Giáo án giảng dạy các môn lớp 4 - Tuần 28 - Thứ 3

Giáo án giảng dạy các môn lớp 4 - Tuần 28 - Thứ 3

I. Mục tiêu :

-Biết cách thực hiện động tác tâng cầu bằng đìu, đỡ cầu bằng mu bàn chân.

-Bước đầu biết cách thực hiện cách cầm bóng 150 g, tư thế đứng chuẩn bị - ngắm đích - ném bóng.

-Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi “Dẫn bóng ”. Biets cách thực hiện động tác dùng tay đập bóng nảy liên tục xuống mặt đất.

II. Địa điểm – phương tiện :

Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.

Phương tiện: Mỗi HS chuẩn bị 1 dây nhảy,

III. Nội dung và phương pháp lên lớp:

 

doc 7 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1268Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án giảng dạy các môn lớp 4 - Tuần 28 - Thứ 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ Ba, ngày 16 tháng 3 năm 2010
THỂ DỤC
BÀI DẠY : MÔN TỰ CHỌN. TRÒ CHƠI : “ DẪN BÓNG ”
I. Mục tiêu :
-Biết cách thực hiện động tác tâng cầu bằng đìu, đỡ cầu bằng mu bàn chân.
-Bước đầu biết cách thực hiện cách cầm bóng 150 g, tư thế đứng chuẩn bị - ngắm đích - ném bóng.
-Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi “Dẫn bóng ”. Biets cách thực hiện động tác dùng tay đập bóng nảy liên tục xuống mặt đất. 
II. Địa điểm – phương tiện :
Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. 
Phương tiện: Mỗi HS chuẩn bị 1 dây nhảy, 
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1 .Phần mở đầu:
 -Tập hợp lớp, ổn định:.
 -GV phổ biến nội dung: 
 -Khởi động: 
 -Ôn các động tác của bài thể dục phát triển chung do cán sự điều khiển. 
 2 .Phần cơ bản:
 a) Môn tự chọn :
 -Đá cầu : 
 * Tập tâng cầu bằng đùi :
 -GV làm mẫu
 -GV cho HS tập tung cầu và tâng cầu bằng đùi đồng loạt, GV nhận xét, uốn nắn sai chung. 
 -GV chia tổ cho các em tập luyện. 
 -Cho mỗi tổ cử 1 – 2 HS (1nam, 1nữ ) thi xem tổ nào tâng cầu giỏi. 
 -Ném bóng 
 -Tập các động tác bổ trợ : 
 * Tung bóng từ tay nọ sang tay kia 
 * Vặn mình chuyển bóng từ tay nọ sang tay kia 
 * Ngồi xổm tung và bắt bóng 
 * Cúi người chuyển bóng từ tay nọ sang tay kia qua khoeo chân 
 -GV nêu tên động tác. 
 -Làm mẫu kết hợp giải thích động tác. 
 -GV điều khiển cho HS tập, xen kẽ có nhận xét, giải thích thêm, sửa sai cho HS. 
 a) Trò chơi vận động : “Dẫn bóng ”. 
 -GV nhắc lại cách chơi.
 -GV phân công địa điểm cho HS chơi chính thức do cán sự tự điều khiển. 
3. Phần kết thúc: 
 -GV cùng HS hệ thống bài học. 
 -Trò chơi: “Kết bạn”.
 -GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học 
 -GV hô giải tán.
6 – 10 phút
1 phút
1 phút 
1 – 2 phút
1 phút 
18 – 22 phút
9-11 phút 
2 – 3 lần
 2 phút 
3 phút 
9 – 11 phút 
9- 11 phút 
4 – 6 phút
 1 phút 
2 – 3 phút
1 – 2 phút 
1 phút
===
===
===
===
 5GV
5GV
========
========
========
5GV
5GV
====
====
====
====
5GV
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
BÀI DẠY : ÔN TẬP GIỮA KÌ II (TIẾT 2)
I/ Mục tiêu : 
-Nghe-viết đúng bài chính tả; (tốc độ khoảng 85 chữ/15phút) ; khơng mắc quá năm lỗi trong bài; trình bày đúng bài văn miêu tả.
 -Biết đặt câu theo các kiểu câu đã học. (Ai làm gì? Ai thế nào? Ai làm gì? ) để kể, tả hay giới thiệu.
II / Chuẩn bị 
Tranh ảnh minh hoạ cho đoạn văn ở BT1.
Ba tờ giấy khổ lớn để 3 HS lên làm bài tập 2 ( các ý a , b , c) 
III/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Phần giới thiệu :
* Ở tuần này các em sẽ ôn tập và kiểm tra lấy điểm giữa học kì II. 
2) Nghe - viết chính tả ( Hoa giấy ) : 
- GV đọc mẫu đoạn văn viết .
- Gọi 1 HS đọc lại .
+ Đoạn văn nói lên điều gì ?
+ GV treo tranh hoa giấy để HS quan sát .
- Yêu cầu HS tìm các tiếng khó viết mà các em hay mắc lỗi hoặc viết sai có trong đoạn văn 
- Yêu cầu HS gấp sách giáo khoa .
- GV đọc từng câu để HS chép bài vào vở 
- GV đọc lại để HS soát lỗi .
3) Ôn luyện về kĩ năng đặt câu : 
Bài 2 .-Gọi học sinh đọc yêu cầu và mẫu.
- Đề bài yêu cầu ta làm gì ?
-Yêu cầu HS tự làm bài sau đó trình bày . 
- GV sửa lỗi dùng từ , diễn đạt cho từng học sinh 
+ Yêu cầu các cặp khác nhận xét, bổ sung 
+ Nhận xét ghi điểm cho từng HS .
đ) Củng cố dặn dò : 
-Nhận xét đánh giá tiết học .
-Lắng nghe .
- Lắng nghe .
- 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm .
- Tả vẻ đẹp đặc sắc của loài hoa giấy .
- Quan sát tranh .
- Các tiếng khó : rực rỡ , trắng muốt , tinh khiết , bốc bay lên , lang thang , tán mát ,...
- Gấp SGK , lắng nghe GV đọc chép bài vào vở 
- Đổi vở cho nhau để soát lỗi .
+ 1 HS đọc thành tiếng .
-Bài 2a : - Đặt các câu văn ương ứng với kiểu câu kể Ai làm gì ?
-Bài 2b : - Đặt các câu văn ương ứng với kiểu câu kể Ai thế nào ?
-Bài 2c : - Đặt các câu văn ương ứng với kiểu câu kể Ai là gì ?
+HS trao đổi, thảo luận và đặt câu .
- HS làm vào tờ phiếu sau đó dán lên bảng 
+HS đọc câu vừa đặt, nhận xét bổ sung 
-HS cả lớp .
TOÁN
BÀI DẠY : GIỚI THIỆU TỈ SỐ
A/ Mục tiêu :
-Biết lập tỉ số của hai đại lượng cùng loại
B/ Chuẩn bị : 
- Bộ đồ dạy - học toán lớp 4 .
- Thước kẻ , e ke và kéo .
 C/ Lên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1HS lên bảng làm bài tập 4 về nhà 
-Nhận xét ghi điểm từng học sinh .
2.Bài mới 
a) Giới thiệu bài: 
*) Giới thiệu tỉ số 5 : 7 và 7 : 5 
- GV gọi HS Có 5 xe tải và 7 xe khách .
- Giới thiệu tỉ số :
-Tỉ số của xe tải và xe khách là 5:7 hay
Tỉ số của xe khách và xe tải là 7 :5 hay 
*) Giới thiệu tỉ số a : b ( b khác 0 )
-YC HS lập tỉ số của hai số 5 và 7 ; 3 và 6 
+ Hãy lập tỉ số của a và b .
c) Thực hành :
*Bài 1 :-Yêu cầu học sinh nêu đề bài .
+ Yêu cầu HS tự làm bài vào vở .
-Gọi 1 học sinh lên bảng làm .
-Nhận xét bài làm học sinh .
* Bài 3 :Yêu cầu học sinh nêu đề bài .
-Gọi 1 học sinh lên bảng làm, lớp làm vào vở .
 -Nhận xét ghi điểm học sinh .
 d) Củng cố - Dặn dò:
-Nhận xét đánh giá tiết học .
-Dặn về nhà học bài và làm baì
- 1 HS làm bài trên bảng .
-Học sinh nhận xét bài bạn .
1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm .
+ HS lắng nghe và đọc thầm tỉ số của hai số .
- Đọc là : " Năm chia bảy " hay " Năm phần bảy
- Đọc là : " Bảy chia năm " hay " Bảy phần năm"
+ HS lập tỉ số của hai số : 
 ; 
- Tỉ số của a và b bằng a : b hay 
 + Lắng nghe GV .
-1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm .
- Suy nghĩ tự làm vào vở .
 a/ = . b/ = .
c/ = . d/ = .
1 HS đọc thành tiếng .
+ HS tự làm vào vở .
+ Số bạn trai và số bạn gái cả tổ là :
 5 + 6 = 11 ( bạn )
* Tỉ số của trai và số bạn cả tổ là : 
* Tỉ số của gái và số bạn cả tổ là : 
- Nhận xét bổ sung bài bạn 
- HS ở lớp nhận xét bài bạn .
 -Về nhà học bài và làm bài tập còn lại 
ÂM NHẠC
HỌC BÀI HÁT : THIẾU NHI THẾ GIỚI LIÊN HOAN
 Nhạc và lời : Lưu Hữu Phước 
I/ MỤC TIÊU :
-Biết hát theo giai điệu và lời ca bài Thiếu nhi thế giới liên hoan
-Biết hát kết hợp vâïn động phụ họa.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Băng nhạc , máy nghe , các nhạc cụ gõ đơn giản .
Tranh ảnh minh họa nội dung bài hát, chép sẵn lời ca ra bảng phụ .
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG HS
1/ Ổn định lớp : 
 Nhắc nhở hs tư thế ngồi .
2/ Kiểm tra bài cũ :
Gv cho hs hát lại một bài hát kết hợp gõ đệm .
Gv nhận xét chung.
3/ Bài mới :
Học hát bài : Thiếu nhi thế giới liên hoan
A/ HOẠT ĐỘNG 1 : Dạy hát bài : Thiếu nhi thế giới liên hoan 
Gv giới thiệu bài 
Gv giới thiệu nội dung bài hát .
Gv giới thiệu tác giả Lưu Hữu Phước .
Gv hát mẫu .
Gv treo bảng phụ và cho hs đọc lời ca vài lần .
Gv đệm đàn từng câu và hát mẫu sau đó dạy hs hát từng câu theo lối móc xích 
Gv cho hs nghe lại giai điệu của bài một lần 
Gv mở băng cho hs hát lại toàn bài hát vài lần .
Gv cho hs hát theo nhóm , dãy lớp , cá nhân .
Gv mời hs biểu diễn và nhận xét .
B/ HOẠT ĐỘNG 2 : Hát kết hợp gõ đệm .
Gv hát và làm mẫu cho hs quan sát .
Gv hướng dẫn hs hát và gõ đệm theo phách .
 Ngàn dặm xa khôn ngăn anh em kết đoàn 
 + + ++ + + ++
Gv cho hs hát và gõ đệm cá nhân theo phách 
Gv cho hs dãy này hát còn hs dãy kia gõ đệm và đổi lại .
Gv gọi vài hs hát và kết hợp gõ đệm theo phách 
Gv hướng dẫn hs hát và kết hợp vận động phụ họa theo nhạc 
Gv mời vài hs lên biểu diễn trước lớp 
Gv nghe và giúp hs hát luyến những tiếng luyến cho đúng .
Gv nhận xét chung .
4/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
GV hỏi lại nội dung bài học, tên bài và tên tác giả 
Gv đệm lại bài và bắt nhịp cho hs hát ôn bài hát kết hợp gõ đệm theo phách .
Gv cho lớp hát và vận động phụ họa theo nhạc 
Gv giáo dục hs về tình bạn .
Gv nhận xét tiết học
Dặn HS về nhà hát thuộc bài và chuẩn bị bài sau .
Hs lắng nghe
Hs hát ôn 
Hs theo dõi 
Hs nghe mẫu 
Hs đọc lời ca 
Hs học hát 
Hs nghe toàn bài 
Hs hát : nhóm , tổ , dãy lớp , cá nhân .
Hs quan sát 
Hs hát theo dãy 
Hs hát và vận động 
Hs nêu
Hs hát và gõ đệm
Hs hát và vận động 
Hs nghe gv nhận xét 
ĐỊA LÍ
BÀI DẠY : NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG (Tiếp theo)
I.Mục tiêu : 
-Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu cuảng]ời dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung:
+Hoạt động du lịch ở đồng bằng duyên hải miền trung rất phát triển.
+Các nhà máy, khu công nghiệp phát triển ngày càng nhiều ở đồng bằng duyên hải miền Trung: nhà máy đường, nhà máy đóng mới, sửa chữa tàu thuyền.
II.Chuẩn bị :
 -Tranh ảnh một số địa điểm du lịch, khu công nghiệp ở ĐB duyên hải miền Trung
III.Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định: 
2.Kiểm tra bài cũ : 
 -Kể tên những nghề chính của người dân của vùng đồng bằng duyên hải miền Trung?
3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: 
 b.Phát triển bài : 
 3/.Hoạt động du lịch :
 *Hoạt động cả lớp: 
-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn văn đầu 
GV cho HS quan sát bản đồ VN và YC HS chỉ dải đồng bằng duyên hải miền trung.
H. Kể tên các bãi biển hấp dẫn khách du lịch ở đồng bằng duyên hải miền Trung?
GV cho HS quan sát vị trí các bãi biển.
H. Ngoài các bãi biển đẹp, còn có những gì hấp dẫn khách du lịch?
GV cho HS quan sát tranh về di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh..
-GVkhẳng định điều kiện phát triển du lịch sẽ góp phần cải thiện đời sống nhân dân ở vùng này (có thêm việc làm, thêm thu nhập) và vùng khác (đến nghỉ ngơi, tham quan cảnh đẹp sau thời gian lao động, học tập tích cực).
 4/.Phát triển công nghiệp :
 *Hoạt động nhóm: 
H. Vì sao ở đồng bằng duyên hải miền Trung xây dựng nhà máy:
-Đóng mới, sửa chữa tàu thuyền?
- Nhà máy đường?
 -GV cho nhóm HS quan sát hình 11 và nêu các công việc của sản xuất đường: 
 -GV giới thiệu tranh và cho HS biết về khu kinh tế mới đang xây dựng ở ven biển của tỉnh Quảng Ngãi. Nơi đây có cảng mới, có nhà máy lọc dầu và các nhà máy khác.
 5/.Lễ hội :
 Hãy kể các lễ hội ở đồng bằng duyên hải miền Trung mà em biết?
 -GV nhận xét, kết luận và cho HS quan sát tranh.
4.Củng cố : 
 -GV cho HS đọc bài trong khung.
 -Chơi trò chơi: “Đối mặt”
GV nêu yêu cầu và cách chơi.
Gọi đại diện tổ lên chơi.
Gọi HS nhận xét, khen ngợi
5.Tổng kết - Dặn dò:
 -Nhận xét tiết học.
-Về xem lại bài chuẩn bị bài: “Thành phố Huế”.
-HS trả lời câu hỏi.
HS đọc thầm 
-HS quan sát, 1 HS chỉ.
HS kể tên
HS quan sát
HS nêu
HS quan sát
-HS lắng nghe.
HS thảo luận và nêu
(-Do có tàu đánh bắt cá, tàu chở hàng, chở khách nên cần xưởng sửa chữa và đóng mới).
-Người dân trồng nhiều mía.
Thu hoạch mía - vận chuyển mía - sản xuất đường thô - sản xuất đường kết tinh - đóng gói sản phẩm.
HS quan sát và lắng nghe
HS kể
HS quan sát
 HS đọc.
HS lắng nghe 
2 HS lên bảng và chơi.
-HS cả lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docTHU 3 - TUAN 28.doc