Giáo án Hướng dẫn ngoài giờ lên lớp Lớp 4 - Năm học 2010-2011

Giáo án Hướng dẫn ngoài giờ lên lớp Lớp 4 - Năm học 2010-2011

I . Mục tiêu giáo dục:

1. Kiến thức:

- Hiểu nội quy và nhiệm vụ của HS trong năm học mới. Ban cán sự lớp biết cách tổ chức, điều hành lớp, chi đội.

2. Kĩ năng:

- Xác định dúng nhiệm của bản thân phải thực hiện trong năm học mới và thống nhất phương hướng hoạt động của lớp trong năm học này.

- Lụa chọn được đội ngũ cán bộ lớp năng động, sáng tạo để góp phần phát huy truyền thống của trường, của lớp.

3. Thái độ:

- Tự giác, tích cực thực hiện nội quy trường lớp và hợp tác chặt chẽ trong mọi hoạt động của trường.

II/ Nội dung và hình thức hoạt động.

1. Nội dung:

- Thảo luận nội quy của nhà trường.

- Tổng kết hoạt động của lớp, của cán bộ lớp trong năm học vừa qua và phương hướng hoạt động trong năm học mới .

- Bầu cán bộ mới, ban chỉ huy chi đội.

2. Hình thức:

- Báo cáo - thảo luận.

- Bầu cán bộ lớp, cán bộ chi đội.

III. Chuẩn bị hoạt động:

1. Về phương tiện:

- Bản nội quy của của nhà trường năm học 2009 - 2010

- Bản tổng kết hoạt động của lớp trong năm học lớp 8 và bản phương hướng hoạt động trong năm học cuối cấp THCS, phiếu bầu.

 

doc 41 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1247Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hướng dẫn ngoài giờ lên lớp Lớp 4 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 17/09/2010
 	 	 Ngày dạy: 18 /09/2010
CHỦ ĐIỂM THÁNG 9
TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
Tiết 1:
THẢO LUẬN NỘI QUY VÀ NHIỆM VỤ NĂM HỌC MỚI
TỔ CHỨC ĐỘI NGỮ CÁN BỘ LỚP, CÁN BỘ CHI ĐỘI
I . Mục tiêu giáo dục:
1. Kiến thức:
- Hiểu nội quy và nhiệm vụ của HS trong năm học mới. Ban cán sự lớp biết cách tổ chức, điều hành lớp, chi đội.
2. Kĩ năng:
- Xác định dúng nhiệm của bản thân phải thực hiện trong năm học mới và thống nhất phương hướng hoạt động của lớp trong năm học này.
- Lụa chọn được đội ngũ cán bộ lớp năng động, sáng tạo để góp phần phát huy truyền thống của trường, của lớp.
3. Thái độ:
- Tự giác, tích cực thực hiện nội quy trường lớp và hợp tác chặt chẽ trong mọi hoạt động của trường.
II/ Nội dung và hình thức hoạt động.
1. Nội dung:
- Thảo luận nội quy của nhà trường.
- Tổng kết hoạt động của lớp, của cán bộ lớp trong năm học vừa qua và phương hướng hoạt động trong năm học mới .
- Bầu cán bộ mới, ban chỉ huy chi đội.
2. Hình thức:
- Báo cáo - thảo luận.
- Bầu cán bộ lớp, cán bộ chi đội.
III. Chuẩn bị hoạt động:
1. Về phương tiện:
- Bản nội quy của của nhà trường năm học 2009 - 2010
- Bản tổng kết hoạt động của lớp trong năm học lớp 8 và bản phương hướng hoạt động trong năm học cuối cấp THCS, phiếu bầu.
- Một số tiết mục văn nghệ .
2. Về tổ chức:
 - Cán bộ lớp họp để:
	+ Thảo luận nội về những điều HS cần thực hiện khi đến trường và những điều HS không được làm được quy định trong nội quy trường học.
 + Đánh giá hoạt động của cán bộ lớp và của lớp trong năm học qua.
 + Thống nhất phương hướng hoạt động của lớp trong năm học mới .
	+ Bầu ban tổ chức.
 + Phân công chuẩn bị cụ thể: viết tổng kết hoạt động của năm cũ và phương hướng của năm học cuối cấp, điều khiển chương trình, thư ký, trang trí, văn nghệ.
- GV chủ nhiệm góp ý kiến cho bản tổng kết .
- HS chuẩn bị ý kiến đóng góp cho bản nội quy và bản phương hướng hoạt động của lớp và lựa chon cán bộ lớp mới.
IV. Tiến trình hoạt động :
1. Khởi động:
- Trò chơi nhỏ trong lớp hoặc văn nghệ.
2. Ban tổ chức điều hành:
- Đoàn chủ tịch và thư kí lên làm việc.
- Đọc nội quy trường học và báo cáo về hoạt động của lớp trong năm học vừa qua, nêu phương hướng hoạt động trong năm học mới.
3. Thảo luận.
- Tập thể lớp thảo luận về nội quy trường học, hoạt động của lớp trong năm học vừa qua và phương hướng hoạt động trong năm học mới.
- Thống nhất chỉ tiêu và phương hướng hoạt động của năm học mới để thực hiện.
4. Bầu cán bộ lớp:
- Người điều khiển chương trình nhắc lại những tiêu chuẩn của đội ngũ cán bộ lớp và chi đội trong năm học mới, sau đó đề nghị mọi người tự ứng cử và đề cử một danh sách mới.
- Bầu ban kiểm phiếu.
- Đại diện ban kiểm phiếu nói rõ thể lệ bầu cử .
- Tiến hành bầu ( bằng phiếu hoặc biểu quyết)
- Công bố kết quả bầu cử.
- Cán bộ lớp nhận nhiệm vụ.
5. Văn nghệ:
- Biểu diễn một số tiết mục văn nghệ.
V. Kết thúc hoạt động :
 - Giáo viên phát biểu ý kiến đánh giá tinh thần, thái độ của HS khi tham gia hoạt động, nhắc nhở , dặn dò HS chuẩn bị cho hoạt động tiếp theo.
 Ngày soạn: 24/09/2010
 Ngày dạy: 25/09/2010
Tiết 2: 
TÌM HIỂU TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
 VÀ TRIỂN KHAI THÁNG ATGT
I/ Yêu cầu giáo dục:
1. Kiến thức:
- Hiểu về truyền thống tốt đẹp của lớp, của trường, nắm vững luật ATGT.
2. Kĩ năng:
- Biết xác định trách nhiệm của bản thân để học tập tốt – xứng đáng là học sinh trường THCS Chu Văn An và duy trì, phát huy truyền thống đó .
- Có kĩ năng khi tham gia giao thông.
3. Thái độ:
- Học sinh biết tự hào, trân trọng, giữ gìn, phát huy truyền thống của nhà trường.
- Có ý thức tham gia giao thông đúng luật, đảm bảo an toàn.
II. Nội dung và hình thức hoạt động.
1. Nội dung:
- Ca ngợi truyền thống tốt đẹp của lớp, của trường.
- Ký cam kết không vị phạm luật ATGT
2. Hình thức:
- Các tổ thi tìm hiểu về truyền thống nhà trường và luật ATGT.
III. Chuẩn bị hoạt động:
1. Chuẩn bị:
- Học sinh tìm hiểu về kết quả thi HS giỏi các cấp của trường trong những năm học qua.
- Giấy, but viết bảng.
- Một số câu hỏi về luật ATGT theo kiểu trắc nghiệm A,B,C,D hoặc biển báo ATGT.
2. Về tổ chức:
- Cử ban giám khảo.
- Thi trả lời nhanh theo tổ.
- Thi vẽ tranh, làm thơ, viết văn.
IV. Tiến trình hoạt động :
1. Khởi động:
- Cả lớp hát một bài .
2. Nội dung hoạt động.
- HS trả lời nhanh về tên các HS giỏi các cấp qua các năm, các giải đạt được,
- Thi vẽ tranh, làm thơ, viết văn.
GVCN gợi ý một số chủ đề để cả lớp lựa chọn.
	+ Giúp đỡ bạn có hoàn cảnh khó khăn.
	+ Cảnh sinh hoạt của lớp của trường.
	+ Chân dung những học sinh giỏi.
	+ Chân dung các thầy giáo, cô giáo dạy giỏi.
 	+ .
 - Từng tổ thảo luận, chọn đề tài để vẽ.
 - Trưng bày tranh của các tổ trước lớp.
 - Thảo luận tranh của các tổ về:
	+ Nội dung của bức tranh.
	+ Hình thức trình bày.
 - Đai diện các tổ trình bày ý kiến của tổ mình về bức tranh của tổ và ý kiến nhận xét về bức tranh của tổ bạn.
 - Ban gián khảo căn cứ vào bức tranh và lời bình của tổ bạn để cho điểm các tổ.
3. Trò chơi:
- Từng tổ nêu câu hỏi của tổ mình về luật ATGT cho các tổ còn lại trả lời .-> Ai trả lời đúng được tặng quà ( hoặc vổ tay)
- Cho HS ký cam kết không vi phạm luật ATGT.
V. Kết thúc hoạt động :
 - Giáo viên phát biểu ý kiến nhận xét hoạt động của cả lớp.
 - Dặn HS chuẩn bị cho chủ điểm tháng 10 “ Chăm ngoan học giỏi”
 Ngày soạn: 14/10/2010
 	 	 Ngày dạy: 15 /10/2010
CHỦ ĐIỂM THÁNG 10
 CHĂM NGOAN HỌC GIỎI
Tiết 3:
HỌC TẬP CÁC TIÊU CHUẨN CỦA MỘT
“ TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC”
I . Mục tiêu giáo dục:
1. Kiến thức:
- Nắm được những tiêu chuẩn để xây dụng một “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
2. Kĩ năng:
- Biết xác định trách nhiệm của bản thân về việc xây dựng “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
3. Thái độ:
- Có ý thức tham gia tích cực vào việc xây dựng “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
II. Nội dung và hình thức hoạt động.
1. Nội dung:
- Đưa ra các tiêu chuẩn để xây dựng “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Các tổ và cá nhân đăng kí thi đua xây dựng “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Một số tiết mục văn nghệ tạo không khí sôi nổi, đoàn kết.
2. Hình thức:
- Tìm hiểu, trao đổi về các chỉ tiêu xây dựng “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Đăng kí thi đua xây dựng “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. 
- Một số tiết mục văn nghệ.
III. Chuẩn bị hoạt động:
1. Chuẩn bị:
- Văn bản hướng dẫn của Bộ GD & ĐT về việc xây dựng “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Nêu yêu cầu, kế hoạch, thời gian hoạt động. 
- Giao nhiệm vụ cho lớp chuẩn bị và thực hiện.
- Bản đăng kí thi đua của cá nhân.
- Bản đăng kí thi đua của lớp, tổ.
- Giấy, but viết bảng.
- Một số tiết mục văn nghệ.
2. Về tổ chức:
- Cử ban giám khảo.
- Thảo luận nhóm.
- Thi vẽ tranh, làm thơ, viết văn. 
IV. Tiến trình hoạt động :
1. Khởi động:
- Trò chơi hoặc văn nghệ.
2. Nội dung hoạt động.
a. GVCN nêu những tiêu chuẩn xây dựng “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Đó là tiếp nhận tất cả trẻ em trong độ tuổi được đi học và hoàn thành cấp học; chường trình phương pháp dạy học phù hợp, hiệu quả, chú ý giáo dục kĩ nắng sống cho học sinh; môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, bảo vệ cả về thể chất và tinh thần cho HS; thực hiện tốt bình đẳng giới trong mọi hoạt động của nhà trường, công bằng trong đối xử, có cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp,
b. Lớp thảo luận về những tiêu chuẩn xây dựng “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Đưa rabiện pháp để thực hiện.
c. Các tổ thi vẽ tranh, làm thơ, viết văn.
GVCN gợi ý một số chủ đề để cả lớp lựa chọn.
	+ Giúp đỡ bạn có hoàn cảnh khó khăn.
	+ Cảnh quan môi trường.
	+ Chân dung những học sinh giỏi.
	+ Chân dung các thầy giáo, cô giáo dạy giỏi.
 	+ .
- Từng tổ thảo luận, chọn đề tài để vẽ.
- Trưng bày tranh của các tổ trước lớp.
- Thảo luận tranh của các tổ về:
	+ Nội dung của bức tranh.
	+ Hình thức trình bày.
- Đai diện các tổ trình bày ý kiến của tổ mình về bức tranh của tổ và ý kiến nhận xét về bức tranh của tổ bạn.
- Ban gián khảo căn cứ vào bức tranh và lời bình của tổ bạn để cho điểm các tổ.
d. Đăng kí thi đua xây dựng “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
e. Văn nghệ:
 - Biểu diễn một số tiết mục văn nghệ.
V. Kết thúc hoạt động :
- Giáo viên phát biểu ý kiến , nhắc nhở , dặn dò HS thực hiện tốt phong trào thi đua.
- Dặn HS chuẩn bị nội dung của hoạt động tiếp theo “ Thảo luận phương pháp học tập”
 Ngày soạn: 20/10/2010
 Ngày dạy: 21/10/2010
Tiết 4: 
THẢO LUẬN PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP
I/ Yêu cầu giáo dục:
1. Kiến thức:
- Có phương pháp học tập phù hợp để đạt được kết quả cao trong học tập.
2. Kĩ năng:
- Biết xác định cho mình phương pháp học tập và trách nhiệm của bản thân phải làm gí để học tập tốt – xứng đáng là học sinh trường THCS Chu Văn An có bề dày về truyền thống học tập.
3. Thái độ:
- Có ý thức tự giác trong học tập và rèn luyện đạo đức.
II. Nội dung và hình thức hoạt đ ... 
4/ Tiến hành hoạt động:
a) Khởi động.
b) Cuộc chơi.
- Người điều khiển chương trình lần lượt đưa ra các câu hỏi, câu đố.
- Đội có tín hiệu trước sẽ vào cuộc.
- Hoặc các đội có thể ra câu hỏi, câu đố cho các đội khác (ví dụ: đội Sao Hôm hát một đoạn bài hát, các đội khác nói tên bài, tên tác giả; hoặc yêu cầu các đội khác hát tiếp...).
- Nên giành một số câu hỏi, câu đố cho khán giả.
- Ban giám khảo chấm điểm cho các đội.
- Công bố kết quả cuộc thi.
- Trao phần thưởng.
c) Văn nghệ.
5/ Kết thúc hoạt động:
- Giáo viên phát biểu ý kiến và dặn dò học sinh.
 HOẠT ĐỘNG 4
THẢO LUẬN KẾ HOẠCH CHUẨN BỊ HÔI TRẠI 26 - 3
1/ Yêu cầu giáo dục.
	Giúp HS 
- Hiểu các nội dung, công việc phải chuẩn bị để tham gia hội trại 26 - 3 do nhà trường tổ chức.
- Nhiệt tình, sẵn sàng tham gia.
- Có quan điểm riêng của mình và biết bày tỏ những quan điểm đó trong thảo luận, bàn bạc chuẩn bị, thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
2/ Nội dung và hình thức hoạt động:
a) Nội dung.
- Các nhiệm vụ chuẩn bị hội trại của lớp theo yêu cầu của nhà trường.
- Các nội dung tham gia hội trại như: thể thao, văn nghệ, trò chơi...
- Các kế hoạch chuẩn bị.
b) Hình thức:
Thảo luận kế hoạch chuẩn bị.
3/ Chuẩn bị hoạt động:
a) Về phương tiện.
- Bản thông báo của nhà trường về kế hoạch, nội dung tổ chức hội trại, nhiệm vụ nhà trường phân công cho lớp.
- Câu hỏi thảo luận.
- Điều 12, 13, 31 Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em.
b) Về tổ chức:
- Phân công người điều khiển chương trình thảo luận.
- Chuẩn bị nội dung thảo luận (ví dụ: hình thức lều trại, địa điểm cắm trại, phương tiện đi lại, nội dung hoạt động trại, kế hoạch thực hiện,...).
- Dự kiến phân công chuẩn bị tham gia hội trại cho các tổ, nhóm, cá nhân.
4/ Tiến hành hoạt động:
a) Khởi động.
b) Thảo luận hình thức lều trại.
- Người điều khiển chương trình có thể nêu một số mô hình lều trại, yêu cầu cả lớp thảo luận, lựa chọn, bổ sung hoặc đề xuất mô hình mới. Vận dụng Điều 12, 13 Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em để động viên cả lớp mạnh dạn tự tin tham gia vào thảo luận.
- Thảo luận về các dụng cụ, phương tiện cần thiết để dựng trại.
- Thống nhất sự lựa chọn và phân công cụ thể cho các tổ, nhóm, cá nhân chuẩn bị.
c) Thảo luận nội dung tham gia hội trại.
- Người điều khiển chương trình nêu ra các nội dung mà lớp sẽ tham gia (ví dụ: tham quan, văn nghệ, thể thao, trò chơi,...). Liên hệ Điều 31 Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em.
- Lần lượt cho lớp thảo luận.
-Sau khi thống nhất các nội dung tham gia, lớp sẽ phân công cụ thể cho các tổ (nhóm), cá nhân chuẩn bị.
d) Thảo luận kế hoạch và phương tiện đi lại.
- Kế hoạch hoàn tất công việc chuẩn bị.
- Phương tiện đi lại đến vị trí cắm trại (đi chung phương tiện với nhà trường; xe đạp; đi bộ...).
- Biểu quyết thông qua kế hoạch chuẩn bị.
5/ Kết thúc hoạt động:
- Giáo viên phát biểu ý kiến và dặn dò học sinh.
 HOẠT ĐỘNG 2
GIAO LƯU VỚI ĐOÀN VIÊN ƯU TÚ
1/ Yêu cầu giáo dục.
	Giúp HS 
- Hiểu công tác Đoàn và các phong trào của Đoàn ở địa phương, hiểu thành tích và các phẩm chất tốt đẹp của đoàn viên ưu tú.
- Cảm phục, tôn trọng và yêu mến đoàn viên ưu tú.
- Học tập, rèn luyện theo gương đoàn viên ưu tú.
2/ Nội dung và hình thức hoạt động:
a) Nội dung.
- Tình hình hoạt động của Đoàn ở địa phương.
- Các gương tốt đoàn viên ưu tú.
- Tình hình và các thành tích của lớp.
b) Hình thức:
- Giao lưu.
- Văn nghệ
3/ Chuẩn bị hoạt động:
a) Về phương tiện.
- Bản báo cáo tình hình hoạt động của Đoàn ở địa phương, thành tích của đoàn viên ưu tú.
- Bản báo cáo thành tích của lớp.
- Câu hỏi giao lưu.
- Một số tiết mục văn nghệ.
b) Về tổ chức:
- Giáo viên chủ nhiệm liên hệ với tổ chức Đoàn ở địa phương, mời đoàn viên ưu tú (vượt khó vươn lên, có nhiều sáng kiến trong sản xuất, làm kinh tế giỏi, tích cực hoạt động xã hội...) tham gia giao lưu với lớp.
- Thông báo nội dung, yêu cầu, kế hoạch của lớp, động viên học sinh tham gia tích cực.
- Chuẩn bị câu hỏi giao lưu.
- Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ.
- Phân công người điều khiển chương trình, nhóm trang trí.
- Mời đại biểu (tổng phụ trách Đội hoặc đại diện Ban giám hiệu nhà trường).
4/ Tiến hành hoạt động:
a) Khởi động.
b) Giao lưu và văn nghệ xen kẽ.
- Người điều khiển chương trình mời lớp trương báo cáo những nét chính tình hình của lớp.
- Mời các đoàn viên ưu tú tự giới thiệu và đại diện đoàn viên ưu tú thông báo tóm tắt tình hình hoạt động ở địa phương, thành tích của các đoàn viên ưu tú.
- Học sinh chuẩn bị các câu hỏi giao lưu và chuyển cho người điều khiển chương trình.
- Người điều khiển chương trình lần lượt đọc các câu hỏi của lớp, các đoàn viên ưu tú trả lời, cùng trao đổi với lớp.
- Học sinh cũng có thể nêu trực tiếp câu hỏi với các đoàn viên ưu tú.
- Trong quá trình giao lưu, có xen kẽ một số tiết mục văn nghệ của lớp hoặc của các đoàn viên ưu tú.
5/ Kết thúc hoạt động:
- Giáo viên phát biểu ý kiến và dặn dò học sinh.
 HOẠT ĐỘNG 3
SINH HOẠT VĂN NGHỆ
MỪNG NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN 26 - 3
1/ Yêu cầu giáo dục.
	Giúp HS 
- Phát huy khả năng văn nghệ của lớp, khai thác, tìm hiểu thêm nhiều bài hát về Đoàn, biểu diễn dưới nhiều hình thức.
- Khắc sâu ý nghĩa Ngày Thành lập Đoàn 26 - 3.
2/ Nội dung và hình thức hoạt động:
a) Nội dung.
- Các bài hát về Đoàn.
- Tên bài hát, tên tác giả bài hát về Đoàn.
b) Hình thức:
Thi văn nghệ theo chủ đề mừng Ngày Thành lập Đoàn 26 - 3.
3/ Chuẩn bị hoạt động:
a) Về phương tiện.
- Tập hợp các bài hát về Đoàn: tên bài hát, tên tác giả.
- Câu hỏi, câu đố trong cuộc thi (ví dụ: Nghe lời hát - nói tên bài; Kể tên bài hát - tên tác giả; Hát một đoạn bài hát có từ “ Thanh niên” - tên bài hát là gì, ai sáng tác; Luân phiên hát nối một bài hát; Hát liên khúc các bài hát về Đoàn;...).
b) Về tổ chức:
- Thành lập các đội chơi: mỗi tổ cử một đội gồm ba học sinh. Các đội tự đặt tên (ví dụ: đội Sao Mai...).
- Chuẩn bị các câu hỏi, các câu đố.
- Phân công người điều khiển chương trình, ban giám khảo, nhóm trang trí, chuẩn bị phần thưởng (nếu có).
- Chuẩn bị đáp án, thang điểm.
- Mời đại biểu.
4/ Tiến hành hoạt động:
a) Khởi động.
b) Cuộc chơi.
- Người điều khiển chương trình lần lượt đưa ra các câu hỏi, câu đố.
- Đội có tín hiệu trước sẽ vào cuộc.
- Hoặc các đội có thể ra câu hỏi, câu đố cho các đội khác (ví dụ: đội Sao Hôm hát một đoạn bài hát, các đội khác nói tên bài, tên tác giả; hoặc yêu cầu các đội khác hát tiếp...).
- Nên giành một số câu hỏi, câu đố cho khán giả.
- Ban giám khảo chấm điểm cho các đội.
- Công bố kết quả cuộc thi.
- Trao phần thưởng.
c) Văn nghệ.
5/ Kết thúc hoạt động:
- Giáo viên phát biểu ý kiến và dặn dò học sinh.
 HOẠT ĐỘNG 4
THẢO LUẬN KẾ HOẠCH CHUẨN BỊ HÔI TRẠI 26 - 3
1/ Yêu cầu giáo dục.
	Giúp HS 
- Hiểu các nội dung, công việc phải chuẩn bị để tham gia hội trại 26 - 3 do nhà trường tổ chức.
- Nhiệt tình, sẵn sàng tham gia.
- Có quan điểm riêng của mình và biết bày tỏ những quan điểm đó trong thảo luận, bàn bạc chuẩn bị, thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
2/ Nội dung và hình thức hoạt động:
a) Nội dung.
- Các nhiệm vụ chuẩn bị hội trại của lớp theo yêu cầu của nhà trường.
- Các nội dung tham gia hội trại như: thể thao, văn nghệ, trò chơi...
- Các kế hoạch chuẩn bị.
b) Hình thức:
Thảo luận kế hoạch chuẩn bị.
3/ Chuẩn bị hoạt động:
a) Về phương tiện.
- Bản thông báo của nhà trường về kế hoạch, nội dung tổ chức hội trại, nhiệm vụ nhà trường phân công cho lớp.
- Câu hỏi thảo luận.
- Điều 12, 13, 31 Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em.
b) Về tổ chức:
- Phân công người điều khiển chương trình thảo luận.
- Chuẩn bị nội dung thảo luận (ví dụ: hình thức lều trại, địa điểm cắm trại, phương tiện đi lại, nội dung hoạt động trại, kế hoạch thực hiện,...).
- Dự kiến phân công chuẩn bị tham gia hội trại cho các tổ, nhóm, cá nhân.
4/ Tiến hành hoạt động:
a) Khởi động.
b) Thảo luận hình thức lều trại.
- Người điều khiển chương trình có thể nêu một số mô hình lều trại, yêu cầu cả lớp thảo luận, lựa chọn, bổ sung hoặc đề xuất mô hình mới. Vận dụng Điều 12, 13 Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em để động viên cả lớp mạnh dạn tự tin tham gia vào thảo luận.
- Thảo luận về các dụng cụ, phương tiện cần thiết để dựng trại.
- Thống nhất sự lựa chọn và phân công cụ thể cho các tổ, nhóm, cá nhân chuẩn bị.
c) Thảo luận nội dung tham gia hội trại.
- Người điều khiển chương trình nêu ra các nội dung mà lớp sẽ tham gia (ví dụ: tham quan, văn nghệ, thể thao, trò chơi,...). Liên hệ Điều 31 Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em.
- Lần lượt cho lớp thảo luận.
-Sau khi thống nhất các nội dung tham gia, lớp sẽ phân công cụ thể cho các tổ (nhóm), cá nhân chuẩn bị.
d) Thảo luận kế hoạch và phương tiện đi lại.
- Kế hoạch hoàn tất công việc chuẩn bị.
- Phương tiện đi lại đến vị trí cắm trại (đi chung phương tiện với nhà trường; xe đạp; đi bộ...).
- Biểu quyết thông qua kế hoạch chuẩn bị.
5/ Kết thúc hoạt động:
- Giáo viên phát biểu ý kiến và dặn dò học sinh.

Tài liệu đính kèm:

  • docHDNG len lop.doc