Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 4, 5 - Năm học 2021-2022 - Mai Thị Hoa

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 4, 5 - Năm học 2021-2022 - Mai Thị Hoa

TIẾT 3: TOÁN

SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN (Số tiết: 01)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức, kĩ năng

- Bước đầu hệ thống hóa một số hiểu biết ban đầu về so sánh hai số tự nhiên, xếp thứ tự các số tự nhiên .

- Học sinh so sánh chính xác được các số tự nhiên và biết sắp theo đúng thứ tự.

*Bài tập cần làm: Làm BT 1(cột a), BT2(a,c), BT3(a).

2.Năng lực:

Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

3. Phẩm chất

- HS có thái độ học tập tích cực, cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV : Bảng phụ ghi nội dung BT2, các hình như sgk,.

 - HS: sách, VBT, nháp .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

doc 77 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 149Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 4, 5 - Năm học 2021-2022 - Mai Thị Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhược điểm:
- Trực nhật chưa sạch.
- Nhiều em còn quên sách vở, bảng con; một số em chưa làm bài tập: 
 - Tuyên dương: Nam Trung, Kiệt, Hiếu, Khôi.
 - Phê bình : Khánh, Phạm Minh, An.
c. Phương hướng:
- Dạy, học chương trình tuần 3
 	- Duy trì tỉ lệ chuyên cần
	- Đi học đúng giờ, học bài và làm bài ở nhà.
	- Luyện viết chữ, ôn tập 2 môn toán và Tiếng Việt
	- Vệ sinh sạch sẽ, chăm sóc cây và hoa.
 	- Khắc phục những nhược điềm còn tồn tại 
TUẦN 4
Ngày soạn: 24/9/2021 
Ngày giảng: Thứ hai ngày 27 tháng 9 năm 2021
BUỔI SÁNG
TIẾT 1: HOẠT ĐỘNG ĐẦU TUẦN 
 (Lớp trực tuần thực hiện)
______________________________________________
TIẾT 2: TIẾNG ANH
(GV chuyên thực hiện)
TIẾT 3: TOÁN
SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN (Số tiết: 01)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức, kĩ năng
- Bước đầu hệ thống hóa một số hiểu biết ban đầu về so sánh hai số tự nhiên, xếp thứ tự các số tự nhiên .
- Học sinh so sánh chính xác được các số tự nhiên và biết sắp theo đúng thứ tự.
*Bài tập cần làm: Làm BT 1(cột a), BT2(a,c), BT3(a).
2.Năng lực:
Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
3. Phẩm chất
- HS có thái độ học tập tích cực, cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV : Bảng phụ ghi nội dung BT2, các hình như sgk,...
 - HS: sách, VBT, nháp ..
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: Khởi động
- Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng?
- GV đọc số, 3 tổ cử đại diện lên bảng viết số
? Trong hệ thập phân cứ 10 đơn vị của 1 hàng thì tạo thành mấy đơn vị của hàng tiếp liền nó?
- Hệ thập phân có bao nhiêu chữ số, là số nào?
- GV nhận xét, tuyên dương
2. Hoạt động 2: Khám phá
a. So sánh 2 STN.
* GV nêu VD 1: 
- So sánh 2 số 99 và 100
+ Căn cứ vào đâu để em so được như vậy?
- GV chốt: Khi so sánh 2 STN, số nào có nhiều chữ số hơn thì số đó lớn hơn và ngược lại
* GV nêu VD2: 
 So sánh 29 896 và 30 005
 25 136 và 23 894
? Vì sao em so sánh được như vậy?
- GV chốt: Khi so sánh 2 STN có số chữ số bằng nhau, ta so sánh các cặp số ở cùng 1 hàng, bắt đầu từ hàng cao nhất
* GV nêu dãy số tự nhiên: 0 , 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8, 9...
? Số đứng trước so với số đứng sau thì ntn? Và ngược lại?
b. Xếp thứ tự các số tự nhiên.
- Gv nêu 1 nhóm số tự nhiên.
7698 ; 7968 ; 7896 ; 7869
? Vì sao ta xếp được các số tự nhiên theo thứ tự?
* KL cách sắp thứ tự
+ B1: So sánh các STN
+B2: Xếp theo thứ tự yêu cầu
3. Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
Bài 1(cột a): 
 Điền dấu > ; < ; = .
?Muốn so sánh 2 STN ta làm thế nào?
Bài 2(a, c): 
Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn.
? Nêu cách xếp thứ tự các số tự nhiên?
Bài 3(a): 
Viết các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé.
- Yêu cầu HS chốt cách sắp thứ tự
4. Hoạt động 4: Vận dụng, trải nghiệm.
* HS làm thêm bài 4:(Bt dành cho HS hoàn thành sớm)
Tìm thêm một số tự nhiên để cùng với hai số 124, 126 tạo thành ba số chẵn liên tiếp.
- Ghi nhớ nội dung bài học
- So sánh diện tích của một số tỉnh, thành phố với nhau.
- HS tham gia chơi
- Tổ nào viết đúng và nhanh là tổ chiến thắng
- Tạo thành 1 đơn vị ở hàng trên tiếp liền nó.
- Có 10 chữ số: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9
- HS thảo luận nhóm 2, nêu cách so sánh
- HS: 99 99
Và giải thích tại sao mình lại so sánh như vậy
- HS nhắc lại
- HS lấy VD và tiến hành so sánh
- HS làm việc nhóm 4 dưới sự điều hành của nhóm trưởng và báo cáo kết quả trước lớp
- Hs trả lời: 29 896 < 30 005
 25 136 > 23 894
+ Hs đại diện nêu: Ta so sánh các cặp chữ số ở cùng hàng...
- HS nêu lại và lấy VD, thực hiện so sánh
+ Hai số tự nhiên liền kề nhau hơn (kém) nhau 1 đơn vị.
- Hs sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn: 7698 < 7869 < 7896 < 7968
+ Vì ta luôn so sánh được các STN với nhau.
- HS làm cá nhân - Chia sẻ cặp đôi - Chia sẻ kết quả trước lớp
1234 > 999 35 784 < 35 780
8754 92 410
 39 680 = 39 000 + 680 
 17600 = 17000 + 600
- HS phát biểu
- HS làm cá nhân- Chia sẻ trước lớp
a. 8136 < 8 316 < 8 361
b. 5 724 < 5 740 < 5 742
c. 63 841 < 64 813 < 64 831
- HS làm cá nhân- Chia sẻ trước lớp
- 2 hs lên bảng, lớp làm vào vở.
a. 1984 > 1978 > 1952 > 1942
b. 1969 > 1954 > 1945 > 1890.
- HS làm bài, chia sẻ kết quả.
- Số tự nhiên cần tìm thêm là 122 hoặc 128 vì: 
 122; 124; 126 là ba số chẵn liên tiếp.
 124; 126; 128 là ba số chẵn liên tiếp.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾT 4: TẬP ĐỌC
MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC (Số tiết: 01)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực
- Đọc rành mạch, trôi chảy biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.
- Hiểu được nghĩa một số từ ngữ khó trong bài: chính trực, di chiếu, phò tá, tham tri chính sự, gián nghi đại phu,....
- Hiểu ND bài : Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành - vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa. (thông qua trả lời các câu hỏi trong SGK)
2. Phẩm chất
 - Giáo dục HS biết sống ngay thẳng và tôn trọng những người chính trực
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - GV: Tranh minh họa SGK, bảng phụ ghi câu, đoạn cần luyện đọc.
 - HS: SGK, vở,..
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: Khởi động
 - Y/c HS hát bài: Đội ca
 - GV giới thiệu chủ điểm Măng mọc thẳng và bài học
2. Hoạt động 2: Khám phá
* Luyện đọc: 
- Gọi 1 HS đọc bài
- GV lưu ý giọng đọc cho HS
- Chia đoạn: 3 đoạn
- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) 
- GV chốt nghĩa và giảng giải thêm về một số từ khó:
+ Em hãy đặt câu với từ chính trực.
+ Em hiểu thế nào là người tài ba?
*Tìm hiểu bài:
+ Đọc thầm đoạn 1 
? Tô Hiến Thành làm quan triều nào?
? Mọi người đánh giá ông là người như thế nào?
- GV hỗ trợ TBHT lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp: 
? Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hịên như thế nào?
? Đoạn 1 kể về điều gì?
? Khi Tô Hiến Thành ốm nặng ai là người chăm sóc ông ? 
? Còn Gián nghị đại phu thì sao?
? Đoạn 2 nói đến ai?
+ Đỗ Thái Hậu hỏi ông điều gì?
? Tô Hiến Thành đã tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình?
? Vì sao Đỗ Thái Hậu lại ngạc nhiên khi ông tiến cử Trần Trung Tá?
? Trong việc tìm người giúp nước sự chính trực của ông Tô Hiến Thành được thể hiện như thế nào ?
? Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông?
? Đoạn 3 kể chuyện gì?
? Qua câu chuyện trên tác giả muốn ca ngợi điều gì?
* GDKNS: Chúng ta phải có tấm lòng chính trực và phê phán những hành vi vụ lợi, gian dối
3. Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
+ Gọi 1 HS đọc lại bài
+ Hướng dẫn luyện đọc diễn cảm đoạn 3 .
+ Tổ chức thi đọc trước lớp.
- GV nhận xét chung
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm.
? Qua bài đọc giúp các em hiểu điều gì?
- Tìm đọc các câu chuyện cùng chủ đề trong sách Truyện đọc 4 và kể lại cho người thân nghe.
- HS hát
- Quan sát tranh và lắng nghe
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn
- Bài có 3 đoạn:
Đoạn 1: Tô Hiến Thành....Lý cao Tông.
Đoạn 2: Phò tá......Tô Hiến Thành được.
Đoạn 3: Một hôm......Trần Trung Tá.
+Lần 1: Luyện đọc từ khó, hướng dẫn câu văn dài 
+Lần 2: Giải nghĩa từ
+HS luyện đọc theo nhóm
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc
- 1 HS đọc cả bài 
+ Tô Hiến Thành làm quan triều Lý. 
+ Ông là người nổi tiếng chính trực.
- 1 HS đọc 3 câu hỏi cuối bài
- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời câu hỏi 
+ Tô Hiến thành không chịu nhận vàng đút lót để làm sai di chiếu của vua. Ông cứ theo di chiếu mà lập Thái tử Long Cán.
- Thái độ chính trực của Tô Hiến Thành trong việc lập ngôi vua
+ Quan Tham tri chính sự ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh.
+ Do bận quá nhiều việc nên không đến thăm ông được.
- Tô Hiến Thành lâm bệnh và có Vũ Tán Đường hầu hạ.
+ Hỏi ai sẽ thay ông làm quan nếu ông mất.
+ Ông tiến cử quan Gián Nghị Đại Phu Trần Trung Tá.
+ Vì bà thấy Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh, tận tình chăm sóc mà lại không được ông tiến cử
+ Ông cử người tài ba đi giúp nước chứ không cử người ngày đên chăm sóc hầu hạ mình.
+ Vì ông quan tâm đến triều đình, tìn người tài giỏi để giúp nước , giúp dân. Vì ông không màng danh lợi, vì tình riêng mà tiến cử Trần Trung Tá.
- Kể chuyện Tô Hiến Thành tiến cử người tài giỏi giúp nước.
- HS nêu ý nghĩa của bài đọc:
* Câu chuyện ca ngợi sự chính trực, tấm lòng vì dân, vì nước của vị quan Tô Hiến Thành.
- HS ghi vào vở – nhắc lại ý nghĩa
- Giọng thong thả, rõ ràng. Lời của Tô Hiến Thành điềm đạm, dứt khoát, thể hiện thái độ kiên định....
- Lời Thái hậu: ngạc nhiên...
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai.
+ Phân vai trong nhóm
+ Luyện đọc phân vai trong nhóm.
- Thi đọc phân vai trước lớp
- Lớp nhận xét, bình chọn.
- HS nêu suy nghĩ của mình
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
______________________________________
BUỔI CHIỀU
TIẾT 1: ĐẠO ĐỨC
VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP (Tiết 2- Số tiết:02)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT 	
 1. Kiến thức
- Nêu được ví dụ về sự vượt khó trong học tập.
- Hiểu được được vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ.
2. Năng lực
- Có kĩ năng lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch để vượt khó trong học tập
3. Thái độ
- Có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập.
- Yêu mến, noi theo những tấm gương học sinh nghèo vượt khó.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - GV: - Các mẩu chuyện, tấm gương vượt khó trong học tập.
 - HS: Vở BT Đạo đức, các câu chuyện,...
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Hoạt động 1: Khởi động
- HS kể câu chuyện đã sưu tầm về tấm gương vượt khó trong học tập
2. Hoạt động 2: Thực hành
* Thảo luận nhóm (BT 2- trang 7)
+ Yêu cầu HS đọc tình huống trong bài tập 2- SGK.
- GV kết luận: trước khó khăn của bạn Nam, bạn có thể phải nghỉ học, chúng ta cần phải giúp đỡ ... họa tiết trang trí là những hình gì?
? Hình hoa lá, con vật ở các hoạ tiết có đẹp không?
? Các hình này đã được vẽ cách điệu, đơn giản chưa?
? Cách sắp xếp hoạ tiết như thế nào?
? Hoạ tiết trang trí được dùng ở đâu?
* GV bổ sung và nhấn mạnh: Hoạ tiết trang trí dân tộc là những di sản văn hoá quý báu của ông cha để lại, chúng ta cần phải học tập, gìn giữ và bảo vệ các di sản ấy.
Hoạt động 2: 
 Hướng dẫn HS cách chép hoạ tiết.
GV hướng dẫn HS cách chép:
- Vẽ phác hình dáng chung của hoạ tiết.
- Vẽ các đường trục dọc, ngang để tìm vị trí các phần của hoạ tiết.
- Đánh dấu các điểm chính và phác hình bằng các nét thẳng.
- Quan sát, so sánh để điều chỉnh hình vẽ cho giống mẫu.
- Hoàn chỉnh hình vẽ và vẽ màu theo ý thích.
GV cho hs nhắc lại cách vẽ.
Hoạt động 3: 
 Hướng dẫn HS thực hành.
-GV cho hs xem bài vẽ của hs năm trước.
-GV yêu cầu HS chọn và chép hình hoạ tiết trang trí dân tộc ở SGK.
- Bao quát lớp, hướng dẫn HS :
+ Quan sát kĩ hoạ tiết trước khi vẽ.
+ Vẽ bài theo các bước đã hướng dẫn
+ Vẽ màu theo ý thích.
Hoạt động 4: 
 Hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá.
- GV cùng HS chọn một số bài ưu, nhược điểm để nhận xét về: 
 + Cách vẽ hình
 + Vẽ nét và cách vẽ màu.
- Gợi ý HS xếp loại bài đã nhận xét.
- Đánh giá, xếp loại
4. Củng cố
- GV nhận xét chung giờ học.
5. Dặn dò: 
 - Sưu tầm tranh phong cảnh.
 - Chuẩn bị đồ dùng cho bài học sau.
- HS chuẩn bị đồ dùng để kiểm tra.
1 / Quan sát, nhận xét
+ HS quan sát tranh và trả lời:
+ Hình hoa, lá.
- có
+ Được đơn giản và được cách điệu.
+ Sắp xếp cân đối.
+ ở đình, chùa, lăng, gốm,vải,khăn, áo.
2 /Cách chép hoạ tiết.
+ Quan sát và vẽ theo các bước.
3 /Thực hành.
+ HS vẽ theo các bước đã hướng dẫn.
4 / Nhận xét, đánh giá 
- Nhận xét bài của bạn theo cảm nhận riêng.
- HS ghi nhận
* Phần điều chỉnh bổ sung:  
TIẾT 1: ĐỊA LÍ
TIẾT 4: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN 
 Ở HOÀNG LIÊN SƠN (TIẾP THEO)
I. MỤC TIÊU:
	- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Hoàng Liên Sơn.
	- Sử dụng tranh, ảnh để nhận biết một số hoạt động sản xuất của người dân: làm ruộng bậc thang, nghề thủ công truyền thống, khai thác khoáng sản.
	- Nhận biết được khó khăn của giao thông miền núi: đường nhiều dốc cao quanh co, thường bi sụt nở vào mùa mưa.
	- HS trên chuẩn: Xác lập được mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và hoạt động sản xuất của con người: Do địa hình dốc, người dân phải xẻ sườn núi thành những bậc phẳng tạo nên ruộng bậc thang; miền núi có nhiều khoáng sản nên ở Hoàng Liên Sơn phát triển nghề khai thác khoáng sản. 
	- GD ý thức tìm hiểu, khám phá thiên nhiên và con người ở Hoàng Liên Sơn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
	- Tranh ảnh một số mặt hàng thủ công, khai thác khoáng sản (nếu có).
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Đặc điểm về cuộc sống, sinh hoạt của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Nội dung: 
* Hoạt động 1: Cả lớp 
? Ruộng bậc thang nằm ở đâu? 
? Tại sao phải làm ruộng bậc thang?
? Người dân ở Hoàng Liên Sơn thường trồng những loại cây gì?
- Yêu cầu học sinh chỉ trên bản đồ.
* Hoạt động 2: Theo nhóm 
? Kể tên một số sản phẩm thủ công nổi tiếng của một số dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn?
? Nhận xét về màu sắc của hàng thổ cẩm.
? Hàng thổ cẩm được dùng để làm gì?
*Hoạt động 3: Cá nhân
- Quan sát hình 3 và đọc to mục 3 trong SGK
? Kể tên một số khoáng sản ở Hoàng Liên Sơn?
? Khoáng sản nào được khai thác nhiều nhất?
* BVMT: Để nguồn khoáng sản của chúng ta không bị khai thác bừa bãi, mọi người cần làm gì?
? Mô tả quy trình sản xuất phân lân.
? Ngoài khai thác khoáng sản, người dân miền núi còn khai thác những gì?
4. Củng cố: 
? Người dân Hoàng Liên Sơn làm những nghề gì? Họ làm nghề nào là chính?
? Để bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên nơi đây luôn giàu và đẹp thì người dân cần làm gì?
- Nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò:
- HS về nhà đọc TL phần ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài sau. 
- HS thực hiện yêu cầu của GV.
1. Trồng trọt trên đất dốc 
- Ruộng bậc thang nằm trên sườn núi 
- Giúp cho việc giữ nước, chống xói mòn.
- Trồng lúa ngô, chè trên nương, rẫy hoặc ruộng bậc thang. 
2. Nghề thủ công truyền thống 
- Dệt, may, thêu ...
- Màu sắc sặc sỡ.
- Để sử dụng và bán cho khách du lịch trong nước và quốc tế.
3. Khai thác khoáng sản 
- A-pa- tít, đồng, chì, kẽm ..
- A- pa- tít được khai thác nhiều nhất
- HS phát biểu theo ý kiến của mình.
- Quặng A- pa- tít được khai thác ở mỏ, sau đó được làm giàu quặng (loại bỏ bớt đất đá, tạp chất). Quặng được làm giàu đạt tiêu chuẩn sẽ được đưa vào nhà máy để sản xuất ra phân lân.
- Khai thác gỗ, mây, nứa để làm nhà, đồ dùng; măng, mộc nhĩ, nấm hương để làm thức ăn; quế, sa nhân để làm thuốc chữa bệnh.
*Ghi nhớ (SGK) 
* Phần điều chỉnh, bổ sung:
TIẾT 3: ÔN TOÁN
LUYỆN TẬP SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN
 I. MỤC TIÊU
- Giúp HS củng cố: 
 	+ So sánh hai số tự nhiên
 + Sắp xếp thứ tự các số tự nhiên.
- GD tính tự giác trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
	- VBT
III. BÀI MỚI:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- GV hướng dẫn HS làm bài VBT
Bài 1 / 18: > , <, = ? 
- Nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở
- Lớp làm bài VBT. 2 HS lên bảng làm 
 989 85192
- Goi 2 HS lên bảng làm
 2002 > 999 85 192 > 85 187
- Nhận xét, chữa bài
 4289 = 4200 + 89 85 197 > 85 189
- HS nhận xét, nêu cách so sánh
Bài 2/ 18: 
 Sắp xếp các số tự nhiên theo thứ tự: 
 + a, Từ bé đến lớn.
- HS nêu yêu cầu, làm bài vào vở
- 1 HS làm bài trên phiếu, trình bày kết quả.
 + b, Từ lớn đến bé.
 a, Các số theo thứ tự từ bé đến lớn là:
 7638; 7683; 7836; 7863.
- Nhân xét, chữa bài
b, Theo thứ tự từ lớn đến bé là:
 7863; 7836; 7683; 7638.
 Bài 3/ 18:
- Đọc yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS làm, sau đó đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra
 a, Số bé nhất: 2819
 b, Số lớn nhất: 84325
Bài 4/ 18 ( HSTC).
- HS nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ trong VBT, thực hiện theo yêu cầu.
Bài 5: HSTC.
 Tìm số có hai chữ số, biết rằng tổng của hai chữ số của số đó là số bé nhất có hai chữ số và tích hai chữ số của hai số đó là số lớn nhất có một chũ số.
- GV gợi ý các bước giải:	
- GV nhận xét, chữa bài
Tên các bạn theo thứ tự:
a, Từ cao đến thấp: 
Hùng, Lan, Cường, Liên.
b, Từ thấp đến cao:
Liên, Cường, Lan, Hùng
- HS đọc yêu cầu của bài
- HS làm bài, trình bày
 + Số có hai chữ số là 10
 + Số lớn nhất có một chữ số là 9
Vậy số cần tìm có tổng hai chữ số bằng 10 và tích hai chữ số bằng 9.
 Ta có: 10 = 9 + 1 9 x 1 = 9
 10 = 8 +2 8 x 2 = 16
 10 = 7 +3 7 x 3 = 21
 10 = 6 +4 6 x 4 = 24
 10 = 5 +5 5 x 5 = 25
Chỉ có trường hợp đầu là thỏa mãn đề bài, vậy ta cần tìm được các số : 91 ; 19
* Phần điều chỉnh, bổ sung:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾT 1: ¤n to¸n.
ÔN TẬP VỀ YẾN, TẠ, TẤN 
 I. MỤC TIÊU: 
	- Củng cố và rèn luyện kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng.
 - Thực hành làm tính với các số đo khối lượng đã học.
	- GD học sinh ham học toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - Bảng phụ
III. Bµi míi:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HD làm VBT:
Bài 1: Nối mỗi vật với số đo khối lượng thích hợp:
Sữa
Gà
Trâu
397 g
3 tạ
2 kg
 - GV cho HS làm bài, sau đó gọi 1 HS bài làm trước lớp để chữa bài. GV gợi ý HS hình dung về 3 vật xem vật nào nhỏ nhất, con nào lớn nhất.
- GV chữa bài- nhận xét
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 3: Tính
- GV yêu cầu HS giải thích cách tính của mình.
- GV nhắc HS khi thực hiện các phép tính với các số đo đại lượng chúng ta thực hiện bình thường như với các số tự nhiên sau đó ghi tên đơn vị vào kết quả tính. Khi tính phải thực hiện với cùng một đơn vị đo .
2. Bài toán nâng cao: 
Bài 4: *HS trên chuẩn 
 Cô Lan có 4 kg đường, cô đã dùng số đường để làm bánh. Hỏi cô Lan còn lại bao nhiêu gam đường.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét.
- Nêu yêu cầu bài tập
- HS làm bài trên phiếu.
- HS nêu yêu cầu
- 4 H S lên bảng làm. Cả lớp làm vào vở
a. 1kg = 1000g b. 15 tấn = 150 tạ.
4 kg = 400g 2 tạ = 200 kg
1000g = 1kg 400 tạ = 40tấn
c. 3 tấn 5 tạ = 350 tạ
 4 tạ 5 kg = 405 kg
 2 tấn 50 kg = 2050kg
d. 2 kg 150 g = 2150g
 1 kg 10 g = 1010g
 5 kg 5 g = 5005 g
- Nêu yêu cầu BT.
- 1 HS nêu cách làm.
- 4 HS lên bảng làm. lớp làm vào vở.
270 g + 795 g = 1065 g
562 dag x 4 = 2248 dag
836 dag - 172 dag = 664 dag
924 hg : 6 = 154 hg
- Đọc đề bài.
Bài giải:
Đổi: 4kg = 4000g
Số đường còn lại sau khi cô Lan đã dùng là:
4000 x = 500(gam)
 Đáp số: 500g
ÔN TẬP
I.Môc ®Ých yªu cÇu:
- Mức 1: Nắm được trình tự bức thư .
- Mức 2: Dựa vào phần gợi ý viết được một bức thư cho người bạn. 
- Mức 3: Viết được một bức thư cho bạn .
- Giáo dục các em yêu quý bạn bè .
II. ĐỒ DÙNG 
 Bảng phụ 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Bài 1: Phần đầu thư và cuối thư ta cần ghi những nội dung gì?
Bài 2: Nêu nội dung của một bức thư?
Bài 1 : Dựa vào gợi ý em hãy viết một bức thư gửi một bạn ở trường khác để hỏi thăm và kể cho bạn nghe tình hình lớp và trường em hiện nay
Dựa vào gợi ý
a. Hỏi thăm về sức khỏe của bạn, người thân của bạn 
 b. Hỏi thăm việc học tập của bạn, hỏi thăm các bạn trong lớp, và hỏi về thầy cô
c. Hỏi thăm về kế hoạch sắp tới của bạn và trường bạn 
 d. Kể về sức khỏe của mình ,bạn bè, thầy cô .
 g . Kể cho bạn nghe tình hình học tập của mình và của trường, lớp mình 
e.Kể cho bạn nghe tình hình văn nghệ của của trường , của lớp 
 g. Kể về dự định của mình và của trường, lớp .
 Bài 1 : Em có người bạn ở xa và đang bị ốm. Hãy viết thư cho bạn để thăm
hỏi và động viên.
IV. CỦNG CỐ 
- GV chốt nội dung của bài.
- Nhận xét, tuyên dương những nhóm HS có bài làm tốt.
V. DẶN DÒ
- Dặn học sinh về học bài 
* Phần điều chỉnh bổ sung.
.................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_4_5_nam_hoc_2021_2022_mai_thi_hoa.doc