Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 21 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Ngọc Bích

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 21 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Ngọc Bích

Môn: TẬP ĐỌC

ANH HÙNG LAO ĐỘNG TRẦN ĐẠI NGHĨA

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Hiểu ND, ý nghĩa của bài: Ca ngợi AHLĐ Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

2. Kĩ năng

- Đọc trôi trảy bài tập đọc, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung tự hào, ca ngợi.

3. Phẩm chất

- Giáo dục HS học tập noi theo tấm gương anh hùng Trần Đại Nghĩa.

4. Góp phần phát triển năng lực

- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

 * KNS: - Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân

 - Tư duy sáng tạo

* GDQPAN: Nêu hình ảnh các nhà khoa học Việt Nam đã cống hiến trọn đời phục vụ Tổ quốc

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 

doc 44 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 59Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 21 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Ngọc Bích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG
Tuần 21 (từ nngày 8/01 – 12/01/2023)
–––––––––
Thứ/
ngày
Môn học
PP
CT
Tiết:
Tên bài dạy
Thứ 2
S
SHĐT- HĐTN
 21
1
Sinh hoạt đầu tuần – Hoạt động trải nghiệm
Thể dục
41
2
(Thầy Điệp)
Tập đọc
 41
3
Anh hùng lao động trần đại nghĩa
Chính tả
21
4
Chuyện cổ tích về loài người
C
Tiếng anh
41
1
 (Cô Linh)
Tiếng anh
 42
2
(Cô Linh)
Mĩ thuật
21
3
( Cô Loan)
Thứ 3
S
Toán
101
1
 Rút gọn phân số
TLV
41
2
Trả bài văn miêu tả đồ vật
Khoa học
41
3
( Thầy Khái)
Toán
 102
4
 Luyện tập 
C
Đạo đức
21
1
( Thầy Khái)
Thể dục
42
2
(Thầy Điệp)
Địa lí
21
 3
 Người dân ở đồng bằng nam bộ
Thứ 4
S
Tập đọc 
 42
1
Bè suôi sông la
Toán
103
2
Quy đồng mẫu số các phân số 
TLV
42
3
Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối
Khoa học
 42
4
 (Thầy Khái)
GDNG
21
5
Chủ đề: Ngày tết quê em
C
SHCM
Sinh hoạt chuyên môn
Thứ 5
S
Toán
104
1
Quy đồng mẫu số các phân số (tt)
LT&C
41
2
 Câu kể : ai thế nào?
LT&C
42
3
Vị ngữ trong câu kể: ai thế nào?
Kể chuyện
21
4
 Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
C
Thứ 6
S
Lịch sử
21
 1
Nhà hậu lê và việc tổ chức
Quản lí đất nước
Toán
 105
2
Luyện tập
Kĩ thuật
21
3
 Điều kiện ngoại cảnh của cây rau, hoa
Âm nhạc
21
4
(Cô Lan)
C
Tin học
41
1
(Cô vi)
Tin học
42
2
(Cô vi)
SHCT-HĐTN
21
3
Sinh hoạt cuối tuần 
 TUẦN 21 GIÁO ÁN BUỔI SÁNG
Thứ hai ngày 09 tháng 1 năm 2023
SHĐT- HĐTN
MÔN: Thể dục
(Giáo chuyên phụ trách)
Môn: TẬP ĐỌC
ANH HÙNG LAO ĐỘNG TRẦN ĐẠI NGHĨA
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Hiểu ND, ý nghĩa của bài: Ca ngợi AHLĐ Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
2. Kĩ năng
- Đọc trôi trảy bài tập đọc, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung tự hào, ca ngợi.
3. Phẩm chất
- Giáo dục HS học tập noi theo tấm gương anh hùng Trần Đại Nghĩa.
4. Góp phần phát triển năng lực
- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
 * KNS: - Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân
 - Tư duy sáng tạo
* GDQPAN: Nêu hình ảnh các nhà khoa học Việt Nam đã cống hiến trọn đời phục vụ Tổ quốc 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
 - GV: + Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to nếu có điều kiện). 
 + Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc
- HS: SGK, vở viết
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: 
 +Trống đống Đông Sơn đa dạng như thế nào?
+ Vì sao trống đồng Đông Sơn là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam ta?
- GV nhận xét chung, dẫn vào bài học
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét
+ Trống đồng Đông Sơn đa dạng không chỉ về hình dáng, kích thước mà cả về phong cách trang trí 
+ Vì trống đồng Đông Sơn là cổ vật quý giá phản ánh trình độ văn minh của người Việt cổ xưa, là bằng chứng nói lên rằng dân tộc Việt Nam là một dân tộc có nền văn hoá lâu đời, bền vững.
2. Luyện đọc: 
* Mục tiêu: Đọc trôi trảy bài tập đọc, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ mang cảm hứng ngợi ca.
* Cách tiến hành: 
- Gọi 1 HS đọc bài (M3)
- GV lưu ý giọng đọc cho HS: Toàn bài đọc với giọng kể trầm tĩnh, mang cảm hứng ngợi ca, chú ý nhấn giọng những từ ngữ: miệt mài, tiếng gọi thiêng liêng, nghiên cứu, cống hiến xuất sắc, ...
- GV chốt vị trí các đoạn:
- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) 
- Hướng dẫn giải nghĩa thêm một số từ khó: (lô cốt, súng ba-dô-ca)
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- Lắng nghe
- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn
- Bài được chia làm 4 đoạn
(Mỗi chỗ xuống dòng là 1 đoạn)
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (cầu cống, ba-dô-ca, lô cốt, nền khoa học,...)
 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp
- Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải)
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc
- 1 HS đọc cả bài (M4)
3. Tìm hiểu bài: 
* Mục tiêu: Hiểu ND, ý nghĩa của bài: Ca ngợi AHLĐ Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
* Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp
- GV yêu cầu HS đọc các câu hỏi cuối bài 
+ Em hãy nói lại tiểu sử của Trần Đại Nghĩa trước khi theo Bác Hồ về nước.
+ Em hiểu “nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc” là gì?
+ Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có đóng góp gì lớn trong kháng chiến?
+ Nêu những đóng góp của ông cho sự nghiệp xây dựng Tổ quốc.
+ Nhà nước đánh giá cao những cống hiến của Trần Đại Nghĩa như thế nào?
+ Nhờ đâu, ông Trần Đại Nghĩa lại có được những cống hiến lớn như vậy?
- Câu chuyện có ý nghĩa gì?
* Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài.Hs M3+M4 trả lời các câu hỏi nêu nội dung đoạn, bài.
- Giáo dục KNS: Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa đã có nhiều sáng tạo trong nghiên cứu kĩ thuật chế tạo vũ khí nên đã cống hiến rất nhiều cho sự nghiệp kháng chiến và xây dựng đất nước. Trong cuộc sống, chúng ta cần sáng tạo hết mình để mang lại những thành quả có ích
* GDQPAN: Ngoài giáo sư Trần Đại Nghĩa chúng ta còn có rất nhiều nhà khoa học khác đã cống hiến trọn đời phục vụ Tổ quốc. Em hãy kể tên một số nhà khoa học mà mình biết
- GV giới thiếu một số nhà khoa học: Giáo sư Nguyễn Thiện Thàn, Tôn Thất Tùng, nhà bác học Nguyễn Đình Của,...
- 1 HS đọc các câu hỏi cuối bài
- HS làm việc theo nhóm 4 – Chia sẻ kết quả dưới sự điều hành của TBHT
+ Ông tên thật là Phạm Quang Lễ, quê ở Vĩnh Long. Ông học trung học ở Sài Gòn, năm 1935 sang Pháp học đại học. Ông theo học cả 3 ngành: kĩ sư cầu cống – điện – hàng không. Ngoài ra ông còn miệt mài nghiên cứu chế tạo vũ khí.
+ Là nghe theo tình cảm yêu nước trở về bảo vệ và xây dựng đất nước.
+ Trên cương vị Cục trưởng Cục quân giới, ông đã cùng anh em nghiên cứu, chế ra những loại vũ khí có sức công phá lớn: súng ba- dô- ca, súng không giật, bom bay tiêu diệt xe tăng và lô cốt giặc  
+ Ông có công lớn trong việc xây dựng nền khoa học trẻ tuổi của nhà nước. Nhiều năm liền, ông giữ cương vị Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kĩ thuật Nhà nước.
+ Năm 1948, ông được phong thiếu tướng. Năm 1952, ông được khen anh hùng lao động. Ông còn được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh và nhiều huân chương cao quý.
+ Nhờ ông yêu nước, tận tuỵ hết lòng vì nước. Ông lại là nhà khoa học xuất sắc ham nghiên cứu, ham học hỏi.
Ý nghĩa: Ca ngợi AHLĐ Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước.
- HS ghi lại ý nghĩa của câu chuyện
- HS lắng nghe, liên hệ
- HS kể tên (nếu biết) và nêu những cống hiến của nhà khoa học đó
- HS liên hệ ý thức học tập và noi gương theo các nhà khoa học.
4. Luyện đọc diễn cảm 
* Mục tiêu: HS đọc diễn cảm được đoạn 2 của bài.
* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.
- Yêu cầu đọc diễn cảm đoạn 2 của bài
- GV nhận xét, đánh giá chung
5. Hoạt động ứng dụng 
+ Em học được điều gì từ anh hừng lao động Trần Đại Nghĩa?
6. Hoạt động sáng tạo
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Chuẩn bị bài học sau 
- HS nêu lại giọng đọc cả bài
- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài
 - Nhóm trưởng điều hành các thành viên trong nhóm
+ Luyện đọc diễn cảm trong nhóm
+ Cử đại diện đọc trước lớp
- Bình chọn nhóm đọc hay.
- HS nêu bài học của mình
- Tìm hiểu về các anh hùng lao động có nhiều đóng góp trong sự nghiệp xây dựng đất nước
 Môn: CHÍNH TẢ
CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
- Nhớ - viết đúng bài CT; trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 5 chữ.
- Làm đúng BT2a, BT 3a phân biệt r/d/gi
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng viết đẹp, viết đúng chính tả.
3. Phẩm chất: 
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ viết
4. Góp phần phát triển năng lực:
- NL tự chủ và tự học, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
 - GV: 3,4 tờ giấy khổ to ghi nội dung BT 2a, 3a 
 - HS: Vở, bút,...
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập. 
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: 
- GV dẫn vào bài mới
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
2. Bài mới:
Chuẩn bị viết chính tả: 
* Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài CT, tìm được các từ khó viết 
* Cách tiến hành: 
* Trao đổi về nội dung đoạn cần viết
- Gọi HS đọc đoạn văn cần viết 
+ Bài văn nói về điều gì?
- Hướng dẫn viết từ khó: Gọi HS nêu từ khó, sau đó GV đọc cho HS luyện viết.
- 1 HS đọc- HS lớp đọc thầm
+Sau khi trẻ sinh ra cần phải có me để bế bồng, chăm sóc và có bố để dạy cho những điều hay
- HS nêu từ khó viết: nhìn rõ,bế bồng,.. 
- Viết từ khó vào vở nháp
3. Viết bài chính tả: 
* Mục tiêu: Hs nhớ - viết tốt bài chính tả, trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 5 chữ.
* Cách tiến hành:
- GV theo dõi và nhắc nhở, giúp đỡ HS viết chưa tốt.
- Nhắc nhở cách cầm bút và tư thế ngồi viết.
- HS nhớ - viết bài vào vở
4. Đánh giá và nhận xét bài: 
* Mục tiêu: Giúp HS tự đánh giá được bài viết của mình và của bạn. Nhận ra các lỗi sai và sửa sai
* Cách tiến hành: Cá nhân- Cặp đôi
- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.
- GV nhận xét, đánh giá 5 - 7 bài
- Nhận xét nhanh về bài viết của HS
- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực
- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau
- Lắng nghe.
5. Làm bài tập chính tả: 
* Mục tiêu: Giúp HS phân biệt được r/d/gi 
* Cách tiến hành: Cá nhân - Cặp đôi - Chia sẻ trước lớp
Bài 2a: Điền vào chỗ trống r/d/gi
Bài 3a: 
- Yêu cầu HS học tập những nét hay, nét đẹp trong bài văn miêu tả cây mai để vận dụng trong viết văn miêu tả
6. Hoạt động ứng dụng 
7. Hoạt động sáng tạo 
Đ/a:
 Mưa giăng trên đồng
 Uốn mềm ngọn lúa
 Hoa xoan theo gió
 Rải tím mặt đường
Đ/a:
Những tiếng thích hợp trong ngoặc đơn cần chọn là: dáng – dần – điểm – rắn – thẫm – dài – rỗ – mẫn.
- Viết lại 5 lần các từ viết sai t ...  dùng để cuốc, xới,...Dầm dùng để xới đất và đào hốc,...
2. HĐ thực hành: 
* Mục tiêu: 
- Biết được các điều kiện ngoại cảnh và ảnh hưởng của chúng đối với cây rau, hoa.
- Biết liên hệ thực tiễn về ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đối với cây rau, hoa để vận dụng vào trồng cây rau, hoa
* Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm- Lớp
HĐ1: Các điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây rau, hoa. 
- GV treo tranh hướng dẫn HS quan sát H.2 SGK. 
+ Cây rau, hoa cần những điều kiện ngoại cảnh nào để sinh trưởng và phát triển?
- GV nhận xét và kết luận: Các điều kiện ngoại cảnh cần thiết cho cây rau, hoa bao gồm nhiệt độ, nước, ánh sáng, chất dinh dưỡng, đất, không khí.
HĐ2: Ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh đối với sự sinh trưởng phát triển của cây rau, hoa. 
- GV hướng dẫn HS đặt các câu hỏi cho các nhóm sau khi báo cáo xong:
+ Nhiệt độ không khí có nguồn gốc từ đâu?
+ Nhiệt độ của các mùa trong năm có giống nhau không?
+ Kể tên một số loại rau, hoa trồng ở các mùa khác nhau.
- GV kết luận: mỗi một loại cây rau, hoa đều phát triển tốt ở một khoảng nhiệt độ thích hợp.Vì vậy, phải chọn thời điểm thích hợp trong năm đối với mỗi loại cây để gieo trồng thì mới đạt kết quả cao.
+ Cây, rau, hoa lấy nước ở đâu?
+ Nước có tác dụng như thế nào đối với cây?
+ Cây có hiện tượng gì khi thiếu hoặc thừa nước?
- GV nhận xét, kết luận.
+ Cây nhận ánh sáng từ đâu?
+ Ánh sáng có tác dụng gì đối với cây ra hoa?
+ Những cây trồng trong bóng râm, em thấy có hiện tượng gì?
+ Muốn có đủ ánh sáng cho cây ta phải làm thế nào?
- GV nhận xét và tóm tắt nội dung.
+ Các chất dinh dưỡng nào cần thiết cho cây?
+ Nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây là gì?
+ Rễ cây hút chất dinh dưỡng từ đâu?
+ Nếu thiếu, hoặc thừa chất dinh dưỡng thì cây sẽ như thế nào?
- GV kết luận
+ Cây lấy không khí từ đâu?
+ Không khí có tác dụng gì đối với cây?
+ Làm thế nào để bảo đảm có đủ không khí cho cây?
- GV chốt nội dung bài học
Cá nhân - Chia sẻ lớp
- HS quan sát tranh SGK.
+ Nhiệt độ, nước, ánh sáng, chất dinh dưỡng, đất, không khí.
- HS lắng nghe.
- HS làm việc nhóm 6. Mỗi nhóm tìm hiểu về 1 điều kiện ngoại cảnh và chia sẻ trước lớp
1. Nhiệt độ: 
+ Mặt trời.
+ Không. 
+ Mùa đông trồng bắp cải, su hào Mùa hè trồng mướp, rau dền
- Lắng nghe
2. Nước.
+ Từ đất, nước mưa, không khí.
+ Hoà tan chất dinh dưỡng
+ Thiếu nước cây chậm lớn, khô héo. Thừa nước bị úng, dễ bị sâu bệnh phá hoại
3. Ánh sáng: 
+ Mặt trời
+ Giúp cho cây quang hợp, tạo thức ăn nuôi cây.
+ Cây yếu ớt, vươn dài, dễ đổ, lá xanh nhợt nhạt.
+ Trồng, rau, hoa ở nơi nhiều ánh sáng 
- HS lắng nghe.
4. Chất dinh dưỡng: 
+ Đạm, lân, kali, canxi,..
+ Là phân bón.
+ Từ đất.
+ Thiếu chất dinh dưỡng cây sẽ chậm lớn, còi cọc, dễ bị sâu bệnh phá hoại. Thừa chất khoáng, cây mọc nhiều thân, lá, chậm ra hoa, quả, năng suất thấp.
- HS lắng nghe.
5. Không khí: 
+ Từ bầu khí quyển và không khí có trong đất.
+ Cây cần không khí để hô hấp, quang hợp. Thiếu không khí cây hô hấp, quang hợp kém, dẫn đến sinh trưởng phát triển chậm, năng suất thấp. Thiếu nhiều cây sẽ bị chết.
+ Trồng cây nơi thoáng, thường xuyên xới cho đất tơi xốp.
- HS đọc nội dung Ghi nhớ
3. HĐ ứng dụng 
- Liên hệ: Gia đình em có trồng cây, rau hoa nào? Các cây rau, hoa đó đã đảm bảo đủ điều kiện ngoại cảnh để phát triển chưa?
4. HĐ sáng tạo
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Chuẩn bị bài học sau. 
- HS liên hệ
- Nêu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh tới một số cây rau, hoa mà HS mang đến lớp
Môn: ÂM NHẠC
(Giáo viên chuyên trách)
GIÁO ÁN BUỔI CHIỀU
Thứ hai ngày 9 tháng 1 năm 2023
Môn: TIẾNG ANH
(Giáo viên chuyên trách)
Môn: TIẾNG ANH
(Giáo viên chuyên trách)
Môn: MĨ THUẬT
(Giáo viên chuyên trách)
Thứ ba ngày 10 tháng 1 năm 2023
Môn: ĐẠO ĐỨC
(Giáo viên bộ môn phụ trách)
Môn: THỂ DỤC
(Giáo viên chuyên trách)
Môn: ĐỊA LÍ
NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức
- Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về nhà ở, trang phục, lễ hội của người dân ở đồng bằng Nam Bộ:
 + Người dân ở Tây Nam Bộ thường làm nhà dọc theo các sông ngòi, kênh rạch, nhà cửa đơn sơ.
 + Trang phục phổ biến của người dân đồng bằng Nam Bộ trước đây là quần áo bà ba và chiếc khăn rằn.
 + Một số lễ hội nổi tiếng như: lễ hội Bà Chúa Xứ, hội xuân núi Bà, lễ cúng Trăng,...
2. Kĩ năng
- Biết được sự thích ứng của con người với điều kiện tự nhiên ở đồng bằng Nam Bộ: vùng nhiều sông, kênh rạch - nhà ở dọc sông; xuồng, ghe là phương tiện đi lại phổ biến.
3. Phẩm chất
- HS học tập nghiêm túc, tự giác.
4. Góp phần phát triển các năng lực:
- NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ
 * BVMT: Vai trò, ảnh hưởng to lớn của sông ngòi đối với đời sống của con người (đem lại phù sa nhưng cũng mang lại lũ lụt đe dọa sản xuất và đời sống). Qua đó thấy được tầm quan trọng của hệ thống đê và giáo dục ý thức trách nhiệm trong việc góp phần bảo đê điều - những công trình nhân tạo phục vụ đời sống 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Tranh ảnh về nhà cửa, trang phục của người dân đồng bằng Nam Bộ.
- HS: SGK, bút.
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thuyết trình
- KT: đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động: 
+ Đồng bằng Nam Bộ có đặc điểm gì?
+ Nêu nhận xét về hệ thống sông ngòi, kênh rạch của đồng bằng Nam Bộ
- GV nhận xét chung, giới thiệu bài mới
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét
+ Là đồng bằng lớn nhất cả nước, do phù sa của sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp, có nhiều vùng trũng ngập nước.
+ Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt
2. Bài mới: 
* Mục tiêu: Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về nhà ở, trang phục, lễ hội của người dân ở đồng bằng Nam Bộ:
* Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm-Lớp
 Hoạt động 1: Nhà ở của người dân
- GV yêu cầu HS đọc thầm SGK trang 119.
- GV chiếu Hình 1, 2 (SGK), hỏi HS: 
+ Mỗi bức ảnh chụp cảnh gì?
+ Kể tên các dân tộc sống chủ yếu ở đồng bằng Nam Bộ?
 + Nhà ở của người dân vùng Tây Nam Bộ thường phân bố ở đâu, có đặc điểm gì?
+ Phương tiện đi lại phổ biến của người dân ở vùng Tây Nam Bộ là gì?
* BVMT: Theo em, người dân ở đồng bằng Nam Bộ nói riêng và tất cả chúng ta nói chung cần làm gì để bảo vệ môi trường sống xanh - sạch – đẹp?
*Hoạt động 2: Trang phục và lễ hội.
- YC HS đọc thầm SGK trang 120 và quan sát hình 5, 6
+ Trang phục chủ yếu của người dân ở đồng bằng Nam bộ là gì?
+ Kể tên một số lễ hội của người dân đồng bằng Nam Bộ
*Liên hệ giáo dục văn hóa truyền thống 
- Giới thiệu thêm cho HS hiểu về trang phục và một số lễ hội nổi tiếng
3. Hoạt động ứng dụng 
4. Hoạt động sáng tạo
- Nhận xét tiết học 
- Dặn dò: Chuẩn bị bài học sau 
Nhóm 2 - Lớp
- Đọc thầm.
- Quan sát và nêu: 
+ Hình 1: Ảnh chụp cụm dân cư ven sông ở đồng bằng Nam Bộ.
+ Hình 2: Một ngôi nhà mới ở nông thôn đồng bằng Nam Bộ.
+ Các dân tộc sống chủ yếu ở đồng bằng Nam Bộ: Kinh, Khơ – me, Chăm, Hoa.
+ Nhà ở của người dân vùng Tây Nam Bộ thường phân bố ở dọc theo các sông ngòi, kênh rạch; nhà cửa đơn sơ.
+ Phương tiện đi lại phổ biến của người dân ở vùng Tây Nam Bộ là xuồng, ghe
+ Không vứt rác bừa bãi; không xả rác và nước thải chưa qua xử lí xuống sông, hồ; trồng cây xanh
Cá nhân – Lớp
+ Trang phục: quần áo bà ba và khăn rằn.
+ Một số lễ hội nổi tiếng như: lễ hội Bà Chúa Xứ, hội xuân núi Bà, lễ cúng Trăng,...
- Lắng nghe
- Ghi nhớ các đặc điểm về nhà ở, trang phục và lễ hội của người dân đồng bằng NB
- Trưng bày và giới thiệu một số hình ảnh về người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
Thứ sáu ngày 13 tháng 1 năm 2023
Môn: TIN HOC
(Giáo viên chuyên trách)
Môn: TIN HOC
(Giáo viên chuyên trách)
SHTT - KNS
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TUẦN 21
KĨ NĂNG LÃNH ĐẠO
I. MỤC TIÊU:
- Nắm được ưu - khuyết điểm trong tuần 21
- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm. 
- Biết được phương hướng tuần 22
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Nắm được ưu – khuyết điểm của HS trong tuần
- HS: Chủ tịch Hội đồng tự quản và các Trưởng ban ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ND báo cáo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
1. Khởi động
- Lớp tham gia trò chơi: Truyền tin
2. Lớp báo cáo hoạt động trong tuần:
- 4 Trưởng ban lên nhận xét các thành viên trong tổ và xếp loai từng thành viên.
- Tổ viên các tổ đóng góp ý kiến.
- Chủ tịch HĐTQ lên nhận xét chung các ban.
- GV nhận xét chung:
 + Nề nếp:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 + Học tập: 	
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
3. Phương hướng tuần sau: 
- Tiếp tục thi đua: Học tập tốt, thực hiện tốt nề nếp, vâng lời thầy cô, nói lời hay làm việc tốt.
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
4. Lớp văn nghệ - múa hát tập thể.
 Tổ trưởng
Người soạn
 Lê Văn Lợi
Nguyễn Thị Ngọc Bích

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_21_nam_hoc_2022_2023_nguyen_thi_n.doc