Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớn Lớp 4 - Tuần 25

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớn Lớp 4 - Tuần 25

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, giúp HS:

- Hiểu thêm về các di tích lịch sử, văn hóa, về truyền thống đấu tranh bảo vệ Tổ quốc của cha ông; về các danh lam thắng cảnh ở địa phương.

- Có ý thức bảo vệ giữ gìn các di tích lịch sử, danh thắng của quê hương.

II. QUY MÔ HOẠT ĐỘNG

Tổ chức theo lớp

III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN

- Tranh ảnh, mô hình sơ đồ, tư liệu về di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

 

doc 3 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 664Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớn Lớp 4 - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOẠT ĐỘNG NGLL Chñ ®Ò th¸ng 2
 Em yªu Tæ quèc ViÖt Nam
 TiÕt 3 THAM QUAN DI TÍCH LỊCH SỬ, DI TÍCH VĂN HÓA
 Ở ĐỊA PHƯƠNG: NHÀ THỜ PHAN ĐĂNG LƯU
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, giúp HS:
- Hiểu thêm về các di tích lịch sử, văn hóa, về truyền thống đấu tranh bảo vệ Tổ quốc của cha ông; về các danh lam thắng cảnh ở địa phương.
- Có ý thức bảo vệ giữ gìn các di tích lịch sử, danh thắng của quê hương.
II. QUY MÔ HOẠT ĐỘNG
Tổ chức theo lớp
III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Tranh ảnh, mô hình sơ đồ, tư liệu về di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động1: Chuẩn bị
-GV liên hệ với ban quản lí nhà thờ Phan Đăng Lưu 
- Thành lập Ban tổ chức
- Phương tiện: xe máy
- Nội dung: Chuẩn bị một số câu hỏi, bài hát,...
- Mời người dẫn chương trình
Hoạt động2: Tổ chức tham quan
GV yêu cầu:
-Tuyên bố lí do, đại biểu
- Giới thiệu ND, chương trình
- Chia HS thành 3 nhóm tổ và cử tổ trưởng
Hoạt động3: Nhận xét, đánh giá
-GV hỏi: buổi tham quan đã để lại cho em ấn tượng gì? Em sẽ làm gì để góp phần xây dựng quê hương?...
- Nhận xét buổi tham quan
- Dặn chuẩn bị tiết sau
HS lắng nghe
- Phân công trách nhiệm cho từng người
HS lắng nghe và thực hiện:
- Tổ1: nhóm 1
-Tổ 2 nhóm 2
- Tổ 3 nhóm 3
HS lắng nghe và trả lời câu hỏi
Ai trả lời tốt sẽ nhận giải thưởng
1 HS lên phát biểu ý kiến
Chuẩn bị bài sau
 TIẺU SỬ VÀ CUỘC ĐỜI CỦA PHAN ĐĂNG LƯU
Phan Đăng Lưu là học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: là cán bộ lãnh đạo của Đảng của cách mạng Việt Nam trong thời gian 1930-1940.Phan Đăng Lưu sinh ngày 05 tháng 5 năm 1902 xã Tràng Thành nay là Hoa Thành huyện Yên Thành tỉnh Nghệ An, quê hương này đã sản sinh nhiều anh hùng chống Pháp xâm lược trong thế kỷ 19-20 như: Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu v.vXuất thân trong một gia đình nhà nho yêu nước, thuở nhỏ theo học chữ Hán rồi theo học trường trung học Pháp Việt tại thành phố Vinh, sau vào Huế rồi ra Hà Nội học 
trường Canh nông. Tốt nghiệp trường Canh nông, làm việc tại sở nuôi tằm Vĩnh Phú. Cuối năm 1925 ông đổi về Diễm Châu Nghệ An tham gia hội Phục việt. Tại đây ông gặp các nhà yêu nước khác như: Trần Phú, Trần Văn Tặng có điều kiện tiếp cận báo Người cùng khổ và các sách báo khác của Nguyễn Ái Quốc. Bị chính quyền địa phương tình nghi, ông đổi vào Bình Định rồi Đà Lạt. Năm 1927 ông bị cách chức vì tội bí mật hoạt động chống Pháp
Tháng 9 năm 1929, ông bị chính quyền thực dân Pháp bắt tại Hải Phòng và bị kết án tù khổ sai và đày đi Buôn Ma Thuột. Ra tù năm 1936, ông tham gia lãnh đạo phong trào Mặt trận Dân chủ ở Huế. Trong thời gian này ông đã viết nhiều bài báo, tác phẩm với bút danh Tân Cương, Phi Bằng. 
Năm 1938, ông được bầu uỷ viên ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Đông dương và uỷ viên thường vụ trung ương. Tháng 11 năm 1939, ông tham dự Hội nghị thứ VI (Hội nghị quyết định nêu cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, thành lập Mặt trận Thống nhất Dân tộc Phản đế). Tháng 7 năm 1940, ông thay mặt trung ương Đảng dự Hội nghị của xứ uỷ Nam Kì, thông qua đề cương chuẩn bị khởi nghĩa.
Tháng 11 năm 1940, ông tham dự Hội nghị VII của Ban Chấp hành trung ương Đảng. Tại Hội nghị này, ông được bầu là Ủy viên Thường vụ và được phân công chỉ đạo phong trào ở Nam Kỳ. Trung ương Đảng đã cử ông vào Nam Kì để thông báo hoãn cuộc khởi nghĩa. Ngày 22 tháng 11 năm 1940, ông bị bắt khi vừa về đến Sài Gòn do kế hoạch bị bại lộ. Ngày 18 tháng 8 năm 1941, ông bị thực dân Pháp kết án tử hình và bị bắn ở Hóc Môn.
Năm 1928 tham gia thành lập Tân việt cách mạng Đảng, tham gia xuất bản cuốn Quan hải tùng thư, uỷ viên thường vụ của tổng bộ Đảng tân việt. Cuối năm này ông nhận nhiệm vụ sang Quảng Châu Trung Quốc để bàn việc hợp nhất với hội Việt Namcách mạng thanh niên.Năm 1929 ông trở về tham gia tổ chức Đảng Cộng Sản, tháng 9/1929 bị bắt tại Hải Phòng và bị Pháp kết án bảy năm tù khổ sai và đày đi Buôn Ma Thuột. Mãn hạn tù về Nghệ An rồi vao Huế tham gia lãnh đạo phong trào Mặt trận dân chủ ở Huế. Tác giả nhiều bài báo, tác phẩm với bút danh: Tân Cương, Phi Bằng. Năm 1938 được bầu vào uỷ viên Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương. Dự hội nghị trung ương VI-tháng 11/1939., hội nghị quyết định nêu cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, thành lập Mặt trận Thống nhất Dân tộc Phản đế. Năm 1940 được bầu uỷ viên thường vụ phụ trách xứ uỷ Nam kỳ, được giao nhiệm vụ ra Bắc xin chỉ thị của trung ương, dự hội nghị trung ương VII tháng 11/1940 của ban chấp hành trung ương Đảng. Xong hội nghị trở vào Nam truyền đạt lệnh hoãn khởi nghĩa. Vào đến Sài Gòn thì bị bắt ngày 22/11/1940. Bị thực dân Pháp kết án tử hình. Ông bị bắn ngày 28/8/1941 tại Hóc Môn cùng với Võ Văn Tần, Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Nguyễn thị Minh Khai,
Phan Đăng Lưu là một chiến sĩ cộng sản kiên cường, bất khuất đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân Việt Nam. Ông ra đi cùng các đồng chí của ông lúc tuổi đời còn quá trẻ chứng tỏ sự thất bại của Pháp buộc Pháp phải xử bắn các ông.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoat_dong_ngoai_gio_len_lon_lop_4_tuan_25.doc