Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2022-2023 - Hoàng Xuân Sơn

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2022-2023 - Hoàng Xuân Sơn

Tiết 1: TẬP ĐỌC

NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Hiểu ND bài: Hiểu nội dung: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4; thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài).

2. Kĩ năng

- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui, hồn nhiên

3. Thái độ

- GD HS lòng yêu nước, yêu con người.

4. Góp phần phát triển năng lực

- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng

 - GV: +Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 76, SGK (phóng to nếu có điều kiện).

 + Bảng phụ viết sẵn khổ thơ 1 và khổ thơ 4.

- HS: SGK, vở viết

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 

docx 65 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 155Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2022-2023 - Hoàng Xuân Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH CHÁNH
TRƯỜNG TIỂU HỌC HUỲNH VĂN BÁNH
 KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN 8
 LỚP 4/10 Từ 24/10/2022 đến 29/10/2022
THỨ/NGÀY
TIẾT
MÔN
BÀI DẠY
THGD
Thứ hai
24/10/2022
1
Tập đọc
Nếu chúng mình có phép lạ.
2
Lịch sử
Ôn tập. 
LH
3
Thể dục
Quay sau, đi đều, vòng phải, vòng trái.
4
Toán
Luyện tập ( trang 46).
KNS
5
Chào cờ
Sinh hoạt dưới cờ
Thứ ba
25/10/2022
1
Toán
Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
2
Tập đọc
 Đôi giày ba ta màu xanh .
KNS
3
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
4
LT-VC
Cách viết tên người , tên địa lí nước ngoài.
KNS
5
Âm nhạc
Trên ngựa ta phi nhanh.
KNS, MT
Thứ tư
26/10/2022
1
Tập làm văn
Luyện tập phát triển câu chuyện.
KNS
2
Khoa học
Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh?.
KNS
3
Toán
Luyện tập ( trang 48).
4
Chính tả
Trung thu độc lập ( N-V).
KNS
5
Đạo đức
Tiếp kiệm tiền của (t2).
Thứ năm
27/10/2022
1
 LT-VC
Dấu ngoặc kép.
2
 Địa lí
 Hoạt động sản suất của người dân ở Tây Nguyên.
LH
3
Toán
Luyện tập ( trang 48- ).
4
Kỹ thuật
Khâu đột thưa.
KNS
5
Mỹ thuật
Nặn hoặc xé dán con vật quen thuộc.
Thứ sáu
28/10/2022
1
TLV
Luyện tập phát triển câu chuyện.
2
Thể dục
Quay sau, đi đều, vòng phải, vòng trái.
3
Khoa học
Ăn uống khi bị bệnh.
LH, KNS
4
Toán
Góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
5
SHL
Sinh hoạt lớp tuần 8.
Thứ bảy
29/10/2022
1
KNS
Giáo viên bộ môn giảng dạy.
2
Ôn tập
Ôn tập.
3
Tiếng anh
Giáo viên chuyên dạy.
4
Tiếng anh
Giáo viên chuyên dạy.
5
TABN
Giáo viên chuyên dạy.
KNS
 DUYỆT CỦA BGH GVCN
 Hoàng Xuân Sơn	
Thứ Hai, ngày 24 tháng 10 năm 2022
Tiết 1: TẬP ĐỌC
NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Hiểu ND bài: Hiểu nội dung: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4; thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài).
2. Kĩ năng
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui, hồn nhiên
3. Thái độ
- GD HS lòng yêu nước, yêu con người.
4. Góp phần phát triển năng lực
- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
 - GV: +Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 76, SGK (phóng to nếu có điều kiện). 
 + Bảng phụ viết sẵn khổ thơ 1 và khổ thơ 4.
- HS: SGK, vở viết
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Phương pháp
1. Mở đầu.
Khởi động: 1’
 - Y/c HS hát.
Bài cũ : 3’
 - HS hát bài "Trái đất này là của chúng mình"
- GV nhận xét, tuyên dương, dẫn vào bài mới
Gv giới thiệu bài mới. (1’)
2. Khám phá.
Hoạt động 1 : Luyện đọc : 10’.
* Mục tiêu: HS biết nhận diện đoạn văn, đọc đúng, đọc rành mạch, trôi chảy và giải nghĩa được một số từ ngữ. 
* Luyện đọc: 
- Gọi 1 HS đọc bài 
- GV lưu ý giọng đọc cho HS: Toàn bài đọc với giọng vui tươi, hồn nhiên, thể hiện niềm vui, niềm khác khao của thiếu nhi khi mơ ước về một thế giới tốt đẹp. Nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện ước mơ, niềm vui thích của trẻ em: (nảy mầm nhanh, chớp mắt, đầy quả, tha hồ, trái bom, trái ngon, toàn kẹo, bi tròn,...)
- GV chốt vị trí các đoạn:
- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài :10’
* Mục tiêu: HS hiểu những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ, bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp, nêu được nội dung từng khổ, nội dung bài.
- GV yêu cầu đọc các câu hỏi cuối bài
+ Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài?
+ Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì?
+ Mỗi khổ thơ là một điều ước của các bạn nhỏ? Điều ước ấy nói gì?
+ Em hiểu câu thơ Mãi mãi không có mùa đông ý nói gì?
+ Câu thơ: Hoá trái bom thành trái ngon có nghĩa là mong ước điều gì?
+ Em thích ước mơ nào của các bạn thiếu nhi trong bài thơ? Vì sao?
+ Bài thơ muốn nói điều gì? 
3. Luyện tập, thực hành : 10’
Luyện đọc diễn cảm.
Mục tiêu : Giúp học sinh đọc điễn cảm và đọc phân vai bài tập đọc.
- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.
-Gọi 4 em đọc tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài, cả lớp theo dõi, nêu giọng đọc của bài.
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn tiêu biểu trong bài: đoạn 1, 2.
- YC HS đọc thuộc lòng và thi đọc thuộc lòng bài thơ.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm. 3’
- Em có ước mơ gì? Hãy chia sẻ ước mơ của em với các bạn
- HS hát
- HS nêu tên chủ điểm mới.
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn:
- Bài chia làm 4 đoạn:
(Mỗi khổ thơ là 1 đoạn)
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (nảy mầm, phép lạ, thuốc nổ,....)
 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu -> Cá nhân -> Lớp
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc
- 1 HS đọc cả bài .
- 1 HS đọc
- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời câu hỏi (5p)
- TBHT điều hành việc báo cáo, nhận xét
+ Câu thơ: Nếu chúng mình có phép lạ được lặp lại ở đầu mỗi khổ thơ và 2 lần trước khi kết thúc bài thơ. 
+ Nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết. Các bạn luôn mong mỏi một thế giới hoà bình, tốt đẹp, trẻ em được sống đầy đủ và hạnh phúc. 
+Khổ 1: Các bạn ước muốn cây mau lớn để cho quả. 
+ Khổ 2: Các bạn ước trẻ em trở thành người lớn ngay để làm việc. 
+ Khổ 3: Các bạn ước mơ trái đất không còn mùa đông giá rét. 
+ Khổ 4: Các bạn ước trái đất không còn bom đạn, những trái bom biến thành trái ngon chứa toàn kẹo với bi tròn. 
+ Câu thơ nói lên ước muốn của các bạn thiếu nhi: Ước không còn mùa đông giá lạnh, thời tiết lúc nào cũng dễ chịu, không còn thiên tai gây bão lũ, hay bất cứ tai hoạ nào đe doạ con người. 
+ Các bạn thiếu nhi mong ước không có chiến tranh, con người luôn sống trong hoà bình, không còn bom đạn. 
+ Em thích hạt giống vừa gieo chỉ trong chớp mắt đã thành cây đầy quả và ăn được ngay vì em rất thích ăn hoa quả và cây lớn nhanh như vậy để bố mẹ, ông bà không mất nhiều công sứ chăm bón. 
+ Em thích ước mơ ngủ dậy mình thành người lớn ngay để chinh phục đại dương, bầu trời vì em rất thích khám phá thế giới và làm việc để giúp đỡ bố mẹ
Ý nghĩa: Bài thơ nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có những phép lạ để làm cho thế giới tốt đẹp hơn. 
- HS nêu, ghi nội dung bài
- HS nêu lại giọng đọc cả bài
- 1 HS đọc mẫu toàn bài
 -4 em đọc tiếp nối nhau 4 đoạn của bài, cả lớp theo dõi, nêu giọng đọc của bài.
- Nhóm trưởng điều hành:
+ Luyện đọc theo nhóm
+ Vài nhóm thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Bình chọn nhóm đọc hay.
- Thi học thuộc lòng tại lớp.
- HS nêu
- Hãy vẽ về ước mơ của em
Kiểm tra.
Trực quan, vấn đáp.
Vấn đáp, thực hành.
Thi đua.
Điều chỉnh sau bài dạy:
**********************************
 Tiết 2: 
LỊCH SỬ.
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức
 - Nắm được tên các giai đoạn lịch sử đã học từ bài 1 đến bài 5:
+ Khoảng năm 700 TCN đến năm 179 TCN: Buổi đầu dựng nước và giữ nước.
+ Năm 179 TCN đến năm 938: Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại nền độc lập.
2. Kĩ năng
- Kể lại một số sự kiện tiêu biểu về:
+ Đời sống người Lạc Việt dưới thời Văn Lang.
+ Hoàn cảnh, diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
+ Diễn biến và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng.
3. Thái độ
- Nêu cao lòng tự hào dân tộc, lòng yêu nước.
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL ngôn ngữ, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
 - GV: + Băng và hình vẽ trục thời gian.
 + Một số tranh ảnh, bản đồ.
 - HS: SGK, vở ghi, bút,..
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Phương pháp
1. Mở đầu. 
- Khởi động : 1’
- Bài cũ : 3’
+ Em hãy nêu vài nét về con người Ngô Quyền?
+ Ngô Quyền đã dùng kế gì để đánh giặc?
+Kết quả trận đánh ra sao?
-GV nhận xét, khen/động viên, dẫn vào bài mới
- Giới thiệu bài mới : 1’
2. Khám phá : 
*Hoạt động 1: Ôn tập giai đoạn lịch sử.10’
Mục tiêu: Giúp học sinh nêu được các giai đoạn lịch sử đã học từ bài 1 đến bài 5.
- GV yêu cầu HS đọc SGK / 24
 - GV treo băng thời gian (theo SGK) lên bảng và phát cho mỗi nhóm một bản yêu cầu HS ghi (hoặc gắn) nội dung của mỗi giai đoạn. 
 +Chúng ta đã học những giai đoạn lịch sử nào của lịch sử dân tộc, nêu những thời gian của từng giai đoạn?
* GV: Đó là hai giai đoạn “Buổi đầu dựng nước và giữ nước (khoảng 700 năm TCN đến năm 179 TCN) và Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập ( từ năm 179 TCN đến năm 938).
Hoạt động 2: Hoàn thành trục thời gian .( 5’).
 Mục tiêu : Giúp học sinh hoàn thành được trục thời gian.
- GV treo trục thời gian (theo SGK) lên bảng hoặc phát phiếu học tập cho HS và yêu cầu HS ghi các sự kiện tương ứng với thời gian có trên trục: khoảng 700 năm TCN, 179 năm TCN, 938. 
3.Thưc hành : Một số sự kiện tiểu biểu. 15’
Mục tiêu : Giúp học sinh kể lại một số sự kiện tiêu biểu về trong giai đoạn lịch sử này.
- GV chia lớp thành 3 nhóm, cho HS bốc thăm chọn nội dung hùng biện.
-Yêu cầu bài nói : Đầy đủ đúng, trôi chảy, có hình ảnh minh hoạ càng tốt
-GV nhận xét, khen/ động viên.
3. Vận dụng, trải nghiệm. 3’
- GV cho HS đọc ghi nhớ trong khung.
- GV tổng kết và GD như lòng tự hào dân tộc, căm thù giặc ngoại xâm.
Hát
Học sinh trả lời.
+ Ngô Quyền là người Đường Lâm
+ Ngô Quyền đã dùng kế lợi dụng thuỷ triều lên xuống của dòng Bạch Đằng
+ Quân giặc đã that bại hoàn toàn còn quân và dân ta đẫ thu được thắng lợi
Học sinh nhắc tựa.
- HS đọc. 
- HS các nhóm thảo luận và đại diện lên điền hoặc báo cáo kết quả 
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- HS lên chỉ băng thời gian và trả lời. 
- Lắng nghe
- HS nhớ lại các sự kiện lịch sử và lên điền vào bảng. 
- HS khác nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh. 
- HS đọc nội dung câu hỏi và trả lời theo yêu cầu. 
*Nhóm 1: kể về đời sống người Lạc Việt dưới thời Văn Lang. 
*Nhóm 2: kể về khởi nghĩa Hai Bà Trưng. 
*Nhóm 3: kể về chiến thắng Bạch Đằng. 
- Kể chuyện lịch sử về Vua Hùng, An Dương Vương, Hai Bà Trưng, Ngô Quyền
Kiểm tra
Thảo luận nhóm.
Thực hành.
Thảo luận nhóm.
* Điều chỉnh sau bài dạy :
**********************************
Tiết 3:
Thể dục
Giáo viên chuyên dạy.
**********************************
Tiết 4: TOÁN
Tiết 36: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Tính được tổng của 3 số.
2. Kĩ năng
- Vận dụng một số tính chất để tính tổng 3 số bằng cách thuận tiện nhất.
3. Thái độ
- HS có thái độ học tập tích cực.
4. Góp phần phát triển năng lực: 
- Năng lực t ... u đó cử đại diện để trình bày trước lớp. 
- Thực hành nấu cháo tại nhà
- Nêu cách chế biến một món ăn ngon cho người bị bệnh
Kiểm tra.
Trực quan, vấn đáp.
Thảo luận nhóm.
Trực quan, vấn đáp.
Đóng vai.
* Điều chỉnh sau bài dạy :
*******************************
Tiết 4: 
TOÁN
Tiết 40: GÓC NHỌN, GÓC TÙ, GÓC BẸT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhận biết được góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt (bằng trực giác hoặc sử dụng ê ke).
2. Kĩ năng
- Hs xác định, vẽ được góc vuông, góc nhọn, góc tù.. 
3. Thái độ
- Tính chính xác, cẩn thận, làm việc nhóm tích cực
4. Góp phần phát triển các NL
- NL tự học, làm việc nhóm, NL tính toán
* Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2 (chọn 1 trong 3 ý)
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: Thước thẳng, ê ke (dùng cho GV và cho HS)
 - HS: Vở BT, bút, ê-ke
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Phương pháp
1. Mở đầu.
Khởi động, kết nối : 1’
Bài cũ : 3’
Thực hiện trò chơi rung chuông vàng.
Giới thiệu bài mới : 1’
2. Khám phá.
Hoạt động 1 :Giới thiệu góc nhọn. 5’
* Mục tiêu: HS nhận biết được góc nhọn.
 - GV vẽ lên bảng góc nhọn AOB như phần bài học SGK. 
 + Hãy đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc này. 
 - GV giới thiệu: Góc này là góc nhọn. 
 A
 O
 B
+ Hãy dùng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc nhọn và cho biết góc này lớn hơn hay bé hơn góc vuông. 
 *GV: Góc nhọn bé hơn góc vuông. 
- GV có thể yêu cầu HS vẽ 1 góc nhọn (Lưu ý HS sử dụng ê ke để vẽ góc nhỏ hơn góc vuông). 
Hoạt động 2 : Giới thiệu góc tù. 5’
* Mục tiêu: HS biết nhận diện góc tù.
- GV vẽ lên bảng góc tù đỉnh O, hai cạnh OM và ON như SGK. 
+ Hãy đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc. 
- Góc MON này là góc tù. 
- GV: Hãy dùng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc tù này và cho biết góc này lớn hơn hay bé hơn góc vuông. 
* GV Góc tù lớn hơn góc vuông. 
- GV có thể yêu cầu HS vẽ 1 góc tù (Lưu ý HS sử dụng ê ke để vẽ góc lớn hơn góc vuông)
Hoạt động 3 : Giới thiệu góc bẹt. 5’
Mục tiêu : Giúp học sinh nhận biết góc bẹt.
- GV vẽ lên bảng góc bẹt đỉnh O và hai cạnh OC và OD 
+ Hãy đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc. 
- GV vừa vẽ hình vừa nêu: Tăng dần độ lớn của góc COD, đến khi hai cạnh OC và OD của góc COD “thẳng hàng” (cùng nằm trên một đường thẳng) với nhau. Lúc đó góc COD được gọi là góc bẹt. 
+ Các điểm C, O, D của góc bẹt đỉnh O, cạnh OC và OD như thế nào với nhau?
- GV yêu cầu HS sử dụng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc bẹt so với góc vuông. 
- GV yêu cầu HS vẽ và gọi tên 1 góc bẹt. 
*GV: Góc bẹt bằng 2 góc vuông
3. Thực hành : Ôn tập góc tù, góc nhọn, và góc vuông.
Mục tiêu : Giúp học sinh xác định được góc nhọn, góc tù, góc vuông bằng trực giác hoặc ê-ke.
Bài 1: Tìm các góc sau đây. Góc nào là góc vuông, góc từ, góc nhọn, góc bẹt. 
- Gọi HS nhận xét, bổ sung, chữa bài (nếu cần)
- GV nhận xét, chốt đáp án.
+ So sánh góc nhọn, góc bẹt, góc tù với góc vuông?
Bài 2
- Yêu cầu HS dùng ê ke kiểm tra góc và báo cáo kết quả trong nhóm 4 sau đó thảo luận, thống nhất kết quả và trình bày trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, có thể yêu cầu HS nêu tên từng góc trong mỗi hình tam giác và nói rõ đó là là góc nhọn, góc tù và góc bẹt?
4. HĐ ứng dụng (1p)
- Kiểm tra một góc là góc nhọn, góc tù và góc bẹt như thế nào?
5. HĐ sáng tạo (1p)
* Bài tập chờ: Điền vào chỗ trống:
a. Hình bên có .... góc vuông? Đó là các góc:...
b. Hình bên có ....góc nhọn? Đó là góc:....
c. Hình bên có ... góc tù? Đó là góc nào
- Hát.
- HS tham gia trò chơi.
- HS quan sát hình.
+ Góc đỉnh O, hai cạnh OA và OB. 
- HS: Góc nhọn
- 1 HS lên bảng kiểm tra, cả lớp theo dõi, sau đó kiểm tra góc trong SGK: Góc nhọn đỉnh O, hai cạnh OA và OB. 
 A
 O 
 B
- 1 HS vẽ trên bảng, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp. 
HS quan sát hình. 
+ HS: Góc đỉnh O và hai cạnh OM và ON. 
- HS: Góc tù
- 1HS lên bảng kiểm tra. KL: Góc tù lớn hơn góc vuông. 
 M N 
 O
- 1 HS vẽ trên bảng, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp. 
- HS quan sát hình. 
+ Góc đỉnh O, cạnh OC và OD. 
- HS quan sát, theo dõi thao tác của GV. 
C
C O D
- HS: Góc bẹt
+ Cùng nằm trên 1 đường thẳng
- HS kiểm tra. KL: Góc bẹt bằng 2 góc vuông
- Thực hành cá nhân- Chia sẻ nhóm 2
- Cá nhân- Nhóm 2- Chia sẻ lớp
- Hs đọc yêu cầu bài
- HS thảo luận nhóm.
Thực hiện theo yêu cầu cảu GV
Đ/a:
+ Các góc nhọn là: góc đỉnh A, cạnh AM, AN; góc đỉnh D, cạnh DU, DV. 
+ Các góc vuông là: góc đỉnh C, cạnh CI, CK. 
+ Các góc tù là: góc đỉnh B, cạnh BP, BQ; góc đỉnh O, cạnh OG, OH. 
+ Các góc bẹt là: góc đỉnh E, cạnh EX, EY
+ Góc nhọn bé hơn góc vuông, góc tù lớn hơn góc vuông, góc bẹt bằng 2 góc vuông
- HS làm việc nhóm 4 với ý thứ nhất. Các HSNK làm hết cả bài
Đ/a:
Hình tam giác ABC có ba góc nhọn. 
Hình tam giác DEG có một góc vuông. 
Hình tam giác MNP có một góc tù
- Ghi nhớ KT về góc nhọn, góc bẹt, góc tù
Kiểm tra.
Trực quan, vấn đáp.
Trực quan, vấn đáp.
Trực quan, vấn đáp.
Thực hành.
* Điều chỉnh sau bài dạy :
******************************
Tiết 5: 
SINH HOẠT CHỦ NHIỆM
TIẾT 5:SINH HOẠT CHỦ NHIỆM
I. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp HS tự nhận xét tuần 7.
- Rèn kĩ năng tự quản.
- Giúp HS có ý thức trong học tập. 
II/CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
Giáo viên Chủ Nhiệm:	
Tổng kết tình hình lớp thông qua sổ theo dõi cá nhân của ban cán sự lớp.
Soạn kế hoạch cho cho học sinh thực hiện trong tuần tiếp theo.
Đối với học sinh:
Ban cán sự lớp tổng kết hoạt động trong tuần qua.
Các thành viên trong lớp tự giác đánh giá cá nhân và đưa ra ý kiến nhằm xây dựng tập thể lớp.
III/NỘI DUNG SINH HOẠT:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
PPVD
1. Ổn định tổ chức lớp(5’)
- Lớp trưởng ổn định trật tự của lớp và  cho các bạn văn nghệ đầu giờ.
2. Hoạt động 1(15’):
Nhận xét, đánh giá tình hình học tập và nề nếp tuần qua:
- Giáo viên mời lớp trưởng lên điều khiển lớp.
 - GV nhận xét chung và tuyên dương tổ - cá nhân xuất sắc nhất trong tuần qua.
Lớp trưởng điều khiển lớp, yêu cầu:
- Lớp trưởng lần lượt mời 4 tổ trưởng lên báo cáo tình hình của tổ mình (về học tập, rèn luyện, nề nếp, tác phong, những bạn được tuyên dương, những bạn có khuyết điểm )
- Tổ trưởng mời các bạn khác nêu ý kiến bổ sung.
- Lớp phó lên báo cáo tình hình học tập của cả lớp.
Lớp trưởng nêu một vài nhận xét chung và tổng kết kết quả trong tuần qua.
Lớp trưởng mời GV nhận xét và đánh giá chung.
Học sinh được tuyên dương lên cả lớp vỗ tay khen ngợi.
Học sinh có khuyết điểm đứng lên nhận khuyết điểm và hứa sửa chữa khuyết điểm.
Báo cáo thuyết trình
3.Hoạt động 2: (15’)
Phương hướng kế hoạch hoạt động tuần tới.
- Giáo viên đưa ra những nội dung cần làm ở tuần sau: 
+ Thi đua Dạy tốt – học tốt.
+ Tuyên truyền phòng ngừa COVID -19, sốt xuất huyết
+ Nhắc HS cần tiêm ngừa đầy đủ.
+ Phát huy văn hóa đọc sách.
- Giáo viên mời lớp trưởng lên điều khiển lớp để chốt phương hướng hoạt động cho tuần sau.
- Giáo viên đồng ý thống nhất với các ý kiến của các em, trong việc thực hiện nội dung tuần sau.
-Học sinh lắng nghe.
Lớp trưởng lần lượt mời các bạn đóng góp ý kiến.
+ Thi đua Dạy tốt – học tốt :
⬧Bắt cặp đôi bạn học tập bạn giỏi kèm bạn chậm .
⬧ Treo thưởng cá nhân nếu có nhiều nhận xét tốt trong học tập.
+ Tuyên truyền phòng ngừa các bệnh trong mùa mưa.
⬧ Sưu tầm một số tranh ảnh về bệnh sốt xuất huyết, bệnh cảm lạnh do nhiễm mưa, bệnh ho treo ở bảng thông tin của lớp, để các bạn đọc hiểu và phòng bệnh.
⬧ Đối với những bạn đi xe đạp phải đem theo nón áo mưa để phòng bị ướt mưa.
⬧ Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, nhà ở, môi trường xung quanh.
+ Phát huy văn hóa đọc sách.
⬧ Tham gia mua báo Đội, đọc và làm theo báo Đội.
⬧ Sưu tầm truyện hay, viết cảm nghĩ của mình về cuốn sách, cuốn truyện mình yêu thích.
-Các em đồng ý thống nhất các ý kiến trên.
Giảng giải
4. Củng cố - dặn dò (5’)
-Tiếp tục duy trì nề nếp học tập, vệ sinh lớp.
- Tăng cường rèn chữ, giữ vở.
Tiếp tục thi đua: Học tập tốt, thực hiện tốt nề nếp, vâng lời thầy cô, nói lời hay làm việc tốt.
- Lắng nghe – thực hiện theo
* Điều chỉnh sau bài dạy :
***************************************************************************
 Thứ Bảy, ngày 29 tháng 10 năm 2022
Tiết 1:
Kỹ năng sống
Giáo viên chuyên dạy.
******************************
Tiết 2:
 ÔN TOÁN
ÔN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Mức 1: Nhận biết được 2 đường thẳng vuông góc.
 Thực hiện được các phép tính trong phạm vi đã học.
 Giải toán có lời văn.
- Mức 2: Nhận biết và xác định được 2 đường thẳng vuông góc.
 Tính giá trị của biểu thức.
 Giải toán có lời văn.
- Mức 3: Tính bằng hai cách 
 Giải toán có lời văn. 
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Phiếu BT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Bài 1. Tam giác bên có mấy góc nhọn? 
A. 3 C. 1	 
B. 2	 D. O 
Bài 2: Đặt tính rồi tính
345 098 + 231 542
736 909 – 451 134
32 016 x 5
675 653 : 4
Bài 3: Tổng của hai số là 85. Hiệu của hai số đó là 27. Tìm hai số đó?
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức
56 015 : 5 + 231 067
842 843 – 472 671 + 34 076
250 150 + 3408 x 4
Bài 2: Một cửa hàng có 370 kg gạo, trong đó số gạo nếp ít hơn số gạo tẻ là 120 kg. Hỏi mỗi loại có bao nhiêu kg?
Bài 3:Phát biểu nào sau đây là đúng: 
A. Góc nhọn lớn hơn góc vuông.C. Góc tù lớn hơn góc vuông.
B. Góc bẹt nhỏ hơn góc t	
D. Góc nhọn lớn hơn góc tù.
Bài 1: Tính bằng hai cách.
a, 457 + 218 + 143
b, 346 + 412 + 188
c, 2085 + 1346 + 2915 + 1654
Bài 2:Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống
a) MN và NP vuông góc. b) MN và MQ vuông góc. 
c) MQ và QP vuông góc. 
d) QP và PN không vuông góc 
 M N
 P Q
Bài 2: Một hình chữ nhật có chu vi là 48m, chiều dài hơn chiều rộng 6 m. Tính diện tích hình chữ nhật đó?
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà
ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*********************************
Tiết 3+ 4 :
Tiếng anh
Giáo viên chuyên dạy.
*********************************
Tiết 5: 
Tiếng anh bản ngữ.
Giáo viên chuyên dạy.
********************************
Ngày 24 tháng 10 năm 2022
TỔ TRƯỞNG
Ngày 25 tháng 10 năm 2022
BAN GIÁM HIỆU DUYỆT
KT. HIỆU TRƯỞNG
 PHÓ HIỆU TRƯỞNG 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_8_nam_hoc_2022_2023_hoang_xuan_so.docx