Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 30 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Ngọc Bích

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 30 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Ngọc Bích

Môn: TẬP ĐỌC

HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Hiểu ND: Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4 trong SGK).

2. Kĩ năng

- Đọc trôi trảy bài tập đọc. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng tự hào, ca ngợi.

3. Phẩm chất

- Giáo dục HS biết tìm tòi, khám phá.

4. Góp phần phát triển năng lực

- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

 * KNS: - Tự nhận tức, xác định giá trị bản thân

 - Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng

 

doc 47 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 106Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 30 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Ngọc Bích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG
Tuần 30 (từ ngày 10/04/2023 – 14/04/2023)
–––––––––
Thứ/
ngày
Môn học
PP
CT
Tiết:
Tên bài dạy
Thứ 2
S
SHĐT- HĐTN
 30
1
Sinh hoạt đầu tuần – Hoạt động trải nghiệm
Thể dục
59
2
(Thầy Điệp)
Tập đọc
 59
3
Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất
Chính tả
30
4
Đường đi sa pa
C
Tiếng anh
59
1
 (Cô Linh)
Tiếng anh
 59
2
(Cô Linh)
Mĩ thuật
30
3
(Cô Loan)
Thứ 3
S
Toán
146
 1
 Luyện tập chung
TLV
59
2
Luyện tập quan sát con vật
Khoa học
59
3
Nhu cầu chất khoáng của thực vật
Toán
 147
4
Tỉ lệ bản đồ
C
Đạo đức
30
1
Bảo vệ môi trường (tiết 1)
Thể dục
60
2
(Thầy Điệp)
Địa lí
30
 3
 Thành phố huế
Thứ 4
S
Tập đọc 
 60
1
Dòng sông mặc áo
Toán
148
 2
 Ứng dụng của tỉ lệ bản đồ 
TLV
59
3
Điền vào giấy tờ in sẵn 
Khoa học
 60
4
Nhu cầu không khí của thực vật
GDNG
30
5
Ôn tập – khoa học và đời sống
C
SHCM
Sinh hoạt chuyên môn
Thứ 5
S
Toán
149
1
Ưng dụng của tỉ lệ bản đồ (tt)
LT&C
59
2
Mở rộng vốn từ: du lịch – thám hiểm
LT&C
60
3
Câu cảm
Kể chuyện
 30
 4
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Thứ 6
S
Lịch sử
30
 1
Những chính sách về kinh tế và
Văn hóa của vua quang trung
Toán
 150
2
 Thực hành
Kĩ thuật
30
3
Lắp xe nôi (tiết 2)
Âm nhạc
30
4
(Cô Lan)
C
Tin học
59
1
(Cô vi)
Tin học
60
2
(Cô vi)
SHCT-HĐTN
 30
3
Sinh hoạt cuối tuần 
GIÁO ÁN TUẦN 30 BUỔI SÁNG
Thứ hai ngày 10 tháng 04 năm 2023
SHĐT – HĐTN
Môn: THỂ DỤC
(Giáo viên chuyên trách)
Môn: TẬP ĐỌC
HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Hiểu ND: Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4 trong SGK).
2. Kĩ năng
- Đọc trôi trảy bài tập đọc. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng tự hào, ca ngợi.
3. Phẩm chất
- Giáo dục HS biết tìm tòi, khám phá.
4. Góp phần phát triển năng lực
- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
 * KNS: - Tự nhận tức, xác định giá trị bản thân
 - Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
 - GV: + Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to nếu có điều kiện). 
 + Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc
- HS: SGK, vở viết
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: 
+ Bạn hãy đọc thuộc lòng một số khổ thơ của bài Trăng ơi...từ đâu đến?
+ Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước như thế nào?
- GV nhận xét chung, dẫn vào bài học
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét
+ 2- 3 HS đọc
 + Tác giả rất yêu trăng, yêu cảnh đẹp của quê hương đất nước. Tác giả khẳng định không có nơi nào trăng sáng hơn đất nước em.
2. Luyện đọc: 
* Mục tiêu: Đọc trôi trảy bài tập đọc, giọng đọc mang cảm hứng ngợi ca, biết nhấn giọng các từ ngữ miêu tả các khó khăn mà đoàn thuỷ thủ gặp phải
* Cách tiến hành: 
- Gọi 1 HS đọc bài (M3)
- GV lưu ý giọng đọc cho HS: Toàn bài đọc với giọng rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi. Nhấn giọng ở các từ ngữ: khám phá, mênh mông, bát ngát, mãi chẳng thấy bờ, ninh nhừ giày, thắt lưng da 
- GV chốt vị trí các đoạn:
- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) 
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- Lắng nghe
- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn
- Bài được chia làm 6 đoạn
(mỗi lần xuống dòng là một đoạn)
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (hạm đội, Ma-gien-lăng, mỏm cực nam, ninh nhừ giày, nảy sinh, sứ mạng,...)
 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp
- Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải)
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc
- 1 HS đọc cả bài (M4)
3. Tìm hiểu bài: 
* Mục tiêu: Hiểu ND: Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4 trong SGK).
* Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp
- GV yêu cầu HS đọc các câu hỏi cuối bài 
+ Ma- gien- lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì?
 + Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì dọc đường?
+ Đoàn thám hiểm đã bị thiệt hại như thế nào?
+ Hạm đội của Ma- gien- lăng đã đi theo hành trình nào?
- GV chốt lại: ý c là đúng.
+ Đoàn thám hiểm đã đạt những kết quả 
gì?
+ Câu chuyện giúp em hiểu những gì về các nhà thám hiểm.
* Câu chuyện có ý nghĩa gì?
* Lưu ý giúp đỡ HS M1+M2 trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài. HS M3+M4 trả lời các câu hỏi nêu nội dung đoạn, bài.
- 1 HS đọc các câu hỏi cuối bài
- HS làm việc theo nhóm 4 – Chia sẻ kết quả dưới sự điều hành của TBHT
+ Cuộc thám hiểm có nhiệm vụ khám phá những con đường trên biển dẫn đến những vùng đất với.
+ Cạn thức ăn, hết nước uống, thuỷ thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn. Mỗi ngày có vài ba người chết phải ném xác xuống biển, phải giao tranh với thổ dân.
- HS đọc thầm đoạn 4 + 5.
+ Đoàn thám hiểm mất 4 chiếc thuyền, gần 200 người bỏ mạng dọc đường, trong đó có Ma- gien- lăng, chỉ còn một chiếc thuyền với 18 thuỷ thủ sống sót.
c. Châu Âu – Đại Tây Dương – châu Mĩ – Thái Bình Dương – châu Á – Ấn Độ Dương – châu Âu
+ Đoàn thám hiểm đã khẳng định được trái đất hình cầu, đã phát hiện được Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới.
+ Những nhà thám hiểm rất dũng cảm, dám vượt mọi khó khăn để đạt được mục đích đặt ra 
Ý nghĩa: Ca ngợi Ma- gien- lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới
4. Luyện đọc diễn cảm 
* Mục tiêu: HS đọc diễn cảm được 2 đoạn của bài với cảm hứng ngợi ca
* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài, giọng đọc của các nhân vật
- Yêu cầu tự chọn 2 đoạn đọc diễn cảm 
- GV nhận xét, đánh giá chung
5. Hoạt động ứng dụng 
- Liên hệ, giáo dục HS biết tìm tòi, khám phá cuộc sống
6. Hoạt động sáng tạo
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò: Chuẩn bị tiết học sau 
- HS nêu lại giọng đọc cả bài
- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài
 - Nhóm trưởng điều hành các thành viên trong nhóm
+ Luyện đọc diễn cảm trong nhóm
+ Cử đại diện đọc trước lớp
- Bình chọn nhóm đọc hay.
- Ghi nhớ nội dung, ý nghĩa của bài
- Tìm hiểu thêm thông tin về nhà thám hiểm Ma-gien-lăng
 CHÍNH TẢ
ĐƯỜNG ĐI SA PA
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
- Nhớ - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi
- Làm đúng BT 2a, BT 3a phân biệt âm đầu r/d/gi
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng viết đẹp, viết đúng chính tả.
3. Phẩm chất: 
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ viết
4. Góp phần phát triển năng lực:
- NL tự chủ và tự học, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
 - GV: giấy khổ to ghi nội dung BT 2a, BT 3a
 - HS: Vở, bút,...
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập. 
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: 
- GV dẫn vào bài mới
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
2. Thực hành:
Chuẩn bị viết chính tả: 
* Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài CT, tìm được các từ khó viết 
* Cách tiến hành: 
* Trao đổi về nội dung đoạn cần viết
- Cho HS đọc thuộc lòng đoạn CT.
+ Vì sao tác giả lại gọi Sa Pa là “món quà tặng diệu kì” của thiên nhiên dành cho đất nước ta?
- Hướng dẫn viết từ khó: Gọi HS nêu từ khó, sau đó GV đọc cho HS luyện viết.
- 1 HS đọc thuộc lòng đoạn CT, cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm lại đoạn văn để ghi nhớ.
+ Vì phong cảnh Sa Pa rất đẹp, Vì sự đổi mùa trong một ngày của Sa Pa rất lạ lùng và hiếm có.
- HS nêu từ khó viết: thoắt, khoảnh khắc, hây hẩy, nồng nàn.,
- Viết từ khó vào vở nháp
3. Viết bài chính tả: 
* Mục tiêu: Hs nhớ - viết tốt bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi
* Cách tiến hành: Cá nhân 
- GV yêu cầu HS viết bài
- GV theo dõi và nhắc nhở, giúp đỡ HS viết chưa tốt.
- Nhắc nhở cách cầm bút và tư thế ngồi viết.
- HS nhớ - viết bài vào vở
4. Đánh giá và nhận xét bài: 
* Mục tiêu: Giúp HS tự đánh giá được bài viết của mình và của bạn. Nhận ra các lỗi sai và sửa sai
* Cách tiến hành: Cá nhân- Cặp đôi
- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.
- GV nhận xét, đánh giá 5 - 7 bài
- Nhận xét nhanh về bài viết của HS
- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực
- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau
- Lắng nghe.
5. Làm bài tập chính tả: 
* Mục tiêu: Giúp HS phân biệt được r/d/gi
* Cách tiến hành: 
Bài 2a
Nhóm 2 – Chia sẻ lớp
Đáp án:
a
ong
ông
ưa
r
ra, ra lệnh, ra vào, rà soát 
rong chơi, rong biển, bán hàng rong 
nhà rông, rồng, rỗng, rộng 
rửa, rữa, rựa 
d
da, da thịt, da trời, giả da 
cây dong, dòng nước, dong dỏng 
cơn dông (cơn giông)
dưa, dừa, dứa 
gi
gia đình, tham gia, giá đỡ, giã giò 
giong buồm, giọng nói, trống giong cờ mở 
giống, nòi giống
ở giữa, giữa chừng
Bài 3a
- Giới thiệu thêm một số kỉ lục thế giới của VN cho HS biết
6. Hoạt động ứng dụng 
7. Hoạt động sáng tạo
- Nhận xét tiét học
- Dặn dò: Chuẩn bị bài học sau 
Cá nhân – Lớp
Đáp án:
giới – rộng – giới – giới - dài
- Viết lại các từ viết sai
- Lấy VD phân biệt một số trường hợp dễ lẫn âm đầu r/d/gi
Thứ ba ngày 11 tháng 4 năm 2023
Môn: TOÁN
Tiết 146: LUYỆN TẬP CHUNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Ôn tập kiến thức về các phép tính với phân số, bài toán hình học và bài toán tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó.
2. Kĩ năng
- Thực hiện được các phép tính về phân số.
- Biết tìm phân số của một số và tính được diện tích hình bình hành.
- Giải được bài toán liên quan đến tìm một trong hai số biết tổng (hiệu) của hai số đó.
3. Phẩm chất
- HS có phẩm chất học tập tích cực, làm bài tự giác
4. Góp phần phát t ...  hai phương án: tán thành và không tán thành
* KNS: - Trình bày các ý tưởng bảo vệ môi trường ở nhà và ở trường
 - Thu thập và xử lí thông tin liên quan đến ô nhiễm môi trường và các hoạt động bảo vệ môi trường
 - Bình luận, xác định các lựa chọn, các giải pháp tốt nhất để bảo vệ môi trường ở nhà và ở trường.
 - Đảm nhận trách nhiệm bảo vệ môi trường ở nhà và ở trường
* BVMT: Sự cần thiết phải BVMT và trách nhiệm tham gia BVMT của HS
* Tư tưởng HCM: Cần kiệm liêm chính
* GD QP – AN: Nêu tác hại ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Tranh, các tấm bìa xanh, đỏ
- HS: SGK, SBT
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi, đóng vai.
- KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm 2
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: 
+ Nêu những hậu quả tai nạn giao thông để lại?
+ Bạn đã làm gì để thực hiện an toàn giao thông?
- GV dẫn vào bài mới
-TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét 
+ Chết người, mất mát tài sản, ...
+ HS nêu
2. khám phá 
* Mục tiêu: Biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và trách nhiệm tham gia bảo vệ môi trường. Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ môi trường. Tham gia bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường học và nơi công cộng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
* Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm-Lớp
HĐ1: Tìm hiểu thông tin
- GV chia nhóm và yêu cầu HS đọc và thảo luận về các sự kiện đã nêu trong SGK theo các câu hỏi:
+ Tại sao môi trường bị ô nhiễm như vậy?
+ Môi trường bị ô nhiễm ảnh hưởng như thế nào tới cuộc sống?
* GDQP-AN: Môi trường bị ô nhiễm gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ con người, gây ra nhiều bệnh hiểm nghèo, đặc biệt là ung thu gây tổn thất nặng nề cho cả gia đình và xã hội
+ Em có thể làm gì đề góp phần bảo vệ môi trường?
- GV kết luận, giáo dục BVMT: Môi trường trên toàn thế giới đang bị ô nhiễm nặng nề ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của con người. Cần có các biện pháp tích cực bảo vệ môi trườn. Bảo vệ môi trường là việc làm cần thiết của tất cả mọi người.
3. Thực hành:
HĐ 2: Chọn lựa hành vi (BT 1)
- GV giao nhiệm vụ cho HS làm bài tập 1: Dùng thẻ màu để bày tỏ ý kiến đánh giá.
 Những việc làm nào sau đây có tác dụng bảo vệ môi trường?
a/. Mở xưởng cưa gỗ gần khu dân cư.
b/. Trồng cây gây rừng.
c/. Phân loại rác trước khi xử lí.
d/. Giết mổ gia súc gần nguồn nước sinh hoạt.
đ/. Làm ruộng bậc thang.
e/. Vứt xác súc vật ra đường.
g./ Dọn sạch rác thải trên đường phố.
h/. Khu chuồng trại gia súc để gần nguồn nước ăn.
- GV kết luận:
 + Các việc làm bảo vệ môi trường: b, c, đ, g.
 + Các việc làm chưa bảo vệ môi trường: a, d, e, h.
* GD tư tưởng HCM: Hàng năm, vào mùa xuân, chúng ta thực hiện Tết trồng cây để bảo vệ môi trường là thực hiện lời dạy của Bác.
 4. HĐ ứng dụng 
5. HĐ sáng tạo
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò: Chuẩn bị bài sau 
Nhóm 6– Lớp
+ Đất bị xói mòn: Diện tích đất trồng trọt giảm, thiếu lương thực, sẽ dần dần nghèo đói.
 + Dầu đổ vào đại dương: gây ô nhiễm biển, các sinh vật biển bị chết hoặc nhiễm bệnh, người bị nhiễm bệnh.
 + Rừng bị thu hẹp: lượng nước ngầm dự trữ giảm, lũ lụt, hạn hán xảy ra, giảm hoặc mất hẳn các loại cây, các loại thú, gây xói mòn, đất bị bạc màu.
+ Con người phải sử dụng nước ô nhiễm, thực phẩm không an toàn, gây ra nhiều bệnh tật,...
- HS lắng nghe
+ HS nêu
- HS lắng nghe – Hs đọc nội dung bài học
- HS bày tỏ ý kiến đánh giá.
+ Thẻ màu đỏ với việc làm có tác dụng bảo vệ môi trường.
+ Thẻ màu xanh với các việc làm không có tác dụng bảo vệ môi trường.
- HS liên hệ bản thân, gia đình, địa phương đã có những việc làm nào bảo vệ môi trường, những việc làm nào chưa bảo vệ môi trường và cách khắc phục.
- HS lắng nghe.
- Thực hiện bảo vệ môi trường
- Vẽ tranh, sưu tầm tranh ảnh về bào vệ môi trường
Môn: THỂ DỤC
(Giáo viên chuyên trách)
Môn: ĐỊA LÍ 
THÀNH PHỐ HUẾ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Huế:
 + Thành phố Huế từng là kinh đô của nước ta thời Nguyễn.
 + Thiên nhiên đẹp với nhiều công trình kiến trúc cổ khiến Huế thu hút được nhiều khách du lịch.
2. Kĩ năng 
- Chỉ được thành phố Huế trên bản đồ (lược đồ).
- Quan sát lược đồ, tranh ảnh và trả lời được các câu hỏi của bài
3. Phẩm chất
- Yêu thích cảnh đẹp của quê hương đất nước và biết bảo vệ, giữ gìn cảnh quan môi trường.
4. Góp phần phát triển các năng lực:
- NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Bản đồ hành chính VN.
- HS: Ảnh một số cảnh quan đẹp, công trình kiến trúc mang tính lịch sử của Huế.
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thuyết trình
- KT: đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động: 
+ Vì sao ngày càng có nhiều khách du lịch đến tham quan miền Trung?
- GV giới thiệu bài mới
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
+ Vì hoạt động du lịch phát triển do có nhiều bãi biến đẹp, nhiều di sản văn hoá và nhiều lễ hội đặc sắc.
2. khám phá 
* Mục tiêu: Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Huế:
 + Thành phố Huế từng là kinh đô của nước ta thời Nguyễn.
 + Thiên nhiên đẹp với nhiều công trình kiến trúc cổ khiến Huế thu hút được nhiều khách du lịch.
* Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm-Lớp
Hoạt động1: Thiên nhiên đẹp với các công trình kiến trúc cổ:
- GV yêu cầu 2 HS tìm trên bản đồ hành chính VN kí hiệu và tên TP Huế. Nếu có điều kiện về thời gian và nhận thức của HS về địa điểm của tỉnh (TP) nơi các em sống trên bản đồ thì GV yêu cầu HS xác định vị trí tỉnh (TP) của các em rồi từ đó nhận xét hướng mà các em có thể đi đến Huế.
- GV yêu cầu từng cặp HS làm các bài tập trong SGK.
+ Con sông chảy qua TP Huế là Sông gì?
+ Huế thuộc tỉnh nào?
+ Kể tên các công trình kiến trúc cổ kính của Huế.
- GV nhận xét và bổ sung thêm:
+ Phía tây, Huế tựa vào các núi, đồi của dãy Trường Sơn, phía đông nhìn ra cửa biển Thuận An.
+ Huế là cố đô vì là kinh đô của nhà Nguyễn từ cách đây 300 năm (cố đô là thủ đô cũ).
- GV cho HS biết các công trình kiến trúc và cảnh quan đẹp đã thu hút khách đến tham quan, tìm hiểu Huế 
Hoạt động2: Huế - Thành phố du lịch:
+ Em hãy cho biết nếu đi thuyền xuôi theo sông Hương, chúng ta có thể tham quan những địa điểm du lịch nào của Huế?
+ Em hãy mô tả một trong những cảnh đẹp của TP Huế.
- GV cho đại diện các nhóm lên trình bày kết quả làm việc. Mỗi nhóm chọn và kể về một địa điểm đến tham quan. Nên cho HS mô tả theo ảnh hoặc tranh. GV có thể cho kể thêm một số địa điểm tham quan ở Huế (tùy theo khả năng của HS).
- GV mô tả thêm phong cảnh hấp dẫn khách du lịch của Huế: Sông Hương chảy qua TP, các khu vườn sum suê cây cối che bóng mát cho các khu cung điện, lăng tẩm, chùa, miếu; Thêm nét đặt sắc về văn hóa, làng nghề, văn hóa ẩm thực.
- GV chốt lại nội dung bài học
3. Hoạt động ứng dụng 
4. Hoạt động sáng tạo
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò: Chuẩn bị bài học sau 
Cá nhân – Lớp
- HS tìm và xác định.
+ Sông Hương.
+ Tỉnh Thừa Thiên – Huế
+ Kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ, Lăng Tự Đức,cầu Trường Tiền,...
- Lắng nghe
Nhóm 2 – Lớp
+ Lăng Tự Đức, điện Hòn Chén,chùa Thiên Mụ, khu Kinh thành Huế, cầu Tràng Tiền, chợ Đông Ba 
+ HS mô tả.
- HS mỗi nhóm chọn và kể một địa điểm.
- HS lắng nghe
- HS đọc nội dung Ghi nhớ
- Ghi nhớ nội dung bài
- Tìm hiểu các ca khúc nổi tiếng viết về thành phó Huế - Nghe 1 ca khúc về Huế 
Thứ sáu ngày 15 tháng 4 năm 2023
Môn: TIN HỌC
( Giáo viên chuyên trách)
Môn: TIN HỌC
( Giáo viên chuyên trách)
SHTT - KNS
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TUẦN 30
TÌM HIỂU QUỐC KÌ MỘT SỐ NƯỚC CHÂU ÂU (T1)
I. MỤC TIÊU:
- Nắm được ưu - khuyết điểm trong tuần 30
- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm. 
- Biết được phương hướng tuần 31
- Có tinh thần tập thể, đoàn kết, yêu thương các bạn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Nắm được ưu – khuyết điểm của HS trong tuần
- HS: Chủ tịch Hội đồng tự quản và các Trưởng ban ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ND báo cáo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
1. Khởi động
- Lớp tham gia trò chơi: Truyền tín hiệu
2. Lớp báo cáo hoạt động trong tuần:
- 4 Trưởng ban lên nhận xét các thành viên trong tổ và xếp loai từng thành viên.
- Tổ viên các tổ đóng góp ý kiến.
- Chủ tịch HĐTQ lên nhận xét chung các ban.
- GV nhận xét chung:
 + Nề nếp:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 + Học tập: 	
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
3. Phương hướng tuần sau: 
- Tiếp tục thi đua: Học tập tốt, thực hiện tốt nề nếp, vâng lời thầy cô, nói lời hay làm việc tốt.
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
4. Lớp văn nghệ - múa hát tập thể 
Tổ trưởng
Lê Văn Lợi
Người soạn
Nguyễn Thị Ngọc Bích

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_30_nam_hoc_2022_2023_nguyen_thi_n.doc