Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 24 - Đinh Hữu Thìn

Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 24 - Đinh Hữu Thìn

CÂU KỂ AI LÀ GÌ ?

I. MỤC TIÊU:

-Hiểu tác dụng và cấu tạo của câu kể Ai là gì?

-Tìm đúng câu kể Ai là gì ? trong đoạn văn.

-Biết đăt câu kể Ai là gì ? để giới thiệu hoặc nhận định về 1 người ,1 vật.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Bảng phụ chép sẵn đoạn văn BT1 phần nhận xét .

- Giấy khổ to,bút dạ .

-HS chuẩn bị ảnh của gia đình.

 

doc 16 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 12/02/2022 Lượt xem 221Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 24 - Đinh Hữu Thìn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24
Thứ..............ngày...........tháng......năm 2008
Môn 	: Tập đọc
Tiết :47
Vẽ Về CUộC SốNG AN TOàN
I.Mục tiêu: 
1/ Đọc: - Đọc đúng: UNICEF, nâng cao, Đắk Lắk, triển lãm. 
- Đọc giọng vui, tốc độ nhanh, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi cảm.
2/ Hiểu: - Từ ngữ : UNICEF, thẩm mỹ, khích lệ, ngôn ngữ hội hoạ.
- Nội dung : Sự hưởng ứng của thiếu nhi cả nước đối với cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Em muốn sống an toàn”. 
II.đồ dùng dạy học : - Tranh vẽ của HS về an toàn giao thông .
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
III. các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A.KTBC : 2 HS đọc thuộc lòng khổ thơ tự chọn trong bài thơ “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ ” & trả lời câu hỏi về nội dung bài. 
*GV nhận xét cho điểm
B.Bài mới.
1.Giới thiệu: Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ và hỏi : Bức tranh vẽ cảnh gì ? 
GV giới thiệu bài và ghi bảng.
2. HD luyện đọc và tìm hiểu bài :
a/ luyện đọc:
- GV giải thích đây là bài tập đọc dưới dạng bản tin. 6 dòng mở đầu là tóm tắt nội dung chứa đựng thông tin quan trọng của bản tin. Vì vậy sau khi đọc tên bài chúng ta phải đọc nội dung tóm tắt này rồi mới đọc bản tin.
- Bài chia làm mấy đoạn?
- Gọi 1 HS khá đọc toàn bài.
- Yêu cầu 5 HS nối tiếp đọc từng đoạn của bài. GV sửa lỗi phát âm.
- Gọi HS đọc phần chú giải SGK.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp .
- GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc.
b/Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài, thảo luận nhóm đôi TLCH :
+ Chủ đề của cuộc thi vẽ là gì?
+ Tên chủ điểm gợi cho em điều gì?
+ Cuộc thi vẽ đó nhằm mục đích gì ?
+ Thiếu nhi hưởng ứng cuộc thi ntn?
+ Đoạn 1-2 nói lên điều gì ?
*GV chốt ý :
- Gọi 1 HS đọc 3 đoạn còn lại, yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 TLCH:
+ Điều gì cho các em thấy nhận thức đúng về chủ đề cuộc thi ?
+ Những nhận xét nào thể hiện sự đánh giá cao khả năng thẩm mỹ của các em ?
+ Em hiểu “Thể hiện bằng ngôn ngữ hội hoạ” nghĩa là gì ?
+ Đoạn cuối bài cho ta biết điều gì ?
+ Những dòng in đậm ở đầu bản tin có tác dụng gì ?
+ Nội dung chính của bài nói lên điều gì ?
- GV ghi bảng .
c/Hướng dẫn đọc diễn cảm .
- GV treo bảng phụ viết sẵn đoạn văn “Được phát động từ tháng 4-2001 Kiên Giang”
- Yêu cầu HS nêu cách đọc và từ ngữ cần nhấn giọng .
- Gọi vài HS luyện đọc.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét, cho điểm 
C. Củng cố, dặn dò :
- Gọi 1 HS khá đọc toàn bài.
- GV tổng kết bài và nx giờ học.
- Bài sau: Đoàn thuyền đánh cá.
- 2 HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS quan sát tranh SGK trả lời.
- Lắng nghe, ghi vở .
- Lắng nghe.
- 5 đoạn .
- 1 HS đọc.
- 5 HS đọc nối tiếp từng đoạn.
- 1 HS đọc.
- 2 HS ngồi cùng bàn nối tiếp đọc .
- Lắng nghe, theo dõi 
- Đọc thầm, trao đổi nhóm đôi.
- Em muốn sống an toàn.
- ước mơ, khát vọng của thiếu nhi về 1 c/s an toàn không có TNGT .
- Nhằm nâng cao ý thức phòng tránh TNGT .
- ý nghĩa và sự hưởng ứng của thiếu nhi cả nước đối với cuộc thi .
- Thảo luận nhóm 4, TLCH
- Chỉ cần điểm tên 1 số tác phẩm chở 3 người là ko được.
- 60 bức tranh được chọn treo ở triển lãm thể hiện bằng ngôn ngữ hội hoạ sáng tạo đến bất ngờ.
- Thể hiện điều mình muốn nói qua những nét vẽ, màu sắc, hình khối .
- Nhận thức của các em nhỏ về cuộc sống an toàn bằng ngôn ngữ hội hoạ.
- Tóm tắt cho người đọc nắm được những thông tin và số liệu nhanh .
- Sự hưởng ứng của thiếu nhi cả nước về cuộc thi vẽ tranh theo chủ đề “Em muốn sống an toàn”.
- Vài HS nhắc lại.
- HS quan sát đoạn văn .
- 2 HS nêu .
- 3-5 HS đọc. 
- 4 HS thi đọc . Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- 1 HS đọc .
- Lắng nghe.
Thứ..............ngày...........tháng......năm 2008
Môn:Chính tả 
Tiết:24
Hoạ sĩ Tô ngọc vân
I. Mục tiêu:
- HS nghe viết chính xác, đẹp bài văn “Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân”.
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt tr/ch hoặc ?/~.
II.đồ dùng dạy học : 
- Bài tập 2 viết sẵn vào bảng phụ.
III. các hoạt động dạy- học chủ yếu: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A.KTBC : 
2 HS lên bảng viết từ khó của bài chính tả trước :
Sung sướng, lao xao, bức tranh, quả chanh 
- GV nhận xét, cho điểm.
B.Bài mới :
1.Giới thiệu :
GV chỉ vào chân dung hoạ sĩ Tô Ngọc Vân và giới thiệu. Ghi bảng .
2.Hướng dẫn viết chính tả.
a.Tìm hiểu nội dung bài viết :
- GV đọc mẫu bài văn .
- Gọi 1 HS khá đọc lại.
- Gọi 1HS đọc phần chú giải.
- Hỏi : Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân nổi tiếng với những bức tranh nào ?
- Đoạn văn nói lên điều gì ?
b. Hướng dẫn viết từ khó :
- Yêu cầu HS tìm những từ khó dễ lẫn khi viết bài này ?
- Lưu ý HS viết hoa tên riêng .
c. Viết chính tả:
- GV đọc bài cho HS viết .
- Đọc thong thả, rõ ràng.
d.Soát lỗi và chấm bài:
- GV đọc cho HS soát lỗi .
- Chấm 5 vở .
- Nhận xét và khen những HS viết đẹp, cẩn then.
3. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 2a: gọi HS đọc yêu cầu .
- Yêu cầu HS trao đổi, làm bài. 1 HS lên làm trên bảng phụ.
- Gọi HS nhận xét, chữa bài.
GV kết luận lời giải đúng :
chuyện, truyện, chuyện, chuyện, truyện.
-GV giải thích từ chuyện được dùng trong các cụm từ : kể chuyện, câu chuyện .
- Từ truyện trong các cụm từ : đọc truyện, quyển truyện, truyện kể (Truyện là tác phẩm văn học được in ra hoặc viết thành chữ )
Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập .
- Tổ chức cho HS hoạt động dưới dạng trò chơi : 2 nhóm, mỗi nhóm 4 HS. 1 HS lên làm chủ trò để đọc câu đố. Các nhóm trao đổi giơ tín hiệu trả lời .Nhóm thắng cuộc là nhóm trả lời được nhiều chữ.
- Chủ trò lần lượt đọc câu đố .
- Đáp án : 
a.Nho-nhỏ-nhọ
b.Chi-chì-chỉ-chị
- GV nhận xét trò chơi và tuyên dương nhóm thắng cuộc .
C. Củng cố, dặn dò :
- GV tổng kết bài và nhận xét giờ học.
- Về nhà học thuộc các câu đố và viết lại những lỗi sai trong bài & CBBS.
- 2 HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe, ghi vở.
- Lắng nghe .
- 1 HS đọc .
- 1 HS đọc .
- Bức tranh :ánh mặt trời , Thiếu nữ bên hoa huệ, thiếu nữ bên hoa sen
- Ca ngợi Tô Ngọc Vân là 1 nghệ sĩ tàI hoa, tham gia công tác CM bằng tài năng hội hoạ của mình và đã hy sinh trong kháng chiến
- Nghệ sĩ tài hoa, hội hoạ, hoả tuyến, nổi danh, Điện Biên Phủ, tài năng.
- HS nghe và viết bài.
- HS soát lỗi bằng bút chì 
- 5 HS đem vở lên chấm. 
- 1 HS đọc 
- Trao đổi nhóm đôi. Làm bằng bút chì vào SGK.
- Nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe 
- Lắng nghe
- 1 HS đọc .
- HS chơi theo hướng dẫn của GV.
- Chủ trò đọc .
- Các nhóm lần lượt giơ tín tiệu trả lời.
- Lắng nghe.
Thứ ngày tháng năm 2008
Môn:Luyện từ và câu 
Tiết :47
câu kể ai là gì ?
I. Mục tiêu:
-Hiểu tác dụng và cấu tạo của câu kể Ai là gì?
-Tìm đúng câu kể Ai là gì ? trong đoạn văn.
-Biết đăt câu kể Ai là gì ? để giới thiệu hoặc nhận định về 1 người ,1 vật.
II.đồ dùng dạy học : 
- Bảng phụ chép sẵn đoạn văn BT1 phần nhận xét .
- Giấy khổ to,bút dạ .
-HS chuẩn bị ảnh của gia đình. 
III. các hoạt động dạy- học chủ yếu: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A.KTBC: Gọi 2HS TLCH.
+Đọc thuộc lòng 1 câu tục ngữ thuộc chủ điểm Cái đẹp .Nêu trường hợp có thể sử dụng câu tục ngữ ấy?
- Nêu 1 số từ ngữ thể hiện mức độ cao của cái đẹp ? Đặt 1 câu với 1 từ vừa tìm được.
*GV nhận xét cho điểm.
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài: GV hỏi:
+Các em đã được học những kiểu câu kể nào?
+Khi mới gặp nhau hay mới quen nhau, các em tự giới thiệu về mình ntn?
- GV giới thiệu và ghi đầu bài.
2.Nhận xét
-GV treo bảng phụ viết sẵn BT1 phần nhận xét .Gọi 4 HS nối tiếp đọc từng phần.
Bài 1,2: 
Gọi HS đọc 3 câu được gạch chân trongđoạn văn.
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôiTLCH
+Câu nào dùng để giới thiệu ,câu nào nêu nhận định về bạn Diệu Chi?
GV nhận xét và kết luận ý đúng.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu BT. 
Gợi ý: Để tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai?các em gạch 1 gạch, để tìm bộ phận trả lời câu hỏi là gì các em gạch 2 gạch.Sau đó đặt câu hỏi.
-Gọi 1HS lên làm bài trên bảng, các HS khác làm bằng bút chì vào SGK.
- GVKLlời giải đúng.
*GVnêu: Các câu giới thiệu và nhận định về bạn Diệu Chi là câu kể Ai là gì?
 +Hỏi:Bộ phận CNvà VN trong câu kể Ai là gì? trả lời cho những câu hỏi nào?
Bài 4:
- Hỏi kiểu câu Ai là gì ?khác 2 kiểu câu đã học Ai làm gì?, Ai thế nào? ở chỗ nào? 
+Câu kể Ai là gì gồm có mấy bộ phận? Chúng có tác dụng gì?
+Câu kể Ai là gì?dùng để làm gì?
3/ Ghi nhớ
-Gọi HS đọc ghi nhớSGK /57
-Yêu cầu HS nêu VD về câu kể Ai là gì để minh hoạ .
4/.Luyện tập:
Bài1: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung
-Yêu cầu HS tự làm bài.3HS làm vào bảng phụ
-Gọi HS nhận xét, chữa bài.
*GVKL lời giải đúng.
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu BT.
-Yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi,thảo luận để giới thiệu về các bạn trong lớp,hoặc từng người trong ảnh của gia đình mình.
*Gợi ý: Có thể giới thiệu bằng lời hoặc sử dụng ảnh chụp của gia đình để giới thiệu cụ thể.Nhớ dùng mẫu câu kể chúng ta vừa học Ai là gì?
-Gọi HS nhận xét chữa bài. (GV chú ý sửa lỗi ngữ pháp,dùng từ cho HS)
C.Củng cố , dặn dò:
-GVtổng kết, nhận xét tiết học.
- 2HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Các HS khác nhận xét bổ sung.
-1HS trả lời:Ai làm gì ? Ai thế nào?
-Vài HS giới thiệu.
-Lắng nghe, ghi vở.
-HS quan sát ,nối tiếp đọc
-1HS đọc.
-Hoạt động nhóm đôi trả lời.
- 1HS đọc.
-Lắng nghe.
-1HS làm trên bảng, dưới làm bằng bút chì vào SGK
-Bộ phận CN...Ai? Bộ phận VN... Là gì?
-HS suy nghĩ trả lời cho đến khi có câu trả lời đúng.
-2 bộ phận CN và VN.
- Giới thiệu hoặc nêu nhận định về 1người ,1 vật.
- Vài HS đọc ghi nhớ.
-Vài HS nêu VD.
-1HS đọc.
-3HS làm HS ở dưới làm bằng bút chì vào SGK.
-Nhận xét chữa bài.
-1HS đọc .
-2HS ngồi cùng bàn trao đổi, Giới thiệu.
-5-7HS tiếp nối nhau giới thiệu.
-Nhận xét bổ sung.
-Lắng nghe
Thứ ngày tháng năm 200
Môn: Tập đọc
Tiết: 48
đoàn thuyền đánh cá
I. Mục tiêu 
1/ Đọc: - Đọc đúng: hòn lửa, sập cửa, luồng sáng, lưới, nặng, nắng hồng, lòng mẹ.
- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng thể hiện được nhịp điệu khẩn trương, tâm trạng hào hứng của những người đánh cá trên biển.
2/ Hiểu: Từ ngữ: thoi
- ý nghĩa của bài thơ: Ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển cả, vẻ đẹp của lao động.
II.đồ dùng dạy học : 
- Tranh minh hoạ SGK.
- Bảng phụ ghi sẵn khổ thơ, đoạn thơ cần luyện đọc.
III. các hoạt động dạy- học chủ yếu: `
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. KTBC:
- Gọi 2 HS đọc nối tiếp từng đoạn bài Vẽ về cuộc sống an toàn và trả lời câu hỏi về nội dung bài học.
 * GV nhận xét & cho điểm.
B. Bài mới.
1.Giới thiệu bài.
- GV cho HS ... đọc đề bài trong SGK
- Em đã làm gì để góp phần giữ xóm làng (đường phố, trường học ) xanh, sạch , đẹp. Hãy kể lại chuyện đó.
- GV gạch chân dưới các từ quan trọng mà HS đã nêu.
- Gọi HS đọc phần gợi ý 1 SGK
b) HS tìm câu chuyện cho mình
Gợi ý : Nhớ lại những hoạt động có thể em đã làm để góp phần giữ xóm làng (đường phố, trường học ) xanh, sạch , đẹp.
c) HS kể chuyện theo nhóm:
- GV nhắc lại nội dung gợi ý 2 để HS hiểu. Và GV ghi lại tóm tắt dàn bài lên bảng.
+ Mở đầu: giới thiệu chung về hoạt động mà em đã tham gia. (lưu ý là thường xuyên hay không thường xuyên ) 
+ Diễn biến câu chuyện: phải chú ý đến cách tổ chức, vai trò của em trong hoạt động và kể chi tiết những việc làm chính..
+ Kết thúc câu chuyện: phải nêu được kết quả cụ thể của hoạt động này và khẳng định ý nghĩa của hoạt động đó.
d) HS thi kể chuyện trước lớp:
* GV chú ý nhắc nhở, để HS kể chuyện tự nhiên, hồn nhiên (tránh lối kể đọc thuộc lòng hoặc quá cường điệu).
- Đại diện các nhóm thi kể chuyện trước lớp. Mỗi HS kể xong, phải nói ý nghĩa của câu chuyện (theo cách kết bài mở rộng đã học) để cả lớp cùng trao đổi.
- GV chia nhóm cho HS kể chuyện.
C. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS kể chuyện hay, lưu ý HS những lỗi các em thường mắc để sửa chữa.
 - Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện của em đã kể ở lớp cho người thân; Chuẩn bị nội dung cho tiết học Kể chuyện tuần tới .
Hoạt động của trò
-2 học sinh kể lại chuyện mình đã chuẩn bị.
- Lắng nghe 
-HS ghi vở.
- 1 HS đọc đề bài. HS cả lớp đọc thầm lại đề bài. 
- 3 HS tiếp nối nhau đọc gợi ý 
- Cả lớp đọc thầm gợi ý suy nghĩ để chọn câu chuyện mình định kể.
- Tìm thêm những chuyện tương tự trong sách báo....
 - Lớp chia nhóm 4.
- 1 HS trong mỗi nhóm đọc gợi ý 2. Cả nhóm đọc thầm lại.
- Từ 5 – 7 HS thi kể và trao đổi về ý nghĩa của việc làm được kể trong truyện
- Cả lớp nhận xét, tính điểm thi đua, bình chọn người kể chuyện hay nhất trong tiết học. 
- Lắng nghe
Thứ ngày tháng năm 200
Môn: Tập làm văn
Tiết: 47
Luyện tập xây dựng
đoạn văn miêu tả cây cối
I. Mục tiêu
- HS luyện tập viết 1 số đoạn văn miêu tả cây cối.
- Yêu cầu viết từng đoạn hoàn chỉnh. Câu đúng ngữ pháp, dùng từ hay, sinh động.
II.đồ dùng dạy học : 
- Giấy khổ to và bút dạ.
III. các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. KTBC: 
Gọi 3 HS đọc đoạn văn viết về lợi ích của cây.
* GV nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
- Em hãy nêu nội dung chính của mỗi đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối?
- Khi viết hết mỗi đoạn văn cần lưu ý điều gì ?
- GV giới thiệu, ghi bảng.
2.Hướng dẫn tìm hiểu bài
 Bài 1 : Gọi HS đọc yêu cầu nội dung BT.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 TLCH:
 + Từng nội dung trong dàn ý trên thuộc phần nào trong bài văn miêu tả cây cối?
- Gọi HS trình bày ý kiến.
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
* Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu nội dung BT.
- Yêu cầu HS tự viết đoạn văn vào vở, 4 HS viết vào bảng phụ.
* Gợi ý: 4 đoạn văn của bạn Hồng Nhung được viết heo các phần trong dàn ý của BT1. Các em giúp bạn hoàn chỉnh từng đoạn bằng cách viết tiếp vào chỗ có dấu 3 chấm.
- GV bao quát chung giúp đỡ những HS yếu.
- Gọi 4 HS lên treo bảng và đọc đoạn văn của mình.
- Gọi các HS khác nhận xét. GV chú ý sửa lỗi ngữ pháp, dùng từ cho HS.
- Nhận xét, cho điểm những HS viết tốt.
- Gọi thêm 1 số HS ở dưới đọc bài làm của mình theo từng đoạn.
- Gọi các HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận và khen những bạn viết hay.
C. Củng cố, dặn dò.
- Khi viết đoạn văn chúng ta cần lưu ý điều gì ?
- Nêu dàn ý của 1 bài văn miêu tả cây cối.
- GV tổng kết bài và nhận xét giờ học.
- Dặn dò : Hoàn thành các đoạn văn để viết thành 1 bài hoàn chỉnh. Sưu tầm 1 số các bản tin trên sách báo để chuẩn bị cho bài sau: Tóm tắt tin tức.
- 3 HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung.
- 1 HS trả lời.
- 1 HS trả lời.
- Lắng nghe, ghi vở.
- 1 HS đọc
- 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận TLCH:
 + Giới thiệu cây cối: Phần mở bài.
 + Tả bao quát...: Phần thân bài.
 + Nêu ích lợi...: Phần kết bài.
- Vài HS trình bày
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc yêu cầu
- 4 HS nhận bảng & bút dạ viết bài. Các HS khác viết vào vở.
- Lắng nghe.
- 4 HS lên treo bảng & đọc đoạn văn.
- Các HS khác nhận xét.
- Vài HS ở dưới đọc bài của mình.
- Các HS khác nhận xét.
- 1 HS trả lời.
- 1 HS nêu.
- Lắng nghe.
Thứ ngày tháng năm 200
Môn: Luyện từ và câu
Tiết số:48
Vị ngữ trong câu kể ai là gì ?
I. Mục tiêu
- HS hiểu được vị trí của VN trong câu kể Ai là gì, các từ ngữ làm VN trong kiểu câu này.
- Xác định đúng VN trong câu kể Ai là gì ? trong đoạn văn, đoạn thơ.
- Đặt được đúng câu kể Ai là gì? từ những vị ngữ đã cho.
II.đồ dùng dạy học : 
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn những phần nhận xét.
- Tranh ảnh các con sư tử, gà trống, đại bàng , chim công.
III. các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A.KTBC : Gọi 3 HS TLCH:
 + 1 HS đặt câu kể Ai là gì? Tìm CN, VN của câu đó.
 + 1 HS đọc đoạn văn giới thiệu về các bạn trong lớp em hoặc gia đình em trong đó có dùng câu kể Ai là gì ? 
 + Nêu cấu tạo và tác dụng của câu kể Ai là gì ? 
* GV nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài:
- GV hỏi: Câu kể Ai là gì ? gồm mấy bộ phận, là những bộ phận nào? 
- GV giới thiệu và ghi bảng.
2. Tìm hiểu ví dụ.
Bài 1,2,3 : Yêu cầu HS đọc đoạn văn và yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm 2 nối tiếp TLCH:
 + Đoạn văn trên có mấy câu?
 + Câu nào có dạng Ai là gì ?
 + Tại sao câu: “Em là con nhà ai mà đến giúp chị chạy muối thế này” không phải là câu kể Ai là gì ?
 + Để xác định được VN trong câu ta phải làm gì ? 
- Gọi 1 HS lên bảng tìm CN,VN của câu.
* GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
-Hỏi:
+Trong câu “Em là cháu bác Tự”, bộ phận nào trả lời cho câu hỏi là gì ?
 +Bộ phận đó gọi là gì ?
 + Những từ ngữ nào có thể làm VN trong câu kể ai là gì ?
 + VN được nối với CN bằng từ nào ?
* GV kết luận: Trong câu kể Ai là gì, VN được nối với CN bằng từ là. VN thường do DT hoặc cụm DT tạo thành.
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
- Yêu cầu HS đặt câu kể Ai là gì và phân tích VN trong câu để minh hoạ.
3. Luyện tập.	
* Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu, nội dung.
- HS tự làm bài.2 HS lên bảng làm.
- Gọi HS nhận xét, chữa bài. GV kết luận lời giải đúng.
* Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu, nội dung.
- Gợi ý: Muốn ghép đúng các từ để tạo thành câu thích hợp cần chú ý tìm đúng đặc điểm của từng con vật.
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi ghép tên con vật vào đúng đặc điểm của nó.
- Gọi HS nhận xét, chữa bài.
- Gọi HS đọc lại các câu đã hoàn chỉnh. GV kết luận ý đúng
* Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu, nội dung.
- HS suy nghĩ tự làm bài.
- Gọi HS nối tiếp đặt câu.
- Gọi HS nhận xét, chữa bài.
- GV kết luận câu đúng.Cho điểm HS.
C. Củng cố, dặn dò.
- 2 HS đọc ghi nhớ.
- GV tổng kết, nhận xét giờ học.CBBS
- 3 HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung.
- 1 HS trả lời.
- Lắng nghe, ghi vở.
- 1 HS đọc .
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận.
- Đoạn văn có 4 câu.
- Em là cháu bác Tự.
- Đây là câu hỏi không phải để giới thiệu hay nhận định.
- Tìm bộ phận nào trả lời cho câu hỏi là gì ?
- 1 HS lên bảng làm 
Em / là cháu bác Tự
CN VN
- Là cháu bác Tự.
- Là VN.
- DT hoặc cụm DT. 
- Nối với nhau bằng từ “là”
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc.
- Vài HS đặt câu.
- 1 HS đọc
- 2 HS làm trên bảng, HS ở dưới làm bằng bút chì vào SGK.
- Nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc.
- Lắng nghe.
- 4 HS tham gia chơi.
- Nhận xét, chữa bài.
- 1 HS đọc lại.
- 1 HS đọc yêu cầu
- Hoạt động cá nhân, tự làm bài.
- HS nối tiếp đặt câu.
- Nhận xét, bổ sung.
- 2 HS đọc.
- Lắng nghe.
Thứ ngày tháng năm 200
Môn: Tập làm văn
Tiết:48
tóm tắt tin tức
I. Mục tiêu
-HS hiểu thế nào là tóm tắt tin tức,cách tóm tắt tin tức.
-Biết cách tóm tắt tin tức đảm bảo ngắn gọn mà vẫn chứa đủ nội dung của tin.
II.đồ dùng dạy học : 
- Giấy khổ to và bút dạ. 
III. các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A.KTBC: 
Gọi 4 HS đọc đoạn văn của mình ở tiết tập làm văn trước.
*GV nhận xét cho điểm.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu:
GVnêu yêu cầu giờ học. Ghi bảng.
2. Tìm hiểu ví dụ :
*Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung BT.
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi thảo luận TLCH:
+ Bản tin này gồm mấy đoạn?
+Xác định sự việc chính ở mỗi đoạn.Tóm tăt mỗi đoạn bằng 1,2 câu.
GV ghi nhanh vào cột trên bảng .
+ Hãy tóm tắt toàn bộ bản tin.
*Bài 2: GV hỏi:
+Thế nào là tóm tắt tin tức?
+Khi muốn tóm tắt tin tức ta phải làm gì?
*GVchốt ý và nêu các bước tóm tắt tin tức là :
+ Chia bản tin thành các đoạn
+ Xác định sự việc chính ở mỗi đoạn 
+Tuỳ mục đích tóm tắt ,có thể trình bày mỗi sự việc chính =1,2 câu hoặc = những số liệu ,từ ngữ nổi bật.
*Lưu ý: So với các dòng in đậm ở đầu bản tin,bản tóm tắt phải dài hơn vì có nhiều chi tiết hơn và diễn đạt bằng câu hoàn chỉnh.
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/63.
3. Luyện tập :
*Bài 1:- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung BT.
- Yêu cầu HS tự làm bài .2HS làm bài vào bảng phụ.
- Gọi2 HS lên treo bảng ,các HS khác nhận xét chữa bài.
*GV nhận xét cho điểm .
*Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu BT.
*GV gợi ý: Khi tóm tắt bản tin cần trình bày bằng số liệu ,những từ ngữ nổi bật, ấn tượng . Các em có thể tham khảo 6 dòng in đậm ở đầu bản tin Vẽ về cuộc sống an toàn trang 54.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS chữa bài.
- GV nhận xét, kết luận những bản tin tóm tắt hay và đúng.
- GV cho điểm HS .
C. Củng cố, dặn dò.
-GV có thể cho HS xem 1 số bản tin khác do GV và HS sưu tầm.
- Khi tóm tắt bản tin ta phải làm gì ?
- Gọi HS đọc lại ghi nhớ.
- GV tổng kết và nhận xét giờ học.
- Về nhà học thuộc phần ghi nhớ, viết lại bài tập 1 vào vở và chuẩn bị bài sau.
- 4 HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Lắng nghe, ghi vở.
- 1 HS đọc.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận trả lời.
- 4 đoạn.
- 1 HS tóm tắt.
- Tạo ra tin ngắn hơn nhưng vẫn đầy đủ về nội dung.
- Đọc kỹ để nắm vững nội dung bản tin, chia thành các đoạn, xác định sự việc chính ở mỗi đoạn, trình bày lại các tin tức đã tóm tắt.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc.
- 1 HS đọc.
- 2 HS làm bảng phụ. Cả lớp làm vào vở.
- HS lên treo bảng.Các HS khác nhận xét.
- 1 HS đọc.
- Lắng nghe.
- HS tự làm bài.
- 2 HS đọc bài của mình.
- HS xem bản tin sưu tầm.
- 1 HS nêu.
- 2 HS đọc.
- Lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_4_tuan_24_dinh_huu_thin.doc