Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Thanh Hương

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Thanh Hương

TIẾT 2: TOÁN

HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC(Số tiết: 01)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

 1. Kiến thức, kĩ năng

 - Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc

- Kiểm tra được hai đường thẳng vông góc với nhau bằng ê ke.

- Bài tập cần làm: bài 1; 2; 3(a). HS mức 3làm được bài 3(b); bài 4.

2. Năng lực.

-Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy- lập luận logic.

 3. Phẩm chất

 - GD tính cẩn thận, sáng tạo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Thước thẳng và ê ke.

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

doc 63 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 252Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Thanh Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8
Ngày soạn: 22/10/2021 
Ngày giảng: Thứ hai ngày 25 tháng 10 năm 2021
BUỔI SÁNG
TIẾT 1: HOẠT ĐỘNG ĐẦU TUẦN 
 (Lớp trực tuần thực hiện)
______________________________________________
TIẾT 2: TOÁN
HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC(Số tiết: 01)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
 1. Kiến thức, kĩ năng
 - Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc
- Kiểm tra được hai đường thẳng vông góc với nhau bằng ê ke.
- Bài tập cần làm: bài 1; 2; 3(a). HS mức 3làm được bài 3(b); bài 4.
2. Năng lực.
-Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy- lập luận logic.
 3. Phẩm chất
 - GD tính cẩn thận, sáng tạo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - Thước thẳng và ê ke.
 	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Hoạt động 1:Khởi động
- Nhận dạng góc nhọn , góc tù, góc bẹt ? 
- Nhận xét, dẫn vào bài mới.
2. Hoạt động 2:Khám phá
* Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc
- Vẽ hình chữ nhật ABCD
? Đây là hình gì ? đọc tên hình?
? Nêu tên các góc?
? Kéo dài hai cạnh BC và DC của HCN ta được hai đường thẳng như thế nào?
- Góc BCD là góc gì?
(tương tự với các góc còn lại )
*KL: Hai đường thẳng vuông góc tạo thành 4 góc vuông. 
?Tìm các hình ảnh hai đường thẳng vuông góc?
- GV vẽ hai đường thẳng vuông góc
- Dùng ê ke kiểm tra
3.Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành.
Bài 1:
Bài 2:
- Tìm các cặp cạnh vuông góc với nhau? 
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 3 :
* HS mức 3làm phần b)
- Nêu tên cặp cạnh vuông góc với nhau.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 4: 
* HS mức 3 
- HS nêu miệng. 
- Nhận xét, chữa bài.
4. Hoạt động 4: Vận dụng,trải nghiệm
- Tìm ví dụ thực tế về hai đường thẳng vuông góc.
- HS hát 1 bài
 - HS trả lời 
 A B
 D C
- Hình chữ nhật ABCD 
- A, B, C, D đều là góc vuông 
- Cạnh BC và DC vuông góc với nhau 
- Góc vuông
- HS lấy ví dụ hai đường thẳng vuông góc trong thực tế
. M
 O N
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài.
 H P
 I K M Q
 - HS đọc yêu cầu của bài 
 A B
 D C
 BC và CD AB và AD
CD và BA DA và DC
- HS đọc yêu cầu của bài
a, Hình ABCDE :
AE vuông góc với ED ; 
ED vuông góc với DC 
b, Hình MNPQR 
MN vuông góc với NP ; 
 NP vuông góc với PQ
- Nêu yêu cầu của bài.
a, AB vuông góc với AD
 AD vuông góc với DC
b, AB vuông góc với BC
 BC vuông góc với CD
- Hai đường thẳng trên hai cạnh gần nhau của bàn học, hai cạnh góc vuông của Êke, hai đường thẳng là 2 đường viền mép bảng.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾT 3: THỂ DỤC
GIÁO VIÊN CHUYÊN SOẠN GIẢNG
_________________________________________________________
TIẾT 4: TẬP ĐỌC
ĐÔI GIÀY BA TA MÀU XANH (Số tiết: 01)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
 1. Năng lực
- Đọc rành mạch , trôi chảy toàn bài.
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài( giọng kể, chậm rãi, nhẹ nhàng hợp nội dung hồi tưởng).
- Hiểu nội dung : Chị phụ trách quan tâm đến ước mơ của cậu bé Lái, làm cho cậu xúc động và vui sướng đến lớp với đôi giầy được thưởng .
2. Phẩm chất
 - Giáo dục học sinh biết quan tâm đến người khác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 	
Tranh minh họa, bảng phụ. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động 1: Khởi động
- Đọc thuộc lòng bài thơ: Nếu chúng mình có phép lạ. Nêu nội dung bài.
- Nhận xét, dẫn vào bài
2. Hoạt động 2: Khám phá
a. Luyện đọc:
- Giới thiệu giọng đọc toàn bài
- Bài chia mấy đoạn?
- Đọc đoạn trước lớp.
- GV đọc mẫu.
b.Tìm hiểu bài:
* Đoạn 1
- Nhân vật Tôi là ai?
- Ngày bé chị phụ trách từng mơ ước điều gì?
- Câu văn nào tả vẻ đẹp của đôi giày ba ta?
- Mơ ước ấy của chị phụ trách có đạt được hay không? Vì sao em biết?
* Đoạn 2.
- Chị phụ trách được giao việc gì?
- Chị phát hiện ra Lái thèm muốn điều gì?
Vì sao chị biết điều đó?
- Chị đã làm gì động viên Lái trong ngày đầu đi học?
- Tại sao chị lại làm cách đó?
- Những chi tiết nào nói lên sự cảm động và niềm vui của Lái khi nhận đôi giày?
3. Hoạt động 3: Luyện tập thực hành
* Luyện đọc diễn cảm.
- GV gắn bảng 1 đoạn.
- GV đọc mẫu.
- Nhận xét.
- Nêu nội dung bài?
- Qua bài văn em thấy chị phụ trách là người như thế nào?
 4. Hoạt động 4: Vận dụng, trải nghiệm
 - Em học được điều gì qua nhân vật chị phụ trách ?
-HS chia sẻ với nhau về các tình huống nói về việc quan tâm người khác.
-Cho HS hát bài hát Ước mơ
- 2 HS đọc bài.
- 1 HS đọc toàn bài.
- Gồm 2 đoạn: 
+ Đ1: từ đầu.....cái nhìn thèm muốn của bạn tôi.
+ Đ2: phần còn lại
- HS đọc nối tiếp đoạn:
+ Lần 1: Chỉnh sửa lỗi phát âm..
+ Lần 2: đọc câu khó.: "Chao ôi ! Đôi giầy mới đẹp làm sao.Tôi tưởng tượng  thèm muốn.
 Giải nghĩa từ chú giải SGK.
+ Lần 3: Đọc trong nhóm nối tiếp.
- 1 HS đọc toàn bài.
- Nghe bài đọc mẫu.
- HS đọc lướt đoạn 1.
- Là chị phụ trách Đội TNTP.
- Chị mơ ước có đôi giày ba ta màu xanh.
- “Cổ giày ôm sát chân, thân giày làm bằng vải cứng...”
- Chị không đạt được mơ ước, chỉ tưởng tượng nếu mang đôi giày ấy thì bước đi sẽ nhẹ hơn, các bạn sẽ nhìn thèm muốn.
- Chị được giao vận động Lái, cậu bé
sống lang thang đi học.
- Lái ngẩn ngơ nhìn theo đôi giày ba ta của một cậu bé đang dạo chơi. Vì chị đi theo Lái trên khắp đường phố.
- Chị đã thưởng cho Lái đôi giày.
- Vì chị muốn mang lại niềm hạnh phúc cho Lái.
- Tay Lái run, môi cậu mấp máy, mắt hết nhìn đôi giày..
- HS đọc nối tiếp + Nêu giọng đọc.
- Một HS đọc bài.
- Nêu từ cần nhấn giọng.
- HS luyện đọc theo cặp đôi .
- Thi đọc diễn cảm.
* Nội dung:
 Chị phụ trách quan tâm tới ước mơ của cậu bé Lái làm cậu cảm động và vui sướng đến lớp với đôi giầy được thưởng.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
_____________________________________________
BUỔI CHIỀU
TIẾT 1: ĐẠO ĐỨC
TIẾT KIỆM THỜI GIỜ (Số tiết: 01)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ.
- Biết được ích lợi của thời giờ. 
- Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt, hằng ngày một cách hợp lí.
2. Năng lực
- NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo
3. Phẩm chất
-GD HS có ý thức sắp xếp thời gian trong học tập và sinh hoạt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bộ thẻ 3 màu: xanh, đỏ, trắng.
- Các câu chuyện, tấm gương về tiết kiệm thời giờ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
1. Hoạt động 1: Khởi động
? Vì sao phải tiết kiệm tiền của?
-Nhận xét, dẫn vào bài mới 
2. Hoạt động: Khám phá
a. Kể chuyện: " Một phút”
- GV kể chuyện.
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm 
? Mi- chi- a có thói quen sử dụng thì giờ như thế nào?
? Chuyện gì đã sảy ra với Mi- chi-a trong cuộc thi trượt tuyết?
? Sau chuyện đó Mi- chi –a đã hiểu ra điều gì?
* KL: Một phút đều đáng quý. Chúng ta phải tiết kiệm thời giờ.
3.Hoạt động 3:Luyện tập, thực hành
 Bài tập 2
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm, báo cáo kết quả.
- GV kết luận chốt lại cách làm đúng.
* Bài tập 3: Bày tỏ thái độ 
- GV đưa ra lần lượt các ý kiến, yêu cầu HS bày tỏ ý kiến của mình thông qua màu sắc thẻ.
- Nhận xét.
*Kết luận: Việc làm đúng: d; việc làm sai: a, b, c.
* Ghi nhớ: sgk.
4. Hoạt động 4: Vận dụng, trải nghiệm
? Vì sao cần phải tiết kiệm thì giờ
- Lập thời gian biểu hàng ngày của bản thân.
- Hát
- 2 HS trả lời.
- HS chú ý nghe kể.
- HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sgk.
- Chậm trễ hơn người khác
- Mi - chi - a về sau bạn Vích - to một phút
- Một phút cũng có thể làm nên một chuyện quan trọng 
- Đại diện các nhóm, HS nêu cách xử lí tình huống.
a, Không được vào phòng thi
b, Bị nhỡ tàu, mất thời gian và công việc 
c, có thể nguy hiểm đến tình mạng của người bệnh 
- HS bày tỏ ý kiến sau mỗi một ý mà GV đưa ra.
- HS nêu ghi nhớ sgk.
-HS thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
 _______________________________________________
TIẾT 2: ÔN TOÁN
ÔN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
- Mức 1: Biết tính tổng có nhiều số hạng. Tính chu vi hình chữ nhật.
- Mức 2: Thực hiện được tính bằng cách thuận tiện. Giải toán có lời văn.
- Mức 3: Tìm x. Giải toán có lời văn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Phiếu BT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Bài 1. Đặt tính rồi tính
 5264
+ 3978
 6051
 15293
 54293
+ 61934
 7652 
 123879
 42716
+ 27054
 6439
 76209
Bài 2. Chọn phép toán đúng: 
A. 50 = 10 x 7	 C. 5 x 80 = 40 x 10
B. 167 = 16 x 7	 D. 25 x 30 = 35 x 15
Bài 3: Tính chu vi hình chữ nhật có chiểu rộng dài 24 cm, chiều dài gấp 3 lần chiểu rộng.
Bài 1 Tìm x biết: 
 x : 200 = 3460
	A. x = 69200	B. x = 692000	C. x = 6920 	D. x = 692
 B. x = 692000
 C. x = 6920 	
 D. x = 692
Bài 2: Tính giá trị của biểu thức
a, 5045 – 3269 + 889 x 4 
b, 238 x 5 + 621 x 9
Bài 3: Cho hình vuông có cạnh là 3cm. Tìm tổng chiều dài và chiểu rộng của hình chữ nhật có chu vi bằng chu vi hình vuông
Bài 1: Tìm x
a. X - ( 45 + 56) = 21
 X - 101 = 21
 X = 101 + 21 
 X = 122
b. 15 + X + 27 + 53 = 201
 15 + X + 80 = 201
 X + 95 = 201
 X = 201 - 95
 X = 106
Bài 2: Chiều cao trung bình của 3 em nam và 4 e nữ là 160cm. Chiều cao của 1 em nam khác là 120 cm. Hỏi trung bình chiều cao của của 4 em nữ và 4 em nam?
Bài 3: 
Một kho lương thực, đợt 1
 nhập 40 bao gạo, mỗi bao
 nặng 70 kg. Đơt hai nhập
 65 bao mỗi bao nặng 50 kg.
 Hỏi cả hai đợt kho nhập
 bao nhiêu ki-lô-gam?
A. 3530 B. 3125	
C. 5050 D. 6050
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
Nhắc lại nội dung bài. Nhận xét tiết học.
Về nhà xem lại bài.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
 ___________________________________________________
TIẾT 2: KHOA HỌC
ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ(Số tiết: 01)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:  ...  tr- 42, 43. 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt đông của giáo viên
Hoạt đông của của học sinh
1.Hoạt động 1: Khởi động 
2. Hoạt động 2: Khám phá.
a. Giới thiệu bài.
b. Tìm hiểu bài:
*Hoạt động 1: HĐ nhóm, làm thí nghiệm.
- Yêu cầu các nhóm quan sát 2 chiếc cố thuỷ tinh mà GV vừa đổ nước lọc và sữa vào?
- Em có nhận xét gì về màu. mùi của nước?
* GV kết luận
* Hoạt động 2: Làm thí nghiệm.
- Yêu cầu học sinh làm một số thí nghiệm, nhận ra hình dạng của nước.
*Hoạt động 3: Hoạt động cả lớp.
- Khi vô ý làm đổ mực, nước ra bàn em thường làm thế nào? 
- Yêu cầu HS làm TN 
- Mô tả những gì em nhìn thấy ở h.1, 2 ?
- Hình 1, 2 cho thấy nước ở thể nào?
- Nêu một số ví dụ về nước ở thể lỏng?
- GV dùng khăn lau bảng ứơt lau bảng. 
- Mặt bảng có ướt như vậy mãi không?
- Vậy nước trên mặt bảng đã biến đi đâu?
- Làm thí nghiệm.
- Yêu cầu quan sát: 
+ Nước nóng đang bốc hơi.
+ Úp đĩa lên cốc nước nóng khoảng 1 phút rồi nhấc đĩa ra. Quan sát mặt đĩa?
- Đổ nước nóng vào cốc. Yêu cầu HS quan sát và nói hiện tương xảy ra?
- Qua 2 hiện tượng trên em có nhận xét gì?
- Lưu ý: Hơi nước không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
* Kết luận:
Nước: lỏng-bốc hơi khí ngưng tụ nước.
* Hoạt động 2 : Quan sát, nhận xét.
- Hình 4, 5 sgk
- Nước lúc đầu trong khay ở thể gì?
- Nước ở trong khay đã biến thành thể gì?
- Nhận xét nước ở thể này?
- Hiện tượng chuyển thể của nước trong khay được gọi là gì?
- Kết luận:
* Hoạt động 4: Làm việc cá nhân
- Nước tồn tại ở những thể nào?
- Nêu tính chất chung của nước ở các thể đó và tính chất riêng của từng thể?
- Yêu cầu hs vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước.
3. Hoạt động3. Vận dụng trải nghiệm
? Nước có những tính chất nào?
? Ngày nay nguồn nước ngọt của chúng ta đang có nguy cơ gì? Mọi người cần sử dụng nước ntn?
- Hãy trình bày 10 lời khuyên về dinh dưỡng .
1. Màu, mùi, vị của nước:
- Quan sát và nhận xét:
- Nước không màu, không mùi, không vị
2. Nước không có hình dạng nhất định chảy lan ra mọi phía.
- HS đổ nước vào các vật có hình dạng khác nhau và nhận xét.
+ Nước không có hình dạng nhất định.
- HS đổ nước lên một tấm kính để nghiêng, một tấm kính để bằng.
+ Nước chảy từ cao xuống thấp, chảy lan ra mọi phía.
3. Nước thấm qua một số vật và hoà tan một số chất.
- dùng giẻ để lau khô.
- HS làm TN rút ra nhận xét:
+ Nước thấm qua một số vật.
- HS hoà cát, đường, muối vào nước và nhận xét.
+ Nước hoà tan một số chất.
4 Nước ở thể lỏng chuyển thành thể khí và ngược lại:
+ H.1: Nước đang chảy mạnh từ trên cao xuống.
+ H2: Trời đang mưa, ta nhìn thấy những giọt nước mưa, bạn nhỏ có thể hứng được nước mưa.
- Nước ở thể lỏng.
- Nước ao, nước sông, nước hồ,..
- HS nhận xét:
- Không.
- Bay hơi và khô mặt bảng.
- Hs làm thí nghiệm theo hướng dẫn
- Hs quan sát cốc nước nóng.
- Quan sát: Mặt đĩa có những hạt nước nhỏ li ti bám vào.
- Có khói mỏng bay lên.
- Nước có thể chuyển từ thể lỏng sang thể hơi và từ thể hơi sang thể lỏng.
5. Nước ở thể lỏng chuyển thành thể rắn và ngược lại:
- Hs quan sát hình sgk.
- Thể lỏng.
- Cục ( thể rắn)
- Nước ở thể lỏng chuyển thành thể rắn.
- Đông đặc
6. Vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước:
- Tồn tại ở ba thể: lỏng, khí, rắn.
- Hs nêu tính chất của nước.
- HS vẽ - trình bày.
- HS nêu
IV.ĐIỀU CHỈNHSAU BÀI DẠY
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
_________________________________________
TIẾT 2 TIẾNG ANH
 Giaó viên chuyện bsyk
 _________________________________________________
TIẾT 3 KĨ THUẬT
THÊU MÓC XÍCH (Tiết 1: số tiết 02)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức, Kĩ năng
- Biết cách thêu móc xích, ứng dụng của thêu móc xích.
- Thêu được mũi thêu móc xích. Các mũi thêu tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất năm vòng móc xích. Đường thêu có thể bị rúm
* Với HS khéo tay:
+ Thêu được mũi thêu móc xích. Các mũi thêu tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất tám vòng móc xích và đường thêu ít bị dúm.
+ Có thể ứng dụng thêu móc xích để tạo thành sản phẩm đơn giản.
2. Năng lực
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL thẩm mĩ.
3. Phẩm chất.
- Giáo dục tính cẩn thận, khéo léo, an toàn khi thực hành
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 + Mẫu thêu móc xích được thêu bằng len và một số sản phẩm được thêu trang trí bằng mũi thêu móc xích.
+ Một mảnh vải sợi bông trắng hoặc màu, có kích thước 20 cm x 30cm.
 + Len, chỉ thêu khác màu vải.
 + Kim khâu len và kim thêu.
 + Phấn vạch, thước, kéo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: Khởi động 
- GV kiểm tra đồ dùng của HS
2. Hoạt động2:Luyện tập thực hành:
- lớp hát, vận động tại chỗ
HĐ1: Quan sát và nhận xét mẫu. 
- GV giới thiệu mẫu thêu, hướng dẫn HS quan sát hai mặt của đường thêu móc xích mẫu với quan sát H. 1 SGK để nêu nhận xét và trả lời câu hỏi: 
+ Nhận xét đặc điểm của đường thêu móc xích?
* GV: Thêu móc xích hay còn gọi thêu dây chuyền là cách thêu để tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp nhau giống như chuỗi mắt xích. 
- GV giới thiệu một số sản phẩm thêu móc xích và hỏi: 
+ - GV nhận xét và kết luận (dùng thêu trang trí hoa, lá, cảnh vật, lên cổ áo, ngực áo, vỏ gối, khăn ). Thêu móc xích thường được kết hợp với thêu lướt vặn và 1 số kiểu thêu khác. 
HĐ2: GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật. 
- GV treo tranh quy trình thêu móc xích hướng dẫn HS quan sát của H2, SGK. 
+ Em hãy nêu cách bắt đầu thêu?
+ Nêu cách thêu mũi móc xích thứ nhất, thứ hai,
- GV hướng dẫn cách thêu SGK. 
- GV hướng dẫn HS quan sát H. 4a, b, SGK. 
 + Cách kết thúc đường thêu móc xích?
- Hướng dẫn HS các thao tác kết thúc đường thêu móc xích theo SGK. 
*GV lưu ý một số điểm: 
+ Theo từ phải sang trái. 
+ Mỗi mũi thêu được bắt đầu bằng cách đánh thành vòng chỉ qua đường dấu. 
+ Lên kim xuống kim đúng vào các điểm trên đường dấu. 
+ Không rút chỉ chặt quá, lỏng quá. 
+ Kết thúc đường thêu móc xích bắng cách đưa mũi kim ra ngoài mũi thêu để xuống kim chặn vòng chỉ rút kim mặt sau của vải. . . 
+ Có thể sử dụng khung thêu để thêu cho phẳng. 
- Hướng dẫn HS thực hiện các thao tác thêu và kết thúc đường thêu móc xích. 
- GV tổ chức HS tập thêu móc xích. 
3. Hoạt động3: Vận dụng trải nghiệm
 - HS tập thêu móc xích trên giấy
- HS thực hành thêu tại nhà. 
- Tạo sản phẩm từ thêu móc xích
Cá nhân 
- HS quan sát mẫu và H. 1 SGK. 
+ Mặt phải của đường thêu là những vòng chỉ nhỏ nhỏ móc nối tiếp nhau giống như chuỗi mắt xích (của sợi dây chuyền). 
+ Mặt trái đường thêu là những mũi chỉ bằng nhau, nối tiếp nhau gần giống các mũi khâu đột mau. 
+ Dùng thêu trang trí hoa, lá, cảnh vật, lên cổ áo, ngực áo, vỏ gối, khăn 
- Quan sát
+ Thêu từ phải sang trái. . . . 
+ Vòng sợi chỉ qua đường dấu để tạo thành vòng chỉ. Xuống kim tại điểm 1, lên kim tại điểm 2,. . . 
- Quan sát
+ Đưa mũi kim ra ngoài mũi thêu và xuống kim, rút chỉ ra mặt sau. . . 
IV.ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................. TIẾT 1: ÔN TOÁN
 ÔN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 Mức 2: - Giải toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số 
 Mức 3: - Rèn kĩ năng giải toán liên quan đến rút về đơn vị dạng toán ẩn hiệu .
 Rèn kĩ năng tính nhanh, thành thạo .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Mức 2
Mức 3
Bài 1: Lớp 4A có 28 học sinh. Số học sinh nam nhiều hơn số học sinh nữ là 4 em. Hỏi lớp 4A có bao nhiêu học sinh nam, bao nhiêu học sinh nữ
Bài 1: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của chúng là: 1200 và 120.
A. 660 và 780	 C. 420 và 540	
B. 540 và 660	 D. 540 và 606
Bài 2:Khoanh vào câu trả lời đúng 
Hai đội công nhân cùng đào một con đường dài 900 m, đội thứ nhất đào ít hơn đội thứ hai 164 m. Hỏi mỗi đội đào được bao nhiêu mét đường?
A. 204 m và 368 m	C. 386 m và 523 m
B. 532 m và 696 m	D. 368 mvà 532 m
Bài 3. Tuổi bố và tuổi con cộng lại được 58 tuổi. Bố hơn con 38 tuổi. Hỏi bố bao nhiêu tuổi, con bao nhiêu tuổi?
Bài 2: Hai lớp 4A và 4B có tất cả 82 học sinh. Nếu chuyển 2 học sinh ở lớp 4A sang lớp 4B thì số học sinh 2 lớp sẽ bằng nhau. Tính số học sinh của mỗi lớp.
Bài 3. Hai thùng dầu có tất cả 116 lít. Nếu chuyển 6 lít từ thùng thứ nhất sang thùng thứ hai thì lượng dầu ở hai thùng bằng nhau. Hỏi mỗi thùng có bao nhiêu lít dầu
Giáo viên chốt lại nội dung và nhận xét giờ học 
Dặn học sinh về học bài 
TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ. 
CHỦ ĐIỂM: CHĂM NGOAN, HỌC GIỎI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:	
 - Giúp HS có thái độ và trách nhiệm trong học tập.
	- Biết học tập có kế hoạch, biết đoàn kết giúp nhau học tập.
	- Hướng dẫn làm xanh sạch đẹp trường lớp.
II. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM:
	- Thời gian: 35 – 40 phút. 
	- Điạ điểm: Tại lớp 4A1.
III. ĐỐI TƯỢNG:
	- HS lớp 4A1; 
	- Số lượng 29 HS.
IV. CHUẨN BỊ
 	- Thời gian biểu của lớp.
V. NỘI DUNG: 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS dọn dẹp vệ sinh.
- GV lập sẵn từng cụng việc và thông báo cho HS biết.
Tổ 1 dọn trong lớp và đằng sau lớp học.
- Tổ 2+ Tổ 3 lau cửa sổ lớp và dọn đằng trước lớp học.
- HS nghe GV thông báo.
- GV cho 2 - 3 HS trình bày lại.
* Hoạt động 2: Trao đổi kinh nghiệm
- Lần lượt mời một số HS trao đổi về kinh nghiệm học tập của bản thân cho các bạn cùng nghe.
- GV lưu ý để HS trao đổi về phương pháp học tập( Chỉ ra nột mặt đổi mới trong cách học). Để HS áp dụng phù hợp cho cá nhân.
VI. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG: 
- GV tuyên dương HS đó có ý thức trong lao động.
- Tuyên dương HS đã có nhiều kinh nghiệm hay trong học tập.
- Tích cực đổi mới cách học ở nhà.
VII. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_8_nam_hoc_2021_2022_nguyen_thi_th.doc