Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2022-2023 - Trương Thị Mỹ Xuyên

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2022-2023 - Trương Thị Mỹ Xuyên

ĐẠO ĐỨC

TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (tt)

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: Nhận thức được: Cần phải tiết kiệm tiền của như thế nào. Biết được vì sao cần phải tiết kiệm tiền của.

2.Kỹ năng: Thực hiện tiết kiệm, giữ gìn sách vở, đồ dùng, đồ chơi trong sinh hoạt hàng ngày.

3.Thái độ: Biết đồng tình, ủng hộ những hành vi, việc làm tiết kiệm; không đồng tình với những hành vi, việc làm lãng phí tiền của.

*GD BVMT, TKNL: Sử dụng tiết kiệm tiền áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước.Trong cuộc sống hằng ngày là góp phần BVMT và tài nguyên thiên nhiên.

*TT HCM: Cần kiệm liêm chính. Giáo dục cho HS đức tính tiết kiệm theo gương Bác Hồ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:

- GV: Bảng phụ ghi sẵn tình huống

- HS: ĐDHT

III. PHƯƠNG PHÁP- HÌNH THỨC DẠY HỌC:

 *Phương pháp: Thực hành, hỏi đáp, thảo luận, đặt vấn đề, đóng vai

 *Hình thức: Cá nhân, nhóm, cả lớp

 

docx 58 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 169Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2022-2023 - Trương Thị Mỹ Xuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8	 Thứ Hai ngày 24 tháng 10 năm 2022
ĐẠO ĐỨC
TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (tt)
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Nhận thức được: Cần phải tiết kiệm tiền của như thế nào. Biết được vì sao cần phải tiết kiệm tiền của.
2.Kỹ năng: Thực hiện tiết kiệm, giữ gìn sách vở, đồ dùng, đồ chơi  trong sinh hoạt hàng ngày.
3.Thái độ: Biết đồng tình, ủng hộ những hành vi, việc làm tiết kiệm; không đồng tình với những hành vi, việc làm lãng phí tiền của.
*GD BVMT, TKNL: Sử dụng tiết kiệm tiền áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước...Trong cuộc sống hằng ngày là góp phần BVMT và tài nguyên thiên nhiên.
*TT HCM: Cần kiệm liêm chính. Giáo dục cho HS đức tính tiết kiệm theo gương Bác Hồ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
- GV: Bảng phụ ghi sẵn tình huống
- HS: ĐDHT
III. PHƯƠNG PHÁP- HÌNH THỨC DẠY HỌC:
 *Phương pháp: Thực hành, hỏi đáp, thảo luận, đặt vấn đề, đóng vai
 *Hình thức: Cá nhân, nhóm, cả lớp
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A/Hoạt động khởi động: (5p)
1.Khởi động: Hát tập thể.
2.Bài cũ: 
-GV gọi 1 – 2 HS tự liên hệ việc tiết kiệm tiền của bản thân trong cuộc sống hằng ngày như thế nào? 
-Nhận xét.
3.Bài mới: Giới thiệu bài: Tiết kiệm tiền của (tt)
-GV nêu mục tiêu bài học, ghi tựa bài lên bảng
B/Các hoạt động chính: (30p)
Hoạt động 1: HS làm việc cá nhân (bài tập 4, SGK) (10p)
*Mục tiêu: Giúp học sinh rút ra được kết luận xác đáng qua việc tiết kiệm của bản thân
*Phương pháp: thực hành, hỏi đáp
*Phương tiện: 
*Cách tiến hành:
- GV gọi HS đọc yêu cầu BT
- GV mời một số HS làm bài miệng và giải thích. 
- GV nhận xét, kết luận:
+Các việc làm (a), (b), (g), (h), (k) là tiết kiệm tiền của.
+Các việc làm (c), (d), (đ), (e), (i) là lãng phí tiền của
-GV nhận xét, khen những HS đã biết tiết kiệm tiền của và nhắc nhở những HS khác thực hiện việc tiết kiệm tiền của trong sinh hoạt hằng ngày. 
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm và đóng vai (BT 5, SGK) (20p)
*Mục tiêu: Giúp học sinh biết ứng xử các tình huống qua vai diễn
*Phương pháp: đặt vấn đề, thảo luận, hỏi đáp, đóng vai
*Phương tiện: bảng phụ ghi sẵn các tình huống
*Cách tiến hành:
-GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận và đóng vai một tình huống trong bài tập 5. 
+Cách ứng xử như vậy có hợp chưa? Có cách ứng xử nào khác không? Vì sao? 
+Em cảm thấy thế nào khi ứng xử như vậy? 
-GV kết luận về cách ứng xử phụ hợp trong mỗi tình huống. 
-GV mời một vài HS đọc to phần ghi nhớ trong SGK
C/Hoạt động tiếp nối: (5p)
-Cho HS liên hệ thực tiễn những việc làm thực hành tiết kiệm tiền của, sách vở, đồ dùng, đồ chơi, điện nước, . trong cuộc sống hằng ngày.
-Nhận xét tiết học. 
-Về nhà học bài. Chuẩn bị bài:“Tiết kiệm thời giờ”.
-Hát.
-1-2 HS trả lời. HS cả lớp lắng nghe.
-Nhắc lại tựa bài
*Hình thức: cá nhân, cả lớp
- HS nêu yêu cầu, lớp đọc thầm.
- HS thực hiện. 
- Cả lớp trao đổi, nhận xét.
-HS tự liên hệ.
*Hình thức: cá nhân, nhóm (tổ)
-Các nhóm thảo luận theo nhóm lớn (tổ).
-Một vài nhóm lên đóng vai xử lý tình huống.
-Trả lời
- Lắng nghe.
- Vài HS đọc ghi nhớ.
- Lắng nghe và thực hiện.
Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN
LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU:
-Kiến thức: Biết tính tổng của các số và vận dụng một số tính chất của phép cộng để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất.
-Kĩ năng: Tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ; tính chu vi hình chữ nhật; giải bài toán có lời văn.
-Thái độ: HS chăm chỉ học tập, tính chính xác.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: bảng phụ
 - HS: bảng con, đồ dùng học tập. 
 III.PHƯƠNG PHÁP- HÌNH THỨC DẠY HỌC: 
*Phương pháp: thực hành,đàm thoại.
*Hình thức: cá nhân,
IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/Hoạt động khởi động: (5p) 
1/Khởi động: Hát 
2/Bài cũ:Tính chất kết hợp của phép cộng
-Yêu cầu HS làm bài tập
-GV nhận xét
3/Bài mới: Luyện tập 
B/Các hoạt động chính: (30p)
Hoạt động: Thực hành
*Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học làm bài nhanh, chính xác.
*Phương pháp: Thực hành, đàm thoại
*Phương tiện: Bảng con, bảng phụ
*Cách tiến hành:
Bài tập 1b: (10 p)
-Cho HS đọc yêu cầu bài? 
-Nêu cách đặt tính và cách thể hiện phép tính
-GV chốt: Khi cộng nhiều số hạng ta phải viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số cùng hàng phải thẳng cột, viết dấu + ở số hạng thứ hai, dấu gạch ngang
Bài tập 2: dòng 1,2 (10 p)
-Cho HS đọc yêu cầu bài? 
-Dựa vào tính chất nào để thực hiện bài này? 
-GV chốt: Cần cộng các số tròn trăm lại với nhau trước, rồi cộng số lẻ. 
Bài tập 4a: (10 phút)
-Cho HS đọc yêu cầu bài?
-Bài toán cho gì?
- Bài toán hỏi gì? 
1HS tóm tắt, 1 HS giải 
GV chốt: Đọc kĩ bài để làm cho đúng. 
C/Hoạt động nối tiếp : (3 p)
*Phương pháp: Đàm thoại
Chuẩn bị bài: Tìm hai số khi biết tổng & hiệu của hai số đó.
Nhận xét tiết học. 
*Hình thức: Cá nhân
-Tính bằng cách thuận tiện nhất 
(3254+146)+ 567=3400+ 567= 5567 
4000+(199+501)=4000+700 = 4700
*Hình thức: HS làm Cá nhân vào bảng con.
-HS nêu 
-Đặt các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau, tính từ phải sang trái 
-1 HS làm bài trên bảng, HS khác làm vào bảng con.
-HS nhận xét -sửa 
-Nghe
*Hình thức: HS làm cá nhân vào vở
-1 HS nêu 
- Tính chất giao hoán, kết hợp.
-HS làm bài
*Hình thức: HS làm cá nhân vào vở
-HS nêu 
-Có 5256 người, năm I tăng 79 người, năm II tăng thêm 71 người.
- Cả 2 năm tăng bao nhiêu?
 Cả 2 năm dân số có bao nhiêu người?
 HS sửa bài
 Nghe 
-Nghe 
Rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TẬP ĐỌC
NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
I /MỤC TIÊU:
Kiến thức: Hiểu ý nghĩa các từ ngữ khó, nội dung và ý nghĩa của bài
Kỹ năng: Đọc diễn cảm bài thơ với giọng hồn nhiên, vui tươi thể hiện niềm vui, niềm khát khao của các bạn nhỏ khi mơ ước về một tương lai tốt đẹp. Học thuộc lòng bài.
Thái độ: HS biết ước mơ và cố gắng thực hiện những ước mơ của mình.
* KNS: Xác định giá trị; Tự nhận thức về bản thân 
II /ĐỒ DNG DẠY HỌC:
- Giáo viên:Tranh minh họa.
- Học sinh: ĐDHT
III/ PHƯƠNG PHÁP – HÌNH THỨC:
* Phương pháp: Giảng giải, quan sát, hỏi - đáp, thảo luận, thực hành.
*Hình thức: Cá nhân, nhóm, cả lớp.
IV/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/Hoạt động khởi động: (4p)
 1. Khởi động: Hát.
 2. Bài cũ : Ở Vương quốc Tương Lai 
- Gọi mỗi nhóm đọc phân vai bài Ở Vương quốc Tương Lai. Kết hợp trả lời câu hỏi trong sách giáokhoa. Đọc thuộc nội dung chính của bài.
 3. Bài mới: Giới thiệu bài : Nếu chúng mình có phép lạ 
B/Các hoạt động chính: (33p)
Hoạt động 1: Luyện đọc. (11p)
*Mục tiêu : Giúp học sinh đọc đúng bài văn, hiểu nghĩa từ khó.
* Phương pháp: Giảng giải, thực hành.
* Phương tiện: Tranh minh họa, bảng phụ viết sẵn câu dài.
* Cách tiến hành:
- GV đọc mẫu.
- Bài này chia làm mấy khổ thơ?
- GV tổ chức cho HS đọc nối tiếp lượt 1 kết hợp luyện đọc từ khó. Lưu ý HS đọc câu đầu tiên sẽ đọc luôn tên bài.
- GV tổ chức cho HS đọc nối tiếp lượt 2.
- GV tổ chức cho HS đọc nối tiếp lượt 3 kết hợp giải nghĩa từ.
- Chú ý cách phát âm cho HS.
àGV nhận xét: cần hiểu đúng nghĩa của từ
- Yêu cầu HS luyện đọc nhóm đôi (cùng bàn)
- Gọi HS đọc toàn bài
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. (11p)
* Mục tiêu: Giúp học sinh cảm thụ bài văn 
* Phương pháp: Giảng giải, hỏi - đáp, thảo luận.
* Phương tiện:
* Cách tiến hành:
- GV hỏi cho HS trả lời:
- Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài?
- Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì?
- Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ. Những điều ước ấy là gì?
- Giải thích ý nghĩa của các cách nói sau:
+ Ước “ Không còn mùa đông” là thế nào ?
+ Còn ước “hoá trái bom thành trái ngon”?
- Nhận xét về ước mơ của các bạn nhỏ trong bài thơ.
- Em thích ước mơ nào trong bài thơ? Vì sao?
- Gọi HS trả lời câu hỏi kết hợp nhận xét, giảng giải, chốt ý từng đoạn.
- Gọi HS nêu nội dung chính của bài tập đọc.
- GV chiếu nội dung chính. Gọi HS đọc lại.
* GDKNS: Xác định giá trị; Tự nhận thức về bản thân 
Hoạt động 3 : Luyện đọc diễn cảm(11p)
*Mục tiêu:Giúp học sinh đọc diễn cảm bài văn 
* Phương pháp: Giảng giải, thực hành
* Phương tiện: Bảng phụ đoạn cần luyện đọc
* Cách tiến hành:
- GV treo bảng phụ đoạn cần luyện đọc.
+ Đọc mẫu khổ thơ.
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm 2 – 3 khổ thơ.
+ Sửa chữa, uốn nắn. 
- GV chốt: đọc diễn cảm để cảm nhận hết những cái hay những điều bài muốn gửi gắm.
C/Hoạt động tiếp nối: (3p)
- Hỏi: Bài thơ có ý nghĩa gì? 
- Nhận xét tiết học .
-Thực hiện.
-Nhắc lại tựa bài
* Hình thức: cá nhân, cả lớp
-Nghe
- HS đọc nhẩm xác định 5 khổ thơ.
- Học sinh tiếp nối nhau đọc 5 khổ thơ. 
- HS nêu từ khó.
- Luyện đọc từ khó.
- HS thực hiện tương tự lượt 1.
- HS thực hiện tương tự lượt 2.
- Đọc phần chú giải cuối bài.
- HS nêu từ khó hiểu (nếu có)
- Lắng nghe.
- Luyện đọc theo cặp.
- 1HS thực hiện. Cả lớp đọc thầm.
* Hình thức: cá nhân, nhóm đôi, cả lớp
- Đọc thầm các khổ thơ và thảo luận nhóm đôi để tìm câu trả lời:
- Nếu chúng mình có phép lạ.
- Ước muốn bạn nhỏ rất tha thiết.
+ Khổ 1:cây mau lớn để cho quả
+ Khổ 2: trẻ em trở thành người lớn ngay để làm việc.
+ Khổ 3: trái đất không còn mùa đông.
+ Khổ 4:trái đất không còn bom đạn, những trái bom biến thành trái ngon chứa toàn kẹo với bi tròn.
- Ước thời tiết lúc nào cũng dễ chịu, không còn thiên tai, không còn những tai hoạ đe doạ con người.
- Ước thế giới hoà bình, không còn bom đạn, chiến tranh.
- Đó là những ước mơ lớn, những ước m ... tạo, hợp tác, cẩn thận.
* Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ làm tự chọn 1 trong 3 bài tập; học sinh khá làm tự chọn 2 trong 3 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP- HÌNH THỨC DẠY HỌC
*Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải, thảo luận
*Hình thức: Cá nhân, cả lớp
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động rèn luyện của giáo viên
Hoạt động học tập của học sinh
1. Hoạt động khởi động (5 p):
- Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động rèn luyện:
a. Hoạt động 1: Giao việc (5 p):
- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên phiếu. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.
- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.
- Hát
- Lắng nghe.
- Học sinh quan sát và chọn đề bài.
- Học sinh lập nhóm.
- Nhận phiếu và làm việc.
b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):
Bài 1. Tìm hai số biết tổng của chúng là số lớn nhất có 4 chữ số, hiệu hai số là số lớn nhất có 2 chữ số.
Bài giải
.
.
.
.
Bài 2. Tìm tổng của hai số, biết rằng hiệu hai số đó bằng 432 và bằng số bé?
Bài giải
.
.
.
.
Bài 3. Một hình chữ nhật có nửa chu vi là 14 m. Biết rằng chiều dài hơn chiều rộng 4 m. Tính diện tích hình chữ nhật đó.
Bài giải
.
.
.
.
.
c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng sửa bài.
- Giáo viên chốt đúng - sai.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.
- Đại diện các nhóm sửa bài trên bảng lớp.
- Học sinh nhận xét, sửa bài.
- Học sinh phát biểu.
RÚT KINH NGHIỆM:
Rèn Tập làm văn tuần 8
Luyện Tập Phát Triển Câu Chuyện
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức cho học sinh về phát triển câu chuyện.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành về phát triển câu chuyện.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ làm bài tập 2; học sinh khá, học sinh giỏi làm tất cả các yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III.PHƯƠNG PHÁP – HÌNH THỨC:
 - Phương pháp: Giảng giải, thực hành, luyện tập.
 - Hình thức: Cá nhân, nhóm, cả lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động rèn luyện của giáo viên
Hoạt động học tập của học sinh
1. Hoạt động khởi động (5 p):
- Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động rèn luyện:
a. Hoạt động 1: Giao việc (5 p):
- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.
- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.
b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 p):
- Hát
- Lắng nghe.
- Học sinh quan sát và chọn đề bài.
- Học sinh lập nhóm.
- Nhận phiếu và làm việc.
Bài 1. Dựa vào bài tập làm văn em đã viết theo đề bài cuối tuần 7 (Tiếng Việt 4, tập một, trang 75), trả lời các câu hỏi sau :
a) Câu chuyện của em kể về những điều ước gì ?
- Điều ước thứ nhất : 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
- Điều ước thứ hai : 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
- Điều ước thứ ba : 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
b) Em đã kể lại việc thực hiện từng điều ước hay cùng một lúc cả ba điều ước? Đó là cách kể chuyện theo trình tự nào?
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Bài 2. Dựa vào các câu hỏi gợi ý, hãy kể lại câu chuyện Ba anh em (Tiếng Việt 4, tập một, trang 13-14) theo trình tự thời gian xảy ra các sự việc.
* Chú ý : Em dùng các từ ngữ in đậm trong câu hỏi để diễn tả thời gian, thể hiện sự tiếp nối về thời gian xảy ra các sự việc, làm cho ý của đoạn văn sau gắn liền với ý của đoạn văn trước.
a) Nghỉ hè, Ni-ki-ta, Gô-sa và Chi-ôm-ca đi đâu ? 
......................................................................
......................................................................
......................................................................
b) Ăn cơm xong, Ni-ki-ta, Gô-sa và Chi-ôm-ca làm những việc gì khác nhau ?
......................................................................
......................................................................
......................................................................
c) Buổi tối, khi ba anh em quây quần bên bà, bà đã nói gì ? 
......................................................................
......................................................................
......................................................................
d) Ni-ki-ta thắc mắc thế nào ? 
......................................................................
......................................................................
......................................................................
e) Bà trả lời ra sao ? 
......................................................................
......................................................................
......................................................................
c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 p):
- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.
3. Hoạt động nối tiếp (3 p):
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.
- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.
- Học sinh phát biểu.
RÚT KINH NGHIỆM:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
SINH HOẠT LỚP TUẦN 8
I . MỤC TIÊU: 
- Đánh giá kết quả hoạt động của lớp ở tuần 8 và việc thực hiện nội quy của trường, của lớp. Biết lập kế hoạch hoạt động của tuần 9.
- Rèn kỹ năng giao tiếp, ứng xử, mạnh dạn, tự tin hơn khi tham gia mọi hoạt động.
- Chấp hành nội quy của trường, lớp đề ra. Nghiêm túc trong sinh hoạt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 - GV: Kế hoạch hoạt động của tuần 9.
- HS: Ban cán sự lớp chuẩn bị nội dung báo cáo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động: Hát.
2. Các hoạt động chính:
Hoạt động 1: Đánh giá kết quả hoạt động của lớp tuần 8.
Mục tiêu: HS rèn kỹ năng giao tiếp mạnh dạn, tự tin qua phần báo cáo đánh giá kết quả hoạt động của lớp.
Cách tiến hành:
- Tiến hành báo cáo:
* Báo cáo sơ kết thi đua giữa các tổ.
* Về học tập.
* Về thực hiện nội quy của trường, lớp.
* Nhận xét.
- GV nhận xét, biểu dương.
Hoạt động 2: Lập kế hoạch hoạt động tuần 9.
Mục tiêu: HS nắm được kế hoạch hoạt động tuần 9 từ đó đưa ra phương hướng thực hiện.
Cách tiến hành:
- GV cho HS xem phương hướng của tuần 9:
+ Đi học đều, đúng giờ.
+ Rèn chữ giữ vở
+ Giữ gìn vệ sinh trường, lớp và nề nếp tác phong.
+ Thực hiện nghiêm Luật ATGT đường bộ.
+ Bảo vệ khu vực vườn trường.
- Tổ chức cho HS thảo luận đề ra phương hướng thực hiện kế hoạch.
- GV nhận xét.
Hoạt động 3: Thư giãn
Mục tiêu: HS thư giãn và vui chơi thể hiện tinh thần đoàn kết.
Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi, văn nghệ.
3. Hoạt động nối tiếp:
- Hỏi: Qua tiết sinh hoạt lớp em muốn chia sẻ điều gì ?
- GV nhận xét.
- Chuẩn bị: Báo cáo hoạt động tuần 9.
- Ban văn nghệ điều khiển.
- Lớp trưởng điều khiển.
- Lần lượt 4 tổ trưởng báo cáo tình hình của tổ. Các thành viên trong lớp đóng góp ý kiến.
- Ban học tập báo cáo.
- Ban kỉ luật báo cáo.
- Lớp trưởng nhận xét chung.
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc cho lớp nghe.
- Thảo luận nhóm theo tổ đề ra biện pháp thực hiện phương hướng của tuần 9.
- Đại diện tồ trình bày.
- Lắng nghe.
- Tham gia chơi trò chơi, hát.
- HS chia sẻ.
- Lắng nghe.
Rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
	KHỐI TRƯỞNG 
BAN GIÁM HIỆU DUYỆT
Ngày . tháng . năm 2022
Lê Lộc Linh 
Ngày . tháng . năm 2022

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_8_nam_hoc_2022_2023_truong_thi_my.docx