Giáo án giảng dạy lớp 4 - Tuần 14 - Trường Tiểu học Hộ Độ

Giáo án giảng dạy lớp 4 - Tuần 14 - Trường Tiểu học Hộ Độ

 I. MỤC TIÊU:

- HS biết chia một tổng chia cho một số và một hiệu chia cho một số.

- Áp dụng tính chất một tổng (một hiệu) chia cho một số để giải các bài toán có liên quan.

 II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

A. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi học sinh lên bảng làm bài tập luyện thêm

- GV nhận xét - Ghi điểm

B. Dạy bài mới

*HĐ1: Giới thiệu bài

*HĐ2: So sánh giá trị của biểu thức: (35 + 21) : 7 và 35: 7 + 21 : 7

- Yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của hai biểu thức trên.

 Ta có: ( 35 + 21 ) : 7 = 56 : 7 = 8; 35 : 7 + 21 : 7 = 5 + 3 = 8

- So sánh giá trị của hai biểu thức (35+21):7 và 35:7 + 21:7 .

- GV vậy ta có thể viết: (35 + 21): 7 = 35 : 7 + 21 : 7

3. Rút ra kết luận về một tổng chia cho một số

 

doc 20 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1073Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án giảng dạy lớp 4 - Tuần 14 - Trường Tiểu học Hộ Độ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 14
Thứ 2 ngày 6 tháng 12 năm 2010
 Toán
chia Một tổng cho một số
 I. Mục tiêu:
- HS biết chia một tổng chia cho một số và một hiệu chia cho một số.
- áp dụng tính chất một tổng (một hiệu) chia cho một số để giải các bài toán có liên quan.
 II. Hoạt động dạy và học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh lên bảng làm bài tập luyện thêm
- GV nhận xét - Ghi điểm
B. Dạy bài mới
*HĐ1: Giới thiệu bài
*HĐ2: So sánh giá trị của biểu thức: (35 + 21) : 7 và 35: 7 + 21 : 7
- Yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của hai biểu thức trên.
 Ta có: ( 35 + 21 ) : 7 = 56 : 7 = 8; 35 : 7 + 21 : 7 = 5 + 3 = 8
- So sánh giá trị của hai biểu thức (35+21):7 và 35:7 + 21:7 .
- GV vậy ta có thể viết: (35 + 21): 7 = 35 : 7 + 21 : 7
3. Rút ra kết luận về một tổng chia cho một số
- GV nêu câu hỏi để HS nhận dạng của phép tính.( Dạng: 1tổng: 1 số, biểu thức 2 35 và 21 là số hạng; 7 số bị chia)
- Khi thực hiện chia một tổng cho một số, nếu số hạng của tổng đều chia hết cho số chia ta có thể chia từng số hạng cho số chia rồi cộng các kết quả lại và tìm được với nhau
4. Luyện tập, thực hành
- Yêu cầu học sinh làm 1,2 ( Bài 3 dành cho HS khá giỏi)
Bài 1: a, Tính bằng hai cách
 ( 15 + 35 ) : 5 ( 80 + 4 ) : 4
Hai HS lên bảng làm bài – cả lớp làm bài vào vở
GV giúp đõ HS làm bài 
Chữa bài – yêu cầu HS nhắc lại cách chia một tổng cho một số
b, Tính bằng hai cách ( Theo mẫu )
- GV hướng dẫn HS làm bài mẫu ( SGK)
- Yêu cầu HS làm bài vào vở: 18 : 6 + 24 : 6 60 : 3 + 9 : 3
- 2 HS lên bảng làm bài –cả lớp làm vào vở
- Nhận xét- chữa bài
Bài 2: Tính bằng hai cách ( Theo mẫu )
- GV hướng dẫn HS làm bài mẫu ( SGK) ( 35 – 21 ): 7
- Nêu câu hỏi gợi ý để HS rút ra tính chất: Khi một hiệu chia cho 1 số nếu số bị trừ và số trừ chia hết cho số bị chia thì ta có thể lấy số bị trừ và số trừ chia cho số chia rồi trừ cho nhau
- Yêu cầu HS làm bài vào vở: (27 – 18 ) : 3 (64 – 32 ) : 8
- 2 HS lên bảng làm bài –cả lớp làm vào vở
- GV giúp đỡ HS yếu, chấm 1 số bài
- Chữa bài
Bài 3: HS ( HS khá giỏi) giải bằng 2 cách
C1. HS lớp 4A: 32 : 4 = 8 nhóm
HS lớp 4B: 28 : 4 = 7 nhóm
HS 2 lớp: 8 + 7 =15 nhóm
 Đáp số: 15 nhóm
C2: HS 4A+ 4B: 32+ 28 = 60 (HS)
Số nhóm 2 lớp: 60 : 4 = 15 (nhóm)
 Đáp số: 15 nhóm
 3. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà làm bài tập luyện thêm và học thuộc Tính chất ( sgk)
-------------------------------------------------------------------
Tập đọc
 Chú đất nung ( Tiết 1)
 I. Mục tiêu:
 - Đọc rành mạch, trôi chảy; biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và phân biệt lời người kể với lời người kể chuyện với lời nhân vật. 
 - Đọc đúng các tiếng, từ khó: Đất nung, lầu son, chăn trâu, khoan khoái, lùi lại kị sĩ rất bảnh, cưỡi ngựa, đoảng, sưởi
 - Hiểu nghĩa của các từ ngữ: Kị sĩ, tía, son, đoảng, chái bếp, đống rấm, 
 - Hiểu được nội dung câu chuyện: Chú bé đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ.
- Qua bài học , GD cho HS các kĩ năng sống: Xác định giá trị; Tự nhận thức bản thân; Thể hiện sự tự tin
 II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ trong sgk trang 135, bảng phụ
 III. Hoạt động dạy và học:
 A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh đọc nối tiếp nhau, đọc từng đoạn bài tập đọc Văn hay chữ tốt và trả lời câu hỏi
- GV nhận xét - Ghi điểm
B. Dạy bài mới:
*HĐ1:Giới thiệu bài
*HĐ2:Hướng dẫn l/đ và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu, từng đoạn, đọc cả bài (GV sửa lỗi phát âm cho HS)
- Chú ý đọc các câu văn
+ Chất còn một đồ chơi nữa
+ Chú bé đất.....
- Yêu cầu 1 HS đọc chú giải
- HS luyện đọc nhóm đôi
- GV đọc mẫu (chú ý cách đọc)
b. Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi
-Đoạn 1 trong bài cho em biết điều gì? (Giới thiệu đồ chơi của cu dắt) 
-Yêu cầu HS đọc đoạn 2. Trao đổi và trả lời câu hỏi
- Đoạn 2 nói lên điều gì? (Cuộc làm quen giữa cu Đất và 2 người bột)
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 3 và trao đổi trả lời câu hỏi.
+ Chi tiết “Nung trong lửa” tượng trưng cho ta điều gì?
 (Tượng trưng cho gian khổ và thử thách mà con người vượt qua để)
- Đoạn 3 nói lên điều gì? ( Kể lại việc chú bé qđ trở thành đát nung)
- Câu chuyện nói lên điều gì? (Ca ngợi chú bé Đất can đảm)
c. Đọc diễn cảm
- Yêu cầu HS đọc phân vai (người dẫn truyện, chú bé đất, chàng kị sĩ, ông hòn rấm
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn
- Thi luyện đọc theo vai từng đoạn, cả bài
*Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò- GVnhận xét giờ học
-------------------------------------------------------------------------
Luyện Toán
Luyện tập một tổng chia cho một số
 I. mục tiêu:
- Củng cố tính chất chia một tổng cho một số
- Vận dụng tính chất trên vào phép tính
 II. hoạt động dạy học:
 *HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập ở VBT ( Bài 1, 2 – mỗi em chỉ giải 1 cách , 3b, 4- HS khá giỏi)
Bài 1: Tính giá trị biểu thức theo hai cách
a, ( 25 + 45 ) : 5 b, 24 : 6 + 36 : 6 
Bài 2: Lớp 4 A có 28 học sinh , chia thành các nhóm, mỗi nhóm có 4 học sinh . Lớp 4B có 32 học sinh cũng chia thành các nhóm, mỗi nhóm 4 học sinh. Hỏi cả hai lớp có tát cả bao nhiêu nhóm
Bài 3:( b) So sánh giá trị hai biểu thức: (50 – 15 ): 5 và 50 : 5 – 15 : 5
Bài 4: Tính 3 x 17 + 3 x 25 – 3 x 2
 *HĐ2: Luyện tập thêm
Bài 2( khá, giỏi ): Giải bài toán bằng 2 cách
 Số sản phẩm của các phân xưởng Một, Hai , Ba lần lượt là: 105, 110, 85. Số sản phẩm này được đóng vào hộp, mỗi hộp có 5 sản phẩm. Hỏi số sản phẩm của cả ba phân xưởng đóng góp được bao nhiêu hộp?
Bài 3: T ỡm bốn số chẵn liờn tiếp .Biết trung bỡnh cộng của bốn số ấy là 9
*HĐ3: Gọi HS lên bảng chữa bài
---------------------------------------------------------------------------
Thứ 3 ngày 7 tháng 12 năm 2010
Khoa học
Một số cách làm sạch nước
 I. Mục tiêu:
- HS nêu được một số cách làm sạch nước và hiệu quả của từng cách mà gia đình, đã phương đã áp dụng: lọc, khử trùng, đun sôi.
- Biết được sự cần thiết phải đun sôi nước trước khi uống.
- Biết phải diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước.
- Luôn có ý thức giữ sạch nguồn nước ở mỗi gia đình, địa phương.
 II. Đồ dùng dạy- học
- Các hình minh hoạ trang 56-57 sgk, dụng cụ thực hành nước đục, hai chai nhựa, giấy lọc, cát, than, bột, phiễu.
 III. Hoạt động dạy và học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Yêu cầu HS lên bảng trả lời:nguyên nhân tác hại của nguồn nước bị ô nhiễm
- GV nhận xét - Ghi điểm
B. Dạy bài mới
*. Giới thiệu bài
*Hoạt động 1: Các cách làm sạch nước thông thường
- Yêu cầu HS nêu cách để làm nước sạch
- Người ta thường làm sạch bằng các cách sau: 
 + Dùng bể đựng cát, sỏi để lọc
 + Bình lọc, bông lót ở phễu để lọc, phén chua, than củi
-Những cách làm đó đem lại hiệu quả như thế nào?
*Hoạt động 2: Tác dụng của lọc nước
- Yêu cầu HS thực hành theo nhóm
- Yêu cầu các nhóm nêu kết quả
+ Than bột có tác dụng khử mùi và màu của nước.
+ Cát hay sỏi có tác dụng loai bỏ các chất không tan trong nước.
Kết luận: Nước được sản xuất từ các nhà máy đảm bảo được 5 tiêu chuẩn: Khử sắt, loại bỏ các chất không tan trong nước và sát trùng
* Hoạt động 3: Sự cần thiết phải đun sôi nước trước khi uống
- Yêu cầu HS nêu nước đã được lọc đã uống được chưa? Vì sao?Làm như thế nào để uống nước? ( Nước đã học chưa uống được, vì chưa diệt hết vi khuẩn, phải đun sôi trướckhi uống )
- Để thực hiện giữ vệ sinh khi dùng nước các em phải làm gì? (Giữ vệ sinh nguồn nước, nước tại gia đình)
C. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà đọc mục bạn cần biết - nhận xét tiết học
---------------------------------------------------------------
Toán
Chia cho số có một chữ số
 I. Mục tiêu:
- HS thực hiện được phép tính chia số có nhiều chữ số cho một số có một chữ số .
- áp dụng phép chia cho số có một chữ số để giải các bài toán có liên quan
 II. Hoạt động dạy - học:
 A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng làm bài tập 1,2 luyện tập thêm
- GV nhận xét - Ghi điểm
 B. Bài mới:
*HĐ1:Giới thiệu bài
*HĐ2: Hướng dẫn HS thực hiện phép chia
a. Phép chia : 128472 : 6
- Yêu cầu HS đọc, đặt tính rồi tính
- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện pháp chia
128472	6	Chia theo thứ tự từ trái sang phải 
08	 21412	-12 chia 6 được 2 viết 2
 24	- Hạ 8, 8 chia 6 được 1 viết 1
 07	- Hạ 4, 24 chia 6 được 4 viết 4
 12	- Hạ 7, 7 chia 6 được 1 viết 1
 0	- Hạ 2, 12 chia 6 được 2
	Vậy 128472 : 6 = 21412
- Phép chia 128472 : 6 là phép chia hết hay phép chia có dư?
b. Phép chia 230859 : 5
- Yêu cầu HS thực hiện đặt tính rồi tính
-Phép chia 230859 là phép chia hết hay phép chia có dư?
- Với phép chia có dư chúng ta phải lưu ý điều gì? (- Số dư luôn nhỏ hơn số chia )
- Yêu cầu HS nêu cách tính phép chia (có dư - không dư)
*HĐ3: Luyện tập thực hành:
Bài 1 : ( Dòng 1-2) Đặt tính rồi tính
 a, 278157 : 3 b, 158735 : 3
 304968 : 4 475908 : 5
- Yêu cầu HS đặt tính và tính vào vở
- 4 HS lên bảng chữa bài - Yêu cầu mỗi em nêu được cách tính của mình
- Nhận xét, chữa bài
Bài 2: Người ta đổ đều 128610 l xăng vào 6 bể . Hỏi mỗi bể có bao nhiêu lít xăng?
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở – 1 em lên bảng chữa bài 
Bài 3: ( HS khá giỏi)
- Gọi HS đọc đề – Gv nêu câu hỏi gợi ý để HS rút ra cách giải
- HS giải vào vở – Gv chấm vở một số em 
*HĐ4: Củng cố, dặn dò:
Nhận xét tiết học - Hướng dẫn HS làm bài luyện tập thêm ở nhà
--------------------------------------------------------------------
Đạo đức
Biết ơn thầy giáo, cô giáo
 I. Mục tiêu:
-HS biết ơn thầy cô giáo vì thầy cô giáo là người dạy dỗ chúng ta nên người.
-Biết ơn thầy cô giáo thể hiện truyền thống “Tôn sư trọng đạo” dân tộc ta biết ơn thầy cô giáo làm tình cảm thầy trò luôn gắn bó.
- Kính trọng, lễ phép với thầy cô giáo. Có ý thức vâng lời, giúp đỡ thầy cô giáo những việc phù hợp.
- Không đồng tình với những bài hiện không biết ơn thầy cô giáo.
- Phê phán, nhắc nhở các bạn để thực hiện tốt vai trò của người HS.
- Qua bài học, GD cho HS một số kĩ năng sống : KN lắng nghe lời dạy bảo của thầy cô; KN thể hiện sự kính trọng, biết ơn với thầy cô
 II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh vẽ các tình huống, bảng phụ, giấy màu
 III. Hoạt động dạy - học:
1.Giới thiệu bài
2.Bài mới:
*Hoạt động 1: Xử lý tình huống
+ Yêu cầu HS đọc các tình huống, trả lời theo nhóm
- Các nhóm đọc, trả lời các tình huống
+ Yêu cầu các nhóm lên đóng vai, xử lý tình huống
- Các nhóm thi nhau đóng vai, xử lý tình huống
* Hoạt động 2: Thế nào là biết ơn thầy cô?
- HS quan sát tran ... ài
*HĐ2:Tìm hiểu ví dụ phần nhận xét
a, Bài1: + Yêu cầu HS đọc bài tập 1 -đọc đoạn trích trong truyện Chú Đất nung
+ Yêu cầu HS tìm các câu hỏi có trong đoạn trích vừa đọc
- Sao chú mày nhát thế?
- Nung đấy à?
- Chứ sao?
b, Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài tập 2
+ Yêu cầu HS chỉ rõ 3 câu hỏi vừa tìm được, câu hỏi của ông Rấm có dùng để hỏi không? Những điều chưa biết không? Nêu không, dùng để làm gì?
- Ông Hòn Rấm có 2 câu hỏi:
 Câu 1: Sao chú mày nhác thế? Câu này dùng để hỏi, để chê Cu Đất
 Câu 2: Chứ sao? Câu này không dùng để hỏi mà để khẳng định
C,Bài3: HS đọc yêu cầu của bài tập3
 - Cho biết câu hỏi “ Các cháu có thể nói nhỏ hơn được không ?” dùng để làm gì? (Câu hỏi đó dùng để yêu cầu )
*HĐ3: Ghi nhớ
- GV nêu câu hỏi gợi ý yêu cầu HS rút ra phần ghi nhớ : Ngoài tác dụng dùng để hỏi, câu hỏi còn dùng để thể hiện thái độ khen chê, khẳng định, phủ định, hay yêu cầu đề nghị một vấn đề gì đó.
- Yêu cầu HS đặt câu để biểu thị một số tác dụng của câu hỏi
- Em bé ngoan quá nhỉ?
- Cậu cho tớ mượn bút được không?
- Có làm bài đi không?
*HĐ4: Luyện tập thực hành
Bài 1: HS đọc yêu cầu bài tập 
 - Yêu cầu HS nêu các câu a,b,c,d, câu nào là câu hỏi để yêu cầu, để chê trách, để nhờ cậy ( Câu a: câu yêu cầu Câu b, c: để chê trách Câu d: để nhờ cậy )
Bài 2: Hs đọc yêu cầu bài tập 
Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi - đặt câu hỏi phù hợp với các tình huống
Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả.
Bài 3:Yêu cầu HS nêu một vài tình huống có thể dùng câu hỏi để: 
Tỏ thái độ khen, chê. b- Khẳng định – phủ định
*HĐ5:Củng cố dặn dò:- Yêu cầu HS nêu lại phần ghi nhớ và về nhà đặt câu với một số tình huống ở bài tập.
------------------------------------------------------------------------
Kể chuyện
Búp bê của ai
 I. Mục tiêu:
-Dựa theo lời kể của GV, nói đúng lời thuyết minh cho dùng tranh minh hoạ truyện, bước đầu kể lại được câu chuyện bằng lời của Búp bê và kể được phần kết câu chuyện theo tình huống cho trước; phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt.
- Hiểu lời khuyên qua câu chuyện : Phải biết gìn giữ, yêu quý đồ chơi.
 II. Đồ dùng dạy - học:
 - Tranh minh hoạ truyện trong sgk, giấy, bút dạ
 III. Hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS lên bảng
B. Dạy bài mới
*HĐ1:Giới thiệu bài
*HĐ2: Hướng dẫn kể chuyện
a. Giáo viên kể chuyện
 - GV kể chuyện (chưa kết hợp tranh )
 - Giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng, kể phân biệt lời các nhân vật.
- GV kể chuyện lần 2 (kết hợp chỉ tranh)
* Yêu cầu HS đọc bài tập 1- GV nhắc HS tìm cho mối tranh 1 lời thuyết minh ngắn gọn
- Yêu cầu HS nêu kết quả
- Đại diện các cặp lần lượt nêu lời thuyết minh cho từng tranh
- Thi kể chuyện trước lớp
C. Cũng cố dặn dò: ? Câu chuyện muốn nói với cá em điều gì ?
 - Nhận xét tiết học.
 -------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ 6 ngày 10 tháng 12 năm 2010
Tập làm văn
Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật
 I. Mục tiêu
- HS nắm được cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật, các kiểu mở bài, kết bài, trình tự miêu tả trong phần thân bài
- Biết vận dụng kiến thức để viết mở bài, kết bài cho bài văn miêu tả cái trống trường.
 II. Đồ dùng dạy học
- Tranh vẽ cái cối xay trang 144 sgk.
 III. Hoạt động dạy – học
 A. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là văn miêu tả?
 (Miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh, của người, của vật
 để giúp người nghe, người đọc hình dung được các đối tượng ấy)
B.Bài mới:
*Hoạt động1: Tìm hiểu ví dụ 
a- Bài1: Yêu cầu HS đọc bài “Cái cối tân”
+ Bài văn tả cái gì? ( Bài văn tả: Cái cối xay gạo bằng tre)
+ Yêu cầu HS tìm phần mở bài, kết bài mỗiphần nói lên điều gì?
- 2HS trả lời
+Phần mở bài: “Cái cối xinh xinh nhà trống (giới thiệu về cái cối)
+Phần hết: “Cái cối xay từng bước anh đi (kết thúc của bài. Tình cảm thân thiết giữa các đồ vật trong nhà với bạn nhỏ)
* Phần kết bài, mở bài đó giống với những cách mở bài, kết bài nào?
 - Giống các kiểu bài kết, mở bài
 - Kết bài mở rộng, mở bài trực tiếp trong văn k/c
+ Thế nào là mở bài trực tiếp, kết bài mở rộng?
- Phần thân tả cái cối theo trình tự như thế nào?
- Tả theo trình tự từ bộ phận lớn đến bộ phận nhỏ, từ ngoài vào trong, từ phần chính đến phần phụ, cái vành, 2 cái tai, hàng răng cối, cần cối, đầu cối, cái chốt, dây thừng buộc cần và tả công dụng của cái cối: dùng để xay lúa, tiếng cối vui cả làng.
b- Yêu cầu HS đọc bài tập 2
- Khi tả đồ vât ta cần tả những gì? (Muốn tả đồ vật tư tả từ bên ngoài vào trong, tả những đặc điểm nổi bật và thể hiện được tình cảm của mình với đồ vật ấy)
- GV: Muốn tả đồ vật tinh tế, tỉ mỉ ta phải tả bao quát toàn bộ đồ vật, rồi tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật, không miêu tả hết mọi chi tiết, mọi bộ phận vì như vậy sẽ lan man, dài dòng.
*Hoạt động2: Ghi nhớ
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ
*Hoạt động 3: Luyện tập thực hành
 Gọi học sinh đọc đoạn văn tả cái trống trường ở SGk
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi:
 a, Tìm câu văn tả bao quát cái trống.
 b, Nêu tên những bộ phận của cái trống được miêu tả.
 c, Tìm những từ ngữ miêu tả hình dáng, âm thanh của cái trống 
- Gọi các nhóm trình bày kết quả.
- Yêu cầu HS viết thêm phần mở bài và phần kết bài để thành bài văn hoàn chỉnh
- Gv chấm một số bài
C. Củng cố, dặn dò
- Khi viết văn miêu tả ta cần chú ý điều gì?	
-------------------------------------------------------------------
Lịch sử
 Nhà Trần thành lập
 I. Mục tiêu:
- HS biết hoàn cảnh ra đời của nhà Trần; kinh đô vẫn là Thăng Long, tên nước vẫn là Đại Việt.
- Về cơ bản, nhà Trần cũng giống nhà Lý về tổ chức nhà nước, luật pháp và quân đội. Đặc biệt là mối quan hệ giữa vua với quan, vua với dân rất gần gũi với nhau.
 II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu học tập
 III. Hoạt động dạy – học:
* Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
- Yêu cầu HS đọc sgk, thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi :
 ? Hoàn cảnh nước ta cuối thế kỷ XII như thế nào?
 ? Trong hoàn cảnh đó nhà Trần đã thay thế nhà Lý ra sao?
 - GV tiểu kết.
* Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
- GV đặt câu hỏi HS trả lời: Những sự việc nào trong bài chứng tỏ rằng giữa vua với quan và vua với dân dưới thời nhà Trần chưa có sự khác biệt quá xa? 
- GV chốt: Vua trần cho đặt chuông lớn ở thềm cung điện cho nhân dân đến đánh khi có điều gì cầu xin, oan ức . ở trong triều sau các buổi yến tiệc vua và các quan có khi nắm tay nhau ca hát vui vẻ.
* Hoạt động 3: HS đọc tóm tắt cuối bài
- GV nhận xét giờ học
------------------------------------------------------------------------
Toán
Chia một tích cho một số
 I. Mục tiêu:
- HS biết cách thực hiện phép chia một tích cho một số
- áp dụng phép chia một tích cho một số để giải các bài toán có liên quan
 II. Hoạt động dạy - học:
 A. Kiểm tra bài cũ:- Gọi HS lên bảng làm bài tập luyện thêm.
B. Dạy - học bài mới
*HĐ1: Giới thiệu bài
*HĐ2:Hướng dẫn HS thựchiện phép tính
a. So sánh giá trị các biểu thức:
- GV ghi VD : (9 x 15) : 3 ; 9 x (15 : 3)
 (9 : 3) x 15
- Yêu cầu HS tính giá trị của biểu thức
(9 x 15) : 3 = 135 : 3 = 45 ; 9 x (15 : 3) = 9 x 5 = 45 ; (9 : 3) x 15 = 3 x 5 = 45
- Giá trị của 3 biểu thức như thế nào với nhau?
 - Vậy ta có:
(9x 15) : 3 = 9x(15:3) = (9:3)x15
Ví dụ 2: (7 x 15) : 3 =
 7 x (15 : 3) = 
- HS tính giá trị của biểu thức: 
(7 x 15) : 3 = 105 : 3 =35 7 x (15 : 3) = 7 x 5 = 35
- Yêu cầu HS so sánh giá trị của 2 biểu thức: ( Giá trị của 2 biểu thức đều bằng 35)
b. Tính chất một tích chia cho một số
- Yêu cầu HS nêu phép tính: (9 x15) : 3 có dạng như thế nào?
- GV yêu cầu HS nhận xét phép tính ( 9 x 15 ) :3 =
Có dạng một tích chia cho một số 135 là tích của phép nhân 9 x 15, lấy tích: 135 : 3 = 45
- Khi thực hiện một tích chia cho một số ta làm như thế nào?
- Khi thực hiện một tích chia cho một số ta có thể lấy 1thừa số chưa cho số đó (nếu chia hết), rồi lấy kết quả tìm được nhân với thừa số kia.
- Chú ý: Chọn số chia hết cho số chia số chia
*HĐ3:Luyện tập thực hành
Bài 1: Tính bằng hai cách
 a, ( 8 x 23 ) : 4 b, ( 15 x 24 ) : 6 
- Học sinh nhận dạng biểu thức và nêu cách tính.
- Cả lớp làm bài vào vở
- Hai em lên bảng chữa bài
Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất ( 25 x 36 ) : 9
HS làm bài vào vở
1 em lên bảng chữa bài
 - GV nhận xét
Bài3:( HS khá gỏi) 
yêu cầu HS giải theo 2 cách
*HĐ4: Củng cố, dặn dò
- Yêu cầu HS nêu tính chất một tổng chia cho một số
----------------------------------------------------------------
Khoa học
Bảo vệ nguồn nước
 I. Mục tiêu:
- Nêu được một số biện pháp để bảo vệ nguồn nước.
- Có ý thức bào vệ nguồn nước và tuyên truyền nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
 II. Đồ dùng dạy học:
- Hình minh hoạ trong sgk trang 58, 59; sơ đồ dây chuyền sản xuất và cungc ấp nước sạch của nhà máy nước
 III. Hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi
- GV nhận xét - ghi điểm
B. Dạy - học bài mới
Hoạt động 1: Những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ nguồn nước
- Quan sát hình và mô tả nội dung của hình vẽ
- GV nêu câu hỏi gợi ý giúp học sinh rút ra ghi nhớ
*Hoạt động 2: Liên hệ
- Yêu cầu HS nêu được mình phải làm gì để bảo vệ nguồn nước
* Hoạt động 3: Cuộc thi đội tuyên truyền giỏi:
- Yêu cầu HS vẽ tranh theo nhóm
- Yêu cầu các nhóm trình bày nội dung bức tranh
- GV nhận xét - ghi điểm
* Hoạt động kết thúc
- Giáo viên nhận xét tiết dạy
------------------------------------------------------
Luyện viết:
Khi mẹ vắng nhà
 I- Mục tiêu:
- Giúp HS viết đúng kích thớc, cỡ chữ, trình bày đúng đẹp. Viết đúng các tiếng, từ khó ; trình bày đúng , đẹp bài thơ
- Có ý thức trau dồi chữ viết, giữ gìn sách vở .
II. hoạt động dạy học:
 1. Hướng dẫn viết từ khó .
- Gọi 1 HS đọc bài 1 lần. HS nêu các từ khó .
- GV đọc những từ khó đó cho HS luyện viết vào giấy nháp : luộc , giã gạo
 2. HS viết bài .
- GV đọc cho HS viết bài ...
- GV theo dõi , uốn nắn tư thế ngồi cho HS
- Viết xong cho HS đổi vở cho nhau để khảo bài .
 3. Củng cố, dặn dò:
 Nhận xét chung giờ học. Dặn HS về nhà luyện viết thêm .
----------------------------------------------------------------
Hoạt động tập thể:
Sinh hoạt lớp
I- Mục tiêu 
- Học sinh đánh giá kết quả đạt được trong tuần , ưu, nhược điểm chính xác công bằng
II- Tiến hành
1- Ban cán sự lớp đánh giá kết quả trong tuần
2- Bình bầu các bạn tiêu biểu tuyên dương trước cờ
3- Các bạn bị phê bình trong tuần
4- Biện pháp khắc phục tuần 14

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Tuan 15 Nam hoc 20102011.doc