I. MĐYC :
- HS biết xe đạp là phương tiện giao thông thô sơ, dễ đi, nhưng phải bảo đảm an toàn.
- HS hiểu vì sao đối với trẻ em phải có đủ điều kiện của bản thân và có chiếc xe đạp đúng quy định mới có thể được đi ra đường.
- Biết những quy định của luật GTĐB đối với người đi xe đạp ở trên đường.
- HS có thói quen đi sát lề đường và luôn quan sát khi đi đường, trước khi đi kiểm tra các bộ phận của xe.
- Có ý thức chỉ đi xe cở nhỏ của trẻ em, không đi trên đường phố đông xe cộ và chỉ đi xe đạp khi thật cần thiết. Có ý thức thực hiện các quy định bảo đảm ATGT.
II. Chuẩn bị :
- 2, 3 chiếc xe đạp
- Bảng phụ ghi các bài tập và phần ghi nhớ.
- Sân trường vẽ vòng xuyến và đoạn đường giao nhau với các đường chính (ưu tiên)
- Một số hình ảnh đi xe đạp đúng và sai.
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO DUY XUYÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ I DUY NGHĨA ************************ GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG Giáo viên : Dương Thị Phương Thảo Đơn vị : Tổ chuyên môn số 4 Năm học 2012- 2013 Thứ sáu ngày 28 tháng 9 năm 2012 Bài 3 : ĐI XE ĐẠP AN TOÀN (2 tiết) I. MĐYC : - HS biết xe đạp là phương tiện giao thông thô sơ, dễ đi, nhưng phải bảo đảm an toàn. - HS hiểu vì sao đối với trẻ em phải có đủ điều kiện của bản thân và có chiếc xe đạp đúng quy định mới có thể được đi ra đường. - Biết những quy định của luật GTĐB đối với người đi xe đạp ở trên đường. - HS có thói quen đi sát lề đường và luôn quan sát khi đi đường, trước khi đi kiểm tra các bộ phận của xe. - Có ý thức chỉ đi xe cở nhỏ của trẻ em, không đi trên đường phố đông xe cộ và chỉ đi xe đạp khi thật cần thiết. Có ý thức thực hiện các quy định bảo đảm ATGT. II. Chuẩn bị : - 2, 3 chiếc xe đạp - Bảng phụ ghi các bài tập và phần ghi nhớ. - Sân trường vẽ vòng xuyến và đoạn đường giao nhau với các đường chính (ưu tiên) - Một số hình ảnh đi xe đạp đúng và sai. III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Bài cũ : 1) Trong các hoạt động sau đây, hoạt động không an toàn là : A. Nhảy dây ở sân trường. B. Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe đạp. C. Đi xe đạp trên vỉa hè. 2) Biển báo nguy hiểm có hình: A. Tròn xanh B. Tam giác C. Tròn đỏ 2. Bài mới : * Hằng ngày em đi học bằng những phương tiện gì ? * Xe đạp là phương tiện giao thông thô sơ, dễ đi, nhưng phải bảo đảm an toàn cho các em khi tham gia giao thông trên đường. Để đảm bảo an toàn các em phải biết thể nào là xe đạp an toàn, để đảm bảo an toàn chúng ta khi đi ra đường ta cần đi xe đạp như thế nào ? Đó chính là nội dung bài học hôm nay. HĐ1: Lựa chọn xe đạp an toàn. - GV giới thiệu 1 số xe đạp, hỏi: Trong số các xe đạp đó theo em xe nào là an toàn? Vì sao? Vậy đối với các em, thế nào là xe đạp an toàn? *KL : Xe đạp an toàn là xe phù hợp với trẻ em, khi ngồi trên xe chân phải chống được xuống đất, xe chắc chắn, có đèn phát sáng và đèn phản quang. HĐ2: Những quy định để đảm bảo an toàn khi đi đường. - Thảo luận nhóm 2 : Theo em để đảm bảo an toàn người đi xe đạp phải đi như thế nào? *KL: Để đảm bảo an toàn người đi xe đạp phải : +Đi bên tay phải, đi sát lề đường, nhường đường cho xe cơ giới. + Đi đúng hướng đường, làn đường dành cho xe thô sơ. +Khi chuyển hướng phải giơ tay xin đường + Đi ban đêm phải có đèn phát sáng + Nên đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn. - Nêu những hành vi đi xe đạp em cho là không an toàn. - BTTN : Những hoạt động sau đây, hoạt động nào là không an toàn : A. Đi hàng hai, hàng ba. B. Lạng lách, đánh võng trên đường. C.Thả hai tay, giở bánh xe khi đang đi xe. D. Cả ba ý trên. 3. Củng cố: Trong lớp ta bạn nào đã có chiếc xe đảm bảo an toàn? Bạn nào chưa đảm bảo? Bạn nào đã thực hiện đi xe đạp an toàn? Còn những bạn nào chưa thực hiện được? * Tiết 2 : Thực hành đi xe đạp an toàn(ở sân trường). - Dùng thẻ ABC - Trả lời - Lắng nghe và nhắc lại - Thảo luận nhóm 2 trình bày ý kiến. - Hs trả lời - 2-3 em nhắc lại. - Đại diện các nhóm trình bày. - HS nhắc lại. - HS nêu - Dùng thẻ ABC chọ ý đúng. - Học sinh nhắc lại câu trả lời - Cho hs nêu và nói những đk chưa đảm bảo an toàn. - HS nêu và đưa ra biện pháp khắc phục. Thứ bảy ngày 13 tháng 10 năm 2012 Bài 4 : LỰA CHỌN ĐƯỜNG ĐI AN TOÀN (2 tiết) I. MĐYC : - HS biết giải thích so sánh điều kiện con đường an toàn và không an toàn. - Biết căn cứ mức độ an toàn của con đường để có thể lập được con đường đảm bảo an toàn đi tới trường, chợ,. - Lựa chọn được con đường an toàn nhất để đến trường. - Phân tích được các lí do an toàn hay không an toàn. - Có ý thức và thói quen chỉ đi con đường an toàn dù có phải đi vòng xa hơn. II. Chuẩn bị : Một số hình ảnh đi đường giao thông như sách giáo khoa. Thẻ ABC III. Các hoạt động dạy học : TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 2’ 16’ 1’ 6’ 9’ 1’ 1’ 1. Bài cũ : 1) Xe đạp an toàn là : A. Xe phù hợp với trẻ em, khi ngồi trên xe chân phải chống được xuống đất. B. Xe chắc chắn, có đèn phát sáng và đèn phản quang. C. Cả hai ý trên đều đúng. 2) Những hoạt động sau đây, hoạt động nào là không an toàn : A. Đi hàng hai, hàng ba. B. Lạng lách, đánh võng trên đường. C.Thả hai tay, giở bánh xe khi đang đi xe. D. Cả ba ý trên. 2. Bài mới : * Hằng ngày em đi học bằng những phương tiện gì ? Từ nhà em đến trường xa hay gần ? Em phải đi qua những đâu? Trên đường đi có gì nguy hiểm không? * Để chọn được đường đi bảo đảm an toàn cho các em khi tham gia giao thông trên đường, em phải chọn lựa con đường như thế nào? Đó chính là nội dung của bài học hôm nay. HĐ1: Thế nào là đường đi an toàn ? - GV giới thiệu tranh, hỏi: Trong các tranh trên, con đường ở trong tranh an toàn hay chưa? Vì sao? *KL : Con đường an toàn: - Là con đường thẳng và bằng phẳng. - Mặt đường có kẻ phân chia các làn xe chạy. - Có các biển báo hiệu giao thông - Ở ngã tư có đèn tín hiệu giao thông và vạch đi bộ băng qua đường. HĐ2: Thế nào là con đường không an toàn? - GV giới thiệu tranh, hỏi: Trong các tranh trên, con đường ở trong tranh an toàn hay chưa? Vì sao em biết ? *KL : Đường chưa an toàn: Lòng đường quá hẹp, xe cộ chạy hai chiều, vỉa hè hẹp hoặc có nhiều vật cản, người đi bộ phải đi xuống lòng đường. 3. Củng cố : BTTN : Khi đi đường em phải biết lựa chọn con đường như thế nào? A. Đường thẳng và bằng phẳng, mặt đường có phân chia các làn xe chạy. B. Có biển báo hiệu giao thông, ở ngã tư có đèn tín hiệu giao thông và vạch đi bộ băng qua đường. C. Cả 2 ý trên. 4. Dặn dò : Chuẩn bị bài sau : Thực hành lựa chọn đường đi an toàn. - Dùng thẻ ABC - Trả lời - Lắng nghe và nhắc lại - Thảo luận nhóm 2 trình bày ý kiến. - Hs trả lời - 2-3 em nhắc lại. - HS trả lời. - HS nhắc lại. - HS nêu - Dùng thẻ ABC chọn ý đúng. - Học sinh nhắc lại câu trả lời Bài 3 : ĐI XE ĐẠP AN TOÀN I. MĐYC : - HS biết xe đạp là phương tiện giao thông thô sơ, dễ đi, nhưng phải bảo đảm an toàn. - HS hiểu vì sao đối với trẻ em phải có đủ điều kiện của bản thân và có chiếc xe đạp đúng quy định mới có thể được đi ra đường. - Biết những quy định của luật GTĐB đối với người đi xe đạp ở trên đường. - HS có thói quen đi sát lề đường và luôn quan sát khi đi đường, trước khi đi kiểm tra các bộ phận của xe. - Có ý thức chỉ đi xe cỡ nhỏ của trẻ em. Có ý thức thực hiện các quy định bảo đảm ATGT. II. Chuẩn bị : - 2, 3 chiếc xe đạp - Băng giấy ghi các hoạt động theo tranh để tổ chức trò chơi. - Một số hình ảnh đi xe đạp đúng và sai. III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Bài cũ : (2’) 1) Người ta kẻ những vạch sơn trắng trên đường giao thông để làm gì ? A. Để báo hiệu những đoạn đường nguy hiểm. B. Cho đường thêm đẹp. C. Để phân chia làn đường, làn xe, hướng đi, vị trí dừng lại. 2) Khi đi bộ trên đường không có vỉa hè, em phải đi như thế nào để đảm bảo an toàn? A. Đi sát lề bên phải. B. Đi sát lề bên trái. C. Đi giữa lòng đường. 2. Bài mới :(18’) - Hằng ngày, các em đi học bằng những phương tiện gì? - Xe đạp là phương tiện giao thông thô sơ, dễ đi, nhưng phải bảo đảm an toàn cho các em khi tham gia giao thông trên đường. Để đảm bảo an toàn các em phải biết thế nào là xe đạp an toàn, để đảm bảo an toàn cho chúng ta khi đi ra đường ta cần đi xe đạp như thế nào ? Đó chính là nội dung bài học hôm nay.(1’) *HĐ1: Lựa chọn xe đạp an toàn.(7’) - GV giới thiệu 1 số xe đạp, cho 2-3 em lên kiểm tra phanh, đèn, ngồi thử lên xe, hỏi: - Trong số các xe đạp đó em thích đi chiếc xe nào ?Nó có đảm bảo an toàn không? Vì sao? Vậy theo em, thế nào là xe đạp an toàn? *KL : Xe đạp an toàn là xe phù hợp với trẻ em, khi ngồi trên xe chân phải chống được xuống đất, xe chắc chắn, có đèn phát sáng và đèn phản quang. - Trong lớp ta bạn nào đã có chiếc xe đảm bảo an toàn? Bạn nào chưa đảm bảo? Khắc phục như thế nào? * HĐ2: Những quy định để đảm bảo an toàn khi đi đường.(8’) - Có được chiếc xe đạp an toàn chưa đảm bảo chắc chắn cho các em được an toàn khi tham gia giao thông đâu mà chúng ta cần phải nắm chắc, thực hiện tốt luật giao thông. Như vậy, những quy định để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông là gì chúng ta cùng tìm hiểu tiếp. - Cho học sinh quan sát tranh, nêu nội dung của tranh. - Giao nhiệm vụ cho nhóm 4 thảo luận và đính các hoạt động an toàn và không an toàn cho thích hợp vào các nhóm. - Nhận xét và hỏi thêm : Vì sao em sắp xếp như vậy? *KL: Để đảm bảo an toàn người đi xe đạp phải : + Đi bên tay phải, đi sát lề đường, nhường đường cho xe cơ giới. + Đi đúng hướng đường, làn đường dành cho xe thô sơ. + Khi chuyển hướng phải giơ tay xin đường + Đi ban đêm phải có đèn phát sáng + Nên đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn. - Bạn nào đã thực hiện đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp ? Còn những bạn nào chưa thực hiện được ? Cần khắc phục như thế nào ? - Từ trước đến giờ những em nào đã thực hiện tốt những điều kiện đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông? - Tuyên dương những em đã thực hiện tốt, nhắc nhở các em chưa thực hiện tốt cần thực hiện những điều đã học hôm nay. 3. Củng cố: (2’) - BTTN : Giới thiệu 3 bức tranh, tranh nào đi xe đạp đảm bảo an toàn: A. Tranh đi xe dàn hàng ngang, cầm dù khi đi xe. B. Tranh đi xe có vành cỡ nhỏ, có đội mũ bảo hiểm. C.Tranh không đội mũ bảo hiểm, tư thế ngồi của người sau không an toàn. Như vậy các em cần thực hiện đúng những điều kiện để đảm bảo an toàn khi đi xe đạp để đảm bảo được an toàn cho các em khi tham gia giao thông, nếu chưa đủ điều kiện an toàn các em nhớ nhờ người lớn giúp đỡ trước khi tham gia giao thông để tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra nhé. - Dùng thẻ ABC - Trả lời - Lắng nghe và nhắc lại đề bài - HS thực hiện - HS trình bày ý kiến. - Hs trả lời - 2-3 em nhắc lại. - HS trả lời - HS nêu nội dung từng tranh. - Đại diện các nhóm trình bày. - HS trả lời. - HS nhắc lại. - Cho hs nêu ý kiến - HS đưa ra biện pháp khắc phục. - Dùng thẻ ABC chọn ý đúng.
Tài liệu đính kèm: