số tự nhiên lớn hơn 0. *Hình thức: Cá nhân Điều chỉnh sau tiết dạy: --------------------------------- TẬP ĐỌC BỐN ANH TÀI (tt) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: Hiểu các từ ngữ mới: núc nác , núng thế . Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi sức khỏe, tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh, cứu dân bản của 4 anh em Cẩu Khây. 3. Kĩ năng: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết thuật lại sinh động cuộc chiến đấu của 4 anh tài chống yêu tinh. Biết đọc diễn cảm bài văn, chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến truyện 3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức làm việc nghĩa. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - GV: Tranh minh họa bài đọc SGK. Bảng phụ ghi câu, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc. - HS: ĐDHT III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A.Hoạt động khởi động: (4 phút) 1.Khởi động : Hát 2.Bài cũ : Chuyện cổ tích về loài người 3. Bài mới: Giới thiệu bài : Bốn anh tài (tt) B.Các hoạt động chính: (33 phút) Hoạt động 1: Luyện đọc. (11 phút) * Mục tiêu: Giúp HS đọc đúng toàn bài. * Phương pháp: Giảng giải, thực hành. * Phương tiện: Tranh minh họa, bảng phụ viết sẵn câu dài. * Cách tiến hành: - GV đọc mẫu cả bài - GV yêu cầu HS chia đoạn. *Đọc đoạn nối tiếp nhau : Cho HS đọc nối tiếp nhau cho đến hết bài. * HS đọc lượt thứ nhất: GV chú ý HS đọc tốt để khen * HS đọc lượt thứ hai : Cho HS đọc, kết hợp giải nghĩa từ ở từng đoạn. HS nêu từ mà theo các em là khó. -GV nhận xét: cần hiểu đúng nghĩa của từ ngữ. * Đọc theo nhóm đôi bạn: Cho HS luyện đọc theo nhóm đôi bạn. - Cho HS đọc cả bài. -GV nhận xét: đọc bài lưu loát, chuẩn. * Hình thức: Cá nhân, cả lớp. - 2 , 3 em đọc thuộc lòng bài thơ Chuyện cổ tích về loài người, trả lời các câu hỏi SGK. * Hình thức: cá nhân, nhóm đôi, cả lớp -Lắng nghe – Theo dõi - HS đọc nhẩm chia: 2 đoạn -HS đọc theo hàng dọc. -2 HS /1 lượt -HS đọc chú thích và giải nghĩa từ ngữ. -Nghe - Nhóm 2 bạn (1 bàn) - Cá nhân Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. (11 phút) * Mục tiêu: Giúp HS cảm thụ được bài đọc. * Phương pháp: Giảng giải, hỏi - đáp, thảo luận. * Cách tiến hành: Cho HS đọc thầm và trả lời câu hỏi: - Tới nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu Khây gặp ai và đã được giúp đỡ như thế nào ? - Yêu tinh có phép thuật gì đặc biệt ? - Thuật lại cuộc chiến đấu của 4 anh em chống yêu tinh . - Vì sao anh em Cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh ? - Ý nghĩa truyện là gì ? * Hình thức: cá nhân, nhóm 4, cả lớp - Đọc thầm, đọc lướt, trao đổi, thảo luận các câu hỏi cuối bài. - Câu chuyện ca ngợi sức khỏe , tài năng , tinh thần đoàn kết , hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh , cứu dân bản của 4 anh em Cẩu Khây . Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm. (11 phút) * Mục tiêu: Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài. * Phương pháp: Giảng giải, thực hành * Phương tiện: Bảng phụ đoạn cần luyện đọc * Cách tiến hành: - Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn : Cẩu Khây hé cửa tối sầm lại . -Cho HS luyện đọc theo cặp. -GV theo dõi, bình chọn. -GV chốt: đọc diễn cảm để cảm nhận hết những cái hay những điều bài muốn gửi gắm. C.Hoạt động nối tiếp: (3 phút) - Nhận xét tiết học . * Hình thức: nhóm đôi, cả lớp -2 em tiếp nối nhau đọc 2 đoạn . -Bình chọn bạn đọc tốt nhất. -Nghe * Hình thức: cả lớp -Lắng nghe, thực hiện. Điều chỉnh sau tiết dạy: -------------------------------------- KỂ CHUYỆN KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Hiểu nội dung truyện mình kể. - Biết kể tự nhiên bằng lời của mình một truyện đã nghe, đã đọc nói về một người có tài. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa truyện. Chăm chú nghe bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn. - Giáo dục HS biết ngưỡng mộ người tài. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : -GV: Bảng phụ viết tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện. -HS:Một số truyện viết về những người có tài III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC : Hoạt động của GV Hoạt động của HS A.Hoạt động khởi động: (5 phút) 1. Khởi động : Hát 2.Bài cũ : Bác đánh cá và gã hung thần 3.Bài mới: Giới thiệu bài : Kể chuyện đã nghe, đã đọc nói về một người có tài. 2.Các hoạt động chính: (30 phút) Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu đề bài (15 phút) *Mục tiêu: Giúp HS nắm yêu cầu của đề bài. *Phương pháp: nêu vấn đề, vấn đáp, giảng giải *Phương tiện: câu chuyện đã chuẩn bị. *Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc đề bài, gợi ý. - Lưu ý HS : + Chọn đúng một truyện em đã nghe , đã đọc về một người có tài năng ở các lĩnh vực khác nhau , ở mặt nào đó + Những nhân vật có tài được nêu làm ví dụ trong sách là những nhân vật các em đã biết . Nếu không tìm được truyện ngoài SGK , em có thể chọn kể một trong những nhân vật ấy . * Hình thức: cả lớp - Hát - HS kể lại truyện , nêu ý nghĩa truyện . * Hình thức: cá nhân, cả lớp - 1 em đọc đề bài ; gợi ý 1 , 2 SGK . -Một số em tiếp nối nhau giới thiệu tên truyện của mình . Nói rõ câu chuyện kể về ai , tài năng đặc biệt của nhân vật , em đã nghe hoặc đã đọc truyện đó ở đâu Hoạt động 2 : HS thực hành kể chuyện . ( 15 phút) *Mục tiêu: Giúp HS kể được truyện , trao đổi được với các bạn về ý nghĩa truyện . *Phương pháp: vấn đáp, giảng giải, thực hành *Phương tiện: bảng phụ *Cách tiến hành: - Dán dàn ý KC ở bảng . - Nhắc HS : Cần kể có đầu , có cuối . Với những truyện dài, các em có thể kể 1 đoạn. C. Hoạt động nối tiếp: ( 5 phút) - Khen những em chăm chú nghe bạn kể, nhận xét chính xác, đặt câu hỏi hay - Giáo dục HS biết ngưỡng mộ người tài. - Nhận xét tiết học . * Hình thức: cá nhân, cả lớp - 1 em đọc lại dàn ý bài kể chuyện . - Từng cặp kể chuyện , trao đổi ý nghĩa truyện. Thi kể chuyện trước lớp - Cả lớp nhận xét , tính đi ... đánh giặc của ông cha ta qua trận Chi Lăng . - Nhận xét tiết học . *Hình thức: Cá nhân, cả lớp - HS thực hiện *Hình thức: Cá nhân, nhóm 4, cả lớp - Các nhóm thảo luận : + Khi quân Minh đến trước ải Chi Lăng , kị binh ta đã hành động như thế nào ? + Kị binh của nhà Minh đã phản ứng thế nào trước hành động của quân ta ? + Kị binh của nhà Minh đã bị thua trận ra sao ? + Bộ binh của nhà Minh bị thua trận như thế nào ? - Vài em dựa vào dàn ý trên đẻ thuật lại diễn biến chính của trận Chi Lăng . *Hình thức: Cá nhân, nhóm 4, cả lớp - Đại diện nhóm trình bày *Hình thức: Cả lớp - Nêu ghi nhớ SGK . Điều chỉnh sau tiết dạy: Rèn Toán tuần 20 tiết 2 Luyện Tập Về Phân Số (tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: Củng cố cho học sinh các kiến thức về phân số. 2. Kĩ năng: Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng. 3. Thái độ: Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận. * Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ làm tự chọn 2 trong 4 bài tập; học sinh khá làm tự chọn 3 trong 4 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập. 2. Học sinh: Đồ dung học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút): - Ổn định tổ chức. - Giới thiệu nội dung rèn luyện. 2. Các hoạt động rèn luyện: a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút): - Giáo viên giới thiệu các bài tập trên phiếu. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài. - Giáo viên chia nhóm theo trình độ. - Phát phiếu luyện tập cho các nhóm. - Hát - Lắng nghe. - Học sinh quan sát và chọn đề bài. - Học sinh lập nhóm. - Nhận phiếu và làm việc. b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút): Bài 1. Viết số thích hợp vào chỗ trống (và chỉ ra cách tìm số đó ) = ; = ; = ; = = ; = * Cách tìm: ................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... Bài 2. Viết các phép chia sau thành phân số: 2 : 9 = ...... ; 3 : 17 = ...... ; 8 : 35 = ...... ; 23 : 19 = ...... Bài 3. a) Viết các phân số có mẫu số là 5 và bé hơn 1 : ............................. b) Tìm x để được phân số có mẫu số là 7 và lớn hơn 1 với x < 11: ............................. Bài 4. a. May 8 cái quần hết 9m vải. Hỏi may mỗi cái quần hết bao nhiêu mét vải? Giải .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. b. Chia đều 18 lít dầu ăn vào 72 chai . Hỏi mỗi chai có bao nhiêu lít dầu ăn? Giải .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút): - Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng sửa bài. - Giáo viên chốt đúng - sai. 3. Hoạt động nối tiếp (3 phút): - Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện. - Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài. - Đại diện các nhóm sửa bài trên bảng lớp. - Học sinh nhận xét, sửa bài. - Học sinh phát biểu. Điều chỉnh sau tiết dạy: Rèn đọc tuần 20 Chuyện Cổ Tích Về Loài Người - Bốn Anh Tài (tt) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: Củng cố kiến thức cho học sinh về đọc thành tiếng và đọc thầm. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và đọc hiểu cho học sinh. 3. Thái độ: Yêu thích môn học. * Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ đọc tự chọn đoạn a hoặc b, làm tự chọn 1 trong 2 bài tập; học sinh khá đọc đoạn a, làm hết bài tập; HS giỏi thực hiện hết các yêu cầu. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập. 2. Học sinh: Đồ dung học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút): - Ổn định tổ chức - Giới thiệu nội dung rèn luyện. - Phát phiếu bài tập. 2. Các hoạt động chính: a. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng (12 phút) * Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh. * Cách tiến hành: - Giáo viên đưa bảng phụ có viết sẵn đoạn cần luyện đọc: a) “Cẩu Khây hé cửa. Yêu tinh thò đầu vào, lè lưỡi dài như quả núc nác, trợn mắt xanh lè. Nắm Tay Đóng Cọc đấm một cái làm nó gãy gần hết hàm răng. Yêu tinh bỏ chạy. Bốn anh em Cẩu Khây liền đuổi theo nó. Cẩu Khây nhổ cây bên đường quật túi bụi. Yêu tinh đau quá hét lên, gió bão nổi ầm ầm, đất trời tối sầm lại. Đến một thung lũng, yêu tinh dừng lại, phun nước ra như mưa. Nước dâng ngập cả cánh đồng. Nắm Tay Đúng Cọc đóng cọc be bờ ngăn nước lụt. Lấy Tai Tát Nước tát nước ầm ầm qua núi cao, Móng Tay Đục Máng ngả cây khoét máng, khơi dòng nước chảy đi. Chỉ một lúc, mặt đất lại cạn khô. Yêu tinh núng thế, đành phải quy hàng.” - Yêu cầu học sinh nêu lại cách đọc diễn cảm đoạn viết trên bảng. - Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng gạch dưới (chéo) ở những chỗ cần nhấn giọng (ngắt giọng). - Yêu cầu học sinh giải thích lí do. - Tổ chức cho học sinh luyện đọc theo nhóm đôi rồi thi đua đọc trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. - Hát - Lắng nghe. - Nhận phiếu. - Quan sát, đọc thầm đoạn viết. b) “Nhưng còn cần cho trẻ Tình yêu và lời ru Cho nên mẹ sinh ra Để bế bồng chăm sóc. Muốn cho trẻ hiểu biết Thế là bố sinh ra Bố bảo cho biết ngoan Bố dạy cho biết nghĩ. Rộng lắm là mặt bể Dài là con đường đi Núi thì xanh và xa Hình tròn là trái đất.” - Nêu lại cách đọc diễn cảm. - 2 em xung phong lên bảng, mỗi em 1 đoạn, lớp nhận xét. - Học sinh giải thích lí do, lớp nhận xét. - Học sinh luyện đọc nhóm đôi (cùng trình độ). Đại diện lên đọc thi đua trước lớp. - Lớp nhận xét. b. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu (15 phút) * Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh. * Cách tiến hành: - Giáo viên yêu cầu học sinh lập nhóm 4, thực hiện trên phiếu bài tập của nhóm. - Gọi 1 em đọc nội dung bài tập trên phiếu. Câu 1. Vì sao anh em Cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh? Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất: a. Vì anh em Cẩu Khây có sức khoẻ phi thường, dũng cảm, mưu tri và quyết tâm cao trong chiến đấu. b. Vì anh em Cẩu Khây đều có sức khoẻ, tài năng phi thường, dũng cảm và mưu trí cao trong chiến đấu. c. Vì anh em Cẩu Khây có sức khoẻ, tài năng phi thường, dũng cảm và đồng tâm hiệp lực chiến đấu. d. Cả a, b, c đều sai. - Yêu cầu các nhóm thực hiện và trình bày kết quả. - Nhận xét, sửa bài. 1. Đáp án: c - 1 em đọc to, cả lớp đọc thầm. Câu 2. Ý nghĩa của bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” là gì? Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng : a. Mọi vật trên trái đất này được sinh ra chỉ vì trẻ em yêu quý cho nên hãy dành cho trẻ em mọi điều tốt đẹp nhất. b. Mọi vật trên trái đất được sinh ra vì con người, vì trẻ em cho nên hãy dành cho trẻ em mọi điều tốt đẹp nhất. c. Mọi vật trên trái đất được sinh ra đều dành cho trẻ em cho nên hãy để cho trẻ em hưởng mọi điều tốt đẹp nhất. - Các nhóm thực hiện, trình bày kết quả. - Các nhóm khác nhận xét, sửa bài. 2. Đáp án: b 3. Hoạt động nối tiếp (3 phút): - Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn đọc. - Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài. - Học sinh phát biểu. Điều chỉnh sau tiết dạy: HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ SINH HOẠT LỚP TUẦN 20 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Đánh giá kết quả hoạt động của lớp ở tuần 20 và việc thực hiện nội quy của trường, của lớp. Biết lập kế hoạch hoạt động của tuần 21. - Rèn kỹ năng giao tiếp, ứng xử, mạnh dạn, tự tin hơn khi tham gia mọi hoạt động. - Chấp hành nội quy của trường, lớp đề ra. Nghiêm túc trong sinh hoạt. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - GV: Kế hoạch hoạt động của tuần 21. - HS: Ban cán sự lớp chuẩn bị nội dung báo cáo. III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động khởi động: Hát. 2. Các hoạt động chính: Hoạt động 1: Đánh giá kết quả hoạt động của lớp tuần 20. Mục tiêu: HS rèn kỹ năng giao tiếp mạnh dạn, tự tin qua phần báo cáo đánh giá kết quả hoạt động của lớp. Cách tiến hành: - Tiến hành báo cáo: * Báo cáo sơ kết thi đua giữa các tổ. * Về học tập. * Về thực hiện nội quy của trường, lớp. * Nhận xét. - GV nhận xét, biểu dương. Hoạt động 2: Lập kế hoạch hoạt động tuần 21. Mục tiêu: HS nắm được kế hoạch hoạt động tuần 21 từ đó đưa ra phương hướng thực hiện. Cách tiến hành: - GV cho HS xem phương hướng của tuần 21 : + Thực hiện truy bài đầu giờ. + Tiếp tục thực hiện tốt việc tham gia tập thể dục, múa dân vũ đầu giờ. + Giữ gìn vệ sinh trường, lớp và nề nếp tác phong. + Thực hiện nghiêm Luật ATGT đường bộ. + Thực hiện tốt nề nếp bán trú. + Bảo vệ khu vực vườn trường. - Tổ chức cho HS thảo luận đề ra phương hướng thực hiện kế hoạch. - GV nhận xét. Hoạt động 3: Thư giãn Mục tiêu: HS thư giãn và vui chơi thể hiện tinh thần đoàn kết. Cách tiến hành: - Tổ chức cho HS chơi trò chơi, văn nghệ. 3. Hoạt động nối tiếp: - Hỏi: Qua tiết sinh hoạt lớp em muốn chia sẻ điều gì ? - GV nhận xét. - Chuẩn bị: Báo cáo hoạt động tuần 21. - Ban văn nghệ điều khiển. - Lớp trưởng điều khiển. - Lần lượt 4 tổ trưởng báo cáo tình hình của tổ. Các thành viên trong lớp đóng góp ý kiến. - Ban học tập báo cáo. - Ban kỉ luật báo cáo. - Lớp trưởng nhận xét chung. - Lắng nghe. - 2 HS đọc cho lớp nghe. - Thảo luận nhóm theo tổ đề ra biện pháp thực hiện phương hướng của tuần 21. - Đại diện tồ trình bày. - Lắng nghe. - Tham gia chơi trò chơi, hát. - HS chia sẻ. - Lắng nghe. Điều chỉnh sau tiết dạy: KHỐI TRƯỞNG BAN GIÁM HIỆU DUYỆT Ngày ... tháng ... năm 2023 Ngày ... tháng ... năm 2023 KT. HIỆU TRƯỞNG
Tài liệu đính kèm: