Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 4 - Tháng 9: Truyền thống nhà trường

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 4 - Tháng 9: Truyền thống nhà trường

I. YÊU CẦU:

 1. Nắm được truyền thống tốt đẹp của nhà trường và ý nghĩa truyền thống đó.

 2. Xác định trách nhiệm của bản thân trong việc phát huy truyền thống nhà trường.

 3. Xây dựng kế hoạch học tập và hoạt động của cá nhân, của lớp.

 4. Giới thiệu bài 1,2 ATGT lớp 4:

 - Biết một số biển báo hiệu giao thông đường bộ và tác dụng của chúng , thực hiện đúng theo các biểm báo hiệu giao thông đường bộ khi tham gia giao thông.

 - Biết các vạch kẻ đường và tác dụng của chúng, thực hiện đúng theo các vạch kẻ đường khi tham gia giao thông.

 - có ý thức chấp hành tốt luật ATGT đường bộ.

II. NỘI DUNG – HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:

 1. Nội dung:

 - Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của trường.

 - Truyền thống của trường về học tập, rèn luyện đạo đức và các thành tích khác.

 2. Hình thức: - Trao đổi, thảo luận.

 III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:

 1. Phương tiện họat động:

 a. Giáo viên chủ nhiệm:

 - Một vài số liệu chủ yếu về tổ chức nhà trường như: Tổng số Gv và cán bộ nhà trường, các tổ chức đoàn thể nhà trường, tên các thầy cô trong BGH, TPT, tổng số học sinh toàn trường.

 - Các tư liệu chủ yếu về truyền thống nhà trường như: Truyền thống học tập của nhà trường; Truyền thống hoạt động văn nghệ, TDTT, các thế hệ HS thành đạt, các thế hệ thầy cô có công với trường.

 - Một số câu hỏi để thảo luận:

 + Hiện nay trường ta có bao nhiêu thầy cô, bao nhiêu lớp?

 + BGH nhà trường hiện nay gồm những ai? TPT là ai?

 + Truyền thống nổi bật của trường ta là gì?

 + Trong năm học qua trường ta có những thành tích gì nổi bật?

 + Em sẽ làm gì để phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường?

 

doc 24 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 640Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 4 - Tháng 9: Truyền thống nhà trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THÁNG 9
 Chủ điểm: TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
TÊN HĐ: PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TÔT ĐẸP NHÀ TRƯỜNG.
Thời gian hoạt động: Thứ bảy ngày 10 tháng 9 năm 2011
I. YÊU CẦU: 
 1. Nắm được truyền thống tốt đẹp của nhà trường và ý nghĩa truyền thống đó.
 2. Xác định trách nhiệm của bản thân trong việc phát huy truyền thống nhà trường.
 3. Xây dựng kế hoạch học tập và hoạt động của cá nhân, của lớp.
 4. Giới thiệu bài 1,2 ATGT lớp 4: 
 - Biết một số biển báo hiệu giao thông đường bộ và tác dụng của chúng , thực hiện đúng theo các biểm báo hiệu giao thông đường bộ khi tham gia giao thông.
 - Biết các vạch kẻ đường và tác dụng của chúng, thực hiện đúng theo các vạch kẻ đường khi tham gia giao thông.
 - có ý thức chấp hành tốt luật ATGT đường bộ.
II. NỘI DUNG – HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
 1. Nội dung:
 - Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của trường.
 - Truyền thống của trường về học tập, rèn luyện đạo đức và các thành tích khác.
 2. Hình thức: - Trao đổi, thảo luận.
 III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
 1. Phương tiện họat động:
 a. Giáo viên chủ nhiệm:
 - Một vài số liệu chủ yếu về tổ chức nhà trường như: Tổng số Gv và cán bộ nhà trường, các tổ chức đoàn thể nhà trường, tên các thầy cô trong BGH, TPT, tổng số học sinh toàn trường.
 - Các tư liệu chủ yếu về truyền thống nhà trường như: Truyền thống học tập của nhà trường; Truyền thống hoạt động văn nghệ, TDTT, các thế hệ HS thành đạt, các thế hệ thầy cô có công với trường.
 - Một số câu hỏi để thảo luận:
 + Hiện nay trường ta có bao nhiêu thầy cô, bao nhiêu lớp?
 + BGH nhà trường hiện nay gồm những ai? TPT là ai?
 + Truyền thống nổi bật của trường ta là gì?
 + Trong năm học qua trường ta có những thành tích gì nổi bật?
 + Em sẽ làm gì để phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường?
 b. Học sinh:
 - Một số tiết mục văn nghệ.
 2. Tổ chức: - GVCN
 + Thông báo cho cả lớp về nội dung và hình thức hoạt động.
TG
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
5’
5’
5’
10’
30’
30’
60’
5’
1. Khởi động:
a. Tuyên bố lí do: Các em thân mến! Để nắm được truyền thống cơ bản của nhà trường và ý nghĩa của truyền thống đó. Đồng thời để xác định trách nhiệm của mỗi học sinh chúng ta trong việc phát huy truyền thống nhà trường và xây dựng kế hoạch học tập và hoạt động của cá nhân, của lớp. Hôm nay chúng ta sẽ sinh hoạt về chủ đề “ Truyền thống nhà trường”. 
 b. Giới thiệu chương trình hoạt động: Chương trình hôm nay gồm các nội dung sau:
 - Nghe giới thiệu.
 - Thảo luận.
 - Văn nghệ.
 2. Các hoạt động:
 a. Hoạt động 1: Nghe giới thiệu:
 GVCN giới thiệu về truyền thống nhà trường.
 b. Hoạt động 2: Thảo luận
 - Gv lần lượt nêu câu hỏi thảo luận.
 + Hiện nay trường ta có bao nhiêu thầy cô, bao nhiêu lớp?
 + BGH nhà trường hiện nay gồm những ai? TPT là ai?
 + Truyền thống nổi bật của trường ta là gì?
 + Trong năm học qua trường ta có những thành tích gì nổi bật?
 + Em sẽ làm gì để phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường?
 - Gv nêu đáp án.
 c. Hoạt động 3: Văn nghệ.
-Nêu y/c: 
- Gv và cả lớp cùng tuyên dương các bạn đã biểu diễn tốt.
 d. Hoạt động 4: Học ATGT (bài 1,2)
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG:
 - GVCN nhận xét kết quả hoạt động và dặn dò chương trình hoạt động lần sau. 
Hát tập thể bài hát : Em yêu trường em.
-Theo dõi.
-Theo dõi.
-Theo dõi.
-Trao đổi, thảo luận.
- Hs vận dụng những kiến thức vừa được nghe thầy giới thiệu để trả lời.
-Hs khác bổ sung.
- Lần lượt học sinh lên biểu diễn các tiết mục văn nghệ mà các em đã chuẩn bị.
 . .
AN TOÀN GIAO THÔNG: 
Bài 1: Biển báo hiệu giao thông đường bộ
I. MỤC TIÊU: - Học sinh biết thêm nội dung 12 biển báo hiệu giao thông phổ biến là:
+ Biển báo cấm: Biển số 101a; 122.
+ Biển báo nguy hiểm: Biển số 208; 209; 233
+ Biển chỉ dẫn: Biển số 301 (a, b, đ, e), 303, 304, 305.
+ Các điều luật có liên quan: Điều 10 - Khoản 4; Điều 11 - Khoản 1, 2, 3 (Luật GTĐB)
- Học sinh nhận biết nội dung của các biển báo hiệu ở khu vực gần trường học, gần nhà hoặc thường gặp. 
- Khi đi đường có ý thức chú ý đến biển báo.
- Tuân theo luật và đi đúng phần đường quy định của biển báo hiệu giao thông.
II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: 23 biển báo hiệu: 12 biển báo mới và 11 biển báo đã học.
 + 28 tấm bìa có viết tên biển báo trong đó có 5 biển báo chưa học.
- Học sinh: Sách ATGT lớp 4
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Ôn tập và giới thiệu bài mới
a. Mục tiêu: - Học sinh nhớ lại 11 biển báo hiệu đã học gồm: 
+ Biển báo cấm: Biển số 204; 210; 211
+ Biển báo nguy hiểm: Biển số 204; 210; 211
+ Biển chỉ dẫn: Biển số 423 (a, b); 424a; 434; 443
- Học sinh có ý thực hiện theo quy định của biển báo hiệu khi đi đường.
b. Các tiến hành: - GV tổ chức chơi Trò chơi: Ghép tên biển báo.
- GV phổ biến luật chơi: 2 nhóm mỗi nhóm 5 em sẽ thi gọi đúng tên biển báo và nêu được tác dụng của biển báo. Bạn nào làm sai phải hát một bài.
- GV chia lớp 2 nhóm mỗi nhóm 5 em sẽ lấy biển gắn lên bảng.
- HS đề cử 2 nhóm mỗi nhóm 5 em.
+ Lần lượt các em trong nhóm sẽ lên gắn tên biển báo ( hoặc viết, nêu tên và hiệu lực của biển báo)
- Học sinh thi tìm nhanh, tìm đúng.
- Biển thứ 11 sẽ gọi bất kỳ 1 học sinh khác.
- Lớp nhận xét
+ Bạn nào làm sai phải hát một bài
- GV kiểm tra - Kết luận - Tuyên dương
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung biển báo mới 
a. Mục tiêu: Học sinh biết thêm 12 biển báo mới: 
+ Biển báo cấm: Biển số 101a; 122.
+ Biển báo nguy hiểm: Biển số 208; 209; 233
+ Biển chỉ dẫn: Biển số 301 (a, b, đ, e), 303, 304, 305.
- Nhận biết các loại biển báo khi tham gia giao thông.
b. Các tiến hành 
1. Biển báo cấm: 
- GV đưa ra biển báo mới: Biển số 110a; 122
- Yêu cầu HS quan sát nhận xét hình dáng, màu sắc, hình vẽ của biển ?
- HS : + Hình: Tròn; 
+ Màu: nền trắng, viền màu đỏ; 
+ Hình vẽ: màu đen. 
- GV giới thiệu: Đây là các biển báo cấm: người đi đường phải chấp hành theo điều cấm mà biển báo đã báo. Căn cứ hình vẽ bên trong của biển , ta biết nội dung cấm là gì ?
+ Biển số 110a: Biển này có đặc điểm hình tròn, nền trắng, viền màu đỏ, hình vẽ trong biển là chiếc xe đạp. Nội dung cấm: Cấm xe đạp
+ Biển số 112: Biển này có hình tám cạnh đều nhau, nền màu đỏ, trong biển ghi chữ STOP.
Nội dung: Dừng lại
2. Biển báo nguy hiểm: 
- GV đưa ra biển báo: Biển số 208; 209; 233
- Yêu cầu HS quan sát nhận xét hình dáng, màu sắc, hình vẽ của biển ?
- HS : + Hình: tam giác; 
+ Màu: nền vàng, viền màu đỏ; 
+ Hình vẽ: màu đen, nội dung vẽ khác nhau. 
- GV giới thiệu: Đây là các biển báo nguy hiểm. Để báo cho người đi đường biết các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra và biết cách để phòng ngừa tai nạn. Căn cứ hình vẽ bên trong của biển , ta biết nội dung báo hiệu sự nguy hiểm gì ?
+ Biển số 208: Báo hiệu giao nhau với đường ưu tiên
+ Biển số 209: Báo hiệu nơi giao nhau có tín hiệu đèn
+ Biển số 233: Báo hiệu có những nguy hiểm khác.
3. Biển báo hiệu lệnh 
- GV đưa ra biển báo: Biển số 301 (a,b, d,e)
- Yêu cầu HS quan sát nhận xét hình dáng, màu sắc, hình vẽ của biển ?
- HS : + Hình: chữ nhật; 
+ Màu: nền xanh
+ Hình vẽ: màu đen, nội dung vẽ khác nhau. 
- GV giới thiệu: Đây là các biển báo hiệu lệnh. Để báo cho người đi đường phải thực hiện đúng các hiệu lệnh trong biển báo.
+ Biển số 301 (a, b, d, e): Hướng phải đi theo chiều mũi tên.
+ Biển số 303: Đường giao nhau chạy theo vòng xuyến.
+ Biển số 304: Đường dành cho xe thô sơ.
+ Biển số 305: Đường dành cho người đi bộ.
- Khi đường gặp biển báo này,em cần làm gì?
Khi đi đường gặp biển báo này, em phải tuân theo hiệu lệnh của biển báo.
Hoạt động 3: Trò chơi biển báo
a) Mục tiêu: Học sinh nhớ nội dung của 12 biển báo
b) Các tiến hành:
- GV chia lớp thành 4 nhóm . GV chia đôi bảng, mỗi bên treo 6 biển báo.
- GV yêu cầu cả lớp quan sát trong vòng 1 phút để ghi nhớ tên các biển báo.
- Sau 1 phút, mỗi nhóm cử 6 học sinh lần lượt từng HS lên gắn biển vào phần bảng của nhóm và giải thích ý nghĩa và tác dụng của biển báo, gắn xong về chỗ và các HS khác tiếp tục thực hành cứ như thế cho đến HS thứ 6.
- Nhóm nào gắn tên đúng và trả lời đúng ý nghĩa của biển báo nhóm đó thắng.
- GV nhận xét và tuyên dương nhóm chiến thắng.
Hoạt động 4: Củng cố
- GV tóm tắt tên và ý nghĩa của 12 biển báo đã học
- GV nhấn mạnh thêm: biển báo hiệu GT gồm 5 nhóm biển báo : nhóm biển báo cấm, nhóm biển hiệu lệnh, nhóm biển báo nguy hiểm, nhóm biển chỉ dẫnvà nhóm biển phụ. Mỗi nhóm biển báo có nội dung riêng.
 . .
Bài 2: Vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn
I. MỤC TIÊU: - Học sinh hiểu ý nghĩa, tác dụng của vạch kẻ đường, cọc tiêu và rào chắn trên đường giao thông.
- Học sinh nhận biết được các loại cọc tiêu, rào chắn, vạch kẻ đường và xác định đúng nơi có vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn.
+ Vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu để hướng dẫn, tổ chức, điều khiển giao thông nằm đảm bảo an toàn và khả năng thông xe.
+ Vạch kẻ đường có thể dùng độc lập và có thể kết hợp với các loại biển báo hiệu giao thông hoặc đèn tín hiệu chỉ huy giao thông
- Khi đi đường luôn biết quan sát đến mọi tín hiệu giao thông để chấp hành đúng  ... oạt động: 
-Nx, tuyên dương.
-Chuẩn bị hoạt động lần sau: Yêu quý, biết ơn mẹ và cô giáo.
-Theo dõi.
-Theo dõi.
-Theo dõi.
-Theo dõi, lớp trưởng dẫn chương trình.
-Thi đua giữa 3 tổ.
-Theo dõi.
. .
Nha học đường 
Bài 1: TẠI SAO CHẢI RĂNG ?
 I/ MỤC TIÊU: 	
- HS hiểu được lợi ích của của việc chải răng để phòng bệnh sâu răng. 
- HS thực hiện súc miệng đều đặn.
- GDGHS có thói quen trong việc chăm sóc và phòng bệnh sâu răng. 
 II/ CHUẨN BỊ: 	 
 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra: 	- Mỗi ngày em thường chải răng mấy lần vào lúc nào?
	- Theo em lần chảy răng nào là quan trọng nhất? 
3. Bài mới: 
*GV cho HS xem tranh và hỏi : 
Trong tranh bạn nhỏ đang cầm gì trên tay / (bàn chải +kem )
Bạn ấy sắp làm gì ? (sắp chải răng )
Em có biết chảy răng để làm gì không ?(lấy thức ăn bám quanh răng ra )
*GV cho HS xem 1 cái chén dơ và hỏi 
Nếu để chén dơ thì điều gì sẽ xảy ra ?(Thức ăn bám trong chén bị ôi ,thiu bị kiến ruồi đậu vào )
Để chén không bị dơ ta cần làm gì ?( cần Phải rửa sạch )
Vậy khi ăn ,thức ăn bám vào răng lâu ngày sẽ bị sâu răng và viêm nướu ,muốn tránh sâu răng ta cần làm gì ?(chải răng thường xuyên sau khi ăn 
 4/ Củng cố:
Hướng dẫn HS đọc đọan thơ :
“Em có hàm răng trắng tinh
Nên ăn nhai kỹ và cười thật xinh
Cô bảo rằng nhờ em răng tốt
Đó là vì em siêng chải răng
. .
Bài 2: KHI NÀO CHẢI RĂNG 
 I/ MỤC TIÊU: 	
- HS hiểu được lợi ích của của việc chải răng để phòng bệnh sâu răng. 
- HS thực hiện súc miệng đều đặn.
- GDGHS có thói quen chải răng sau khi ăn . 
 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
*GV cho HS xem tranh và hỏi : 
Trong tranh bạn nhỏ đang làm gì ? (Bạn ấy đang chải răng 
Bạn ấy chải răng khi nào ? (sau khi ăn xong )
GV hỏi : thường ngày em chải răng khi nào ? (HS tự trả lời )
GV kết luận :Phải chải răng thường xuyên ,nhất là sau khi ăn và sau khi ngủ thức dậy 
 * Củng cố:
Lần chải răng nào là quan trọng nhất ?
Hướng dẫn đọc câu thơ 
“Với bàn chải trong tay 	Với bàn chải xinh xinh
 Em chải răng một mình 	Em chải răng một mình
Thêm một lớp kem thơm 	Sau mỗi bữa ăn xong
 Em chải răng đều tay 	 Em chải răng thật chăm “
 * Dặn dò : 
Thực hiện chải răng hằng ngày sau khi ăn xong 
. .
THÁNG 03
Chủ điểm: BIẾT ƠN MẸ VÀ CÔ GIÁO
TÊN HĐ: HOẠT ĐỘNG VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG 8 – 3.
Thời gian hoạt động: Thứ bảy ngày 04 tháng 03 năm 2012
I. YÊU CẦU VỀ GIÁO DỤC:
 - Biết ngày 8-3 hằng năm là Ngày truyền thống Quốc tế Phụ nữ.
-Thông qua các hoạt động văn nghệ, thêm yêu quý, kính trọng mẹ và cô giáo.
-Hoạt động tích cực, tự giác, hào hứng, 
 II. NỘI DUNG- HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG.
 1. Nội dung:
-Nghe kể về lịch sử Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.
-Biểu diễn văn nghêï chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam.
 2. Hình thức:
- Múa hát tập thể.
III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
 1. Phương tiện hoạt động:
* Gv: Chuẩn bị 1 số câu hỏi, vd:
?Em biết gì về ngày 8/3?
?Để tỏ lòng kính trọng và biết ơn mẹ và cô giáo, các em cần làm gì?
?Hãy kể 1 kỉ niệm đẹp của em với mẹ hoặc cô giáo cũ? 
* Hs: Các tiết mục văn nghệ.
 2. Tổ chức:
 - GVCN: phân công hs dẫn chương trình và tổ chức hoạt động.
IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
TG
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
5’
5’
20’
30’
60’
5’
1. Tuyên bố lí do:
-Gv: Hằng năm cứ vào ngày 8/3, từ khắp nơi trên thế giới diễn ra nhiều hoạt động để tôn vinh phụ nữ, Hôm nay, thầy trò chúng ta cùng tìm hiểu thêm về ngày kỉ niệm này và gửi đến mẹ và cô những lời chúc tốt đẹp nhất.
2. Giới thiệu chương trình hoạt động:
 - Chương trình hoạt động của chúng ta hôm nay gồm có:
 + Tìm hiểu về lịch sử Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.
 + Biểu diễn văn nghệ chào mừng mẹ và côâ giáo nhân ngày 8/3.
3. Các hoạt động:
a. Tìm hiểu về ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.
-Lần lượt nêu các câu hỏi, vd:
?Em biết gì về ngày 8/3?
?Để tỏ lòng kính trọng và biết ơn mẹ và cô giáo, các em cần làm gì?
?Hãy kể 1 kỉ niệm đẹp của em với mẹ hoặc cô giáo cũ? 
b. Biểu diễn văn nghệ.
-Y/c: Thi đua biểu diễn giữa các tổ, các tiết mục múa, hát có nội dung ca ngợi, biết ơn mẹ, cô giáo và các nữ anh hùng.
-Theo dõi và cùng tham gia với hs.
c. Học Nha học đường.
4. Kết thúc hoạt động: 
-Nx, tuyên dương.
-Chuẩn bị hoạt động lần sau: Tìm hiểu về đất nước con người Việt Nam.
-Theo dõi.
-Theo dõi.
-Theo dõi, trao đổi và lần lượt trả lời các câu hỏi.
-Theo dõi, lớp phó văn-thể tổ chức.
-Thi đua giữa các tổ biểu diễn các tiết mục.
-Theo dõi.
 . .
Nha học đường 
Bài 3: SÚC MIỆNG VỚI FLUOR
I/ MỤC TIÊU: 	
- HS hiểu được lợi ích của Fluor nói chung là súc miệng với Fluor nói riêng trong việc phòng bệnh sâu răng. 
- HS thực hiện súc miệng với Fluor đều đặn.
- GDGHS có thói quen trong việc chăm sóc và phòng bệnh sâu răng. 
II/ CHUẨN BỊ: 	 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra: 	- Mỗi ngày em thường chải răng mấy lần vào lúc nào?
	- Theo em lần chảy răng nào là quan trọng nhất? 
3. Bài mới: 
- GV giải thích sơ qua nguyên nhân gây sâu răng: Thức ăn sau khi ăn xong nếu không chải răng, thức ăn bám trên răng, nướu bị vi khuẩn trong miệng lên men thành axit làm tan rã răng, gây lỗ sâu răng. 
- Muốn men răng không bị tan rã gây lỗ sâu răng em nên làm gì? (chải răng thường xuyên). 
- GV nêu tác dụng của Fluor và nói lợi ích của Fluor trong việc phòng ngừa bệnh sâu răng: Fluor làm thay đổi men răng, giúp răng cứng chắc hơn trước sự tấn công của axít, Fluor làm giới hạn sự tạo mảng bám, ức chế hoạt động vi khuẩn trong mảng bám.
- GV hướng dẫn cách súc miệng với Fluor khi súc miệng với Fluor em phải ngậm từ 2 ® 3 phút để thuốc ngấm vào răng, sau khi súc miệng với Fluor các em không được ăn uống gì trong vòng 30 phút.
4. Củng cố: 
- Em súc miệng với Fluor để làm gì?
- Khi súc miệng có Fluor các em phải ngậm trong thời gian bao lâu?
 . .
Bài 4: PHƯƠNG PHÁP CHẢI RĂNG - THỰC HÀNH 
I/ MỤC TIÊU: 	
- HS nắm được phương pháp chải răng để phòng bệnh sâu răng 
- HS thực hành chải răng đúng phương pháp.
- GDHS: Thực hiện chải răng hằng ngày đúng phương pháp đã học. 
II/ CHUẨN BỊ: 	- GV: Mô hình răng, bàn chải. 
	- HS: Bàn chải. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
- GV cho HS nhắc lại những nội dung đã học.
+ Mỗi ngày ta nên súc miệng chải răng mấy lần, vào lúc nào? 
+ Ta thường dùng đồ dùng gì để chải răng? (Bàn chải kem đánh răng). 
- GV cho HS quan sát mô hình hàm răng và giới thiệu mặt ngoài, mặt trong, mặt nhai. 
- GV giới thiệu phương pháp chải răng cách cầm bàn chải, cách đặt lông bàn chải, cách chải (chải mặt ngoài, chải mặt trong, chải mặt nhai, chải hàm trên trước hàm dưới sau). 
- GV chải sau đó cho học sinh thực hành chải. 
*. Củng cố: 
- Nêu cách chải răng đúng phương pháp? 
- Đọc câu thơ: 	“Mẹ mua cho em một bàn chải xinh
	Cùng anh chị em đánh răng một mình 
	Đánh mặt ngoài rồi đánh mặt trong 
	Đánh hàm trên rồi đánh hàm dưới 
	Đánh mặt nhai lui tới vài lần 
	Em chải răng nên răng em trắng tinh”. 
*. Dặn dò – nhận xét: 
- Thực hiện chải răng đúng mỗi ngày. 
 . .
THÁNG 4
CHỦ ĐIỂM: BÁC HỒ KÍNH YÊU.
TÊN HOẠT ĐỘNG: TÌM HIỂU VỀ CUÔÏC ĐỜI BÁC HỒ.
THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG: 16/4/2012
I. YÊU CẦU GIÁO DỤC:
 1. Về nhận thức: Hs nắm được một số thông tin về Bác Hồ.
2. Về thái độ, tình cảm: Biết kính trọng và yêu quý Bác Hồ, thực hiện tốt 5 điều Bác dạy học sinh. 
3. Về kĩ năng hành vi: Ghi nhớ và biết ơn những công lao to lớn mà Bác Hồ đã cống hiến cho đất nước.
II. NỘI DUNG- HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
 1. Nội dung: 
 -Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của Bác.
 - Một số câu hỏi về Bác Hồ.
 2. Hình thức:
 - Thảo luận, múa hát tập thể nhớ Bác Hồ..
III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
 1. Phương tiện hoạt động:
 a. Giáo viên:
 -Một vài nội dung về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ.
 - Một số câu hỏi để thảo luận:
 Bác Hồ tên thật là gì?
 Bác Hồ sinh ngày tháng năm nào?
 Quê Bác Hồ ở đâu?
 Em hãy kể một vài tên khác của Bác mà em biết?
 Em hãy đọc 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
 b. Học sinh:
 -Một số tiết mục văn nghệ về Bác Hồ.
 2. Tổ chức:
 - Gv thông báo cho cả lớp về nội dung và hình thức hoạt động.
IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
 1. Khởi động: Cả lớp cùng hát bài hát “Em mơ gặp Bác Hồ”
 a. Tuyên bố lí do: Các em thân mến! Trong tháng này cả nước đang long trọng hưởng ứng và kỉ niệm ngày sinh nhật Bác. Hôm nay lớp chúng ta tổ chức buổi sinh hoạt tập thể này để tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Bác.
b. Giới thiệu chương trình hoạt động: 
 - Nghe giới thiệu.
 - Thảo luận.
 - Văn nghệ.
 2. Các hoạt động:
 a. Hoạt động 1: nghe giới thiệu.
 - Gv giới thiệu một vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ.
 - Giáo viên nêu câu hỏi đã có ở phần chuẩn bị để hs trả lời.
 - Sau một vài em lên trả lời câu hỏi là những tiết mục văn nghệ các tổ đã chuẩn bị.
 - Tuyên dương và động viên những em trả lời hay và biểu diễn tốt.
 - Giáo viên chốt lại.
b. Hoạt động 2: Sinh hoạt văn nghệ nhớ Bác Hồ.
 -Gv nêu y/c: Thi đua giữa các tổ thi biểu diễn các tiết mục văn nghệ về Bác Hồ.
 -Lớp trưởng điều khiển.
 -Cả lớp cùng nx, đánh giá.
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG:
 Nhận xét kết quả hoạt động.
 . .

Tài liệu đính kèm:

  • docbi mat 2.doc