I. MỤC TIÊU:
1/ Đọc lưu loát toàn bài.
- Đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn.
- Biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật ( Nhà trò, Dế Mèn ).
2/ Hiểu các từ ngữ trong bài.
Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, bênh vực người yếu, xoá bỏ áp bức bất công.
Tuần 1 Thứ 4 ngày 29 tháng 8 năm 2007 Tập đọc Dế Mèn bênh vực kẻ yếu I. Mục tiêu: 1/ Đọc lưu loát toàn bài. - Đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn. - Biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật ( Nhà trò, Dế Mèn ). 2/ Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, bênh vực người yếu, xoá bỏ áp bức bất công. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ trong sgk. - Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Mở bài. - Giáo viên giới thiệu 5 chủ đề trong sgk. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu chủ điểm và bài học. 2. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài. a) Hoạt động 1: Luyện đọc. - GV chia bài thành 4 đoạn. - GV theo dõi, khen những học sinh đọc đúng, sửa sai những HS mắc lỗi. - Sau đọc lần 2. GV cho HS hiểu các từ ngữ mới, khó. - GV theo dõi. - GV đọc diễn cảm cả bài. b) Hoạt động 2: Tìm hiểu bài: - GV chia lớp thành 3 nhóm Yêu cầu hs đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi: Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh như thế nào ? - GV nhấn mạnh khắc sâu Đoạn 2: Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt ? Đoạn 3: Nhà Trò bị bạn Nhện ức hiếp, đe doạ như thế nảo ? Đoạn 4: Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn ? Nêu 1 hình ảnh nhân hoá mà em thích ? Cho biết vì sao em thích hình ảnh đó ? c) Hoạt động 3:Hướng dẫn HS đọc diễn cảm. - GV hướng dẫn đơn giản, nhẹ nhàng - GV hướng dẫn luyện đọc diễn cảm 1 đoạn tiêu biểu trong bài. + GV đọc mẫu + GV theo dõi uốn nắn 3. Củng cố, dặn dò: Em học được gì ở nhân vật Dế Mèn ? - Nhận xét giờ học - Về luyện đọc lại bài và chuẩn bị bài sau. - Cả lớp mở mục lục sgk - 2 HS đọc - HS quan sát tranh - 1 HS đọc bài - HS đọc nối tiếp lần 1 - HS đọc nối tiếp lần 2 - HS luyện đọc theo cặp - 2 HS đọc cả bài - Các nhóm đọc thầm đoạn 1 và trả lời. - HS đọc thầm đoạn 2 và đại diện trả lời - HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời. - HS đọc lướt toàn bài và trả lời câu hỏi - 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn - HS luyện đọc theo cặp - Vài HS thi đọc trước lớp -> 2 - 3 học sinh trả lời Toán Ôn tập các số đến 100 000 I. Mục tiêu: Giúp học sinh ôn tập về: - Cách đọc, viết các số đến 100 000 - Phân tích cấu tạo số. II. Hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Ôn lại cách đọc số, viết số và các hàng a) GV viết số 83 251 và yêu cầu HS nêu chữ số hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, chục nghìn là chữ số nào ? b) Tương tự như trên với số: 83 001 ; 80 201 ; 80 001 c) GV cho HS nêu quan hệ giữa 2 hàng liền kề. d) GV cho vài HS nêu: - Các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, tròn chục nghìn ? Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: a. Cho HS nhận xét tìm ra quy luật viết các số trong dãy số này. Cho biết số cần viết tiếp theo 10 000 là số nào? ( 20 000) và sau đó là số nào? b. Tương tự: - Giáo viên nhận xét. Bài 2: Giáo viên nêu yêu cầu của bài Bài 3: Tương tự Giáo viên cho học sinh làm mẫu ý 1 8723 = 8000 + 700 + 20 + 3 Bài 4: Học sinh tự làm rồi chữa Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học - Về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau - Học sinh đọc số và nêu. - Học sinh đọc số và nêu. - HS nêu: 1 chục = 10 đơn vị.......... - Học sinh lần lượt nêu. - HS lần lượt nhận xét và tìm ra quy luật. - HS nêu quy luật và kết quả. - HS tự phân tích, tự làm và nêu KQ - Học sinh tự làm Chính tả (Nghe - viết) Dế Mèn bênh vực kẻ yếu I. Mục tiêu: 1. Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài tập đọc Dế Mèn bênh vực kẻ yếu. 2. Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu l/ n hoặc vần (an/ ang) dễ lẫn. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A/ Mở đầu: Nhắc lại một số điểm cần lưu ý của giờ Chính tả. B/ Dạy bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nghe - viết - Giáo viên đọc đoạn văn 1 lượt. - Giáo viên nhắc một số yêu cầu khi viết - Giáo viên đọc bài. - Giáo viên đọc lại toàn bài một lượt. - Chấm chữa bài chính tả. - Giáo viên nhận xét chung. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 2: Giáo viên treo bảng phụ - Hình thức thi tiếp sức - Giáo viên nhận xét. Bài tập 3: ( 3b) Yêu cầu học sinh đọc đề bài Giáo viên theo dõi, nhận xét, khen ngợi C/ Củng cố, dặn dò: Giáo viên nhận xét tiết học và yêu cầu học sinh học thuộc 2 câu đó ở bài tập 3 - Học sinh theo dõi. - Học sinh đọc thầm một lượt. - Học sinh viết bài. - Học sinh rà soát lại bài ( Khảo bài) - Từng cặp học sinh đổi vở soát lỗi - Học sinh đọc yêu cầu của bài tập. - Học sinh làm bài vào vở bài tập. - Cả lớp chữa bài. - Học sinh đọc yêu cầu của bài tập. - Thi giải câu đố nhanh và đúng. - Đọc lại và viết vào vở Khoa học Con người cần gì để sống I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh có khả năng: - Nêu được những yếu tố mà con người cũng như sinh vật khác cần để duy trì sự sống của mình. - Kể ra một số điều kiện vật chất và tinh thần mà chỉ con người mới cần trong cuộc sống. II. Đồ dùng dạy học: - Hình trong sách giáo khoa - Phiếu học tập III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Động não - GV nêu: Liệt kê tất cả những gì mà có cho cuộc sống của mình? Bước 1: Kể ra những thứ mà các em cần dùng hàng ngày để duy trì sự sống của mình - Giáo viên ghi các ý kiến lên bảng. Bước 2: Giáo viên tóm tắt Những điều kiện cần để con người sống và phát triển là: - Điều kiện vật chất như: thức ăn, nước uống, quần áo, nhà cửa...... - Điều kiện tinh thần, văn hoá, xã hội như: tình cảm gia đình, bạn bè, làng xóm......... Hoạt động 2: Làm việc với phiếu học tập và sgk. Phân biệt được những yếu tố mà con người cũng như sinh vật khác cần để duy trì sự sống của mình vơí những yuế tố mà chỉ con người mới cần? Bước 1: Làm việc với phiếu học tập theo nhóm. - GV phát phiếu và hướng dẫn học sinh. Bước 2: Chữa bài tập Bước 3: Thảo luận cả lớp GV yêu cầu HS mở sgk và trả lời câu hỏi: Như mọi sinh vật khác, con người cần gì để duy trì sự sống của mình? Hơn hẳn những sinh vật khác, cuộc sống của con người cần những gì? - Giáo viên kết luận. Hoạt động 3: Trò chơi cuộc hành trình đến hành tinh khác. Bước 1: Tổ chức GV chia lớp thành nhóm nhỏ, phát cho mỗi nhóm 20 tấm phiếu. Bước 2: Hướng dẫn cách chơi và chơi - Yêu cầu mỗi nhóm chọn ra 10 thứ được vẽ trong 20 phiếu mà các em cần phải mang theo khi đến hành tinh khác. - Tiếp theo cần chọn 6 thứ cần thiết hơn. Bước 3: Thảo luận Các nhóm so sánh kết quả và giải thích tại sao lại lựa chọn như vậy. Củng cố, dặn dò: Học sinh nhắc lại kết luận ở bảng. Nhận xét tiết học và dặn chuẩn bị bàitiết sau. - Học sinh lần lượt kể ra. - Các nhóm thảo luận và đánh dấu vào các cột tương ứng. - Dại diện các nhóm trình bày kết quả, nhóm khác bổ sung. - Cả lớp thảo luận và trả lời. - Các nhóm nhận phiếu - Các nhóm thảo luận và chọn. - Đại diện các nhóm trình bày Kỉ thuật Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu I. Mục tiêu: - Học sinh biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu. - Biết cách và thực hiện các thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ. - Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động. II. Đồ dùng dạy học: - Một số mẫu vải, kim khâu, kim thêu các cở. - Kéo cắt vải và kéo cắt chỉ, khung thêu. - Một số sản phẩm may, thêu, khâu. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Giới thiệu bài Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét về vật liệu khâu, thêu. a) Vải: Giáo viên hướng dẫn - Giáo viên nhận xét, bổ sung và kết luận nội dung a theo SGK. - GV hướng dẫn học sinh chọn loại vải. b) Chỉ: Giáo viên hướng dẫn - GV giới thiệu một số loại chỉ. - Kết luận nội dung b theo SGK, liên hệ Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kéo ( dụng cụ cát khâu, thêu) - Hướng dẫn học sinh quan sát hình 2 SGK và gọi học sinh trả lời về đặc điểm cấu tạo của kéo cắt vải, so sánh sự giống và khác nhau của kéo cắt vải, kéo cắt chỉ? - Giáo viên sử dụng 2 loại kéo đó. - Giáo viên giới thiệu cắt chỉ (bấm). - GV hướng dẫn học sinh quan sát hình 3 - GV hướng dẫn cách cầm kéo cắt vải. Hoạt động 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét một số vật liệu và dụng cụ khác. - GV cho học sinh quan sát hình 6 SGK Nêu tên và công dụng của mỗi dụng cụ trong hình? - Giáo viên kết luận, liên hệ thực tế Củng cố, dặn dò: -Có những loại vật liệu nào thường dùng trong khâu, thêu? - Nhận xét tiết học - Đọc SGK và quan sát màu sắc, hoa văn, độ dày, mỏng...... - Học sinh trình bày kết quả quan sát. - Học sinh đọc to phần b - Học sinh quan sát, trình bày - Học sinh quan sát hình 2 và trả lời, học sinh khác bổ sung. - Học sinh trả lời câu hỏi về cách cầm kéo -> 2 - 3 học sinh thực hiện thao tác học sinh khác quan sát nhận xét. - Học sinh quan sát và trả lời. - Học sinh trả lời Thứ 3 ngày 12 tháng 9 năm 2006 Thể dục Bài 1 I. Mục tiêu: - Giới thiệu chương trình TD lớp 4. Yêu cầu học sinh biết được một số nội dung cơ bản của chương trình và có thái độ học tập đúng đắn. - Một số quy định về nội quy yêu cầu tập luyện. Yêu cầu HS biết được những điểm cơ bản để thực hiện trong giờ học TD. - Biên chế tổ chọn cán sự bộ môn. - Trò chơi "Chuyền bóng tiếp sức". Yêu cầu HS nắm được cách chơi. III. Hoạt động dạy - học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Phần mở đầu: - Tập hợp, phổ biến nội dung. - Chơi trò chơi "Tìm người chỉ huy" - GV nhận xét B. Phần cơ bản: HĐ1: Giới thiệu chương trình TD lớp 4 - GV giới thiệu HĐ2: Phổ biến nội quy, yêu cầu tập luyện: -Gv phổ biến. HĐ3: Biên chế tổ tập luyện - 3 tổ đồng đều nam nữ và trình độ. HĐ4: Trò chơi "Chuyền bóng tiếp sức" - GV làm mẫu và phổ biến luật chơi. C. Phần kết thúc: - Gv hệ thống lại bài. - GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà. - HS tập hợp 3 hàng ngang - HS thực hiện - HS tập hợp 3 hàng ngang - HS tập hợp 3 hàng ngang - 3 tổ - HS theo dõi - HS thực hiện - HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát. - HS hệ thống lại bài học. Toán Ôn tập các số đến 100 000 (Tiếp theo) I. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập về: - Tính nhẩm - Tính c ... iêu: .- Biết tên gọi và chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn . - Có ý thức làm việc với các dụng cụ cơ khí , rèn luyện tính cẩn thận khéo léo khi thực hiện các thao tác lắp ghép các chi tiết một mô hình . II. Hoạt động dạy học : Hoạt động 1 : Hoạt động cả lớp : - Gv tổ chức cho học sinh quan sát lại mẫu mô hình mà các em đã được học . + Hs quan sát. - Gv nêu các câu hỏi yêu cầu học sinh nêu tên các chi tiết một số chi tiết có trong một số mô hình mà em đã được học có trong mẫu. + Hs trao đổi và trả lời các câu hỏi. - Gv yêu cầu học sinh gọi tên và các chi tiết của các mối ghép mà em biết . + Hs nêu lại. Hoạt động 2 : Thực hành lắp ghép một mô hình mà em thích . Gv yêu cầu học sinh nêu lại nhớ lại quy trìng lắp mô hình mà em chọn + Một vài em nối tiếp nhau nhắc lại quy trình. - Gv nhận xét và nêu lại để học sinh nhớ rõ hơn. Gv tổ chức cho học sinh thực hành lắp ghép + Hs thực hành lắp ghép theo từng nhóm (2- 4 em ). Gv xuống lớp quan sát và nhắc nhở học sinh thực hiện đúng theo yêu cầu của việc thực hành. Đặc biệt là chú ý giữ an toàn khi thực hiện. Gv lại từng nhóm giúp đỡ những em còn yếu. III. Củng cố dặn dò : - GV nhận xét giờ học . - Dặn học sinh chuẩn bị giờ học sau . Lịch sử Kiểm tra định kì cuối kì II I/ Mục tiêu: - HS kiểm tra lại kiến thức đã học . II/ Hoạt động dạy học 1/ Kiểm tra rự chuẩn bị của học sinh. 2 / GV ra đề bài: Câu1: Vua Quang Trung đã có những chính sách gì về kinh tế? Nêu nội dung và tác dụng của chính sách đó? Câu 2: Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào? Kinh đô đóng ở đâu, nêu một số ông vua đầu thời Nguyễn? Câu3: Kể tóm tắt về công lao của các nhân vật lịch sử: Hùng Vương, Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt. 3/ Hết giờ GV thu bài. Thứ 4 ngày 16 tháng 5 năm 2007 Toán Luyện tập chung I/ Mục tiêu: - Đọc số xác định giá trị theo vị trí của chữ số tong số. - Thực hiện các phép tính với số tự nhiên. - So sánh phân số. - Giải bài toán liên quan đến: Tòm phân số của một số, tính diện tích hình chữ nhật, các số đo khối lượng. II/ Hoạt động dạy học HĐ1: Giới thiệu bài: HĐ2: Hướng dẫn ôn tập Bài 1: Yêu cầu đọc số đồng thời nêu giá trị của chữ số 9 trong mỗi số. - HS lần lượt đọc. GV nhận xét. Bài 2: Yêu cầu HS tự đặt tính rồi tính. Sau đó đổi chéo vở để kiểm tra. Bài3: Yêu cầu HS so sánh rồi điền dấu 2HS lên bảng chữa bài. GV nhận xét, cho điểm. Bài4: Gọi HS đọc đề bài, sau đó tự làm. 1HS lên bảng chữa bài. Giải Chiều rộng của thửa ruộng là: 120 x = 80 (m) Diện tích của thửa ruộng là: 120 x 80 = 9 600 (m2) Số tạ thóc thu được từ thửa ruộng đó là: 50 x (9 600 : 100) = 4 800 (kg) Đổi: 4 800 kg = 48 tạ Đáp số : 48 tạ Bài5: Yêu cầu HS tự làm sau đó lên bảng chữa bài. - GV nhận xét, cho điểm. III/ Củng cố , dặn dò: GV nhận xét giờ học. Về nhà làm lại BT 5 và chuẩn bị cho tiết sau. Địa lí Kiểm tra định kì cuối kì II. ( Kiểm tra theo đề của phòng ) Đạo đức Thực hành kĩ năng cuối học kì II và cuối năm I. Mục tiêu : - Biết bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với người lao động . - Biết cư xử lịch sự với những người xung quanh . - Biết tôn trọng , giữ gìn và bảo các công trình công cộng . - Biết thông cảm với những người gạp khó khăn , hoạn nạn . - Có thái độ tôn trọng luật giao thông . Tham gia thực hiện tốt luật giao thông và bảo vệ môi trường . II. Hoạt động dạy học : 1 Hoạt động 1: Nhắc lại lí thuyết : - GV yêu cầu học sinh nêu lại các ghi nhớ của các bài học sau : + Kính trọng , biết ơn người lao động . + Lịch sự với mọi người . + Giữ gìn các công trình công cộng + Tích cực tham gia vào các hoạt động nhân đạo . + Tôn trọng luật giao thông . + Bảo vệ môi trường . - GV cho từng học sinh nêu lại , GV cùng học sinh nhận xét chốt lại ý đúng . 2 .Hoạt động 2: Thực hành kĩ năng : - GV yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm 4 theo những gợi ý sau : + Kể những lời nói và việc làm thể hiện sự kính trọng biết ơn người lao động mà các em đã thực hiện . + Các em đã thực hiện cư xử lịch sự với bạn bè và mọi người xung quanh trong cuộc sống hằng ngày như thế nào ? + Em đã làm gì để bảo vệ các công trình công cộng chưa ? + Em đã tham gia vào các hoạt động nhân đạo ở trường hoặc ở công cộng chưa ? + Em đã thực hiện luật giao thông như thế nào ? Đã làm để bảo vệ môi trường xung quanh ? - Các nhóm thảo luận sau đó giáo viên gọi đại diện các nhóm lên trình bày . - GV chốt lại kết quả đúng . III. Củng cố dặn dò : - GV nhận xét giờ học , dặn học sinh về nhà thực hành tốt các kĩ năng đã học . Tiếng việt Ôn tập cuối học kì II ( Tiết 4) I.Mục tiêu : 1. Ôn luyện về các kiểu câu ( Câu hỏi , câu kể , câu cảm , câu khiến ) 2. Ôn luyện về trạng ngữ . II. Đồ dùng dạy học : - Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. - Một số tờ phiếu kẻ bảng để học sinh làm bàI tập 1, 2 III.Hoạt động dạy học ; 1.Giới thiệu bài ; GV nêu mục đích yêu cầu tiết ôn tập . 2.Bài tập 1,2 ( Đọc truyện " Có một lần "( không đọc thành tiếng ) tìm một câu hỏi ,một câu kể , một câu khiến ? - Hai học sinh nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập 1,2 . - Cả lớp đọc lướt lại truyện , nói nội dung truyện . - Học sinh đọc thầm lại truyện , tìm các câu kể , hỏi , khiến có trong bài đọc . GV phát phiếu cho học sinh làm bài theo nhóm . - Đại diện các nhóm lên trình bày , GV chốt lại kết quả đúng . 3. Bài tập 3 : ( Tìm trạng ngữ ) Cách tổ chức như bài tập 2 4. Củng cố dặn dò : - GV nhận xét giờ học . Yêu cầu học sinh về nhà xem lại lời giải bài tập 2,3 - Dặn những em chưa có đIểm kiểm tra đọc về nhà tiếp tục luyện đọc . Tiếng việt Ôn tập cuối học kì II ( Tiết 5 ) I. Mục tiêu : - Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng , kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu nội dung bài đọc . - Nghe viết đúng chính tả trình bày đúng bài thơ " Nói với em " II.Đồ dùng dạy học : - Phiếu viết tên từng bài tập đọc - HTL III. Hoạt động dạy học : 1.Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu tiết ôn tập 2. Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng ( số học sinh còn lại ) 3. Nghe- viết : " Nói với em " GV đọc 1 lần bài thơ " Nói với em " - Học sinh đọc thầm lại bài thơ . GV nhắc học sinh chú ý đến cách trình bày khổ thơ . - Học sinh nói về nội dung bài thơ - Học sinh gấp SGK GV đọc từng câu cho học sinh viết . 4.Củng cố dặn dò : - GV yêu cầu học sinh về nhà luyện đọc bài thơ Nói với em . - Dặn học sinh quan sát hoạt động con chim bồ câu Thứ 5 ngày 17 tháng 5 năm 2007 Thể dục Tổng kết môn học I/ Mục tiêu: Tổng kết môn học. Yêu cầu hệ thống được những kiến thức, kĩ năng cơ bản đã học trong năm, đánh giá được sự cố gắng và những điểm còn hạn chế, kết hợp có tuyên dương, khen thưởng những HS hoàn thành tốt. II/ Hoạt động dạy học 1/ Phần cơ bản GV tập hợp, phổ biến nội dung Vỗ tay và hát Trò chơi (tự chọn) 2/ Phần cơ bản Gv cùng HS hệ thống lại các nội dung đã học trong năm. GV ghi lên bảng Cho một số HS lên thực hành động tác. Gv công bố kết quả học tập Nhắc nhở một số hạn chế cần khắc phục trong năm học tới. Tuyên dương một số, tổ , cá nhân có thành tích và tinh thần học tập, rèn luyện tốt. 3/ Phần kết thúc. Đứng tại chỗ vỗ tay và hát Trò chơi Dặn dò: HS tự ôn tập trong hè giữ vệ sinh bảo vệ an toàn trong khi tập. Tiếng Việt Ôn tập cuối học kì II ( tiết 6 ) I. Mục tiêu : - Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng , kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu nội dung bài đọc . - Ôn luyện viết đoạn văn miêu tả hoạt động của con vật ( chim bồ câu) II.Đồ dùng dạy học : - Phiếu viết tên từng bài tập đọc - HTL . Tranh minh hoạ con chim bồ câu . III. Hoạt động dạy học : 1.Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu tiết ôn tập 2. Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng ( số học sinh còn lại ) 3. Viết đoạn văn miêu tả con chim bồ câu : - Học sinh đọc nội dung bài tập , quan sát tranh minh hoạ bồ câu trong sách giáo khoa . - GV giúp học sinh hiểu yêu cầu đề bài . - Học sinh viết đoạn văn . - Một số học sinh đọc đoạn văn . GV nhận xét , chấm đIểm . 4. Củng cố dặn dò : - GV nhận xét giờ học , dặn học sinh chuẩn bị giờ hoc sau . Tiếng Việt Ôn tập cuối học kì II ( tiết 7 ) Kiểm tra Đề bài : Đọc thầm bài : " Gu -li -vơ ở xứ sở tí hon ".Dựa vào nội dung bài đọc , chọn ý trả lời đúng .( SGK trang 169) - Học sinh làm bài trong khoảng 30 phút - Sau đó giáo viên thu bài chấm. Toán Luyện tập chung I/ Mục tiêu Viết số tự nhiên Chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng Tính gá trị của biểu thức chứa phân số Giải các bài toán có liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó đặc điểm của hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành. II/ Hoạt động dạy học 1/ Kiểm tra và chữa bài tập HS làm ở nhà. 2? Hướng dẫn ôn tập Bài 1: Yêu cầu HS viết soó theo lời đọc của GV Bài2: Yêu cầu HS tự làm Gọi lên bảng chữa bài Bài3: Yêu cầu HS tính giá trị của biểu thức HS nêu thứ tự thực hiện 1HS lên bảng chữa bài Bài4: 1HS đọc dề bài, HS tự làm vào vở - Gọi 1HS lên bảng giải Bài giải Nếu biểu thi số HS trai là 3 phần bằng nhau thì số HS gái là 4 phần như thế. Tổng số phần bàng nhau là: 3 + 4 = 7 (phần) Số HS gái là: 35 : 7 x 4 = 20 (HS) Đáp số: 20 HS Bài5: Gv nêu câu hỏi, HS trả lời + Hình vuông và hình chữ nhật cùng có đặc điểm gì? + Hình chữ nhật và hình bình hành cùng có đặc điểm gì? - GV nhận xét 3/ Củng cố, dặn dò: GV tổng kết giờ học Dặn về nhà ôn tập để kiểm tra Thứ 6 ngày 18 tháng 5 năm 2007 . Tiếng Việt : Ôn tập cuối học kì II ( tiết 8 ) Kiểm tra Chính tả - Tập làm văn . A. Chính tả ( nghe - viết ) Bài viết : Trăng lên ( SGK - Trang 170) - GV đọc cho học sinh viết từng câu hoặc từng đoạn câu ngắn . B.Tập làm văn : Viết một đoạn văn tả ngoại hình con vật mà em yêu thích . - Học sinh làm bài , GV theo dõi , sau đó thu bài và chấm bài . C. Củng cố dặn dò : GV nhận xét giờ học , dặn học sinh về nhà luyện viết nhiều . Khoa học : Kiểm tra cuối học kì II ( Đề ra theo đề của phòng ) Hoạt động tập thể Sinh hoạt lớp I. Mục tiêu. - Đánh giá hoạt động tuần 35 - Kế hoạch hoạt động tuần tới II. Nội dung: 1. Đánh giá các hoạt động tuần qua: - Do lớp trởng, tổ trởng đánh giá dựa vào các mặt: + Nề nếp + Học tập + Vệ sinh, trực nhật - Bình chọn cá nhân, tổ xuất sắc - GV nhận xét chung 2. Kế hoạch tuần tới: - Duy trì mọi nề nếp tuần 35 - Khắc phục những tồn tại còn thiếu sót - Hoàn thành các công việc đợc giao.
Tài liệu đính kèm: