I.MỤC TIÊU:Giúp HS :
-Rèn kĩ năng chuyển đổi đơn vị đo diện tích .
-Tính toán và giải toán có liên quan đến diện tích theo đơn vị đo km2.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
vở luyện toán tập 2.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1.Giới thiệu bài :
2 .Hướng dẫn làm và chữa các bài tập trong vở luyện toán .
Bài 1 :Viết số thích hợp vào chỗ chấm .
- HS đọc yêu cầu của bài .
- HS tự làm bài .Gọi 2 HS lên bảng chữa bài .
-Dưới lớp đổi vở kiểm tra chéo cho nhau.
-GV cùng cả lớp nhận xét .
Bài 2 :Tính :
Tuần19 Thứ tư ngày 5 tháng 1 năm 2011 Mĩ thuật (Giáo viên bộ môn soạn - Dạy ) Toán Ôn tập Ki -lô-mét Vuông I.Mục tiêu:Giúp HS : -Rèn kĩ năng chuyển đổi đơn vị đo diện tích . -Tính toán và giải toán có liên quan đến diện tích theo đơn vị đo km2. II.Đồ dùng dạy học : vở luyện toán tập 2. III.Các hoạt động dạy học : 1.Giới thiệu bài : 2 .Hướng dẫn làm và chữa các bài tập trong vở luyện toán . Bài 1 :Viết số thích hợp vào chỗ chấm . - HS đọc yêu cầu của bài . - HS tự làm bài .Gọi 2 HS lên bảng chữa bài . -Dưới lớp đổi vở kiểm tra chéo cho nhau. -GV cùng cả lớp nhận xét . Bài 2 :Tính : Cách tiến hành như bài 1. Bài 3 : -HS đọc đề toán , phân tích đề toán . -GV gợi ý cách giải . -HS giải vào vở. -GV thu chấm nhận xét. IV. Củng cố - dặn dò: GV chấm và nhận xét bài. Dặn đò HS ôn lại các bài tập. Tiếng việt Luyện viết chữ đẹp bài 19 I. Mục tiêu : - Rèn luyện kỹ năng viết chữ đúng, đều và đẹp. - Rèn tính cẩn thận cho HS. -Giáo dục HS yêu thích chữ đẹp ,có tính kiên trì . II. Đồ dùng : - HS :vở luyện viết chữ đẹp. -GV chuẩn bị mẫu chữ in hoa. III. Các HĐ day và học : 1.Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài viết chữ đẹp số 19. Nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2.GV lần lượt giới thiệu từng chữ, các nét chữ ...để HS quan sát. - HS viết từng chữ vào vở nháp:Q ,Qu ,Quảng Nam ,.... -GV phân tích độ cao,khoảng cách các chữ ,....kiểu chữ đứng. -HS lần lượt viết trên vở nháp. 3.GV cho HS lần lượt viết vở từng dòng theo chữ mẫu:q ,qu , quả quyết ,Q Qu, Quảng Nam,Quyết chiến quyết thắng. -GV hướng dẫn khoảng cách chữ ,độ cao,cách viết từ. - HS lần lượt viết vở từng dòng . -GV theo dõi giúp đỡ HS viết còn xấu. 4. GV thu vở chấm .Nhận xét. -GV tổ chức cho HS bình chọn bài viết đẹp nhất. 5.Củng cố dặn dò : -Tuyên dương HS viết đúng,đều và đẹp. -Về nhà luyện viết vở nháp kiểu chữ đứng. Thứ năm, ngày 6 tháng 1 năm 2011 kĩ thuật ( Đã soạn ở giáo án buổi 1 ) toán Luyện tập so sánh các số đo diện tích. Tính diện tích HCN I, Mục tiêu: - HS biết so sánh các số đo diện tích đã học. - Biêt cách tính diện tích HCN. II, Các hoạt động dạy học: * Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm: a, 4m2 25 dm2 ....... 425 dm2 15 m23 dm2 ....... 153 dm2 b, 7 dm2 23 cm2.........723 cm2 18 dm2 567 cm2 .......... 18567 cm2 * 1HS làm mẫu cách trình bày dòng đầu phần a a, 4m2 25 dm2 ....=... 425 dm2 425dm2 ? Muốn điền dấu đúng vào chỗ chấm ta làm thế nào? Bài 2: Cho hình H tạo bởi hình chữ nhật ABCD và hình bình hành BEFC như hình vẽ bên. Tính diện tích hình đó. - Gợi ý: ? Muốn tính diện tích hình H ta phải biết gì? ( diện tích HCN và diện tích hình bình hành ) ? Diện tích HCN tìm được bằng cách nào? ( Chiều dài x chiều rộng ) Nêu cách tính diện tích hình bình hành? - Cho HS tự làm bài - Đổi chéo bài kiểm tra * Chữa bài .Dặn dò: Về xem lại bài Luyện từ và câu Luyện tập về tìm chủ ngữ trong câu kể “ Ai làm gì ?” I, Mục tiêu: -HS nắm được chủ ngữ trong câu kể” Ai làm gì?” - Biết cách tìm chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì? - Giúp HS ham thích học môn Tiếng Việt. II, Các hoạt động dạy học: *Hoạt động 1: Ôn lại lí thuyết Ghi dấu + vào câu nêu ý đúng, ghi dấu - vào ô trống có câu nêu ý sai Trong câu kể Ai làm gì? chủ ngữ chỉ sự vật ( người, con vật hay đồ vật, cây cối được nhân hóa) có hoạt động được vị ngữ biểu hiện Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì / Thường do danh từ hay cụm danh từ tạo thành. Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì ? cũng có thể là động từ hay tính từ tạo thành. *Hoạt động 2: Làm bài tập Gạch 1 gạch dưới chủ ngữ câu kể Ai làm gì ? Người nông dân một nắng hai sương / làm ra thóc gạo. Cô giáo đang soạn bài. Mèo đang rình chuột bên thùng gạo. *Đặt câu kể Ai làm gì ? với mỗi từ sau đây làm chủ ngữ. Thầy hiệu trưởng, bác bảo vệ, anh bộ đội, chim bồ câu, cây bàng trước lớp, đám mây, con mèo. - HS làm bài vào vở. - HS đọc bài làm của mình. Nhận xét, chữa bài. * Củng cố, dặn dò -? Muốn tìm chủ ngữ ta nên đặt câu hỏi như thế nào ? - Về xem lại bài Thứ bảy ngày 8 tháng 1 năm 2011 Khoa học (Đề bài đã soạn ở giáo án buổi 1) Luyện tập toán ÔN Tập diện tích hình bình hành I, Mục tiêu: - Vận dụng tốt công thức tính diện tích của hình bình hành để giải các bài tập có liên quan. II.Đồ dùng dạy học : Vở luyện toán tập2. III. Các hoạt động dạy học: 1 GV giới thiệu bài : 2.GV hướng dẫn HS làm các bài tập trong vở bài toán :GV lần lượt ghi bảng HS làm bài . Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ trống . -HS nêu yêu cầu . -HS tự làm vào vở . -4HS lên bảng chữa bài .Dưới lớp đổi vở kiểm tra cho nhau. -GV cùng cả lớp nhận xét kết quả đúng. 1056cm , 460 dm , 196 m ,40 km Bài 2: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. -HS nêu yêu cầu . -Gv hướng dẫn HS để khoanh đúng phải tính diện tích các hình - Kết quả khoanh :Hình 2 -Cả lớp cùng GV nhận xét . Bài 3: -HS đọc bài toán. -Bài toán hỏi gì ? -Bài toán cho biết gì ? -HS giải vào vở . -1HS lên bảng giải . -GV cùng cả lớp nhận xét .Bài giải đúng là : Độ dài đáy của hình bình hành là : 18 : 2 = 9 (m) Chiều cao của hình bình hành là: 18 : 9 = 2 (m ) Đáp số: 2 m III.Củng cố- Dặn dò: - Về xem lại cách tính diện tích hình bình hành. Hoạt động ngoài giờ Tìm hiểu các trò chơi dân tộc I, Mục tiêu: -HS nắm được 1 số trò chơi tiêu biểu của 1 số vùng trên đất nước từ Bắc vào Nam. - Giúp HS thấy được truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. II, Các hoạt động dạy học: Trò chơi mà HS thích Cho 1 nhóm xung phong chơi ? Em cảm thấy thế nào khi chơi trò chơi ? Cho HS thấy được tác dụng của trò chơi. Tìm hiểu các trò chơi các vùng miền của dân tộc. a, Trò chơi ở một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn. Thi hát, múa sạp, ném còn. b, Trung du Bắc Bộ: ? Vùng trung du Bắc Bộ có những trò chơi nào tiêu biểu? c, Đồng bằng Bắc Bộ: ? Các con đang sống ở vùng nào trên đất nước ta ? ? Vùng đồng bằng Bắc Bộ quê ta có những trò chơi nào ? Cho HS nêu: Cờ tớng, cờ người, thi nấu cơm , chọi trâu, bơi tải... ? kể lại trò chơi đấu vật mà em được chứng kiến? cho học sinh nêu các trò chơi của trẻ em d.tây nguyên: ? kể tên một số nhạc cụ độc đáo ở tây nguyên để chơi các trò chơi? đàn -tơ -rưng, đàn krông- pút,cồng,chiêng - tên một số trò chơi: hội đua voi,hội đâm trâu... e.đồng bằng nam bộ : trò chơi: bơi tải là tiêu biểu nhất . * dặn dò: về tìm hiểu tiếp các trò chơi ở các dân tộc trên đất nước ta. Thứ bảy ngày 8 tháng 1 năm 2011 Luyện tập toán Ôn tập I, mục tiêu: - HS củng cố về diện tích hình bình hành .Tính được chu vi của hình bình hành . II.Đồ dùng dạy học : Vở luyện toán tập 2 . III.các hoạt động dạy học : 1.GV hướng dẫn học sinh làm các bài tập: Bài 1: Nối các hình có diện tích bằng nhau. - HS tự nối vào vở . -Đổi vở kiểm tra chéo cho nhau. Bài 2: -1HS nêu yêu cầu của bài tập. -GV cùng cả lớp phân tích mẫu . -học sinh suy nghĩ làm bài vào vở.Sau đó gọi HS chữa . a 7m 15cm 16 dm b 4m 10cm 25 dm p (7 +4)x 2 = 22m (15 +10) x2 = 50cm (16 + 25)x 2 =82dm III.Củng cố dặn dò : -nhận xét giờ học . -Dặn HS về nhà học thuộc công tính chu vi của hình bình hành. Làm văn tả đồ vật Đề bài: Hãy tả cái bàn của em thường ngồi học ở nhà cho mọi người cùng biết và nêu cảm nghĩ của em. I, Mục tiêu: - HS viết hoàn chỉnh một bài văn miêu tả đồ vật . -Bài viết có đủ ba phần ,đúng với yêu cầu của đề ,diễn đạt thành câu ,lời văn sinh động ,tự nhiên. II, Chuẩn bị: - Một số đoạn văn viết sẵn III, Các hoạt động dạy- học: 1. Giới thiệu bài:GV nêu mục đích yêu cầu tiết học . 2. GV ghi đề bài lên bảng . - Gọi HS đọc đề bài. - GV gạch chân những từ quan trọng. -GV hỏi :+Có mấy cách mở bài ? + Nêu các kiểu kết bài ? -GV có thể hướng dẫn HS tùy chọn cách mở bài và kết bài để làm . -HS lần lượt tìm các từ ngữ gợi tả và miêu tả bằng so sánh. 3. HS suy nghĩ làm bài vào vở. -GV hỏi bài văn miêu tả gồm mấy phần? Là những phần nào ? Nội dung từng phần nói gì ? -HS làm bài vào vở . -GV theo dõi giúp đỡ HS yếu. - Một số em đọc bài làm của mình. - Cả lớp và GV nhận xét. - GV chấm 1 số bài hay VI. Củng cố, dặn dò: - GV dặn các em quan sát các đồ vật khác. sinh hoạt lớp Nhận xét tuần I. Mục tiêu :Giúp HS - Nhận biết được ưu khuyết điểm trong tuần. - Kế hoạch tuần sau. - Giáo dục HS ý thức tự quản, thực hiện tốt các nề nếp của trường lớp và nhắc nhở các bạn cùng thực hiện. II. Chuẩn bị : - GV chuẩn bị nội dung sinh hoạt. - HS chuẩn bị tổng hợp các mặt hoạt động trong tuần. III. Các hoạt động dạy học : 1. Nhận xét các hoạt động trong tuần 19. -GV nhận xét kết quả kiểm tra định lì lần 2. - Cán sự lớp nhận xét các hoạt động trong tuần. - GV nhận xét bổ sung. - HS tổng hợp điểm các hoạt động của các tổ. - GV xếp thi đua giữa các tổ nhóm. - Tuyên dương tổ, nhóm, cá nhân thực hiện tốt. - Phê bình tổ, cá nhân còn nhiều tồn tại. 2. Kế hoạch hoạt động tuần 20 - Tiếp tục duy trì tốt các nề nếp. - Phát huy ưu điểm tuần trước, khắc phục một số tồn tại tuần qua. - Nhắc nhở các em chấp hành tốt mọi nội quy của trường, lớp: đeo khăn quàng đỏ, vệ sinh thân thể sạch sẽ, xếp hàng ra vào lớp nhanh, đều... - Chú ý an toàn giao thông khi đến trường. 3, Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học - Dặn các em về học bài cũ để chuẩn bị tốt cho tuần học mới. kí xác nhận của ban giám hiệu ................................................................................................................................................................................................ ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: