TẬP TRUNG TOÀN TRƯỜNG
Tiết 2: Toán:
LUYỆN TẬP (Tr. 33)
I . Mục tiêu:
- Đọc được một số thông tin trên biểu đồ.
- HSNK: Thực hiện thêm câu hỏi nội dung bài tập 1.
II. Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Thực hành.
- Phương tiện: Các biểu đồ trong bài học.
TUẦN 6 Ngày soạn: 10 /10/2020 Ngày giảng: Thứ hai ngày 12 tháng 10 năm 2020 Tiết 1: Chào cờ TẬP TRUNG TOÀN TRƯỜNG Tiết 2: Toán: LUYỆN TẬP (Tr. 33) I . Mục tiêu: - Đọc được một số thông tin trên biểu đồ. - HSNK: Thực hiện thêm câu hỏi nội dung bài tập 1. II. Phương pháp, phương tiện dạy học: - Phương pháp: Thực hành. - Phương tiện: Các biểu đồ trong bài học. III. Tiến trình dạy học: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’ 2’ 12’ 15’ 2’ A. Mở đầu: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Treo bảng phụ biểu đồ Số chuột của 4 thôn đã diệt của tiết trước, yêu cầu 1 hs lên chỉ và đọc biểu đồ. - Nhận xét, chữa bài. B. Các hoạt động dạy học: 1. Khám phá: GT bài, ghi đầu bài lên bảng. 2. Thực hành: Bài 1: Yêu cầu hs đọc đề. + Đây là biểu đồ biểu diễn gì? - Yêu cầu hs đọc kỹ biểu đồ và làm bài, sau đó chữa bài trước lớp. + Tuần 1 cửa hàng bán được 2 mét vải hoa và 1 m vải trắng, đúng hay sai? Vì sao? + Tuần 3 cửa hàng bán 400 m vải, đúng hay sai? Vì sao? + Tuần 3 cửa hàng bán được nhiều nhất, đúng hay sai ? vì sao? + Số mét vải hoa mà tuần 2 cửa hàng bán được nhiều hơn tuần 1 là bao nhiêu mét ? + Điền đúng hay sai vào ý thứ tư ? + Nêu ý kiến của em về ý thứ năm? Câu hỏi dành cho HS năng khiếu: (Đạt, Vĩnh, Hương, Phi, My) Trung bình mỗi tuần cửa hàng đó bán được bao nhiêu mét vải? Bài 2: Cho hs quan sát biểu đồ trong SGK. + Biểu đồ biểu diễn gì? + Các tháng được biểu diễn là những tháng nào? - Yêu cầu hs tiếp tục làm bài - Gọi hs đọc bài trước lớp, cho cả lớp nhận xét. - GV chữa bài trên bảng. C. Kết luận: - Nhận xét tiết học , - Chuẩn bị bài: Luyện tập chung. - 1 hs thực hiện, cả lớp nhận xét. + Biểu diễn số vải hoa và vải trắng đã bán trong tháng 9 - HS làm bài vào VBT + Sai, vì tuần đầu cửa hàng bán được 200m vải hoa và 100m vải trắng. + Đúng, vì 100 x 4 = 400 + Đúng, So sánh ta có 400m > 300m > 200m + Tuần 2 bán nhiều hơn tuần 1 là : 300m - 200m = 100m + Điền đúng. + Số mét vải hoa mà tuần 4 cửa hàng bán được ít hơn tuần 2 là 100m là sai. -Suy nghĩ trả lời. + Biểu diễn số ngày có mưa trong 3 tháng của năm 2004 + Là những tháng 7, 8 , 9. - HS làm vào vở, 1 em làm bảng a.Tháng 7 có 18 ngày mưa b. Tháng 8có 15 ngày mưa Tháng 9 có 3 ngày mưa Số ngày mưa của tháng 8 nhiều hơn tháng 9 là: 15 – 3 = 12 (ngày) c. Số ngày mưa trung bình của mỗi tháng là: (18 + 15 + 3): 3 = 12 (ngày) - HS đổi vở kiểm tra chéo lẫn nhau. -Nhận xét, chữa bài. Tiết 3: Tập đọc NỖI DẰN VẶT CỦA AN- ĐRÂY-CA I. Mục tiêu: - Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện. - Hiểu ND: Nỗi dằn vặt của An- đrây- ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.(trả lời được các CH trong SGK). II. Phương pháp, phương tiện dạy học: - Phương pháp: Thực hành, Thảo luận nhóm. - Phương tiện: Tranh minh hoạ trong SGK. III.Các hoạt động dạy học: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’ 2’ 10’ 12’ 8’ 3’ A. Mở đầu: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Theo em gà trống thông minh ở điểm nào? Cáo là con vật có tính cách ra sao? Câu chuyện khuyên ta điều gì? - Nhận xét B. Các hoạt động dạy học: 1. Khám phá: Cho HS quan sát tranh và giới thiệu nội dung bài học. 2. Kết nối: 2.1. Luyện đọc: - 1 HS đọc bài - Chia đoạn Đoạn 1: An- đrây- ca.. .mang về nhà Đoạn 2: Bước vào.. . ít năm nữa - Y/c Hs đọc nối tiếp đoạn. - Luyện đọc từ khó - HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 - HS đọc chú giải và luyện đọc câu văn khó - T/c cho HS đọc bài theo nhóm đôi - Nhận xét, nhắc HS đọc bài cho đúng. 2. Tìm hiểu bài: Đoạn 1: Cho HS đọc thầm và trả lời CH: - Khi câu chuyện xảy ra, An- đrây- ca mấy tuổi? Hoàn cảnh gia đình em lúc đó thế nào? - Khi mẹ bảo đi mua thuốc cho ông, thái độ cậu bé ra sao ? - An- đrây- ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc? Đoạn 2: Gọi 1 HS đọc to và hỏi: - Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mang thuốc về nhà? - Thái độ của An- đrây- ca lúc đó thế nào? - Khi nghe con kể mẹ An-đrây-ca có thái độ như thế nào? - An-đrây-ca tự dằn vặt mình như thế nào? - Qua câu chuyện em thấy An- đrây- ca là một cậu bé như thế nào? - Nêu nội dung chính của bài? 3. Thực hành: HDHS đọc diễn cảm - Cho HS thi đọc diễn cảm đoạn 2 - Hướng dẫn HS đọc phân vai - Nhận xét C. Kết luận: - Đặt lại tên cho truyện theo ý nghĩa. - Nói lời của em với An-đây-ca. - Nhận xét tiết học -HĐTQ kiểm tra bài cũ - 3 HS đọc và trả lời: - Quan sát trả lời - Bức tranh vẽ cảnh một cậu bé đang ngồi khóc bên gốc cây. - HS theo dõi trong sgk 2 HS nối tiếp đọc từng đoạn - HS đọc nối tiếp đoạn. - Đọc chú giải trong SGK. - 2 HS đọc nối tiếp đoạn. - HS đọc bài trong nhóm. - Các nhóm thi đọc trước lớp. - An- đrây- ca lúc đó 9 tuổi. Em sống với mẹ và ông đang bị ốm - An-đrây-ca nhanh nhẹn đi ngay - Cậu gặp mấy bạn đang đá bóng và rủ chơi. Mải chơi cậu quên lời mẹ dặn. Sau mới nhớ ra, cậu vội chạy mua thuốc mang về nhà. - Cậu hoảng hốt khi thấy mẹ đang khóc nấc lên vì ông đã qua đời. - Cậu ân hận vì mình mải chơi, đem thuốc về chậm mà ông mất. - Bà đã an ủi An-đrây-ca và nói rõ cho em biết là ông đã mất khi em mới ra khỏi nhà. - ..... - Rất yêu thương ông, cậu không thể tha thứ cho mình vì chuyện ... - Cậu bé An-đrây-ca rất yêu thương ông, có ý thức trách nhiệm với người thân. Cậu rất trung thực và nghiêm khắc với bản thân về lỗi lầm của mình - 3 đến 5 HS thi đọc - 4 HS đọc 4 vai. - Chú bé trung thực/ Tự trách mình - Bạn đừng ân hận nữa. Ông bạn chắc rất hiểu tấm lòng của bạn. CHIỀU Tiết 1: Chính tả (Nghe - viết): NGƯỜI VIẾT TRUYỆN THẬT THÀ I. Mục tiêu: - Nghe-viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ; trình bày đúng lời đối thoại của nhân vật trong bài. - Làm đúng BT2, BT 3a . II. Phương pháp, phương tiện dạy học: - Phương pháp: Đàm thoại, Thực hành, ... - Phương tiện: Bảng nhóm. III. Tiến trình dạy học: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5’ 2’ 8’ 12’ 8’ 3’ A. Mở đầu: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 1 em lên bảng đọc các từ ngữ cho 3 em khác viết lên bảng. - Nhận xét bài viết của HS. B. Các hoạt động dạy học: 1. Khám phá: GTB, ghi đầu bài lên bảng. 2. Kết nối: 2. 1. Hướng dẫn viết chính tả: a. Tìm hiểu nội dung truyện : - Gọi HS đọc truyện . + Nhà văn Ban-dắc có tài gì + Trong cuộc sống ông là người như thế nào? b. Hướng dẫn viết từ khó: - Cho HS tìm và ghi lại những từ khó trong truyện vào giấy nháp. - Quan sát, nhận xét, chỉnh sửa. c. Hướng dẫn trình bày: - Gọi HS nhắc lại cách trình bày lời thoại 3. Thực hành: 3.1. HDHS nghe - viết: - Đọc cho HS viết bài vào vở - Đọc bài cho HS soát lỗi - Thu và nhận xét bài. 3.2. Hướng dẫn làm bài tập chính tả: Bài 2 :Y/c HS tập phát hiện và sửa lỗi trong bài chính tả của em - Y/c HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS ghi lỗi và chữa lỗi vào sổ tay tiếng Việt - Nhận xét. Bài 3: Tìm các từ láy +Từ láy có tiếng chứa âm s hoặc x là từ láy như thế nào? - Y/c HS hoạt động theo nhóm 4 - Nhóm xong trước dán phiếu lên bảng - Các nhóm khác nhận xét ,bổ sung để có một phiếu hoàn chỉnh. - Kết luận , chốt bài đúng và yêu cầu HS chữa bài (nếu sai). C. Kết luận: - Dặn HS chú ý các lỗi chính tả hay gặp để viết đúng - Chuẩn bị bài sau. - Đọc và viết các từ: + kén chọn, cái kẻng, leng keng, léng phéng. - 2 HS đọc thành tiếng. - Ông có tài tưởng tượng khi viết truyện ngắn, truyện dài. + Ông là một người thật thà, nói dối là thẹn đỏ mặt và ấp úng. - Các từ: Ban-dắc, truyện dài ,truyện ngắn, dự tiệc, thẹn, - HS viết bài vào vở - Đổi vở soát lỗi bài - 1HS đọc thành tiếng yêu cầu và mẫu. - HS tự ghi lỗi và chữa lỗi. + Từ láy có tiếng lặp lại âm đầu s hoặc x. - Thảo luận theo nhóm 4. - Nhận xét, bổ sung. VD: - sàn sàn, san sát, sẵn sàng, sung sướng, săn sóc, ... - xa xa, xó xỉnh, xối xả, xốc xếch, xinh xinh, ... - HS chữa bài. -Nghe và ghi nhớ. Tiết 3: Khoa học Bài 11: MỘT SỐ CÁCH BẢO QUẢN THỨC ĂN I. Mục tiêu: - Nêu được một số cách bảo quản thức ăn, làm khô, ướp lạnh, ướp mặn, đóng hộp,... - Biết và thực hiện một số biện pháp bảo quản thức ăn ở nhà. II. Phương pháp, phương tiện dạy- học: - Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận nhóm - Phương tiện: Các hình minh hoạ trang 24, 25 / SGK, Một vài loại rau thật như: Rau muống, su hào, rau cải, cá khô. 10 tờ phiếu học tập khổ A2 và bút dạ. III. Tiến trình dạy- học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’ 2’ 10’ 10’ 8’ 4’ A. Mở đầu 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: Thế nào là thực phẩm sạch và an toàn ? Chúng ta cần làm gì để thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm ? Vì sao hàng ngày cần ăn nhiều rau và quả chín ? -GV nhận xét B. Các hoạt động dạy học 1. Khám phá: Muốn giữ thức ăn lâu mà không bị hỏng gia đình em làm thế nào ? - Đó là các cách thông thường để bảo quản thức ăn. Nhưng ta phải chú ý điều gì trước khi bảo quản thức ăn và khi sử dụng thức ăn đã bảo quản, các em cùng học bài hôm nay để biết được điều đó. 2. Kết nối 2.1. HĐ 1: Các cách bảo quản thức ăn. - Chia HS thành các nhóm và tổ chức cho HS thảo luận nhóm. -Yêu cầu các nhóm quan sát các hình minh hoạ trang 24, 25 / SGK và thảo luận theo các câu hỏi sau: +Hãy kể tên các cách bảo quản thức ăn trong các hình minh hoạ ? +Gia đình các em thường sử dụng những cách nào để bảo quản thức ăn ? +Các cách bảo quản thức ăn đó có lợi ích gì ? -GV nhận xét các ý kiến của HS. Kết luận: Có nhiều cách để giữ thức ăn được lâu, không bị mất chất dinh dưỡng và ôi thiu. Các cách thông thường có thể làm ở gia đình là: Giữ thức ăn ở nhiệt độ thấp bằng cách cho vào tủ lạnh, phơi sấy khô hoặc ướp muối. 2. 2 HĐ2: Những lưu ý trước khi bảo quản và sử dụng thức ăn. -GV chia lớp thành 5 nhóm, đặt tên cho các nhóm theo thứ tự. +Nhóm: Phơi khô. +Nhóm: Ướp muối. +Nhóm: Ướp lạnh. +Nhóm: Đóng hộp. +Nhóm: Cô đặc với đường. -Yêu cầu HS thảo luận và trình bày theo các câu hỏi sau vào giấy: +Hãy kể tên một số loại thức ăn được bảo quản theo tên của nhóm ? +Chúng ta cần lưu ý điều gì trước khi bảo quản và sử dụng thức ăn theo cách đã nêu ở tên của nhóm ? -Theo dõi hướng dẫn các nhóm Kết luận: Trước khi đưa thức ăn vào bảo quản, phải chọn loại còn tươi, loại bỏ phần giập, nát, úa, sau đó rửa sạch và để ráo nước. -Trước khi dùng để nấu nư ... vai người bệnh hoặc người nhà bệnh nhân nói về dấu hiệu của bệnh. -HS đóng vai bác sĩ sẽ nói tên bệnh, nguyên nhân và cách đề phòng. -Cho 1 nhóm HS chơi thử. Ví dụ: +Bệnh nhận: Cháu chào bác ạ ! Cổ cháu có 1 cục thịt nổi lên, cháu thấy khó thở và mệt mỏi. +Bác sĩ: Cháu bị bệnh bướu cổ. Cháu ăn thiếu i - ốt. Cháu phải chữa trị và đặc biệt hàng ngày sử dụng muối i-ốt khi nấu ăn. -Gọi các nhóm HS xung phong lên trình bày trước lớp. -GV nhận xét, -Phong danh hiệu bác sĩ cho những nhóm thể hiện sự hiểu bài. C. Kết luận +Vì sao trẻ nhỏ lúc 3 tuổi thường bị suy dinh dưỡng ? +Làm thế nào để biết trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không ? -GV nhận xét, cho HS trả lời đúng, hiểu bài. -Nhận xét tiết học, tuyên dương -HĐTQ thực hiện -HS trả lời. -HS nhận xét -Các tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị của tổ mình. -Cảm thấy mệt mỏi không muốn làm bất cứ việc gì. -HS lắng nghe. -Hoạt động cả lớp. -HS quan sát. +Hình 1: Bị suy dinh dưỡng. Cơ thể em bé rất gầy, chân tay rất nhỏ. +Hình 2: Bị bệnh bướu cổ, cổ bị lồi to. -HS trả lời. -HS quan sát và lắng nghe. -HS nhận phiếu học tập. -Hoàn thành phiếu học tập. -2 HS chữa phiếu học tập. -HS bổ sung. -Hs tham gia chơi +Do cơ thể không được cung cấp đủ năng lượng về chất đạm cũng như các chất khác để đảm bảo cho cơ thể phát triển bình thường. +Cần theo dõi cân nặng thường xuyên cho trẻ. Nếu thấy 2 – 3 tháng liền không tăng cân cần phải đưa trẻ đi khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân. -Nghe và ghi nhớ. Tiết 4: Kĩ Thuật Bài 4: KHÂU GHÉP HAI MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU THƯỜNG (tiết 1) I. Mục tiêu: - Biết cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường . - Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khu có thể bị dúm.S -Với học sinh khéo tay: - Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường. Các mũi khâu tương đối đều nhau . Đường khâu ít bị dúm. II. Phương pháp, phương tiện dạy học - Phương pháp: Quan sát, đàm thoại, thực hành. - Phương tiện: Mẫu đường khâu ghép hai mép vải bằng các mũi khâu thường. Sản phẩm có đường khâu ghép hai mép vải (áo, quần). Len (sợi), chỉ khâu. Kim khâu len và kim khâu chỉ, kéo, thước, phấn ghạch. III. Tiến trình dạy học T.g Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’ 1’ 7’ 15’ 3’ A.Mở đầu 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Nêu các bước khâu thường - Nhận xét B. Các hoạt động dạy học 1. Khám phá: Ở giờ học trước các em đã biết khâu thường. Giờ học hôm nay sẽ giúp các em biết cách ghép hai mảnh vải và khâu bằng mũi khâu thường. 2. Kết nối. Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét mẫu - GV giới thiệu mẫu khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường - GV nhận xét, chốt. - GV giới thiệu 1 số sản phẩm có đường khâu ghép hai mép vải và ứng dụng của nó: ráp tay áo, cổ áo, áo gối, túi.... Hoạt động 2: Thao tác kĩ thuật. Lưu ý: - Vạch dấu trên vạch trái của vải. - Úp mặt phải hai mảnh vải vào nhau xếp 2 mép vải bằng nhau rồi khâu lược. - Sau mỗi lần rút kim, kép chỉ cần vuốt các mũi khâu theo chiều từ phải sang trái cho đường khâu thật phẳng. - GV nhận xét và chỉ ra các thao tác chưa đúng và uốn nắn. C. Kết luận -Nhận xét giờ học -HĐTQ hoạt động - 2 HS nêu các bước -Nghe và ghi đầu bài - HS quan sát, nhận xét. + Đường khâu, các mũi khâu cách đều nhau. + Mặt phải của hai mép vải úp vào nhau. + Đường khâu ở mặt trái của hai mảnh vải. - Quan sát hình 1, 2, 3 nêu cách khâu lược, khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường. - Chú ý HD chậm cho HS nam - 1, 2 HS lên bảng thực hiện thao tác GV vừa hướng dẫn. - HS đọc hgi nhớ. - HS tập khâu chỉ vào kim, vê nút chỉ và tập khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường. Ngày soạn: 14/10/2020 Ngày giảng: Thứ sáu ngày 16 tháng 10 năm 2020 Tiết 2: Toán PHÉP TRỪ I. Mục tiêu: - Biết đặc tính và biết thực hiện phép trừ các số có đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá ba lượt và không liên tiếp. - Lớp thực hiện các BT 1, 2( dòng 1) BT3 - HS năng khiếu thực hiện các phép tính còn lại. II. Phương pháp, phương tiện dạy học: - Phương pháp: Làm mẫu, thực hành. - Phương tiện: Bảng nhóm III. Tiến trình dạy học: TG Hoạt động của GV Hoat động của HS 5’ 1’ 12’ 5’ 5’ 8’ 3’ A. Mở đầu: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Đặt tính và tính: 452 746 + 245 962; 235 478 + 582 146 - GV nhận xét chữa bài. B. Các hoạt động dạy học: 1. Khám phá: Giờ học hôm nay các em sẽ được củng cố về kĩ năng thực hiện phép trừ có nhớ và không nhớ trong phạm vi số tự nhiên đã học. 2. Kết nối: + Củng cố kĩ năng làm tính trừ - Viết bảng 2 phép tính trừ: 865279 - 450237 và 647253 - 285749 - Yêu cầu HS đặt tính rồi tính. - Gọi 2HS lên bảng làm bài. - Em hãy nêu lại cách đặt tính và tính như thế nào? 3. Thực hành: Bài 1: Y/c HS tự đặt tính và thực hiện phép tính. Khi chữa bài GV yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện tính của một số phép tính trong bài. - GV nhận xét chữa bài HS. Bài 2: Lớp làm (dòng 1) HS năng khiếu làm thêm các dòng còn lại - Yêu cầu HS làm vào vở, 2 HS làm bảng - Nhận xét, chữa bài. 48600 - 9455 = 39145 80000 - 48765 = 31235 Bài 3: - Gọi 1HS đọc đầu bài. - Yêu cầu HS quan sát hình vẽ trong SGK và nêu cách tìm quãng đường xe lửa từ Nha Trang đến Thành phố Hồ Chí Minh. - Yêu cầu HS làm bài, GV theo dõi giúp đỡ HS yếu - Hướng dẫn HS chữa bài. C. Kết luận: -Tổng kết giờ học, tuyên dương những em học tốt , dặn dò bài tới. - 2 HS lên bảng thực hiện , lớp làm bảng con. - 2HS lên bảng làm bài - HS khác nhận xét bài của bạn và nêu cách thực hiện. + Đặt tính: Viết 647253 rồi viết 245749 xuống dưới sao cho các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau. + Tính theo thứ tự từ phải sang trái.Vậy 647253 – 285749 = 361504 - Khi thực hiện phép trừ các số tự nhiên ta đặt tính sao cho các hàng đơn vị thẳng cột với nhau.Thực hiện phép tính theo thứ tự từ phải sang trái. Kết quả: a. 204613 b. 313131 c. 592147 d. 592637 - 2HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính. - Làm bài tập, sau đó đổi chéo vở -Nhận xét bài bạn - 1HS đọc đầu bài, sau đó làm vào vở, 1HS làm bài trên bảng - Nêu cách làm bài. Bài giải Quãng đường xe lửa từ Nha Trang đến Thành phố Hồ Chí Minh là 1730 – 1315 = 413 (km) Đáp số: 413 km -Nghe và nhận xét Tiết 3: Tập làm văn LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN I. Mục tiêu: - Dựa vào 6 tranh minh họa truyện Ba lưỡi rìu và lời dẫn giải dưới tranh để kể lại được cốt truyện (BT1). - Biết phát triển ý nêu dưới 2, 3 tranh để tạo thành 2, 3 đoạn văn kể chuyện (BT2). -HSNK. Viết được đoạn 3 đoạn văn và kể diễn cảm. II. Phương pháp, phương tiện dạy học : - Phương pháp: Thực hành. - Phương tiện: Tranh minh học cho truyện. Bảng lớp kẻ sẵn các cột. III. Tiến trình dạy học: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’ 2’ 10’ 18’ 4’ A. Mở đầu: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - 1em đọc phần ghi nhớ bài Đoạn văn trong bài văn kể chuyện. - 1 HS kể lại toàn truyện Hai mẹ con và bà tiên. - Nhận xét B.Các hoạt động dạy học: 1. Khám phá: Giờ học hôm nay biết viết đọn văn trong bài văn kể chuyện. 2. Thực hành: Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: Yêu cầu HS đọc đầu bài. - Y/c HS quan sát tranh minh họa ở SGK, đọc thầm phần lời dưới mỗi bức tranh và TLCH. + Truyện có những nhân vật nào? + Câu chuyện kể lại những chuyện gì? + Truyện có ý nghĩa gì? - Y/c HS đọc lời gợi ý dưới mỗi bức tranh. - Yêu cầu HS dựa vào tranh minh hoạ , kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu. - Nhận xét, tuyên dương những HS nhớ cốt truyện và lời kể có sáng tạo. Bài 2: Gọi HS đọc y/c. - Y/c HS quan sát tranh, đọc thầm ý dưới bức tranh và TLCH. GV ghi nhanh câu trả lời lên bảng. + Anh chàng tiều phu làm gì? + Khi đó chàng trai nói gì ? + Hình dáng của chàng tiều phu như thế nào? + Lưỡi rìu của chàng trai ra sao? - Gọi HS xây dựng đoạn 1 của truyện dựa vào các câu hỏi. - Gọi HS nhận xét. - Y/c HS hoạt động trong nhóm với 5 tranh còn lại. - GV phát phiếu học tập (mỗi nhóm một tranh, đọc kĩ phần dưới của tranh và xây dựng thành một đoạn văn kể chuyện). - Gọi đại diện các nhóm trình bày, GV cùng cả lớp nhận xét, bổ sung. -Y/c 2 HS kể lại toàn câu chuyện. - Nhận xét C. Kết luận: - Câu chuyện nói lên điều gì? Rút ra bài học cho bản thân - Nhận xét tiết học -HĐTQ hoạt động - 1 HS lên bảng trả lời. -1 HS kể - HS lắng nghe. - 1HS đọc thành tiếng . - Quan sát tranh minh hoạ , đọc thầm phán lời .Tiếp nối nhau trả lời câu hỏi. + Chàng tiều phu và cụ già. + Chàng trai được tiên ông thử thách tính thật thà, trung thực qua những lưỡi rìu +Truyện khuyên chúng ta hãy trung thực, thật thà trong cuộc sống sẽ được hưởng hạnh phúc. - 6 hs nối tiếp nhau đọc. - 3 đến 5 HS kể lại - 2 HS đọc nối tiếp nhau y /c thành tiếng. - HS quan sát, đọc thầm. + Chàng tiều phu đang đốn củi thì chẳng may lưỡi rìu bị văng xuống sông. + Chàng nói: “Cả gia tài nhà ta chỉ có lưỡi rìu này. Nay mất rìu không biết làm gì để sống đây? + Chàng trai nghèo ở trần, đóng khố, người nhễ nhại mồ hôi, đầu quấn một chiếc khăn màu nâu. + Lưỡi rìu sắt của chàng bóng loáng - 2 HS kể lại đoạn 1. - Nhận xét lời kể của bạn. -Thảo luận nhóm 6. - HS nhận phiếu học tập. - Nhóm trình bày kết quả của mình lên bảng. - Đại diện nhóm kể đoạn văn của nhóm mình. - 2 HS kể lại toàn câu chuyện. -2 Hs nêu nội dung truyện. Liên hệ thực tế. Nghe và ghi nhớ Tiết 4: Sinh hoạt NHẬN XÉT CUỐI TUẦN 1.Ưu Điểm: a. Đạo đức: Đa số các em ngoan, đi học đều đúng giơ, nghẻ học có lý do. Lễ phép với thầy cô giáo, đoàn kết hòa nhã với bạn bè. b. Học tậpcác em: Trong giờ học tích cực hăng hái phát biểu xây dựng bài. Khen Ly, Ngọc, Diệu, Nam. c. Lao động vệ sinh: Các em tự giác vệ sinh khu vực được phân công. Vệ sinh trong và ngoài lớp sạch sẽ 2.Tồn tại: Trong giờ học còn làm việc riêng chưa chú ý nghe giảng học tập chưa có tiến bộ: Lương, Quyền Một số em chưa có ý thức tự giác vệ sinh còn để thầy cô nhắc nhở: D. Vũ III. Kế hoạch tuần 7 - Duy trì mọi nề nếp, mọi hoạt động do trường, đội phát động. - Phát huy những mặt đã làm được. Khắc phục những hạn chế. - Tiếp tục thi đua đôi bạn cùng tiến, Thi đua giờ học tốt ngày học tốt lập nhiều thành tích chào mừng Ngày Thành lập Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 20/10. .................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: