Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2022-2023

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2022-2023

TOÁN

LUYỆN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực đặc thù

- Đọc được một số thông tin trên biểu đồ

2. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: giao tiếp trong tiết học.

3. Phẩm chất

- Nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG

1. Giáo viên: SGK, phiếu học tập,

2. Học sinh: SGK, vở học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

docx 23 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 153Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6
Thứ hai ngày 10 tháng 10 năm 2022
Tiết 1 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
________________________________
Tiết 2 TOÁN
LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù 
- Đọc được một số thông tin trên biểu đồ
2. Năng lực chung 
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: giao tiếp trong tiết học.
3. Phẩm chất 
- Nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG 
1. Giáo viên: SGK, phiếu học tập,
2. Học sinh: SGK, vở học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
2. Luyện tập
Bài 1: Dựa vào biểu đồ trả lời câu hỏi:
? Đây là biểu đồ biểu diễn gì?
- KL cách làm đúng.
Bài 2. Biểu đồ nói về ngày mưa trong ba tháng của năm 2004
+ Biểu đồ biểu diễn gì ?
+ Các tháng được biểu diễn là những tháng nào?
- GV hướng dẫn HS nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét giờ học
+ 2 HS đọc - lớp đọc thầm.
- Biểu diễn số mét vải hoa và vải trắng đã bán trong tháng 9.
a, Sai b, Đúng
c, Đúng d, Đúng
e, Sai
+ HS quan sát kĩ biểu đồ SGK .
- Biểu diễn số ngày có mưa trong 3 tháng của năm 2004
- Là các tháng: 7, 8, 9.
+ 1 HS lên bảng chữa
a, Tháng 7 có 18 ngày có mưa.
b, Tháng 8 có 15 ngày có mưa.
 Tháng 9 có 3 ngày có mưa.
Số ngày có mưa tháng 8 nhiều hơn tháng 9 là :
15 – 3 = 12 (ngày)
c. Số ngày mưa TB mỗi tháng là :
(18 + 15 + 3) : 3 = 12 (ngày)
- Ghi nhớ KT của bài
- Tìm hiểu về các loại biểu đồ khác.
____________________________________
Tiết 3 TIẾNG VIỆT (TẬP ĐỌC) 
NỖI DẰN VẶT CỦA AN – ĐRÂY – CA 
I . YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù 
- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện
- Hiểu nội dung bài: Nỗi dằn vặt của An - đrây - ca thể hiện trong tình yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân. (trả lời được các CH trong SGK)
- Đọc diễn cảm trôi chảy lưu loát
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất.
- Yêu nước: Biết ca ngợi, học tập những người trung thực, dũng cảm.
- Chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG
1. Giáo viên: Tranh bài học, bảng phụ.
2. Học sinh: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- Gọi 2 HS đọc bài “ Gà Trống và Cáo” và nêu ND của bài .
- Nhận xét
2. Khám phá
* Luyện đọc
- Gọi học sinh đọc toàn bài
- Bài có mấy đoạn
- GV tổ chức cho HS đọc nối tiếp đoạn, luyện đọc từ khó, giải nghĩa từ.
- GV HD ngắt nghỉ câu dài
- Giáo viên đọc toàn bài
* Tìm hiểu bài
- Khi câu chuyện xảy ra: An - đrây - ca mấy tuổi? Hoàn cảnh gia đình em lúc ấy như thế nào?
- Khi mẹ bảo An - đrây - ca đi mua thuốc cho ông thái độ của cậu lúc đó như thế nào?
- An - đrây - ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông?
- Chuyện gì đã xảy ra khi An-đrây-ca mua thuốc về nhà?
- Thái độ của An-đrây-ca lúc đó như thế nào?
- An -đrây -ca tự dằn vặt mình ntn?
- Câu chuyện cho thấy An - đrây - ca là một cậu bé ntn?
* Đọc diễn cảm
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm một đoạn
+ Yêu cầu HS tìm nội dung chính của bài.
- Nhận xét, bổ sung
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- 2 HS đọc bài .
- Học sinh đọc toàn bài
- Có hai đoạn
Đoạn 1: Từ đầu.. về nhà.
Đoạn 2: Còn lại.
+ Lần 1: đọc + luyện đọc từ khó
+ Lần 2: đọc + giải nghĩa từ khó
+ Lần 3: so sánh giữa các lần đọc
- An - đrây - ca lúc đó 9 tuổi. Em sống với mẹ và ông đang bị ốm rất nặng.
- An - đrây - ca nhanh nhẹn đi ngay.
- An - đrây - ca chơi đá bóng với các bạn, mải chơi quên lời mẹ dặn .Mãi sau mới nhớ ra, cậu vội chạy đi mua thuốc rồi mang về nhà
- An - đrây - ca hoảng hốt khi thấy mẹ khóc nấc lên. Ông đã qua đời.
- Cậu ân hận vì mình mải chơi, mang thuốc về nhà chậm mà ông mất. Cậu oà khóc dằn vặt kể cho mẹ nghe.
- An - đrây - ca oà khóc khi biết ông qua đời , cậu cho rằng đó là lỗi của mình.
- Cậu là người rất trung thực,cậu đã nhận lỗi với mẹvà nghiêm khắc với bản thân về lỗi lầm của mình .
+ HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
+ HS tham gia thi đọc.
- Nội dung: Cậu bé An - đrây - ca là người rất yêu thương ông,có ý thức trách nhiệm với người thân .cậu rất trung thực và nghiêm khắc với bản thân về lỗi lầm của mình.
_____________________________________________
Tiết 4 TIẾNG VIỆT (CHÍNH TẢ: NGHE – VIẾT)
TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù 
- Nghe - viết đúng và trình bày đúng bài chính tả sạch sẽ, biết trình bày đoạn văn có lời nhân vật; không mắc quá năm lỗi trong bài.
- Hiểu nội dung đoạn cần viết
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt s/x , các tiếng có thanh hỏi, thanh ngã.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài viết.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tự hoàn thành nhiệm vụ học tập, vận dụng.
3. Phẩm chất.
- Chăm chỉ: Tập trung viết bài, trả lời câu hỏi.
- Trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - GV: Bảng phụ, phiếu học tập.
 - HS: Vở, bút,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động 
- GV dẫn vào bài mới
2. Khám phá
* Tìm hiểu đoạn chính tả
- Gv đọc bài viết.
* Tìm hiểu nội dung đoạn viết
- Yêu cầu thảo luận nhóm 2:
+ Nhà văn Ban- dắc có tài gì?
+ Trong cuộc sống, ông là người như thế nào?
- Giáo dục HS tính trung thực
* Viết chính tả
- GV đọc bài
* Nhận xét bài chính tả
- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.
- GV nhận xét, đánh giá 5 - 7 bài
- Nhận xét nhanh về bài viết của HS
3. Luyện tập
Bài 2: 
Bài 3a: Tìm các từ láy:
+ Có tiếng chứa âm s
+ Có tiếng chứa âm x
3. Vận dụng
- Lớp trưởng điều hành HS cùng hát kết hợp với vận động tại chỗ
- HS lớp đọc thầm
- HS thảo luận (2p) và báo cáo trước lớp
+ Ông có tài tưởng tượng khi viết truyện ngắn, truyện dài.
+ Ông là người rất thật thà, nói dối là thẹn đỏ mặt.
- Hs viết nháp từ khó: Pháp, Ban-dắc, thẹn, ấp úng 
- HS đọc từ viết khó 
- 1 hs đọc lại bài viết. Cả lớp đọc thầm.
- HS viết bài vào vở
- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực
- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau
- Lắng nghe.
- Làm bài cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Lớp 
Các lỗi sai của mình về âm đầu l/n và về thanh hỏi/thanh ngã
+ sạch sẽ, sạch sành sanh, sặc sỡ, sáng suốt, sâu sắc,...
+ xanh xanh, xinh xinh, xinh xắn, xao xác, xúm xít, ....
- Viết lại các lỗi sai của bài chính tả vào sổ tay
- Tìm các câu đố nói về loài hoa hoặc một số đồ vật khác có tiếng chứa thanh ngã, thanh hỏi
___________________________________________________________________
Thứ ba ngày 11 tháng 10 năm 2022
Tiết 1 TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù 
- Viết, đọc, so sánh được các số tự nhiên, nêu được giá trị của chữ số trong một số
- Đọc được thông tin trên biểu đồ cột
- Xác định được một năm thuộc thế kỉ nào.
2. Năng lực chung 
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết tìm sự giúp đỡ khi làm bài.
3. Phẩm chất 
- Trung thực: Thật thà, mạnh dạn trình bày kết quả học tập.
- Chăm chỉ: Làm tốt các bài tập.
- Trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 1
- HS: SGK,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- Tổ chức trò chơi củng cố về cách đọc các số có nhiều chữ số
- TK trò chơi - Dẫn vào bài
2. Luyện tập
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
- GV nhận xét 
Bài 3. Dựa vào biểu đồ dưới đây hãy viết tiếp vào chỗ chấm
- YC HS quan sát biểu đồ và cho biết: "biểu đồ biểu diễn gì?"
- GV nhận xét 
Bài 4: Trả lời câu hỏi
- GV KL câu trả lời đúng. 
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học
- Chơi trò chơi Chuyền điện 
- HS nêu YC bài tập .
- HS nêu miệng bài tập 
a. 2 835 918
b. 2 835 916
c . Tám mươi hai triệu ba trăm sáu mươi nghìn chín trăm bốn mươi lăm, 
chữ số 2 có giá trị là 2 000 000
- Bảy triệu hai trăm tám mươi ba nghìn không trăm chín mươi sáu; 
chữ số 2 có giá trị là 200 000
- Một triệu năm trăm bốn mươi bảy nghìn hai trăm ba mươi tám: chữ số 2 có giá trị là 200
- Nêu yêu cầu
- Biểu diễn số HS giỏi Toán K3 trường Tiểu học Lê Quý Đôn năm học 2004 - 2005
a, Có 3 lớp đó là : 3A, 3B, 3C
b, Lớp 3A có 18 HS giỏi Toán .
Lớp 3B có 27 HS giỏi Toán .
Lớp 3C có 21 HS giỏi Toán .
c, Lớp 3B có nhiều HS giỏi Toán nhất.
Lớp 3A có ít HS giỏi Toán nhất.
- HS làm bài
a, Năm 2000 thuộc thế kỉ XX
b, Năm 2001 thuộc thế kỉ XXI
- Ghi nhớ KT của bài
- VN tự viết và đọc số có 9 chữ số.
____________________________________
Tiết 3 MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
DANH TỪ CHUNG VÀ DANH TỪ RIÊNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù 
- Hiểu được khái niệm danh từ chung, danh từ riêng (ND ghi nhớ)
2. Năng lực chung 
- NL tự học: Tự hoàn thành nhiệm vụ học tập
- NL giao tiếp và hợp tác: HS biết thảo luận, đánh giá. 
- NL ngôn ngữ: Biết ý nghĩa của các câu tục ngữ, thành ngữ.
3. Phẩm chất 
- Trung thực: Thật thà, mạnh dạn trình bày kết quả học tập.
- Chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG 
1. Giáo viên: Bảng phụ. 
2. Học sinh: VBT, bút.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
 - Trò chơi: Kết nối
- GV chuyển ý vào bài mới.
2. Khám phá
Bài 1. Tìm các từ có nghĩa như sau
- YC HS thảo luận theo cặp hoàn thành 
- GV nhận xét
Bài 2. Nghĩa của các từ tìm được ở BT1 khác nhau như thế nào?
- GV nhận xét, KL
Bài 3. Cách viết các từ trên có gì khác nhau?
- YC các nhóm thảo luận
- GV nhận xét, KL 
3. Thực hành 
Bài 1: Tìm danh từ chung, danh từ riêng trong đoạn văn sau
- GV nhận xét chung.
Bài 2: Viết họ tên 3 bạn nam, 3 bạn nữ trong lớp em.
+ Họ và tên các bạn ấy là danh từ chung hay danh từ riêng? Vì sao?
- GV: Tên người các em l ... với một từ đã cho
- HS tiếp nối đặt câu của mình. 
- GV nxét, tuyên dương những câu hay.
3. Củng cố - dặn dò
- Ghi nhớ các từ ngữ thuộc chủ điểm
- VN đặt 1 câu với từ ngữ về trung thực - tự trọng.
- Nhận xét giờ học.
- HS trả lời
- 2 HS lên bảng viết danh từ.
- HS đọc yêu cầu 
- Lời giải đúng: tự trọng, tự kiêu, tự ti, tự tin, tự ái, tự hào.
- 1 hs đọc, cả lớp theo dõi.
- Trung thành.
- Trung kiên
- Trung nghĩa
- Trung hậu.
- Trung thực.
- 1 hs đọc y/c.
- Hoạt động trong nhóm.
- Các nhóm lên trình bày.
+ Trung thu, trung bình, trung tâm.
+ Trung thành, trung kiên, trung thực, trung hậu, trung kiên.
- Hs suy nghĩ, đặt câu.
+ Bạn Tuấn là học sinh trung bình của lớp.
+ Thiếu nhi ai cũng thích tết trung thu.
______________________________________
BUỔI CHIỀU
Tiết 1 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ÔN TẬP: DANH TỪ CHUNG VÀ DANH TỪ RIÊNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Củng cố cho HS xác định được danh từ chung và danh từ riêng, đặt câu.
II. ĐỒ DÙNG 
1. Giáo viên: GV: Bảng phụ 
2. Học sinh: vở học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Mức 1
Mức 2
Bài 1: Gạch dưới các DT trong các câu sau:
 Em mơ làm mây trắng
Bay khắp nẻo trời cao
Nhìn non sông gấm vóc
Quê mình đẹp biết bao
Bài 2: Tìm các danh từ riêng và danh từ chung trong đoạn văn sau:
 Xuân đi học qua cánh đồng làng. Trời mây xám xịt, mưa ngâu rả rích. Đó đây có bóng người đi thăm ruộng hoặc be bờ. Xuân rón rén bước trên con đường lầy lội
Bài 3: Tìm các danh từ riêng và danh từ chung chỉ người trong đoạn văn sau:
 Ở làng người Thái và làng người Xá, đến mùa đi làm nương thì trên sàn, dưới đất mọi nhà đều vắng tanh..... Trên nương, mỗi người một việc. Người lớn thì đánh trâu ra cày. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá........Mấy chú bé đi tìm chỗ ven suối để bắc bếp thổi cơm.......Lũ chó nhung nhăng chạy sủa om cả rừng.
Bài 4. Đặt 1 câu với danh từ ở bài 3.
______________________________________
Tiết 2 + 3 TẬP LÀM VĂN
ÔN TẬP: VIẾT THƯ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Rèn cách viết thư, biết cách dùng từ đặt câu cho phù hợp 
II. ĐỒ DÙNG 
1. Giáo viên: Bảng phụ 
2. Học sinh: vở học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Đề bài: Em có người bạn ở xa và đang bị ốm. Hãy viết thư cho bạn để thăm hỏi, động viên bạn 
M1
M2
Dàn ý
- Phần mở đầu thư
+ Địa điểm, thời gian viết thư
+ Lời xưng hô với bạn
- Phần nội dung bức thư
+ Thăm hỏi, động viên bạn 
+ Phần bày tỏ tình cảm của em với bạn
+ Kể cho bạn nghe về tình hình học tập của em
- Phần kết thúc thư: Lời chúc cuối thư, lời hứa hẹn, kí tên
Dàn ý
- Phần mở đầu thư
+ Địa điểm, thời gian viết thư
+ Lời xưng hô với bạn
- Phần nội dung bức thư
+ Thăm hỏi, động viên bạn 
+ Phần bày tỏ tình cảm của em với bạn
+ Kể cho bạn nghe về tình hình học tập của em
- Phần kết thúc thư: Lời chúc cuối thư, lời hứa hẹn, kí tên
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ 
- Nhận xét chung giờ học. 
_____________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 14 tháng 10 năm 2022
Tiết 2 KHOA HỌC
PHÒNG MỘT SỐ BỆNH DO THIẾU CHẤT DINH DƯỠNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù 
- Biết một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng gây nên và cách phòng tránh một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng 
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- NL khoa học: Biết quan sát, khám phá để giải quyết các câu hỏi đặt ra. 
3. Phẩm chất.
- Chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Các hình minh hoạ ở trang 18, 19 / SGK 
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt đông của giáo viên
Hoạt đông của của học sinh
1. Khởi động 
+ Hãy nêu các cách để bảo quản thức ăn?
+ Theo em, tại sao những cách bảo quan thức ăn (Ướp lạnh, muối, nướng, phơi khô, ) lại giữ thức ăn được lâu hơn?
- GV nhận xét, khen/ động viên.
+Ướp lạnh, muối, nướng, phơi khô,  
+ Vì những cách này làm ngưng lại hoạt động của các loại vi khuẩn
2. Khám phá
HĐ1: Nhận dạng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng. Nguyên nhân gây bệnh
- Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 26 / SGK và tranh ảnh do mình sưu tầm được, sau đó trả lời các câu hỏi: 
+ Người trong hình bị bệnh gì? Những dấu hiệu nào cho em biết bệnh mà người đó mắc phải?
+ Nêu nguyên nhân dẫn đến các bệnh trên?
*GVKL: 
HĐ2: Cách phòng bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng: 
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: 
+ Ngoài các bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, bướu cổ em còn biết những bệnh nào do thiếu dinh dưỡng?
+ Nêu cách phát hiện và cách đề phòng?
- GV nhận xét, kết luận. 
3. Vận dụng
- HS quan sát. Thảo luận theo nhóm 2. 
- Báo cáo kết quả:
+ Hình 1: Bị suy dinh dưỡng. Cơ thể em bé rất gầy, chân tay rất nhỏ. 
+ Hình 2: Bị bệnh bướu cổ, cổ bị lồi to. 
+ Do không được ăn đầy đủ lượng và chất. 
- HS quan sát và lắng nghe. 
- Nhóm 4 thảo luận- Chia sẻ trước lớp
+ Các bệnh như: quáng gà, khô mắt, bệnh phù, chảy máu chân răng. 
+ Cách phát hiện: Mắt kém, chân tay phù, chân răng dễ bị chảy máu. 
+ Cách phòng: cần ăn đủ lượng, đủ chất dinh dưỡng, đối với trẻ cần theo dõi cân nặng thường xuyên, 
- Ghi nhớ một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng và cách phòng bệnh thiếu dinh dưỡng
- Sưu tầm tranh ảnh về bệnh do thiếu dinh dưỡng.
___________________________________
Tiết 3 TOÁN
PHÉP TRỪ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù 
- Biết đặt tính và biết thực hiện phép trừ các số có đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp
2. Năng lực chung 
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
- Năng lực toán học: Biết tính toán, ước lượng
3. Phẩm chất 
- Nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Bảng phụ
 - HS: Vở BT, bút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- Dẫn vào bài mới
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Củng cố cách thực hiện phép trừ
- GV viết phép tính lên bảng và hướng dẫn HS làm bài.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
c. Luyện tập 
Bài 1: Đặt tính rồi tính
- GV nhận xét và chữa bài 
Bài 2: Tính 
- GV nhận xét, chữa bài
Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc đề bài và làm bài vào vở
- GV nhận xét chung.
3. Củng cố - dặn dò
- GV nhận xét giờ học
- Cả lớp hát cùng vận động tại chỗ
- HS đọc đề bài và làm bài vào nháp.
 865 279
-
 450 237
 415 042
- HS tự làm bài
 987 864
-
 246 937
 204 623
a.
839 084
-
 246 937
 921 457
b.
- HS làm bài theo nhóm
a. 48 600 - 9 455 = 39 145
65 102 - 13 859 = 51 353
b. 80 000 - 48 765 = 31 235
941 302 - 298 764 = 642 538
- HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở
Bài giải
Độ dài quãng đường xe lửa từ Nha Trang đến TP Hồ Chí Minh là:
1 730 – 1 315 = 415 ( km)
 Đáp số: 415 km
- Hoàn thiện vở BTT
- Giữ nguyên lời văn, thay số cho BT 3 để thành bài toán mới và giải.
______________________________________________
Tiết 4 MÔN: TIẾNG VIỆT (TẬP LÀM VĂN)
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù 
- Dựa vào 6 tranh minh hoạ truyện Ba lưỡi rìu và lời dẫn giải dưới tranh để kể lại được cốt truyện (BT1)
- Biết phát triển ý nêu dưới 2, 3 tranh để tạo thành 2, 3 đoạn văn kể chuyện (BT2)
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe và trả lời các câu hỏi.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia thảo luận trong nhóm.
- Năng lực văn học: Biết xác định các sự việc trong truyện.
3. Phẩm chất.
- Nhân ái: Biết ca ngợi những người thẳng thắn, chính trực
- Chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - GV: bảng phụ
 - HS: Vở BT, SGK
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1. Khởi động
2. Khám phá
Bài tập 1: Dựa vào tranh và kể lời kể dưới tranh kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu
- GV đặt câu hỏi gợi ý để HS nắm được cốt truyện:
+Truyện có những nhân vật nào?
+ Câu chuyện kể lại chuyện gì?
+ Truỵên có ý nghĩa gì?
*GV: Câu chuyện kể lại việc chàng trai được tiên ông thử thách tính thật thà, trung thực qua những lưỡi rìu.
- Gọi HS đọc lời gợi ý dưới mỗi bức tranh. 
- Yêu cầu HS dựa vào tranh minh họa, kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu. 
- GV chữa cho từng HS, nhắc HS nói ngắn gọn, đủ nội dung chính. 
- Nhận xét, khen những HS nhớ cốt truyện và lời kể có sáng tạo. 
Bài tập 2. Phát triển ý nêu dưới mỗi tranh thành một đoạn văn kể chuyện
- Gv nhận xét – Tuyên dương
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Dặn dũ HS
- Hát kết hợp vận động tại chỗ
- 2 HS Đọc yêu cầu của bài.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài, quan sát tranh
- Lớp thảo luận nhóm 2 và báo cáo:
+Truyện có hai nhân vật: chàng tiều phu và cụ già (tiên ông).
+ Câu chuyện kể lại việc chàng trai nghèo đi đốn củi và được ông tiên thử thách tính thật thà, trung thực qua việc mất rìu. 
+Truyện khuyên chúng ta hãy trung thực, thật thà trong cuộc sống sẽ được hưởng hạnh phúc.
- HS đọc tiếp nối lời gợi ý dưới tranh – Tập kể trong nhóm 4
Ví dụ về lời kể: 
 Ngày xưa có một chàng tiều phu sống bằng nghề chặt củi. Cả gia tài của anh chỉ là một chiếc rìu sắt. Một hôm, chàng đang đốn củi thì lưỡi rìu bị văng xuống sông. Chàng đang không biết làm cách nào để vớt lên thì một cụ già hiện lên hứa giúp chàng. Lần thứ nhất, cụ vớt lên bằng một lưỡi rìu bằng vàng, nhưng chàng bảo không phải của mình. Lần thứ hai, cụ vớt lên bằng một lưỡi rìu bằng bạc, nhưng chàng không nhận là của mình. Lần thứ ba, cụ vớt lên bằng một lưỡi rìu bằng sắt, anh sung sướng nhận ra lưỡi rìu của mình và cám ơn cụ. Cụ già khen chành trai thât thà và tặng chàng cả ba lưỡi rìu. 
- Học sinh viết đoạn văn.
+ Đoạn 1: Có một chàng tiều phu nghèo, gia sản chỉ có một lưỡi rìu bằng sắt. Chàng vào rừng đốn củi. Vừa chặt được mấy nhát thì lưỡi rìu gẫy cán, văng xuống sông. Chàng tiều phu buồn rầu, than : “ Ta chỉ có lưỡi rìu này để kiếm sống, nay rìu mất thì biết sống sao
+ Đoạn 2:
Bỗng có một cụ giá râu tóc bạc phơ, khuôn mặt hiền hậu xuất hiện. Ông nói: - Con đừng buồn ta sẽ giúp con tìm lại lưỡi rìu đó. Chàng trai chắp tay cảm ơn
- Các đoạn còn lại tương tự

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_6_nam_hoc_2022_2023.docx