Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2021-2022 - Mai Thị Hoa

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2021-2022 - Mai Thị Hoa

TIẾT 2: TOÁN

HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC(Số tiết: 01)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

 1. Kiến thức, kĩ năng

 - Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc

- Kiểm tra được hai đường thẳng vông góc với nhau bằng ê ke.

- Bài tập cần làm: bài 1; 2; 3(a). HS mức 3làm được bài 3(b); bài 4.

2. Năng lực.

- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy- lập luận logic.

 3. Phẩm chất

 - GD tính cẩn thận, sáng tạo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Thước thẳng và ê ke.

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

doc 39 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 120Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2021-2022 - Mai Thị Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8
Ngày soạn: 22/10/2021 
Ngày giảng: Thứ hai ngày 25 tháng 10 năm 2021
BUỔI SÁNG
TIẾT 1: HOẠT ĐỘNG ĐẦU TUẦN 
 (Lớp trực tuần thực hiện)
______________________________________________
TIẾT 2: TIẾNG ANH
(GV chuyên soạn giảng)
______________________________________________
TIẾT 2: TOÁN
HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC(Số tiết: 01)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
 1. Kiến thức, kĩ năng
 - Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc
- Kiểm tra được hai đường thẳng vông góc với nhau bằng ê ke.
- Bài tập cần làm: bài 1; 2; 3(a). HS mức 3làm được bài 3(b); bài 4.
2. Năng lực.
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy- lập luận logic.
 3. Phẩm chất
 	- GD tính cẩn thận, sáng tạo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - Thước thẳng và ê ke.
 	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Hoạt động 1:Khởi động
- Nhận dạng góc nhọn , góc tù, góc bẹt ? 
- Nhận xét, dẫn vào bài mới.
2. Hoạt động 2:Khám phá
* Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc
- Vẽ hình chữ nhật ABCD
? Đây là hình gì ? đọc tên hình?
? Nêu tên các góc?
? Kéo dài hai cạnh BC và DC của HCN ta được hai đường thẳng như thế nào?
- Góc BCD là góc gì?
(tương tự với các góc còn lại )
*KL: Hai đường thẳng vuông góc tạo thành 4 góc vuông. 
?Tìm các hình ảnh hai đường thẳng vuông góc?
- GV vẽ hai đường thẳng vuông góc
- Dùng ê ke kiểm tra
3.Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành.
Bài 1:
Bài 2:
- Tìm các cặp cạnh vuông góc với nhau? 
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 3 :
* HS mức 3làm phần b)
- Nêu tên cặp cạnh vuông góc với nhau.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 4: 
* HS mức 3 
- HS nêu miệng. 
- Nhận xét, chữa bài.
4. Hoạt động 4: Vận dụng,trải nghiệm
- Tìm ví dụ thực tế về hai đường thẳng vuông góc.
- HS hát 1 bài
 - HS trả lời 
 A B
 D C
- Hình chữ nhật ABCD 
- A, B, C, D đều là góc vuông 
- Cạnh BC và DC vuông góc với nhau 
- Góc vuông
- HS lấy ví dụ hai đường thẳng vuông góc trong thực tế. M
 O N
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài.
 H P
 I K M Q
 - HS đọc yêu cầu của bài 
 A B
 D C
 BC và CD AB và AD
CD và BA DA và DC
- HS đọc yêu cầu của bài
a, Hình ABCDE :
AE vuông góc với ED ; 
ED vuông góc với DC 
b, Hình MNPQR 
MN vuông góc với NP ; 
 NP vuông góc với PQ
- Nêu yêu cầu của bài.
a, AB vuông góc với AD
 AD vuông góc với DC
b, AB vuông góc với BC
 BC vuông góc với CD
- Hai đường thẳng trên hai cạnh gần nhau của bàn học, hai cạnh góc vuông của Êke, hai đường thẳng là 2 đường viền mép bảng.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
_________________________________________
TIẾT 4: TẬP ĐỌC
ĐÔI GIÀY BA TA MÀU XANH (Số tiết: 01)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
 1. Năng lực
- Đọc rành mạch , trôi chảy toàn bài.
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài( giọng kể, chậm rãi, nhẹ nhàng hợp nội dung hồi tưởng).
- Hiểu nội dung : Chị phụ trách quan tâm đến ước mơ của cậu bé Lái, làm cho cậu xúc động và vui sướng đến lớp với đôi giầy được thưởng .
2. Phẩm chất
 - Giáo dục học sinh biết quan tâm đến người khác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 	
Tranh minh họa, bảng phụ. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động 1: Khởi động
- Đọc thuộc lòng bài thơ: Nếu chúng mình có phép lạ. Nêu nội dung bài.
- Nhận xét, dẫn vào bài
2. Hoạt động 2: Khám phá
a. Luyện đọc:
- Giới thiệu giọng đọc toàn bài
- Bài chia mấy đoạn?
- Đọc đoạn trước lớp.
- GV đọc mẫu.
b.Tìm hiểu bài:
* Đoạn 1
- Nhân vật Tôi là ai?
? Ngày bé chị phụ trách từng mơ ước điều gì?
? Câu văn nào tả vẻ đẹp của đôi giày ba ta?
? Mơ ước ấy của chị phụ trách có đạt được hay không? Vì sao em biết?
* Đoạn 2.
? Chị phụ trách được giao việc gì?
? Chị phát hiện ra Lái thèm muốn điều gì?
Vì sao chị biết điều đó?
? Chị đã làm gì động viên Lái trong ngày đầu đi học?
? Tại sao chị lại làm cách đó?
? Những chi tiết nào nói lên sự cảm động và niềm vui của Lái khi nhận đôi giày?
3. Hoạt động 3: Luyện tập thực hành
* Luyện đọc diễn cảm.
- GV gắn bảng 1 đoạn.
- GV đọc mẫu.
- Nhận xét.
- Nêu nội dung bài?
?Qua bài văn em thấy chị phụ trách là người như thế nào?
 4. Hoạt động 4: Vận dụng, trải nghiệm
 -? Em học được điều gì qua nhân vật chị phụ trách ?
- HS chia sẻ với nhau về các tình huống nói về việc quan tâm người khác.
-Cho HS hát bài hát Ước mơ
- 2 HS đọc bài.
- 1 HS đọc toàn bài.
- Gồm 2 đoạn: 
+ Đ1: từ đầu.....cái nhìn thèm muốn của bạn tôi.
+ Đ2: phần còn lại
- HS đọc nối tiếp đoạn:
+ Lần 1: Chỉnh sửa lỗi phát âm..
+ Lần 2: đọc câu khó.: "Chao ôi ! Đôi giầy mới đẹp làm sao.Tôi tưởng tượng  thèm muốn.
 Giải nghĩa từ chú giải SGK.
+ Lần 3: Đọc trong nhóm nối tiếp.
- 1 HS đọc toàn bài.
- Nghe bài đọc mẫu.
- HS đọc lướt đoạn 1.
- Là chị phụ trách Đội TNTP.
- Chị mơ ước có đôi giày ba ta màu xanh.
- “Cổ giày ôm sát chân, thân giày làm bằng vải cứng...”
- Chị không đạt được mơ ước, chỉ tưởng tượng nếu mang đôi giày ấy thì bước đi sẽ nhẹ hơn, các bạn sẽ nhìn thèm muốn.
- Chị được giao vận động Lái, cậu bé
sống lang thang đi học.
- Lái ngẩn ngơ nhìn theo đôi giày ba ta của một cậu bé đang dạo chơi. Vì chị đi theo Lái trên khắp đường phố.
- Chị đã thưởng cho Lái đôi giày.
- Vì chị muốn mang lại niềm hạnh phúc cho Lái.
- Tay Lái run, môi cậu mấp máy, mắt hết nhìn đôi giày..
- HS đọc nối tiếp + Nêu giọng đọc.
- Một HS đọc bài.
- Nêu từ cần nhấn giọng.
- HS luyện đọc theo cặp đôi .
- Thi đọc diễn cảm.
* Nội dung:
 Chị phụ trách quan tâm tới ước mơ của cậu bé Lái làm cậu cảm động và vui sướng đến lớp với đôi giầy được thưởng.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
_____________________________________________
BUỔI CHIỀU
TIẾT 1: ĐỊA LÍ
THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT (Số tiết:0 1)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức, kĩ năng
	- Nêu được một số đặc điêm chủ yếu của thành phố Đà Lạt: vị trí, khí hậu, kinh tế.
	- Chỉ được vị trí của thành phố Đà Lạt trên bản đồ (lược đồ).	
2. Năng lực
- NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ
3. Phẩm chất
- GD tình cảm yêu thiên nhiên vẻ đẹp của Đà Lạt
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam, tranh ảnh.
HS: Sưu tầm tranh ảnh. Vở bài tập, SGK,
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
1. Hoạt động 1:Khởi động
- Nêu đặc điểm và tác dụng của sông ở Tây Nguyên?
- Nhận xét, dẫn vào bài. 
2. Hoạt động 2: Khám phá 
a. Thành phố nổi tiếng về rừng thông và 
thác nước.
- Giới thiệu hình 1, 2 trang 94. 
- Yêu cầu HS đọc từ : Đà Lạt.... hấp dẫn và trả lời câu hỏi.
? Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào?
? Đà Lạt ở độ cao khoảng bao nhiêu mét?
? Đà lạt có khí hậu như thế nào?
? Nêu những cảnh đẹp ở Đà Lạt?
? Giới thiệu bản đồ địa lí Việt Nam và vị trí của Đà Lạt. 
- GV nhận xét, sửa chữa và hoàn thiện nội
 dung trả lời của HS.
b. Đà Lạt thành phố du lịch và nghỉ mát.
- GV chia Lớp thành 4 nhóm. Phát phiếu giao nhiệm vụ. 
- Đọc từ: Nhờ có... nổi tiếng và trả lời câu hỏi
? Tại sao Đà Lạt chọn làm nơi du lịch nghỉ mát?
? Đà Lạt có những công trình nào phục vụ cho việc nghỉ mát du lịch?
? Kể tên một số khách sạn ở Đà Lạt?
+ Giới thiệu lược đồ. Yêu cầu HS quan sát lược đồ và trình bày một số điểm du lịch trên lược đồ.
- GV sửa chữa và hoàn thiện nội dung trả 
lời của HS
c. Hoa quả và rau xanh ở Đà Lạt
- Yêu cầu HS đọc từ: Đà Lạt có nhiều... nước ngoài và trả lời câu hỏi
? Tại sao Đà Lạt được gọi là thành phố hoa quả, rau xanh?
? Kể tên một số loại rau hoa, quả? 
? Tại sao Đà Lạt lại trồng được nhiều loại rau quả sứ lạnh ?
? Hoa và rau của Đà Lạt có giá trị thế nào?
3. Hoạt động 3: Vận dụng, trải nghiệm
-Tập làm hướng dẫn viên du lịch, nói những điều em biết về Đà Lạt
- 2, 3 HS đọc nội dung ghi nhớ.
- HS quan sát H1, hình 2 bài 9 tr. 94
- 2 HS đọc , lớp đọc thầm.
 + Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên.
 + Đà Lạt có độ cao trên một nghìn mét.
 + Khí hậu quanh năm mát mẻ.
 + Hồ Xuân Hương, Thác Cam- ni, Pơ- ren, rừng thông, vườn hoa.
 + HS chỉ vị trí Đà Lạt trên bản đồ.
- HS nhận xét, bổ sung
- 2 HS đọc, lớp đọc thầm.
- Làm việc theo nhóm .
- Đại diện các nhóm lên trình bày
- HS nhận xét, bổ sung
+ Đà Lạt chọn làm nơi du lịch nghỉ mát vì Đà Lạt có Không khí trong lành mát mẻ, thiên nhiên tươi đẹp. Và có nhiều công trình xây dựng phục vụ cho việc nghỉ mát và du lịch.
+ Đà Lạt có những công trình như : Khách sạn..., sân gôn, biệt thự.
+ HS chỉ vị trí hồ Xuân Hương, thác Cam- li, một số khách sạn,... ở Đà Lạt.
- 1 HS đọc. Cả lớp đọc lướt.
+ Đà Lạt được gọi là thành phố hoa quả, rau xanh vì Đà Lạt có nhiều rau quả, diện tích lớn.
+ Su hào, bắp cải, lan, hồng.
+ Khí hậu mát mẻ quanh năm.
+ Tiêu dùng và xuất khẩu ra nước ngoài.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
_________________________________________
TIẾT 2: MĨ THUẬT
(GV chuyên soạn giảng)
___________________________________________
TIẾT 3: ĐỌC THƯ VIỆN
ĐỌC CẶP ĐÔI TRUYỆN TỰ CHỌN + HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Thu hút và khuyến khíc học sinh tham gia vào việc đọc.
- Khuyến khích học sinh cùng đọc với bạn.
- Tạo cơ hội để học sinh chọn sách đọc theo ý thích. 
- Giúp học sinh xây dựng thói quen đọc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Chọn sách để chuẩn bị cho tiết đọc
- Giấy, bút màu (tổ chức HĐMR viết, vẽ)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định
2. Giới thiệu: Hôm nay chúng ta sẽ tham gia hoạt động Đọc cặp đôi.
3. Đọc cặp đôi.
*Trước khi đọc:
- HD HS chọn bạn để tạo thành cặp đôi và ngồi gần nhau.
- Nhắc HS về mã màu phù hợp với trình độ đọc của các em:
? Các em có nhớ mã màu của lớp mình là những mã màu nào không?
- Nhắc HS về cách lật sách đúng.
- Mời lần lượt 4 -5 cặp đôi lên chọn sách một cách trật tự và chọn vị trí để ngồi đọc. (Nếu HS gặp khó ... g DC = 4 cm.
+ Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại D, lấy AD = 2 cm.
+ Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại C, lấy BC = 2 cm.
+ Nối A với B. Ta được hình chữ nhật ABCD.
3. Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành. 
Bài 1: (Vở ô li )
a, Vẽ hình chữ nhật có chiều dài 5 cm, chiều rộng 3 cm.
b, Tính chu vi hình chữ nhật đó.
(HS mức 3)
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 2:( Vở ô li )
a, vẽ hình chữ nhật ABCD có AB = 4 cm; BC = 3 cm.
b, AC = BD ? (HS mức 3 )
Bài 1. (Tr 55) (nháp)
- Nhận xét.
Bài 2. (Tr 55) ( phiếu)
Bài 3. (Tr 55) ( Vở ô li ) 
* HS mức 3 
- Nhận xét chữa bài.
4. Hoạt động 4 :Vận dụng, trải nghiệm - Nêu cách vẽ hình chữ nhật, hình vuông? 
- HS thực hiện
- HS chú ý theo dõi cách vẽ.
 A 4cm B 
 2cm
 D C
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS vẽ hình
 M 5cm N
	3cm
 Q P
- Chu vi hình chữ nhật MNPQ là:
 ( 5+ 3) x 2 = 16 (cm)
 Đáp số: 16 cm
- HS nêu yêu cầu.
- HS suy nghĩ, vẽ hình
+ HS vẽ hình.
+ AC = BD 
 A B
 C 
	C D
- HS nêu yêu cầu bài 
	4 cm 4cm
b, HS M3
Chu vi của hình vuông là
 4 x 4 = 16 ( cm )
Diện tích của hình vuông là
 4 x 4 = 16 ( cm2 )
 Đáp số: 16 cm2 
- Nêu yêu cầu
- HS vẽ vào phiếu.
a, Vẽ hình vuông ABCD
 A B
 D C
- Hai đường chéo AC và BD vuông góc với nhau
- Hai đường chéo AC và BD bằng nhau
- HS nêu
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
______________________________________________
TIẾT 2: TIẾNG ANH
(Giáo viên chuyên soạn giảng)
_______________________________________
TIẾT 3: TẬP LÀM VĂN
ÔN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Năng lực. 
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự. 
- Dựa vào nội dung của bài để chọn đúng đáp án. 
2. Phẩm chất
- Chăm chỉ tích cực, tự giác học bài..
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- GV: Phiếu học tập, bảng phụ.
- HS: vở BT, bút, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: Khởi động 
- GV đọc, yêu cầu HS viết câu thơ:
 Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.
- Nhận xét cách viết hoa tên riêng?
- Gv nhận xét dẫn vào bài. 
2. Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành. 
Đọc thầm bài “NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây.
1.Bài “Những hạt thóc giống” thuộc loại truyện nào?
A. Truyện dân gian Khmer.
B. Truyện dân gian Lào.
C. Truyện dân gian Cam-pu-chia.
2. Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi?
A. Không làm cho thóc nảy mầm.
B. Người không có thóc đem nộp.
C. Người trung thực và dũng cảm.
3. Nhà vua làm cách nào để chọn người truyền ngôi?
A. Phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng.
B. Ai thu được nhiều thóc sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt.
C. Cả hai ý trên đều đúng.
4. Vì sao nhà vua truyền ngôi cho bé Chôm?
A. Vì chú bé là người chăm chỉ và gan dạ.
B. Vì chú bé là người trung trực và dũng cảm.
C. Vì chú bé là người chăm chỉ và trung thực.
5.Câu chuyện trên thuộc chủ đề nào?
A. Thương người như thể thương thân.
B. Măng mọc thẳng.
C. Trên đôi cánh ước mơ.
6.Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho đúng nghĩa với mỗi từ.
A. Trung thực.
1. Có tính ngay thẳng.
B. Trung nghĩa.
2. Có tính thẳng thắn hay nói thẳng.
C. Chính trực.
3. Ngay thẳng, thật thà.
D. Thẳng tính.
4. Hết mực trung thành, một lòng vì việc nghĩa.
7.Có bao nhiêu danh từ trong đoạn thơ sau?
Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thì thầm tiếng xưa
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi
A. 7 B. 9 C. 11
8. Người ngay thẳng không sợ bị nói xấu là nghĩa của thành ngữ nào dưới đây?
A. Cây ngay không sợ chết đứng
B. Thẳng như ruột ngựa.
C. Đói cho sạch, rách cho thơm.
9. Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng :
a. Từ nào sau đây viết đúng quy tắc viết hoa tên riêng ?
A. Tô Ki Ô	B. Tô-ki-ô C. Tô ki ô 
10. Từ nào chứa tiếng “trung” với nghĩa là “một lòng một dạ”?
A. Trung thành. 
B. Trung tâm 
C. Trung bình	
3. Hoạt động 3 :Vận dụng, trải nghiệm
Cách viết nào dưới đây đúng quy tắc viết tên nước ngoài?
A. Ni –a – ga – ra.
B. Ni –a – Ga – ra.
C. Ni a ga ra.
- 2HS viết bảng lớp. Cả lớp viết vở nháp.
A. Truyện dân gian Khmer.
C. Người trung thực và dũng cảm.
C. Cả hai ý trên đều đúng.
B. Vì chú bé là người trung trực và dũng cảm.
B. Măng mọc thẳng.
A - 3
B - 4
C - 1
D - 2
C. 11
A. Cây ngay không sợ chết đứng
B. Tô-ki-ô	
A. Trung thành. 
- HS thi chọn kết quả ghi vào bảng con
A
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
______________________________________________
TIẾT 4: HOẠT ĐỘNG CUỐI TUẦN
PHẦN I: AN TOÀN GIAO THÔNG
ĐI XE ĐẠP AN TOÀN (Tiết 02- Số tiết: 03)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức, kĩ năng
- HS biết xe đạp là phương tiện giao thông thô sơ, dễ đi, nhưng phải bảo đảm an toàn.
	+ HS hiểu vì sao đối với trẻ em phải có đủ điều kiện của bản thân và có chiếc xe đạp đúng qui định mới có thể được đi ra đường phố.
	+ Biết những qui định của luật GTĐB đối với người di xe đạp ở trên đường.
- HS có thói quen đi sát nề đường và luôn quan sát khi đi đường, trước khi đi kiểm tra các bộ phận của xe.
2. Năng lực.
- Có ý thức chỉ đi xe cỡ nhỏ của trẻ em, không đi trên đường phố đông xe cộ và chỉ đi xe đạp khi thật cần thiết.
3. Phẩm chất
- Có ý thức thực hiện các qui định bảo đảm ATGT. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- GV : Sơ đồ ngã tư vòng xuyến và đoạn đường nhỏ giao nhau với các tuyến đường chính. Một số hình ảnh đi xe đạp đúng ( sai )
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: Khởi động 
+ Chiếc xe đạp bảo đảm an toàn là chiếc 
xe đạp như thế nào?
+ Điều kiện nào cần có để trẻ em được đi
 xe đạp ra đường?
- Nhận xét chung.
2. Hoạt động 2: Khám phá. 
* Hoạt động 1 : 
* GV hướng dẫn HS quan sát tranh và sơ
đồ, nêu yêu cầu.
+ Chỉ trên sơ đồ phân tích hướng đi đúng hướng đi sai.
* Yêu cầu HS kể những hành vi của người 
đi xe đạp ngoài đường mà em cho là không an toàn.
- Theo em, để đảm bảo an toàn người đi xe đạp phải đi như thế nào?
+ Nhận xét, kết luận: 
3. Hoạt động 3 :Vận dụng, trải nghiệm 
- Nhắc nhở HS thực hiện các qui định bảo đảm ATGT. 
+ Phải có xe đạp phù hợp với HS tiểu học:
xe đạp mi ni, cỡ vành nhỏ hơn 650 mm. 
+ Xe phải vững chắc, lắc thử không thấy 
vành, bánh, tay lái lung lay, các bộ phận 
khác không lỏng lẻo, không tuột ốc,...
+ Có đủ hai phanh còn tốt, có đèn chiếu
 sáng, đèn phản quang.
* Đã biết đi xe đạp vững vàng.
+ Trẻ em từ 12 tuổi trở lên mới được đi xe 
đạp ra đường phố.
- Chỉ đi đạp an toàn, phù hợp với trẻ em.
+ Khi ngồi trên yên xe chân phải chống 
được xuống đất .
1. Những qui định để đảm bảo an toàn khi đi đường
+ HS quan sát, thảo luận theo nhóm theo 
nội dung câu hỏi.
- HS chỉ trên tranh và phân tích hướng đi đúng, hướng đi sai.
- HS chỉ trên tranh và phân tích hành vi sai.
- HS nêu những điều cấm người đi xe đạp:
+ Không đi xe đạp của người lớn.
+ Không đi xe dàn hàng ngang.
+ Không đèo em nhỏ bằng xe đạp người lớn.
+ Không kéo đẩy xe hoặc chở các vật cồng kềnh..
+ Không chở người đứng trên xe hoặc ngồi ngược chiều.
+ Không cầm ô đi xe.
+ Không buông thả hai tay.
+ Không đuổi nhau trên đường hoặc lạng lách.
+ Không dừng xe trên đường nói chuyện
- Đi bên tay phải, sát nề đường, nhường đường cho xe cơ giới.
+ Đi đứng hướng đường, làn đường giành cho xe thô sơ.
+ Khi chuyển hướng phải giơ tay xin đường.
+ Đi đêm phải có đèn phát sáng hoặc đèn phản quang.
+ Nên đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn.
+ Đại diện các nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Một số HS nêu lại.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY 
........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................
______________________________________________
PHẦN II: HOẠT ĐỘNG CUỐI TUẦN 8
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Giúp HS nắm được ưu điểm, nhược điểm trong tuần của bản thân, của lớp
- Nhận xét tình hình chuẩn bị đồ dùng học tập của HS trong tuần, ý thức học của HS
- Giáo dục HS có tinh thần phê và tự phê cao.
II. ĐỒ DÙNG DAỴ HỌC:
1. Nội dung sinh hoạt:
GV nhận xét các mặt hoạt động của lớp trong tuần học vừa qua: Đạo đức; Học tập; Các hoạt động khác.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
* GV đánh giá nhận xét:
 a. Nhận định tình hình chung của lớp.
* Ưu điểm:
 - Thực hiện tốt nề nếp đi học đúng giờ, đầu giờ đến sớm.
 - Đầu giờ trật tự truy bài, tuy nhiên nhiều bạn còn chưa tự giác còn mất trật tự
 - Học tập: Nề nếp học tập tương đối tốt. Trong lớp trật tự chú ý lắng nghe giảng nhưng chưa sôi nổi trong học tập. Học và làm bài tương đối đầy đủ trước khi đến lớp.
- Thể dục: Các em ra xếp hàng tương đối nhanh nhẹn, tập đúng động tác
- Có ý thức đoàn kết với bạn, lễ phép với thầy cô giáo. 
* Nhược điểm:
- Trực nhật còn chưa sạch.
- Một số em còn chưa làm bài tập, còn hay nói chuyện riêng trong giờ học: 
- Vệ sinh cá nhân còn bẩn.
b. Kết quả:
- Tuyên dương: Trung, Nguyên, Dũng, Khôi, Hiếu, Thu, Tuấn Thành, Tiến Thành, Phúc, Cẩm Minh, Anh Minh, Nhật Minh, Bích.
- Phê bình: Khánh, Phạm Minh.
c. Phương hướng:
- Khắc phục những nhược đểm còn tồn tại trong tuần. 
- Tiếp tục ổn định nề nếp lớp. 
- Thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt.
- Thực tốt năm điều Bác Hồ dạy.
- Học chương trình tuần 9. 
_________________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_8_nam_hoc_2021_2022_mai_thi_hoa.doc