Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2022-2023 - Trương Thị Mỹ Xuyên

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2022-2023 - Trương Thị Mỹ Xuyên

TIẾT 9: TIẾT KIỆM THỜI GIỜ

(TT HCM)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ và nêu ví dụ về tiết kiệm thời giờ

2. Kỹ năng: Bước đầu sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt, . hằng ngày một cách hợp lý.

3. Thái độ: Có ý thức tiết kiệm thời giờ.

*Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh: Cần, kiệm, liêm, chính. Biết quí trọng thời giờ, học tập tính tiết kiệm theo gương Bác Hồ.

*KNS: Xác định giá trị của thời gian là vô giá. Lập kế hoạch khi làm việc, học tập để sử dụng thời gian hiệu quả. Quản lí thời gian trong sinh hoạt học tập hằng ngày. Bình luận, phê phán việc lãng phí thời gian

II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:

- GV: tranh minh họa, bảng phụ ghi các tình huống

- HS: Mặt khóc, mặt cười

 III. PHƯƠNG PHÁP – HÌNH THỨC:

 - Phương pháp: Trực quan, hỏi đáp, thực hành, thảo luận

 - Hình thức: Cá nhân, nhóm, cả lớp.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:

 

docx 57 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 473Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2022-2023 - Trương Thị Mỹ Xuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ Hai, ngày 31 tháng 10 năm 2022
ĐẠO ĐỨC
TIẾT 9: TIẾT KIỆM THỜI GIỜ
(TT HCM)
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ và nêu ví dụ về tiết kiệm thời giờ
2. Kỹ năng: Bước đầu sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt, ... hằng ngày một cách hợp lý.
3. Thái độ: Có ý thức tiết kiệm thời giờ.
*Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh: Cần, kiệm, liêm, chính. Biết quí trọng thời giờ, học tập tính tiết kiệm theo gương Bác Hồ.
*KNS: Xác định giá trị của thời gian là vô giá. Lập kế hoạch khi làm việc, học tập để sử dụng thời gian hiệu quả. Quản lí thời gian trong sinh hoạt học tập hằng ngày. Bình luận, phê phán việc lãng phí thời gian
II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
- GV: tranh minh họa, bảng phụ ghi các tình huống
- HS: Mặt khóc, mặt cười
 III. PHƯƠNG PHÁP – HÌNH THỨC:
 - Phương pháp: Trực quan, hỏi đáp, thực hành, thảo luận
 - Hình thức: Cá nhân, nhóm, cả lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/Khởi động: (5p)
1. Khởi động 
2. Bài cũ: Tiết kiệm tiền của (tt).
- Nêu lại ghi nhớ bài học trước.
- GV nhận xét.
3. Bài mới: Giới thiệu bài: Tiết kiệm thời giờ
B/Các hoạt động chính: (33 p)
Hoạt động 1: Kể chuyện “Một phút” (SGK/14) (10 p)
*Mục tiêu: Giúp học sinh biết ích lợi của tiết kiệm thời giờ. 
*Phương pháp: Hỏi đáp, thảo luận, trực quan
*Phương tiện: Tranh minh hoạ câu chuyện
*Cách tiến hành: 
- Kể chuyện “Một phút”.
- Hướng dẫn thảo luận theo 3 câu hỏi trong SGK
- Nhận xét, kết luận: Mỗi phút đều đáng quý. Chúng ta phải tiết kiệm thời giờ.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. (13p)
*Mục tiêu: Giúp học sinh biết cách giải quyết đúng các tình huống.
*Phương pháp: hỏi đáp, thực hành, thảo luận 
*Phương tiện: Bảng phụ ghi các tình huống
*Cách tiến hành:
- Chia nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về một tình huống.
- Nhận xét, kết luận: các việc a, c, d là các việc làm đúng vì biết tiết kiệm thời giờ.
Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ. (10 p)
*Mục tiêu: Giúp học sinh biết bày tỏ thái độ qua các tình huống nêu trong bài tập.
*Phương pháp: hỏi đáp, thực hành
*Phương tiện: mặt khóc, mặt cười
*Cách tiến hành:
- Cho HS tự nêu ý kiến cá nhân tán thành hoặc không tán thành.
- Kết luận: Ý kiến d là đúng. Các ý kiến a, b, c là sai.
*Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh: Cần, kiệm, liêm, chính. Biết quí trọng thời giờ, học tập tính tiết kiệm theo gương Bác Hồ
C/Hoạt động nối tiếp: (2p)
- Gọi HS đọc lại ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học
-Hát
-2 HS nêu ghi nhớ
-Viết vào vở
*Hình thức: cá nhân, nhóm 2
- Lắng nghe
- Thảo luận nhóm 2 TLCH
- Đại diện các nhóm trình bày
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
- Lắng nghe
Hình thức: nhóm 4
- Làm việc nhóm 4
- Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét.
- Lắng nghe
*Hình thức: Cả lớp
- HS thực hiện bằng cách giơ mặt khóc, mặt cười
- Giải thích lý do chọn
- Lắng nghe.
- HS đọc ghi nhớ.
- Lắng nghe và thực hiện.
Rút kinh nghiệm:
TOÁN
HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc
- Kỹ năng: Dùng êke để kiểm tra và vẽ hai đường thẳng vuông góc.
- Thái độ: Rèn luyện cho HS tính cẩn thận, chính xác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV: Ê ke to
- HS: Ê ke nhỏ
III. PHƯƠNG PHÁP – HÌNH THỨC:
- Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, giảng giải, thực hành.
- Hình thức: Cá nhân, nhóm đôi, cả lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
A/Khởi động: (5 phút)
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
-Gọi HS nêu tên một số góc nhọn, góc tù, góc bẹt
3.Bài mới: Hai đường thẳng vuông góc
B/Các hoạt động chính: 
Hoạt động 1: Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc (7 phút)
*Mục tiêu: Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc
*Phương pháp: giảng giải, trực quan, đàm thoại
*Phương tiện: ê – ke
*Cách tiến hành
-GV vẽ hình chữ nhật ABCD lên bảng, chỉ 4 góc A,B,C,D đều là góc vuông.
-Vẽ kéo dài 2 cạnh BC và DC (vừa vẽ vừa nói) thành 2 đường thẳng DM và BN.
-Tô màu 2 đường thẳng DM và BN (đã kéo dài).
-Chỉ cho HS biết: Hai đường thẳng DM và BN là 2 đường thẳng vuông góc với nhau.
-Cho HS liên hệ một số hình ảnh xung quanh có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc với nhau.
Hoạt động 2: Vẽ 2 đường thẳng vuông góc bằng Ê ke (7 p))
*Mục tiêu: Biết dùng e ke để vẽ 2 đường thẳng vuông góc.
*Phương pháp: đàm thoại, thực hành
*Phương tiện: – ke
*Cách tiến hành: 
-GV hướng dẫn, HS làm theo.
-GV kết luận: 2 đường thẳng AB và CB vuông góc với nhau.
Hoạt động 3: Thực hành (16 pht)
*Mục tiêu: Củng cố cách vẽ hai đường thẳng vuông góc.
*Phương pháp: Thực hành, đàm thoại, giảng giải, trực quan
*Phương tiện: ê – ke
*Cách tiến hành:
 * Bài 1: (6 phút)
-Gọi HS đọc đề bài
-GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi để kiểm tra hai đường thẳng vuông góc
-GV nhận xét
 * Bài 2: (5 phút)
-Gọi HS nêu đề bài
-GV cho HS quan sát hình chữ nhật ABCD, HS tự nêu các cặp cạnh vuông góc với nhau
-GV theo dõi nhận xét bổ sung
* Bài 3a: ( 5 phút)
-GV hướng dẫn HS cách dùng e ke để kiểm tra 
-Nhận xét, đánh giá.
C/ Hoạt động nối tiếp: (5 phút)
Tìm một số hình có 4 góc vuông.
Nhận xét tiết học
Chuẩn bị: Hai đường thẳng song song
- Hát
Hình thức: Cá nhân
-Thực hiện
-Viết vào vở
Hình thức: Cả lớp
-HS quan sát
HS kiểm tra 2 đường thẳng vuông góc.
Nhận xét, hai đường thẳng BN và DM tạo thành 4 góc vuông chung đỉnh.
HS trình bày : Hai đường mép quyển vở, hai cạnh bảng đen, 2 cạnh ô cửa sổ, cửa ra vào, hai cạnh êke  
Hình thức: Cá nhân
-Thực hiện, nhận xét
-Lắng nghe
*Hình thức: thảo luận nhóm đôi
-HS đọc đề
-Thực hiện nhóm 2
Hình thức: Cá nhân
-HS đọc đề
-Thực hiện, bạn nhận xét
Hình thức: Cá nhân
-Thực hiện theo hướng dẫn
-Lắng nghe
-HS nêu
-Lắng nghe và thực hiện
Rút kinh nghiệm:
TẬP ĐỌC
THƯA CHUYỆN VỚI MẸ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hiểu những từ ngữ mới trong bài. Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ. Cương thuyết phục mẹ đồng tình với em, không xem thợ rèn là nghề hèn kém. Câu chuyện giúp em hiểu mơ ước của Cương là chính đáng, nghề nghiệp nào cũng đáng quý.
2. Kỹ năng: Đọc trôi chảy toàn bài, đọc diễn cảm phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại .
3. Thái độ: Biết ước mơ, giúp đỡ cha mẹ.
* KỸ NĂNG SỐNG:KN lắng nghe tích cực, giao tiếp, thương lượng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giáo viên: Bảng phụ. Tranh minh họa.
- Học sinh: ĐDHT
III. PHƯƠNG PHÁP – HÌNH THỨC:
- Phương pháp: Giảng giải, vấn đáp, thảo luận, thực hành.
- Hình thức: Cá nhân, nhóm, cả lớp.	
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Hoạt động khởi động: (4p) Hát.
Bài cũ: Đôi giày ba ta màu xanh 
-Học sinh đọc bài. Nêu nội dung chính của bài.
Bài mới: Giới thiệu bài: Thưa chuyện với mẹ. 
B. Các hoạt động chính: (33p) 
Hoạt động 1: Luyện đọc. (11p)
*Mục tiêu: Giúp học sinh đọc đúng bài đọc.
* Phương pháp: Giảng giải, thực hành.
* Phương tiện: Tranh minh họa, bảng phụ viết sẵn câu dài.
* Cách tiến hành:
- GV đọc mẫu.
- Bài này chia làm mấy đoạn?
- GV xác nhận Đ-S để HS đánh dấu vào SGK bằng bút chì.
- GV tổ chức cho HS đọc nối tiếp lượt 1 kết hợp luyện đọc từ khó. Lưu ý HS đọc câu đầu tiên sẽ đọc luôn tên bài.
- GV tổ chức cho HS đọc nối tiếp lượt 2.
- GV tổ chức cho HS đọc nối tiếp lượt 3 kết hợp giải nghĩa từ.
- GV giải nghĩa một số từ khó.
+ thưa : có nghĩa là trình bày với người trên về một vấn đề nào đó với cung cách lễ phép, ngoan ngoãn
+ Kiếm sống: tìm cách làm việc để tự nuôi mình
+ Đầy tớ: là người giúp việc cho chủ
àGV nx: cần hiểu đúng nghĩa của từ ngữ.
- Cho HS luyện đọc theo nhóm đôi bạn.
- GV chú ý theo dõi uốn nắn HS đọc đúng các chữ khó phát âm.
- Cho HS đọc cả bài.
- Chuyển ý.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài (12p)
* Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài.
* Phương pháp: Giảng giải, vấn đáp, thảo luận
* Cách tiến hành:
*Đoạn 1: Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+ Cương xin mẹ đi học nghề gì?
+ Cương xin học nghề rèn để làm gì?
+ Đoạn 1 nói lên điều gì?
*Đoạn 2: Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
+ Mẹ có đồng ý khi nghe Cương trình bày ước mơ của mình?
 + Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào?
+ Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào? 
+ Nội dung chính của đoạn 2 là gì
-Cho HS đọc thầm toàn bài: 
+ Nhận xét cách trò chuyện của hai mẹ con?
- Gọi HS nêu nội dung chính của bài tập đọc.
- GV chiếu nội dung chính. Gọi HS đọc lại.
* GDKNS: KN lắng nghe tích cực, giao tiếp, thương lượng.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm (10p)
* Mục tiêu: HS đọc bài theo cảm xúc cá nhân.
* Phương pháp Giảng giải, thực hành
* Phương tiện: Bảng phụ đoạn cần luyện đọc
* Cách tiến hành:
- GV cho HS đọc nối tiếp, chú ý giọng đọc:
+ Giọng mẹ Cương cần đọc với giọng điệu như thế nào? Giọng Cương cần đọc với giọng điệu như thế nào?
+ Còn các dòng khác? 
à Luyện đọc đoạn tiêu biểu của bài:
-GV treo bảng phụ đoạn cần luyện. 
-GV đọc mẫu: 
Lưu ý HS đọc: nhấn mạnh từ cần nhấn mạnh, từ mang sắc thái biểu cảm, những chỗ không có dấu câu có thể nghỉ hơi nhưng phải nghỉ hơi sao cho đúng để không gây hiểu lầm về nghĩa.
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc.
àGV chốt: đọc diễn cảm để cảm nhận hết những cái hay những điều bài muốn gửi gắm.
C. Hoạt động tiếp nối: (3p)
-Đọc 1 đoạn em thích? Vì sao em thích?
-Nêu ý nghĩa của bài?
- Nhận xét tiết học.
- HS đọc bài, nêu nội dung chính của bài.
-Nhắc lại tựa bài
Hình thức: cá nhân, nhóm đôi, cả lớp
- Nghe
- HS đọc nhẩm chia 2 đoạn:
* Đoạn 1: Từ đầu . . . để kiếm sống.
* Đoạn 2: còn lại 
- HS đánh dấu vào SGK bằng bút chì.
- 2 em tiếp nối nhau đọc 2 đoạn của bài.
- HS nêu từ khó. phát hiện các từ ngữ khó:(thợ rèn, quan sang, nắm lấy tay mẹ , phì phào,...,....)
- Luyện đọc từ khó.
- HS thực hiện tương tự lượt 1.
- HS thực hiện tương tự lượt 2.
- Đọc phần chú giải cuối bài.
- HS nêu từ khó hiểu (nếu có)
- HS đọc chú thích và giải nghĩa từ ngữ.
- Nghe 
- Nhóm 2 bạn (1 bàn)
- Cá nhân
- Lắng nghe.
Hình thức: cá nhân, cả lớp
- HS đọc thầm 
+ Cương xin mẹ đi học nghề thợ rèn.
+ Cương thương mẹ vất vả, muốn học một nghề để kiếm sống, đỡ đần cho mẹ;
- Ước mơ của Cương trở thành thợ rèn để giúp đỡ mẹ. 
- HS đọc thầm 
+ Bà ngạc nhiên và phản đối. 
+ Mẹ cho là Cương bị ai xui... sợ mất thể diện gia đình; 
+ Cương nắm tay mẹ, nói với.. đáng coi thường.
Cương thuyết phục để mẹ hiểu và đồng ý với ươc mơ của  ... 
- Đọc thầm lại gợi ý 2, thảo luận nhóm 2 hình dung câu trả lời, giải đáp thắc mắc anh (chị) có thể đặt ra.
*Hình thức: nhóm 2, cả lớp
- Chọn bạn cùng tham gia trao đổi, thống nhất dàn ý đối đáp viết ra nháp
- Thực hành trao đổi, lần lượt đổi vai cho nhau, nhận xét, góp ý để bổ sung, hoàn thiện bài trao đổi.
- Một số cặp thi đóng vai trao đổi trước lớp 
- Cả lớp bình chọn cặp trao đổi hay nhất, bạn ăn nói giỏi giang, giàu sức thuyết phục người đối thoại nhất. 
- 1 em nhắc lại những điều cần ghi nhớ khi trao đổi ý kiến với người thân 
Rút kinh nghiệm:
LỊCH SỬ
ĐINH BỘ LĨNH DẸP LOẠN 12 SỨ QUÂN
I. MỤC TIÊU: 
1.Kiến thức: Biết : Sau khi Ngô Quyền mất, đất nước rơi vào cảnh loạn lạc , nền kinh tế bị kìm hãm bởi chiến tranh liên miên; Đinh Bộ Lĩnh đã có công thống nhất đất nước, lập nên nhà Đinh .
2.Kỹ năng: Trình bày được việc Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân ; so sánh được tình hình nước ta trước và sau khi thống nhất .
3.Thái độ: Tự hào lịch sử hào hùng của dân tộc ta .
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-GV: Tranh, ảnh về Đinh Bộ Lĩnh.
-HS: Đồ dùng học tập.
III/ PHƯƠNG PHÁP – HÌNH THỨC:
 - Phương pháp: Vấn đáp, giảng giải, thuyết trình.
 - Hình thức: Cá nhân, cả lớp.
 IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/Hoạt động khởi động: 3p
1. Khởi động : Hát . 
2. Bài cũ : Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo (năm 938) .
3. Bài mới : Giới thiệu bài : Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân .
B/Các hoạt động chính: 33p
*Hoạt động 1 : Tìm hiểu đất nước sau khi Ngô Quyền mất
Mục tiêu: Giúp HS nắm được tình hình nước ta sau khi Ngô Quyền mất .
*Phương pháp: vấn đáp, giảng giải
*Phương tiện: Tranh, ảnh SGK
*Cách tiến hành:
- Sau khi Ngô Quyền mất , tình hình nước ta như thế nào ?
*Hoạt động 2 : Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân
Mục tiêu: Giúp HS biết được công lao thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh .
*Phương pháp: vấn đáp, giảng giải
*Phương tiện: Tranh, ảnh SGK
*Cách tiến hành:
- Em biết gì về Đinh Bộ Lĩnh ?
- Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì ?
- Sau khi thống nhất đất nước , Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì ?
-Yêu cầu HS kể lại chiến công dẹp loạn 12 sứ quân của Đinh Bộ Lĩnh
C/Hoạt động tiếp nối:4p
-Qua bài học, có nhận xét gì về Đinh Bộ Lĩnh?
- Học thuộc ghi nhớ ở nhà .
- Nêu lại ghi nhớ bài học trước.
-Nhắc lại tựa bài
*Hình thức: Hoạt động lớp .
- Triều đình lục đục tranh nhau ngai vàng , đất nước bị chia cắt thành 12 vùng , dân chúng đổ máu vô ích , ruộng đồng bị tàn phá , quân thù lăm le ngoài bờ cõi .
*Hình thức: Hoạt động lớp .
- Đinh Bộ Lĩnh sinh ra và lớn lên ở Hoa Lư , Gia Viễn , Ninh Bình . Truyện Cờ lau tập trận nói lên từ nhỏ ông đã tỏ ra có chí lớn .
- Lớn lên , gặp buổi loạn lạc, Đinh Bộ Lĩnh đã xây dựng lực lượng, đem quân đi dẹp loạn 12 sứ quân . Năm 968, ông đã thống nhất được giang sơn .
- Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua , lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng , đóng đô ở Hoa Lư , đặt tên nước là Đại Cồ Việt , niên hiệu là Thái Bình .
-Nêu, bổ sung
-Trả lời theo ý kiến của HS
Rút kinh nghiệm:
Rèn Toán tuần 9 tiết 2
Luyện Tập Tổng Hợp (tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức cho học sinh về tính giá trị biểu thức; tìm thành phần chưa biết; các yếu tố hình học và giải toán văn.
2. Kĩ năng: Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng.
3. Thái độ: Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận.
* Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ làm tự chọn 2 trong 4 bài tập; học sinh khá làm tự chọn 3 trong 4 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP- HÌNH THỨC DẠY HỌC
*Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải, thảo luận
*Hình thức: Cá nhân, cả lớp
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động rèn luyện của giáo viên
Hoạt động học tập của học sinh
1. Hoạt động khởi động (5 p):
- Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động rèn luyện:
a. Hoạt động 1: Giao việc (5 p):
- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên phiếu. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.
- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.
- Hát
- Lắng nghe.
- Học sinh quan sát và chọn đề bài.
- Học sinh lập nhóm.
- Nhận phiếu và làm việc.
b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):
Bài 1. Tính giá trị của biểu thức.
	 a)	3 412 x 3 + 8 899	 b)	367 89 – 7 813 x 5
	....................................	.........................................
	....................................	.........................................
 c) 8 872 – 7 899 : 3	d) 20 978 - 4 859 + 5 799
	....................................	.........................................
	....................................	.........................................
Bài 2. Tìm x:
	 a)x – 68 999 = 6 788	 b) 65 345 + x = 886 89 + 99
	....................................................	........................................................
	....................................................	........................................................
	 c) 85 398 – x = 539	 d) 12 491 – x = 4391 – 25
	....................................................	........................................................
	....................................................	........................................................
Bài 3. Khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
 Hình bên có:
	A. 4 góc vuông	B. 5 góc vuông
	C. 6 góc vuông	D. 7 góc vuông
Bài 4. Tổng của hai số là số lớn nhất có bốn chữ số, hiệu của hai số là số lớn nhất có hai chữ số. Tìm hai số đó?
Bài làm
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 p):
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng sửa bài.
- Giáo viên chốt đúng - sai.
3. Hoạt động nối tiếp (3 p):
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.
- Đại diện các nhóm sửa bài trên bảng lớp.
- Học sinh nhận xét, sửa bài.
- Học sinh phát biểu.
RÚT KINH NGHIỆM
...................................................................................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................................................
Rèn Chính tả tuần 9
Đôi Giày Ba Ta Màu Xanh - Thưa Chuyện Với Mẹ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức cho học sinh về phân biệt l/n; uôn/uông.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả.
3. Thái độ: Có ý thức viết đúng, viết đẹp; rèn chữ, giữ vở.
* Phân hóa: Học sinh trung bình lựa chọn làm 1 trong 3 bài tập; học sinh khá lựa chọn làm 2 trong 3 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP – HÌNH THỨC DẠY HỌC:
-Phương pháp: giảng giải, thực hành, luyện tập
-Hình thức: cá nhân, nhóm, cả lớp
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động rèn luyện của giáo viên
Hoạt động học tập của học sinh
1. Hoạt động khởi động (5 p):
- Ổn định tổ chức
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động chính:
- Hát
- Lắng nghe.
a. Hoạt động 1: Viết chính tả (12 p):
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại 2 đoạn chính tả cần viết trong sách giáo khoa.
- Giáo viên cho học sinh viết bảng con một số từ dễ sai trong bài viết.
- Giáo viên đọc cho học sinh viết lại bài chính tả.
Bài viết
a) 	Chao ôi! Đôi giày mới đẹp làm sao! Cổ giày ôm sát chân. Thân giày làm bằng vải cứng, dáng thon thả, màu vải như màu da trời những ngày thu. Phần thân giày gần sát cổ có hai hàng khuy dập và luồn một sợi dây trắng nhỏ vắt ngang. Tôi tưởng tượng nếu mang nó vào chắc bước đi sẽ nhẹ và nhanh hơn...”
b) 	Cương cố cắt nghĩa cho mẹ hiểu :
 – Thưa mẹ, tự ý con muốn thế. Con thương mẹ vất vả, đã phải nuôi bằng ấy đứa em lại còn phải nuôi con... Con muốn học một nghề để kiếm sống...”
- 2 em đọc luân phiên, lớp đọc thầm.
- Học sinh viết bảng con.
- Học sinh viết bài.
b. Hoạt động 2: Luyện bài tập chính tả (12 phút):
Bài 1. Viết lại những tiếng còn thiếu cho đúng:
...ắng chiều ở quê ngoại
Óng ả vàng ngọn chanh
...ích chích trên cành khế
Tiếng chim trong ...á xanh
Rất nhiều hoa cỏ ...ạ
Thoang thoảng hương trên đồng
Bài làm
....................................................................
.................................................................... .................................................................... .................................................................... .................................................................... ....................................................................
Bài 2. Điền vào chỗ nhiều chấm l hay n:
	Áo ...âu và áo tím
	...úc thụt vào nhô ra
	...àng cua trong bờ cỏ
	Mỗi con xây một nhà
	Tưởng ...ình là hiệp sĩ
	Xách gươm đi dọc đồng
Bài 3. Điền vào chỗ nhiều chấm uôn hay uông:
	Đêm cuối mùa đông
	Đỡ m... sương giá
	Lá nghiêng nghiêng che
	Những luồng gió cát
	Những tia nắng rát
	Cho những mầm non
	Trở mình s... sẻ.
c. Hoạt động 3: Sửa bài (8 p):
- Yêu cầu các nhóm trình bày.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài.
3. Hoạt động nối tiếp (3 p):
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc nhở học sinh về viết lại những từ còn viết sai; chuẩn bị bài buổi sáng tuần sau.
- Các nhóm trình bày.
- Học sinh nhận xét, sửa bài.
- Học sinh phát biểu.
KHỐI TRƯỞNG
BAN GIÁM HIỆU DUYỆT
Ngày .......... tháng ......... năm 2022
Lê Lộc Linh
Ngày ......... tháng ......... năm 2022

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_9_nam_hoc_2022_2023_truong_thi_my.docx