Giáo án Hình học Lớp 6 - Tuần 9 - Tiết 9, Bài 8: Khi nào thì AM + MB = AB - Trần Thị Kim Vui

Giáo án Hình học Lớp 6 - Tuần 9 - Tiết 9, Bài 8: Khi nào thì AM + MB = AB - Trần Thị Kim Vui

I. Mục Tiêu:

- HS dùng phép đo để nhận biết khi nào thì AM + MB = AB?

- HS biết nhận xét 1 điểm nằm giữa hay không nằm giữa hai điểm

- HS biết suy luận dạng a + b = c khi biết hai trong 3 số a, b, c tìm số còn lại.

II. Chuẩn Bị:

- Giáo viên: phấn màu, thước thẳng có vạch chia, một số loại thước thông dụng trên thực tế

- Học sinh: Tập, viết, SGK 7, thước thẳng có vạch chia.

III. Tiến Trình Bài Dạy:

1. Kiểm tra bài cũ và đặt vấn đề chuyển tiếp vào bài mới: (10)

+ Hãy vẽ đoạn thẳng AB.

+ Lấy điểm M nằm giữa A và B

+ Đo AM = ? ; MB = ? ; AB = ?

 

doc 2 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1431Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 6 - Tuần 9 - Tiết 9, Bài 8: Khi nào thì AM + MB = AB - Trần Thị Kim Vui", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần	 Bài 8: KHI NÀO THÌ AM + MB = AB ?
Tiết PPCT: 9	 
Mục Tiêu:
HS dùng phép đo để nhận biết khi nào thì AM + MB = AB?
HS biết nhận xét 1 điểm nằm giữa hay không nằm giữa hai điểm
HS biết suy luận dạng a + b = c khi biết hai trong 3 số a, b, c tìm số còn lại.
Chuẩn Bị:
Giáo viên: phấn màu, thước thẳng có vạch chia, một số loại thước thông dụng trên thực tế
Học sinh: Tập, viết, SGK 7, thước thẳng có vạch chia.
Tiến Trình Bài Dạy:
Kiểm tra bài cũ và đặt vấn đề chuyển tiếp vào bài mới: (10’)
+ Hãy vẽ đoạn thẳng AB.
+ Lấy điểm M nằm giữa A và B
+ Đo AM = ? ; MB = ? ; AB = ?
Dạy học bài mới:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HSø
Tóm tắt nội dung ghi bảng
15’
5’
HĐ1: Khi nào AM + MB = AB ?
GV: Từ kiểm tra bài cũ, cho HS nhận xét AM + MB với AB
GV: Vậy khi M nằm giữa A, B ta có điều gì?
GV: nêu tóm tắt bài học
GV: Nêu ví dụ SGK/120
GV: Hướng dẫn:
+ Từ M nằm giữa A và B ta có điều gì? (mình vừa học)
+ Thay độ dài các đoạn thẳng đã biết, áp dụng như bài toán tìm số hạng chưa biết?
GV: gọi 1 HS lên bảng trình bày
GV: hướng dẫn HS nhận biết điểm nằm giữa khi có đẳng thức
AM + MB = AB
GV: cho HS tìm điểm nằm giữa khi có:
AE + EC = AC
MH + HN = MN
HĐ2: Một vài dụng cụ đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất:
GV: cho HS nêu 1 số dụng cụ để đo khoảng cách giữa 2 điểm trên mặt đất mà các em đã biết.
GV: giới thiệu một vài dụng cụ khác như SGK/120; 121
GV: Lưu ý HS khi đoạn thẳng cần đo lớn hơn thước thì phải cộng đoạn thẳng.
HS: AM +MB = AB
HS: AM +MB = AB
HS: nghe giảng
HS: quan sát
HS: nghe giảng
+ AM + MB = AB
+ thay số, giải
HS: lên bảng trình bày bài giải
HS: Nghe giảng
HS: tìm
điểm E
điểm H
HS: kể một số dụng cụ để đo khoảng cách đã biết.
HS: Nghe giảng
HS: Nghe giảng
A
B
l
M
1/- Khi nào thì AM + MB = AB ?
+ Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A, B thì
AM + MB = AB
+ Ngược lại, nếu AM + MB = AB thì điểm M nằm giữa hai điểm A và B
Ví dụ: Cho M nằm giữa A và B. 
Biết AM = 3cm, AB = 8cm. Tính MB = ?
Giải
Vì M nằm giữa A và B nên
Ta có: AM + MB = AB
Thay AM = 3cm, AB = 8cm ta được:
3cm + MB = 8cm
 MB = 8cm – 3cm = 5cm
2/- Một vài dụng cụ đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất:
SGK/120; 121
Củng Cố Và Luyện Tập Bài Học: (12’)
GV: Cho HS giải bài 46/121
Đáp án:
Vì N là một điểm của đoạn thẳng IK nên N nằm giữa I và K
Khi đó: IN + NK = IK
Thay IN = 3cm, NK = 6cm ta được
 3cm + 6cm = IK
9cm = IK 
 hay IK = 9cm
Hướng Dẫn Học Sinh Học Ở Nhà: (3’)
Về nhà học bài, xem lại các bài tập đã giải
BTVN: bài 47/121
Hướng dẫn:
+ M là một điểm của đoạn thẳng EF vậy M có nằm giữa E và F không?
+ Từ M nằm giữa E và F thì ta có điều gì?
+ Thay số vào tìm MF = ?
+ So sánh độ dài EM và MF ?
Xem trước các bài tập trang 121 để tiết sau luyện tập.
Cần chuẩn bị:
+ thước thẳng có vạch chia
+ ôn lại cách tìm số hạng chưa biết đã học ở cấp I

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 09,09.doc