Tập đọc
THƯ THĂM BẠN
I. Mục tiêu:
1. Biết đọc lá thư lưu loát, giọng đọc thể hiện sự thông cảm với người bạn bất hạnh bị trận lũ lụt cướp mất ba.
2. Hiểu được tình cảm của người viết thư: Thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn.
3. Nắm được tác dụng của phần mở đầu và phần kết thúc bức thư.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh họa, băng giấy
III. Các hoạt động dạy và học:
TUẦN 3 Thứ hai ngày 23 tháng 9 năm 2019 Chào cờ ________________________________________ Thể dục GIÁO VIÊN BỘ MÔN DẠY __________________________________________________ Tập đọc THƯ THĂM BẠN I. Mục tiêu: 1. Biết đọc lá thư lưu loát, giọng đọc thể hiện sự thông cảm với người bạn bất hạnh bị trận lũ lụt cướp mất ba. 2. Hiểu được tình cảm của người viết thư: Thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn. 3. Nắm được tác dụng của phần mở đầu và phần kết thúc bức thư. II. Đồ dùng dạy - học: - Tranh minh họa, băng giấy III. Các hoạt động dạy và học: A. Kiểm tra bài cũ: GV gọi 2 HS đọc bài. ? Em hiểu ý hai dòng thơ cuối như thế nào HS: - 2 em đọc thuộc lòng bài thơ “Truyện cổ nước mình”. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu và ghi đầu bài: 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: a. Luyện đọc: ? Bài chia làm mấy đoạn - Gọi HS đọc nối tiếp. - Nghe, sửa sai và giải nghĩa từ khó. HS: 3 đoạn. - Nối tiếp nhau đọc từng đoạn 2 – 3 lần. HS: - Luyện đọc theo cặp. - 1 – 2 em đọc cả bài - GV đọc diễn cảm bức thư. b. Tìm hiểu bài: - Đọc thầm đoạn 1 và cho biết: Bạn Lương có biết bạn Hồng từ trước không? HS: không, chỉ biết Hồng khi đọc báo TNTP. - Bạn Lương viết thư cho Hồng để làm gì? HS: chia buồn với Hồng. - Đọc đoạn còn lại và tìm những câu cho thấy bạn Lương rất thông cảm với Hồng? HS: “Hôm nay, đọc báo TNTP, mình rất xúc động mãi mãi” - Tìm những câu cho thấy bạn Lương biết an ủi bạn Hồng? HS: Lương khơi gợi trong lòng Hồng niềm tự hào về người cha dũng cảm: “Chắc là Hồng cũng tự hào nước lũ” - Mình tin rằng theo gương ba nỗi đau này. - Bên cạnh Hồng còn có má như mình. - HS đọc thầm phần mở đầu và kết thúc và nêu tác dụng của các phần đó. HS: + Dòng mở đầu: Nêu rõ địa điểm, thời gian viết thư, lời chào hỏi, người nhận. + Dòng cuối: Ghi lời chúc, lời nhắn nhủ cám ơn, hứa hẹn, ký tên c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm: HS: 3 em đọc nối tiếp 3 đoạn. - GV đọc diễn cảm mẫu. HS: Luyện đọc theo cặp 1 – 2 đoạn. - Nghe, sửa chữa, uốn nắn và chọn bạn đọc hay nhất. - Thi đọc diễn cảm. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học, hỏi lại nội dung bài học. _______________________________ Toán TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU (tiếp) I.Mục tiêu: - Giúp HS biết đọc, viết các số đến lớp triệu. - Củng cố thêm về hàng và lớp. - Củng cố cách dùng bảng thống kê số liệu. II. Đồ dùng dạy - học: - Bảng phụ kẻ sẵn các hàng, lớp. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: A. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi HS lên chữa bài về nhà. - Nhận xét cho điểm. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu – ghi đầu bài: 2. Hướng dẫn HS đọc và viết số: - GV đưa ra bảng phụ đã chuẩn bị sẵn rồi yêu cầu HS lên bảng viết lại số đã cho trong bảng ra phần bảng lớp 342 157 413 HS: Đọc số 342 157 413 - GV có thể hướng dẫn cách đọc: “Ba trăm bốn mươi hai triệu, một trăm năm bảy nghìn, bốn trăm mười ba” + Ta tách số thành từng lớp, từng lớp đơn vị đến lớp nghìn, lớp triệu (vừa nói, vừa gạch chân dưới các chữ số bằng phấn màu 342 157 413) + Đọc từ trái sang phải. Tại mỗi lớp ta dựa vào cách đọc số có ba chữ số và thêm tên lớp đó. - Gọi HS nêu lại cách đọc số. HS: - Ta tách thành từng lớp. - Tại mỗi lớp, dựa vào cách đọc số có 3 chữ số để đọc và thêm tên lớp đó. 3. Thực hành: + Bài 1: HS: Nêu yêu cầu bài tập và tự làm vào vở 32 000 000 834 291 712 32 516 000 308 250 705 32 516 497 500 209 037 + Bài 2: HS: Nêu yêu cầu bài tập. - Nối tiếp nhau đọc số. + Bài 3: HS: Nêu yêu cầu bài tập và viết số vào vở, sau đó đổi vở kiểm tra chéo. - GV đọc đề bài, HS viết số tương ứng. + Bài 4: HS: Tự xem bảng và trả lời các câu hỏi trong SGK. Cả lớp thống nhất kết quả. - Nhận xét. khuyến khích học sinh 4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. Chính tả (Nghe - viết) CHÁU NGHE CÂU CHUYỆN CỦA BÀ I. Mục tiêu: 1. Nghe – viết lại đúng chính tả bài thơ “Cháu của bà”. Biết trình bày đúng, đẹp các dòng thơ lục bát và các khổ thơ. 2. Luyện viết đúng những tiếng có âm đầu hoặc thanh dễ lẫn. II. Đồ dùng dạy - học: - 3, 4 tờ giấy khổ to, vở bài tập. III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: - GV nhận xét, sửa chữa. HS: 2 - 3 em lên bảng viết, cả lớp viết vào giấy nháp những từ ngữ bắt đầu bằng s/x. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu – ghi đầu bài: 2. Hướng dẫn HS nghe – viết: - GV đọc thơ 1 lượt. HS: - Theo dõi trong SGK. - 1 em đọc lại bài thơ. ? Nội dung nói gì HS: Bài thơ nói về tình thương của bà cháu dành cho 1 cụ già bị lẫn đến mức không biết cả đường về nhà mình. - Cả lớp đọc thầm bài thơ, chú ý những tiếng dễ lẫn. - GV hỏi cách trình bày bài thơ lục bát? HS: - 6 câu viết lùi vào cách lề vở 1 ô. - 8 câu viết sát lề vở. - Hết mỗi khổ thơ, cách 1 dòng mới viết khổ sau. - GV đọc từng câu cho HS viết vào vở. - Đọc lại toàn bài cho HS soát. - Chấm 7 đến 10 bài và nhận xét. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập 2: + Bài 2: HS: - Nêu yêu cầu bài tập. - Đọc thầm đoạn văn, làm bài cá nhân vào vở. - GV dán tờ giấy khổ to, gọi 3 – 4 HS lên làm đúng, nhanh. - HS: Nhận xét và chốt lại lời giải: 2a) Tre – không chịu – trúc dẫu cháy – tre – tre - đồng chí – chiến đấu – tre. 2b) Triển lãm – bảo – thử – vẽ cảnh – cảnh hoàng hôn – vẽ cảnh hoàng hôn – bởi vì - hoạ sĩ – vẽ tranh – ở cạnh – chẳng bao giờ. 4. Củng cố – dặn dò: - GV nhận xét tiết học. _____________________________________________ Khoa học VAI TRÒ CỦA CHẤT ĐẠM VÀ CHẤT BÉO I. Mục tiêu: - HS kể tên một số thức ăn chứa nhiều chất đạm và 1 số thức ăn chứa nhiều chất béo. - Nêu vai trò của chất béo và chất đạm đối với cơ thể. - Xác định được nguồn gốc của những thức ăn chứa chất đạm và những thức ăn chứa chất béo. II. Đồ dùng dạy - học: - Hình trang 12, 13 SGK. - Phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: ? Kể tên các thức ăn chứa nhiều bột đường HS: Nêu “gạo ngô, bánh quy, bánh mỳ, mỳ sợi, bún, ” B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu – ghi đầu bài: 2. Các hoạt động: a. HĐ1: Tìm hiểu vai trò của chất đạm và chất béo: * Mục tiêu: * Cách tiến hành: + Bước 1: Làm việc theo cặp HS: Nói với nhau tên các thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo có trong hình 12, 13 SGK và cùng nhau tìm hiểu về vai trò của chất đạm, chất béo ở mục “Bạn cần biết”. + Bước 2: Làm việc cả lớp - GV đặt câu hỏi: HS: Trả lời. ? Nói tên những thức ăn giàu chất đạm có trong hình ở trang 12 SGK - Đậu nành, thịt lợn, trứng, thịt vịt, cá, tôm, thịt bò, đậu Hà Lan, cua, ốc, ? Kể tên các thức ăn chứa chất đạm mà các em ăn hàng ngày - Đậu, trứng, cá, tôm, cua, ốc, ? Tại sao hàng ngày chúng ta cần ăn thức ăn chứa nhiều chất đạm ? Nói tên những thức ăn giàu chất béo có trong hình trang 13 SGK - HS: Mỡ lợn, lạc, dầu ăn, vừng, dừa, ? Kể tên các thức ăn chứa chất béo mà các em ăn hàng ngày - HS: Mỡ lợn, lạc, dầu ăn, vừng, dừa, ? Nêu vai trò nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo b. HĐ2: Xác định nguồn gốc của các thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo: * Mục tiêu: * Cách tiến hành: + Bước 1: GV phát phiếu học tập. HS: - Làm việc theo nhóm. - Các nhóm lên trình bày kết quả với phiếu học tập trước lớp. - Các bạn khác nhận xét, bổ sung. => Kết luận: Các thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo đều có nguồn gốc từ động vật và thực vật. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. ________________________________ Tiếng Việt+ LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: Ôn tập củng cố về :-đọc hiểu cho HS - Văn kể chuyện . II. Hoạt động dạy học: Bài tập 1: Đường vào bản Đường vào bản tôi phải vượt qua một con suối nước bốn mùa trong veo. Nước trườn qua kẽ đá, lách qua những mỏm đá ngầm, tung bọt trắng xoá như thảm hoa đón mời khách gần xa về thăm bản. Bên đường là sườn núi thoai thoải. Núi cứ vươn mình lên cao,cao mãi . Con đường men theo một bãi vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa. Con đường đã nhiều lần đưa tiễn người bản tôi đi công tác và cũng đã từng đón mừng cô giáo về bản dạy chữ. Dù ai đi đâu về đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn đất trên con đường thân thuộc ấy, thì chắc chắn sẽ hẹn ngày quay lại. Dựa theo nội dung bài đọc, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây.Khoanh tròn chữ a,b hoặc c ở câu em cho là đúng: 1. Đoạn văn trên tả cảnh vùng nào? a. Vùng núi b. Vùng biển c. Vùng đồng bằng 2. Mục đích của đoạn văn trên là tả cảnh gì ? a. Tả con suối . b. Tả con đường c. Tả ngọn núi 3. Vật gì nằm ngang đường vào bản a. Một ngọn núi b. Một rừng vầu c.Một con suối 4. Đoạn văn trên có mấy hình ảnh so sánh ? a.1 hình ảnh b. 2 hình ảnh c. 3 hình ảnh 5. Trong các câu dưới đây, câu nào không có hình ảnh so sánh: a. Nước trườn qua kẽ đá, lách qua những mỏm đá ngầm, tung bọt trắng xoá như trải thảm hoa đón mời khách gần xa đi về thăm bản. b. Con đường đã nhiều lần đưa tiễn người bản tôi đi công tác và cũng đã từng đón mừng cô giáo về bản dạy chữ. c. Con đường men theo một bãi vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp dài như ống đũa. Bài tập 2: Viết một đoạn văn ngắn kể về việc học tập của em trong năm học lớp 3. HS tự làm bài sau đó GVthu bài chấm. * Củng cố dặn dò : Giáo viên nhận xét tiết học Thứ ba ngày 24 tháng 9 năm 2019 Tiếng Anh GIÁO VIÊN BỘ MÔN DẠY ____________________________________ Tiếng Anh GIÁO VIÊN BỘ MÔN DẠY ____________________________________ Toán LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Giúp HS củng cố cách đọc số, viết số đến lớp triệu. - Nhận biết được giá trị của từng chữ số trong 1 số. II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS lên làm bài về nhà. - Nhận xét, cho điểm. HS: Cả lớp theo dõi nhận xét. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu và ghi đầu bài: 2. Hướng dẫn luyện tập: a. Củng cố về đọc số và cấu tạo hàng, lớp của số: - GV cho HS nêu lại các hàng, các lớp từ nhỏ đến lớn. HS: Nêu: - Hàng đơn vị, chục, trăm => lớp đơn vị. - Hàng nghìn, chục nghìnm trăm nghìn => lớp nghìn. - Hàng triệu, chục triệu, trăm triệu => lớp triệu. - GV hỏi: Các số đến lớp triệu có thể có mấy chữ số? HS: Có thể có 7, 8 hoặc 9 chữ số. - Cho HS nêu ví dụ. Ví dụ: 7564321; 87654321; 987654321 b. Thực hành: + Bài 1: HS: quan sát mẫu và viết vào ô trống. - 1 vài HS đọc to, rõ, làm mẫu sau đó nêu cụ thể cách viết số. Các HS khác theo dõi, kiểm tra bài làm của mình. - GV tổ chức chữa bài cho HS. + Bài 2: GV viết các số lên bảng cho HS đọc từng số. + Bài 3: HS: Viết số vào vở , thống nhất kết quả. + Bài 4: HS: Nêu yêu cầu bài tập. GV viết số 571 638 yêu cầu H ... -Từ nhà đến trường các con có phải đi qua đường giao nhau nào không? Học sinh nghe , quan sát H- chia nhóm thảo luận Quan sát trang trang bìa phóng to. H- đai diện nhóm trả lời. Đi ở vạch đường dành cho người đi bộ Đường giao nhau có đèn tín hiệu giao thông và đường giao nhau không có đèn tín hiệu giao thông. H- Đèn dành cho người đi bộ có hình người với 2 màu xanh, đỏ. H- Dừng lại trên hè phố nếu không có hè phố. _ Chờ đèn tín hiệu chuyển sang màu xanh. _ Đi sang đường trên vạch dành cho người đi bộ. - Dừng trên hè phốsát mép đường. Quan sát lại một lần nữa. Qua đường cùng với người lớn. H- chơi trò chơi H- thi xếp đúng 1. Đèn dành cho người đi bộ màu đỏ- Dừng lại chờ đèn xanh 2. đen xanh dành cho người đi bộ bật sáng. 3. Quan sát phải trái một lần nữa để kiểm tra an toàn. 4. Qua đường và giơ cao tay để các xe khác biết. Hs nêu H- Trả lời. Thứ sáu ngày 27 tháng 9 năm 2019 Toán VIẾT SỐ TỰ NHIÊN TRONG HỆ THẬP PHÂN I. Mục tiêu: - Giúp HS hiểu biết ban đầu về đặc điểm của hệ tập phân. - Sử dụng 10 ký hiệu để viết số trong hệ thập phân. - Giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số đó trong 1 số cụ thể. II. Đồ dùng: Phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi HS lên chữa bài tập về nhà. B. Dạy bài mới: 1. Hướng dẫn HS nhận biết đặc điểm của hệ thập phân: - GV viết lên bảng bài tập sau: 10 đơn vị = chục 10 chục = ...trăm 10 trăm = .. nghìn .nghìn = 1 chục nghìn HS: 1 em lên bảng làm, cả lớp làm ra nháp. ? Qua bài tập trên, bạn nào cho biết trong hệ thập phân cứ 10 đơn vị 1 hàng thì tạo thành mấy đơn vị ở hàng trên liền tiếp nó HS: tạo thành 1 đơn vị ở hàng trên liền tiếp nó. - GV khẳng định: Chính vì thế ta gọi đây là hệ thập phân. HS: Nhắc lại: Ta gọi là hệ thập phân vì cứ 10 đơn vị ở 1 hàng lại hợp thành 1 đơn vị ở hàng trên liền tiếp nó. 2. Cách viết số trong hệ thập phân: ? Hệ thập phân có bao nhiêu chữ số? Đó là những số nào HS: Có 10 chữ số đó là 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 - Hãy sử dụng những số đó để viết các số sau: HS: Nghe GV đọc và viết số. + Chín trăm chín mươi chín + 999 + Hai nghìn chín trăm linh năm + 2905 + Sáu trăm tám lăm triệu bốn trăm linh hai nghìn bảy trăm chín ba + 685 793 - GV: Như vậy với 10 chữ số chúng ta có thể viết được mọi số tự nhiên. - Hãy nêu giá trị của chữ số 9 trong số 999 ? HS: 9 ở hàng đơn vị là 9 đơn vị 9 ở hàng chục là 9 chục 9 ở hàng trăm là 9 trăm => Kết luận: Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó. HS: Nêu lại kết luận. 3. Luyện tập thực hành: + Bài 1: - GV yêu cầu HS đọc bài mẫu sau đó tự làm. HS: Cả lớp làm bài vào vở sau đó đổi chéo vở để kiểm tra. + Bài 2: - GV cho HS làm bài theo mẫu rồi chữa bài. + Bài 3: - GV cho HS tự nêu giá trị của chữ số 5 trong từng số. HS: Đọc yêu cầu của bài và tự làm bài vào vở. - 1 HS lên bảng làm. - GV chấm bài cho HS. 4. Củng cố – dặn dò: - GV tổng kết bài học. - Dặn HS về nhà làm các bài còn lại. ___________________________________ Tập làm văn VIẾT THƯ I. Mục tiêu: 1. HS nắm chắc hơn (so với lớp 3) mục đích của việc viết thư, nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của 1 bức thư. 2. Biết vận dụng kiến thức để viết những bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin. II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ viết đề văn. III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra bài cũ: GV gọi HS chữa bài tập về nhà. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu và ghi đầu bài: 2. Phần nhận xét: - GV gọi 1 HS đọc bài. HS: 1 em đọc lại bài “Thư thăm bạn”. Cả lớp theo dõi để trả lời câu hỏi. ? Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì? - Để chia buồn cùng gia đình Hồng vừa bị trận lụt gây đau thương mất mát lớn. ? Người ta viết thư để làm gì? - Để thăm hỏi, thông báo tin tức cho nhau, trao đổi ý kiến, chia vui, chia buồn, bày tỏ tình cảm với nhau. ? Để thực hiện mục đích trên, một bức thư cần có những nội dung như thế nào? - Cần có những nội dung: + Nêu lý do, mục đích viết thư. + Thăm hỏi tình hình của người nhận thư. + Thông báo tình hình của người viết thư. + Nêu ý kiến trao đổi, bày tỏ tình cảm với người nhận thư. ? Qua bức thư đã đọc, em thấy 1 bức thư thường mở đầu và kết thúc như thế nào? - Đầu thư: Ghi địa điểm, thời gian. - Cuối thư: Ghi lời chúc, lời cảm ơn, hứa hẹn của người viết, chữ ký, họ và tên của người viết thư. 3. Phần ghi nhớ: HS: 2 – 3 em HS đọc phần ghi nhớ. Cả lớp đọc thầm. 4. Phần luyện tập: a. Tìm hiểu đề: HS: 1 em đọc đề bài, cả lớp đọc thầm tự xác định yêu cầu. - GV gạch chân những từ quan trọng trong đề bài. ? Đề bài em thấy yêu cầu viết thư cho ai HS: 1 bạn ở trường khác. ? Đề bài xác định mục đích viết thư là để làm gì HS: Hỏi thăm và kể cho bạn nghe tình hình ở lớp, ở trường em hiện nay. ? Thư viết cho bạn cùng tuổi cần dùng từ xưng hô như thế nào HS: xưng hô gần gũi, thân mật: Bạn, cậu, mình, tớ, ? Cần thăm hỏi bạn những gì HS: Sức khỏe, việc học hành ở trường mới, tình hình gia đình, sở thích của bạn: đá bóng, chơi cầu, ? Cần kể cho bạn nghe những gì về tình hình ở lớp, ở trường hiện nay HS: Sức khỏe, việc học hành ở trường mới, tình hình gia đình, sở thích của bạn: đá bóng, chơi cầu, tình hình học tập, vui chơi, văn nghệ, thể thao ? Nên chúc bạn hứa hẹn điều gì? HS: Chúc bạn khỏe, học giỏi, hẹn gặp lại b. HS thực hành viết thư - HS: viết ra giấy nháp những thứ cần viết trong thư. - 1 – 2 em dựa vào dàn ý trình bày miệng - Viết thư vào vở. - Đọc lá thư vừa viết. - GV nhận xét, chấm chữa bài. 5. Củng cố – dặn dò: GV nhận xét tiết học, biểu dương những em viết thư hay. Tin học GIÁO VIÊN BỘ MÔN DẠY ___________________________________________ Tin học GIÁO VIÊN BỘ MÔN DẠY _______________________________ Kĩ thuật KHÂU THƯỜNG (TIẾT 2) I/ Mục tiêu: - HS biết cách cầm vải, cầm kim, lên xuống kim khi khâu và đặc điểm mũi khâu, đường khâu thường. - Biết cách khâu và khâu được mũi khâu thường theo đường vạch dấu. - Rèn luyện tính kiên trì, sự khéo léo của đôi tay. II/ Đồ dùng dạy học: - Tranh quy trình khâu thường + mẫu khâu thường. - Vải sợi có kích thước 20 cm x 30 cm - Len hoặc sợi khác màu vải. - Kim khâu, thước, kéo, phấn. III/ Các hoạt động dạy học: 1/ Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của h/s. 2/ Bài mới: Giới thiệu bài * Hoạt động 1: HS thực hành khâu thường ? Em hãy nhắc lại kĩ thuật khâu thường? GV nhận xét thao tác của h/s - GV Cho h/s quan sát lại tranh quy trình và nêu kĩ thuật khâu thường theo các bước. - GV nhắc lại cách kết thúc đường khâu. - GV quan sát, giúp đỡ h/s còn lúng túng. * Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập của h/s - GV tổ chức trưng bày sản phẩm - Nêu tiêu chí đánh giá sản phẩm. 3/ Củng cố – Dặn dò: -Tóm tắt nội dung bài – Nhận xét giờ -VN chuẩn bị bài giờ sau - HS đọc phần ghi nhớ - 1-2 h/s thực hiện khâu thường. -B1: Vạch dấu đường khâu -B2: khâu các mũi khâu thường theo đường dấu. -HS thực hành khâu mũi khâu thường trên vải. -Đường vạch dấu thẳng cách đều cạnh dài của mảnh vải. -Các mũi khâu tương đối đều, không bị dúm và thẳng theo đường vạch dấu. -Hoàn thành đúng thời gian quy định. -HS đánh giá _________________________________________ Toán + LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: Ôn tập về các phép tính Giải Toán có lời văn II. Hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Bài tập 1: Đặt tính rồi tính: a. 54278 + 29508 c. 4508 x 6 b. 78326 -24935 d. 34652 : 8 Bài tập 2: Tìm x 36 : x = 6-2 b. x : 5 = 576 (dư3) 48 : x = 6+2 x : 9 =345 Bài tập 3: Có ba hộp bánh bề ngoài trông giống nhau, nhưng có hai hộp nặng bằng nhau, còn hộp thứ ba nhẹ hơn. Làm thế nào để qua một lần cân bằng loại cân hai đĩa, ta lấy ra được hộp bánh nhẹ? Bài tập 4: Có một cân hai đĩa và 3 quả cân gồm các loại 1kg, 2kg, 3kg . Hỏi có bao nhiêu cách cân mà chỉ cân một lần lấy ra được 4kg đường? Bài tập 5: Có 8 đồng tiền hình dáng và kích thước giống nhau, trong đó có một đồng tiền nhẹ hơn các đồng tiền khác. Làm thế nào bằng cân hai đĩa và với hai lần cân em có thể tìm ra đồng tiền nhẹ đó. *Củng cố dặn dò : Giáo viên nhận xét tiết học Hoạt động của học sinh -Học sinh tự làm bài sau đó chữa bài -Cả lớp làm bài vào vở. -2 HS lên bảng chữa bài. -Học sinh tự làm bài sau đó chữa bài -Học sinh tự làm bài sau đó chữa bài (2 lần cân) -Học sinh tự làm bài sau đó chữa bài Trải nghiệm sáng tạo Chủ đề 1 : Tôi trách nhiệm ( Tiết 3 ) I. Mục tiêu: Sau bài học giúp HS: - Xây dựng được kế hoạch rèn luyện tinh thần ,trách nhiệm của bản thân. - Tự đánh giá đượctinh thần trách nhiệm của bản thân và những điều đã học được trong chủ đề. - Góp phần hình thành và năng lực tự chủ, năng lực hợp tác cho học sinh. II. Đồ dùng dạy học: - Một số tình huống ghi sẵn trên khổ giấy . - Một số bài hát liên quan, một quyển sổ, bút viết,bút màu. II. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: Tên hoạt động Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh Khởi động A. HĐ cơ bản HĐ1: Báo cáo kết quả thực hiện công việc trong sổ nhật kí. HĐ2: Đóng vai về “ Trách nhiệm của em “. B. Củng cố: -GV cho cả lớp hát bài Bé quét nhà. - GV dẫn dắt để giới thiệu bài và ghi tên đề bài lên bảng -GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4HS. -GV nêu nhiệm vụ cho HS, yêu cầu mỗi bạn trong nhóm chia sẻ về kết quả thực hiện công việc hoặc hoạt động mà mình đã làm trong một tuần vừa qua. -GV gợi ý hướng dẫn giúp đỡ HS. -GV yêu cầu mỗi nhóm chọn ra 1 bạn để lên báo cáo trước lớp. -GV tổ chức cho các nhóm HS chia sẻ trước lớp. -GV nhận xét chung, động viên khen ngợi những HS có biểu hiện tốt. - GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 6-8HS. -GV nêu nhiệm vụ cho HS, yêu cầu mỗi nhóm tự xây dựng một tiểu phẩm có nội dung thể hiện tinh thần trách nhiệm. -GV gợi ý, hướng dẫn.GV nêu một số tình huống gợi ý để HS tham khảo. -GV quan sát, hỗ trợ kịp thời. -GV tổ chức cho các nhóm lên đóng vai. -GV nhận xét,động viên khen ngợi kịp thời. -GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài. - Nhận xét giờ học. - Ghi đầu bài vào vở - Đọc mục tiêu của bài. HĐ1: Báo cáo kết quả -HS thảo luận nhóm 4 -HS lắng nghe. -HS thảo luận nhóm 4. -Đại diện mỗi nhóm HS lên chia sẻ trước lớp. -HS chia sẻ trước lớp. -HS lắng nghe. HĐ2 : Đóng vai -HS hoạt động theo nhóm -HS lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu. -HS lắng nghe. -Các nhóm thảo luận, phân vai và tập đóng vai. -HS lắng nghe. -Các nhóm phân vai và tập đóng vai.
Tài liệu đính kèm: