Giáo án giảng dạy Tuần 07 - Lớp 4

Giáo án giảng dạy Tuần 07 - Lớp 4

Tập đọc : Tiết 13

 Trung thu độc lập

I. MụC đích, yêu cầu :

- Bước đầu giúp học sinh biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung.

- Hiểu ND: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước

- HS trả lời được các câu hỏi sách giáo khoa

II. đồ dùng dạy học :

- Tranh minh họa nội dung bài

- Tranh, ảnh các nhà máy, công trình thủy điện, nông trường, .

III. hoạt động dạy và học :

 

doc 29 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 390Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy Tuần 07 - Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7 (Từ ngày 5/10/09 – 9/10/09)
Thứ ngày
Môn
Tên bài dạy
Hai
5/10/09
hĐ tt
Tập đọc
toán
khoa học
đạo đức
Chào cờ
Trung thu độc lập
Luyện tập
Phòng bệnh béo pì
Tiết kiệm tiền của
Ba
6/10/09
Toán
chính tả
lt&câu
lịcH sử
ATGT
Biểu thức có chứa hai chữ
Nhớ viết: Gà Trống và Cáo
Cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam
Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo
Lựa chọn đường đi an toàn (t1)
Tư
7/10/09
tập đọc
Toán 
địa lí
kể chuyện
kĩ thuật
ở Vương quốc Tương Lai
Tính chất giao hoán của phép cộng
Một số dân tộc ở Tây Nguyên
Lời ước dưới trăng
Khõu ghộp hai mảnh vải bằng mũi khõu thường (tt) 
Năm
8/10/09
Toán 
Tlv
khoa học
mĩ thuật
âm nhạc
Biểu thức có chứa ba chữ
Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện
Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa
Vẽ tranh: Đề tài phong cảnh quê hương
Ôn tập 2 bài hát: Em yêu hòa bình và Bạn ơi
Sáu
9/10/09
lt& câu
Toán
TLV
hđ tt
Luyện tập viết tên người,tên địa lí Việt Nam
Tính chất kết hợp của phép cộng
Luyện tập phát triển câu chuyện 
Sinh hoạt cuối tuần
Thứ 2 ngày 5 thỏng 10 năm 2009
Tập đọc : Tiết 13
 Trung thu độc lập 
I. MụC đích, yêu cầu :
- Bước đầu giỳp học sinh biết đọc diễn cảm đoạn văn phự hợp với nội dung.
- Hiểu ND: Tỡnh thương yờu cỏc em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của cỏc em và của đất nước
- HS trả lời được cỏc cõu hỏi sỏch giỏo khoa
II. đồ dùng dạy học :
- Tranh minh họa nội dung bài
- Tranh, ảnh các nhà máy, công trình thủy điện, nông trường, ...
III. hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ :
- Gọi 2 em đọc bài Chị em tôi và TLCH 3, nêu ý nghĩa câu chuyện
2. Bài mới:
* GT bài
- Cho HS quan sát tranh minh họa chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ
- Giảng : Mơ ước là 1 phẩm chất đáng quý của con người, giúp cho con người hình dung ra tương lai, vươn lên trong cuộc sống.
- Cho HS xem tranh minh họa bài đọc
- GT : Anh bộ đội đứng gác trong đêm trung thu năm 1945, lúc đó nước ta vừa giành được độc lập. Trong đêm trung thu đầu tiên, anh đã suy nghĩ và mơ ước về tương lai của đất nước, của trẻ em.
HĐ1: Luyện đọc
- Gọi HS đọc tiếp nối 3 đoạn 
- GV kết hợp sửa sai về phát âm, ngắt giọng.
- Gọi HS đọc chú giải
- Cho luyện đọc theo cặp
- Gọi HS đọc bài
- GV đọc mẫu : giọng nhẹ nhàng, tự hào.
HĐ2: Tìm hiểu bài
- Yêu cầu đọc đoạn 1 và TLCH :
– Anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và các em nhỏ vào thời điểm nào ?
– Trăng trung thu độc lập có gì đẹp ?
- Yêu cầu đọc đoạn 2 và TLCH :
– Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra 
sao ?
– Kết hợp giải nghĩa từ mơ tưởng
– Vẻ đẹp đó có gì khác so với đêm Trung thu độc lập ?
– Giảng : Đêm trung thu đó cách nay 60 năm.
– Theo em, cuộc sống hiện nay có gì giống với mong ước của anh chiến sĩ năm xưa ?
- Cho HS xem tranh về thành tựu kinh tế ĐN
- Yêu cầu đọc thầm đoạn 3 và TLCH:
- Em mơ ước đất nước ta mai sau sẽ phát triển như thế nào ?
- Bài văn nói lên điều gì ?
- GV ghi bảng, 2 em nhắc lại.
HĐ3: Đọc diễn cảm
- Gọi HS nối tiếp đọc cả bài.
- HD cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn 2
- Nhận xét, cho điểm
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét 
- Dặn CB bài 14
- 2 em lên bảng.
- HS nhận xét.
- HS quan sát, mô tả ND của tranh.
- Lắng nghe
- Quan sát, mô tả
- Lắng nghe
- 3 em đọc / 2 lượt :
HS1: Đêm nay ... các em
HS2: TT ... vui tươi
HS3: Còn lại
- 1 em đọc.
- Nhóm 2 em luyện đọc
- 2 em đọc.
- Theo dõi SGK
- 1 em đọc, cả lớp đọc thầm.
– Vào thời điểm anh đứng gác ở trại trong đêm trung thu độc lập đầu tiên.
– Trăng ngàn và gió núi bao la. Trăng soi sáng xuống nước VN độc lập yêu quý. Trăng vằng vặc chiếu khắp các thành phố, làng mạc, núi rừng.
- Đọc thầm và nối tiếp nhau TLCH :
– Dòng thác nước chảy xuống làm chạy máy phát điện; giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn; ống khói nhà máy chi chít, cao thẳm, rải trên đồng lúa bát ngát, nông trường to lớn ...
– Đó là vẻ đẹp của đất nước hiện đại, giàu có hơn rất nhiều so với những ngày độc lập đầu tiên còn nhiều khó khăn.
– Ước mơ của anh đã thành hiện thực.
- HS trao đổi tranh ảnh tự sưu tầm.
- HS đọc thầm và TLCH.
– HS tự do phát biểu.
– Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.
- 3 em đọc, cả lớp theo dõi tìm giọng đọc của từng đoạn.
- Nhóm 2 em luyện đọc.
- 4 em thi đọc.
- Nhận xét
- Lắng nghe
Toỏn : Tiết 31
Luyện tập
I. MụC tiêu :
	Giúp HS củng cố về :
- Cú kỹ năng thực hiện phộp cộng, phộp trừ và biết cỏch thử lại phộp cộng, phộp trừ.
- Biết tỡm một thành phần chưa biết trong phộp cộng, phộp trừ.
ii. đồ dùng dạy học :
- Giấy khổ lớn, bút dạ
iII. hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ :
- Gọi 2 em lên bảng giải bài 2/ 40
2. Bài mới:
Bài 1: 
- GV nêu phép cộng : 2 416 + 5 164
- Gọi 1 em lên bảng thực hiện phép cộng
- HDHS thử lại bằng cách lấy tổng trừ đi một số hạng, được kết quả là số hạng kia thì phép tính đúng.
- Yêu cầu HS làm bài 1b
– 62 981, 71 182, 299 270
Bài 2: 
- HD tương tự bài 1
- Yêu cầu HS tự rút ra cách thử lại phép trừ
- Yêu cầu HS làm bài 2b
– 3 713 , 5 263, 7 423
Bài 3: 
- Yêu cầu tự làm VT, phát giấy cho 2 em
– Lưu ý cách ghi x và dấu bằng
- Hỏi HS yếu :
– Muốn tìm số hạng (số bị trừ) chưa biết, ta làm thế nào ?
Bài 4 : dành cho học sinh khỏ, giỏi
- Gọi HS đọc đề bài
– Bài toán hỏi gì ?
– Bài toán có mấy bước giải ?
- Yêu cầu HS làm VT, gọi 1 em lên bảng
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét 
- CB bài 32
- 2 em lên bảng.
- 1 em lên bảng đặt tính và tính, vừa tính vừa nói : 2 416
 5 164
 7 580
- 1 em lên bảng thử lại :
7 580
2 416
5 164
- 2 em nêu lại cách thử lại phép cộng.
- HS tự làm VT, 3 em HS yếu lên bảng.
– Muốn thử lại phép trừ, ta lấy hiệu cộng với số trừ, nếu kết quả là SBT thì phép tính đúng.
- HS làm VT, 3 em lên bảng.
- HS làm VT, 2 em làm giấy rồi dán bài lên bảng.
- HS nhận xét.
 a. x = 4 586 b. x = 4 242
- HS yếu trả lời, 1 số em nhắc lại.
- 1 em đọc.
– núi nào cao hơn
– cao hơn bao nhiêu m
– so sánh độ cao của 2 núi
– tính hiệu độ cao 2 núi
- 1 em lên bảng
– 3 143m > 2 428m : núi Phanxipăng cao hơn : 3 143 - 2 428 = 715 (m)
- Lắng nghe
Khoa học : Tiết 13 
Phòng bệnh béo phì 
I. MụC tiêu :
	Sau bài học, HS có thể :
- Nờu cỏch phũng bệnh bộo phỡ.
- Biết cỏch ăn uống hợp lý, điều độ, ăn chậm, nhai kỹ.
- Nờn vận động cơ thể, đi bộ và luyện tập TDTT
II. Đồ dùng dạy học : 
- Phiếu học tập (như SGK)
iii. Hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ :
- Kể tên 1 số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng mà em biết
- Nêu các biện pháp phòng bệnh suy dinh dưỡng
2. Bài mới:
HĐ1: Tìm hiểu về bệnh béo phì
- Chia nhóm và phát phiếu học tập (như SGV)
- Giúp các nhóm yếu
- Gọi đại diện nhóm trình bày từng 
câu :
– Dấu hiệu không phải là bệnh béo phì ở trẻ em ?
– Người bị béo phì thường mất sự thoải mái như thế nào ?
– Người bị béo phì thường giảm hiệu suất lao động và sự lanh lợi trong sinh hoạt như thế nào ?
– Người bị béo phì có nguy cơ mắc các bệnh gì ?
- KL : 1 em bé được xem là béo phì khi : cân nặng hơn mức TB so với chiều cao và tuổi là 20%, có lớp mỡ quanh đùi, cánh tay trên, vú và cằm, bị hụt hơi khi gắng sức.
– Nêu tác hại của bệnh béo phì ?
HĐ2: Nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì 
- Nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận :
– Nguyên nhân gây bệnh béo phì là gì ?
– Làm thế nào để phòng tránh bệnh béo phì ?
– Cần làm gì khi em bé hoặc bản thân bị béo phì hay có nguy cơ béo phì ?
HĐ3: Đóng vai
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ : Dựa vào H1. 2 SGK, tự đưa ra 1 tình huống để sắm vai.
- HDHS nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét 
- CB: Bài 14
- 2 em lên bảng.
- Nhóm 4 em
- HS làm việc với phiếu học tập
- Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
– 1b : Mặt và hai má phúng phính.
– 2.1.d : Khó chịu về mùa hè, có cảm giác mệt mỏi toàn thân, nhức đầu, buồn ........ ở 2 chân.
– 2.2.d : Chậm chạp, ngại vận động, chóng mệt mỏi khi lao động.
– 2.3.d : bệnh tim mạch, huyết áp cao, bệnh tiểu đường, bị sỏi mật.
- Lắng nghe
- 2 em trả lời như trên.
- HĐ cả lớp
- HS thảo luận, tiếp nối nhau trả lời.
– Ăn quá nhiều, hoạt động quá ít nên mỡ trong cơ thể bị tích tụ gây béo phì.
– Ăn uống hợp lí, điều độ, ăn chậm, nhai kĩ.
– Giảm ăn vặt và ăn cơm, tăng các loại rau quả 
– Đi khám bác sĩ tìm đúng nguyên nhân
– Năng tập thể dục
- HĐ nhóm 10 em
- Mỗi nhóm tự chọn 1 tình huống để đóng vai 
VD : – Em bé của bạn bị béo phì
– Bản thân bị béo phì
– Bạn của em bị béo phì
- Các nhóm biểu diễn
- Lắng nghe
Đạo đức : Tiết 7
Tiết kiệm tiền của 
I. MụC tiêu
	Học xong bài này, HS có khả năng :
- Nờu được vớ dụ về tiết kiệm tiền của .
- Biết được lợi ớch của tiết kiệm tiền của.
- HS biết sử dụng tiết kiệm quần ỏo, sỏch vở, đồ dựng, điện nước, trong cuộc sống hằng ngày
II. đồ dùng dạy học :
- 3 tấm bìa màu : xanh, đỏ, trắng
iii. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ :
- Gọi 1 em đọc bài học
- Khi người khác bày tỏ ý kiến, ta cần có thái độ như thế nào ?
2. Bài mới:
HĐ1: Các thông tin trang 11/ SGK
- Gọi HS đọc các thông tin
- Cho các nhóm thảo luận
- Gọi HS trình bày
- KL : Tiết kiệm là 1 thói quen tốt, là biểu hiện của con người văn minh, xã hội văn minh.
HĐ2: Bày tỏ ý kiến, thái độ (bài 1/ SGK)
- GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài 1, yêu cầu HS bày tỏ thái độ bằng phiếu màu.
- Đề nghị HS giải thích lí do lựa chọn của mình
HĐ3: Ghi nhớ
- Gọi HS đọc ghi nhớ
- Yêu cầu HS đọc và giải thích câu ca dao
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét 
- Dặn HS sưu tầm các truyện, tấm gương về tiết kiệm tiền của và tự liên hệ bản thân
- 2 em lên bảng.
- HĐ nhóm
- 2 em đọc.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện từng nhóm trình bày.
- HS trao đổi, thảo luận.
- HĐ cả lớp
- HS bày tỏ ý kiến bằng thẻ màu xanh - đỏ - trắng.
 – a, b : sai – c, d, : đúng
- Cả lớp trao đổi, thảo luận.
- 2 em đọc.
– người nông dân phải đổ bao công sức làm ra hạt gạo, hạt cơm, ta phải biết quý trọng.
- Lắng nghe
Thứ 3 ngày 6 thỏng 10 năm 2009
Toỏn : Tiết 32
Biểu thức có chứa hai chữ
I. MụC tiêu :
	Giúp HS :
- Nhận biết 1 số biểu thức đơn giản có chứa 2 chữ
- Biết tính giá tị của 1 số biểu thức đơn giản có chứa 2 chữ
* Giảm tải: - Giảm bài 4/42
ii. đồ dùng dạy h ... có thể gây ra chết người nếu không chữa kịp thời - dễ phát tán gây ra dịch bệnh.
- HĐ nhóm
- Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi ;
– Uống nước lã, ăn hàng rong, rửa tay xà phòng ...
– Uống nước lã : trong nước còn nhiều vi sinh vật gây bệnh ...
– Ăn hàng rong : nhiều ruồi, chén đũa không đảm bảo ...
– Uống nước đun sôi để nguội, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, không ăn thức ăn ôi thiu, làm vệ sinh công cộng
– Ăn thức ăn chưa nấu chín, ôi thiu, uống nước lã ...
– giữ vệ sinh cá nhân
– giữ vệ sinh ăn uống
– giữ vệ sinh môi trường
- Đại diện nhóm trình bày kết hợp chỉ tranh.
- HĐ nhóm
- Nhóm trưởng điều khiến các bạn làm việc.
- Các nhóm treo sản phẩm của nhóm mình, cử đại diện cam kết về việc giữ vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa và nêu ý tưởng của tranh cổ động do nhóm vẽ.
- Các nhóm khác bổ sung, góp ý.
- 3 em đọc.
- Lắng nghe
Tiết 7 Mĩ thuật:
Vẽ tranh: Đề tài phong cảnh quê hương
I. Mục tiêu:
- Hiểu đề tài vẽ phong cảnh.
- Biết cỏch vẽ tranh phong cảnh
- Vẽ được tranh phong cảnh theo cảm nhận riờng
II. Đồ dùng dạy học: 
Tranh ảnh phong cảnh, bài vẽ phong cảnh của HS lớp trước.
HS : giấy vẽ hoặc vở thực hành.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ 1: Tìm, chọn nội dung đề tài:
GVdùng tranh để giới thiệucho HS 
Tranh phong cảnh là tranh vẽ về cảnh đẹp của quê hương, đất nước.
GV đặt câu hỏi để HS tiếp cận đề tài.
+ Xung quanh nơi em ở có cảnh đẹp nào không?
+ Em hãy tả lại một cảnh đệp mà em thích?
+ Em sẽ chọn phong cảnh nào để vẽ?
HĐ 2: Cách vẽ tranh phong cảnh
GV giới thiệu hình vẽ gợi ý:
GV gợi ý HS :
- Nhớ lại các hình ảnh định vẽ.
- Sắp xếp cân đối các hình ảnh.
HĐ 3: Thực hành
GV yêu cầu HS suy nghĩ để chọn cảnh trước khi vẽ.
Hình ảnh chính trước hình ảnh phụ sau, có thể vẽ thêm một số người hoặc vật để tranh sinh động hơn.
Gv theo dõi HD thêm.
HĐ 4: Nhận xét, đánh giá:
GV cùng HS chọn một số bài điển hình có ưu điểm và dược điểm rõ nét để nhận xét về:
3. Củng cố - dặn dò:
Nhận xét tiết học .
Tuyên dương các HS vẽ đẹp.
Chuẩn bị bài : nặn con vật quen thuộc.
HS quan sát tranh
Sau đó trả lời câu hỏi.
HS quan sát hình vẽ.
HS chọn cảnh trước khi vẽ.
HS thực hành vẽ vào vở.
Chú ý sắp xếp hình vẽ cân đối với tờ giấy.
Ân nhạc: tiết 7
Ôn tập hai bài hát: Em yêu hoà bình, 
Bạn ơi lắng nghe. Ôn tập đọc nhạc số 1.
I. Mục tiêu cần đạt: 
- Biết vỗ tay hoặc gừ đệm theo bài hỏt.
- Biết hỏt kết hợp vận động phụ hoạ.
- Tập biểu diễn bài hỏt.
II. Chuẩn bị: 
- Bảng phụ chép sẵn hai bài hát.
- Nhạc cụ quen dùng.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Phần mở đầu: 
GV tóm tắt các nội dung đã học .
Đặt câu hỏi để HS trả lời.
2. Phần hoạt động: 
HĐ1. Ôn bài Em yêu hoà bình.
HS hát cả lớp, từng nhóm, cá nhân.
GV theo dõi sửa sai cho từng nhóm, cá nhân.
HĐ 2: Ôn bài Bạn ơi lắng nghe.
- HD học sinh hát đúng sắc thái tình cảm, thể hiện tính vui tươi.
Lần lược hát ba lần với tốc độ khác nhau.
- Ôn tập cao độ các nốt Đô- Rê- Mi- Son- La.
- Ôn bài tập tiết tấu( đọc vỗ tay hoặc gõ hình tiết tấu).
- Có thể đặt lời để đọc theo tiết tấu, không yêu cầu ở cao độ.
HĐ 3. Ôn bài tập đọc nhạc số 1.
Yêu cầu HS đọc: Son La Son.
GV đọc nhạc trước vài lần.
- HS đọc hoặc hát lời và vỗ tay đệm theo phách.
3. Phần kết thúc:
Cho HS hát và vận động phụ hoạ một trong hai bài hát đã học.
- Chuẩn bị bài: Trên ngựa ta phi nhanh.
HS trả lời câu hỏi.
HS hát cả lớp, cá nhân.
HS hát.
HS lần lượt đọc với tốc độ khác nhau
HS ôn tập đọc cao độ các nốt.
Ôn bài tập tiết tấu.
HS đọc theo tiết tấu.
Không yêu cầu ở cao độ .
HS đọc Son La Son.
HS đọc theo.
HS hát lời và vỗ tay theo đệm.
HS đọc
Nhóm HS hát và vận động phụ hoạ.
Thứ 6 ngày 9 thỏng 10 năm 2009
Luyện từ và cõu : Tiết 14
Luyện tập viết tên người,tên địa lí Việt Nam
I. MụC đích, yêu cầu :
- Vận dụng được những hiểu biết về quy tắc viết hoa tờn người, tờn địa lý Việt Nam để viết đỳng cỏc tờn riờng Việt Nam trong bài tập 1, viết đỳng một vài tờn riờng theo yờu cầu bài tập 2.
II. đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ viết bài ca dai ở BT1
- 1 bản đồ địa lí VN và 1 số bản đồ cỡ nhỏ, giấy khổ lớn
III. hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ :
- Gọi 1 em lên bảng viết tên 2 dãy núi và 2 con sông
- Gọi HS nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí VN
2. Bài mới:
* GT bài
- Nêu MĐ - YC của tiết học
HĐ1: HDHS làm bài tập
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu đề
- GV nêu cách làm bài : Trong bài ca dao có 1 số tên riêng viết không đúng quy tắc chính tả, các em tìm và viết lại cho đúng các tên riêng đó.
- Treo bảng phụ có bài ca dao
- GV gạch chân các tên riêng viết chưa đúng.
- Yêu cầu HS viết lại các tên riêng đó vào VBT cho đúng, phát giấy cho 3 em
- GV chốt lời giải đúng.
* Lưu ý : Hàng Hài là tên cũ của 1 đoạn phố từ ngã tư Hàng Trống đến ngã tư Phủ Doãn. Đoạn phố này bây giờ thuộc phố Hàng Bông.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu đề
- Treo bản đồ VN, tổ chức cho HS chơi trò chơi du lịch trên bản đồ VN
- GV phát bản đồ, giấy khổ lớn và bút dạ cho các nhóm thi làm bài.
- GV và cả lớp nhận xét, chọn nhà du lịch giỏi nhất.
* Gợi ý :
– Danh lam thắng cảnh : Vịnh Hạ Long, động Phong Nha, đèo Hải Vân
– Di tích LS : Văn Miếu, hang Pác 
Bó ...
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét
- Dặn HS tìm trên bản đồ thế giới tên 1 số nước và thủ đô 1 số nước
- 1 em lên bảng.
- 2 em nêu.
- Lắng nghe
- 1 em đọc.
- 1 em nhắc lại.
- 2 em đọc, cả lớp đọc thầm, tìm từ viết sai chính tả.
- HS làm VBT, 3 em làm giấy rồi dán lên bảng.
- HS nhận xét.
- Lắng nghe
- 1 em đọc.
– Tìm nhanh trên bản đồ tên các tỉnh/ thành phố.
– Tìm nhanh trên bản đồ tên các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử
- Các nhóm làm bài và dán bài lên bảng lớp - trình bày.
- HS viết bài vào VBT.
- Lắng nghe
Toỏn : Tiết 35
Tính chất kết hợp của phép cộng
I. MụC tiêu :
	Giúp HS :
- Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng
- Bước đầu sử dụng tớnh chất giao hoỏn và tớnh chất kết hợp của phộp cộng trong thực hành tớnh
ii. đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ kẻ sẵn bảng như SGK/ 45
iII. hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ :
- Gọi 1 em giải bài 1/ 44
- Cho a = 5, b = 2 và c = 3, yêu cầu tính giá trị 2 biểu thức : (a + b) + c và a + (b + c)
2. Bài mới:
HĐ1: Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng
- GV treo bảng phụ đã kẻ bảng, yêu cầu 1 em đọc yêu cầu BT.
- Cho HS nêu giá trị cụ thể của a, b, c chẳng hạn a = 5, b = 4 và c = 6, tự tính giá tị của (a + b) + c và a + (b + c)
- Yêu cầu HS so sánh rồi nêu nhận xét
- GV giới thiệu đó là tính chất kết hợp của phép cộng.
- Cho 2 em nhắc lại
* Lưu ý : 
a + b + c = (a+ b) + c = a + (b + c)
HĐ2: Luyện tập
Bài 1: 
- Gọi 1 em đọc yêu cầu
- Cho nhóm đôi thảo luận
- Gọi HS trình bày
- GV ghi bảng :
a) 5 067, 6 800
b) 3 898, 10 999
Bài 2: 
- Gọi HS đọc đề
- Yêu cầu HS giải bằng nhiều cách
- Gọi 2 em lên bảng giải 2 cách
- Gọi HS khác nhận xét
- GV kết luận, nhận xét.
Bài 3 :
- Cho HS tự làm VT rồi trình bày
- Gọi HS nhận xét, giáo viên kết luận
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét 
- CB : Luyện tập
- 1 em giải.
- 1 em giải và nêu nhận xét.
- 1 em đọc.
- HS làm miệng lần lượt với 3 giá trị khác nhau của a, b, c.
– (a+ b) + c = a + (b + c)
– Khi cộng tổng 2 số với số thứ 3, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ 2 và số thứ 3.
- 1 em đọc.
- Nhóm 2 em thảo luận, làm bài VT.
- HStrình bày.
- Cả lớp nhận xét. 
- 1 em đọc.
- 2 em lên bảng.
– Cách 1 : 75 500 000 + 86 950 000 
 = 162 450 000 (đồng)
– Cách 2 : 75 500 000 + 14 500 000 
 = 90 000 000 (đồng)
90 000 000 + 86 950 000 
 = 176 950 000 (đồng)
– a + 0 = 0 + a =a 
– 5 + a= a + 5 = 
– (a + 28) = a + (28 + 2) = a + 30
- Lắng nghe
Tập làm văn : Tiết 14
Luyện tập phát triển câu chuyện
I. MụC tiêu :
- Bước đầu làm quen với thao tỏc phỏt triển cõu chuyện dựa theo trớ tưởng tượng, biết sắp xếp cỏc sự việc theo trỡnh tự thời gian.
II. đồ dùng dạy học : 
- Giấy khổ to viết sẵn đề bài và các gợi ý
III. hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ :
- Gọi 2 em đọc đoạn văn đã viết hoàn chỉnh của truyện Vào nghề
2. Hoạt động dạy học:
* GT bài
- Tiết trước các em xây dựng câu chuyện dựa vào cốt truyện. Hôm nay, với đề bài cho trước, lớp mình sẽ thi xem ai là người có óc tưởng tượng phong phú để nghĩ ra được câu chuyện hay nhất.
* HD làm bài tập
- Gọi HS đọc đề bài
- GV phân tích đề, gạch chân các từ : giấc mơ, bà tiên cho 3 điều ước, trình tự thời gian
- Yêu cầu HS đọc gợi ý 
- Hỏi và ghi nhanh các câu trả lời của HS :
– Em mơthấy bà tiên trong hoàn cảnh nào ? Vì sao bà tiên lại cho em 3 điều ước ?
– Em thực hiện điều ước như thế nào ?
– Em nghĩ gì khi thức giấc ?
- Yêu cầu HS tự làm bài. Sau đó 2 em cùng bàn kể nhau nghe
- Tổ chức cho HS thi kể
- Nhận xét, sửa lỗi câu từ, cho điểm
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét, tuyên dương những em có câu chuyện hay, lời kể hấp dẫn
- Chuẩn bị bài 15
- 2 em lên bảng, mỗi em đọc 1 đoạn.
- Lắng nghe
- 2 em đọc.
- Lắng nghe
- 2 em đọc.
- Tiếp nối nhau trả lời.
– Mẹ em đi công tác. Bố ốm nặng phải nằm viện. Em vào bệnh viện chăm sóc bố. Một buổi trưa, em mệt quá ngủ thiếp đi thì bà tiên hiện ra. Bà khen em ngoan và cho em 3 điều ước.
– Em ước cho bố khỏi bệnh. Em ước cho con người thoát khỏi bệnh tật. Ước cho chị em mình học giỏi để sau này thành bác sĩ ...
– Em tỉnh giấc và thật tiếc đó chỉ là giấc mơ. Nhưng em tự nhủ mình sẽ cố gắng để thực hiện những điều ước đó.
- HS viết ý chính ra Vn, kể cho bạn nghe, bạn nghe nhận xét, bổ sung.
- HS thi kể trước lớp.
- Nhận xét bạn theo các tiêu chí đã nêu.
- Lắng nghe
Sinh hoạt cuối tuần
I. Mục tiêu :
- Kiểm điểm các hoạt động tuần qua, phổ biến nhiệm vụ tuần đến . 
II. nội dung:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HĐ1: Đánh giá các hoạt động tuần qua
- Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt. 
- GV nhận xét chung.
- Nhận xét, bầu chọn tổ, cá nhân xuất sắc
HĐ2: Nhiệm vụ tuần đến
- Tiếp tục ổn định nề nếp học tập, sinh hoạt .
- Kiểm tra dụng cụ học tập và đôi bạn học tập 
- Tiếp tục tập luyện các môn thi hội khỏe Phù Đổng .
HĐ3: Sinh hoạt tập thể 
- Sinh hoạt múa hát
- Chơi cỏc trũ chơi dõn gian
- Tổ trưởng nhận xét các hoạt động tuần qua của tổ 
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe
- Theo dõi và thực hiện
- 3 bạn hát
- Tổ chức hát múa theo yêu cầu.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 8 lop 4(4).doc