Giáo án Kể chuyện 4 - Tuần 1 đến 6

Giáo án Kể chuyện 4 - Tuần 1 đến 6

Tuần 1 Thứ ngày tháng năm 200

Môn : Kể chuyện

Tiết :

Bài : Sự tích hồ Ba Bể

I. MỤC TIÊU

 1. Rèn kĩ năng nói : dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS kể lại được câu chuyện đẫ nghe, có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt.

 Hiểu truyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.

 2. Rèn kỹ năng nghe.

- Có khả năng tập trung nghe cô kể chuyện, nhớ chuyện.

- Chăm chú theo bạn kể chuện. Nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.

II. CHUẨN BỊ

 - Tranh minh hoạ truyện trong SGK.

 - Tranh ảnh về hồ Ba Bể.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 1- Ổn định tổ chức : ( 1 phút )

 2- Kiểm tra bài cũ : (không có)

 3- Giảng bài mới :

* Giới thiệu bài

Ghi bảng Sự tích hồ Ba Bể

 

doc 12 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 807Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Kể chuyện 4 - Tuần 1 đến 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Thứ ngày tháng năm 200
Môn : Kể chuyện
Tiết : 
Bài : Sự tích hồ Ba Bể
I. MỤC TIÊU 
 1. Rèn kĩ năng nói : dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS kể lại được câu chuyện đẫ nghe, có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt.
 Hiểu truyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
 2. Rèn kỹ năng nghe.
Có khả năng tập trung nghe cô kể chuyện, nhớ chuyện.
Chăm chú theo bạn kể chuện. Nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
II. CHUẨN BỊ 
 - Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
 - Tranh ảnh về hồ Ba Bể.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 1- Ổn định tổ chức : ( 1 phút )
 2- Kiểm tra bài cũ : (không có)
 3- Giảng bài mới :
* Giới thiệu bài
Ghi bảng Sự tích hồ Ba Bể
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2’
10’
17’
1. Giới thiệu tranh ảnh về hồ Ba bể
- Quan sát tranh minh hoạ.
2. GV kể chuyện : Sự tích hồ Ba Bể (2 lần), giọng kể thong thả, rõ ràng.
- Kể lần 1 : Giải nghĩa một số từ khó chú thích sau truyện (có thể vừa kể vừa kết hợp giải nghĩa từ).
- Kể lần 2 : vừa kể vừa chỉ vào từng tranh minh hoạ phóng to lên bảng (hoặc yêu cầu HS nghe, kết hợp nhìn tranh minh hoạ, đọc phần lời dưới mỗi tranh trong SGK).
 + Cầu phúc : cầu xin được hưởng điều tốt lành.
 + Giao long : loài rắn lớn, còn gọi là thuồng luồng.
 + Bà goá : phụ nữ có chồng bị chết.
 + Làm việc thiện : làm điều tốt lành cho người khác.
 + Bâng quơ : không đâu vào đâu, không có cơ sở để tin tưởng.
3. Hướng dẫn HS kể chuyện , trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- Nhắc nhở HS trước khi các em kể chuyện.
 + Chỉ cần kể đúng cốt truyện, không cần lặp lại nguyên văn từng lời.
 + Kể xong, cần trao đổi cùng các bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện.
- Ngoài mục đích giải thích sự tích thành hồ Ba bể, câu chuyện còn nói với ta điều gì ?
- GV cùng HS bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, bạn hiểu câu chuyện nhất.
- Quan sát tranh minh hoạ, đọc thầm yêu cầu của bài kể chuyện.
- HS lắng nghe.
- HS đọc lần lượt từng yêu cầu của bài tập.
a) Kể chuyện theo nhóm :
- HS kể từng đoạn câu chuyện theo nhóm 4 em (mỗi em kể theo một tranh)
- Sau đó 1 em kể toàn bộ câu chuyện.
b) Thi kể chuyện trước lớp : 
- Mỗi nhóm thi kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.
- Một vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện.
- HS trao đổi cùng các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái (như hai mẹ con bà nông dân) khẳng định người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng.
 4- Củng cố : ( 4 phút )
 - Nhận xét tiết học, khen ngợi HS nghe bạn kể chuyện chăm chú, nêu nhận xét chính xác.
 5 - Dặn dò : ( 1 phút )
Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Chuẩn bị : Nàng tiên Ốc.
* Rút kinh nghiệm 
Tuần 2 Thứ ngày tháng năm 200
Môn : Kể chuyện
Tiết : 
Bài : Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I. MỤC TIÊU 
 1. Kể lại được bằng ngôn ngữ và cách diễn đạt của mình câu chuyện thơ “Nàng tiên Ốc” đã chọn.
 2. Hiểu ý nghĩa câu chuyện, trao đổi được cùng với các bạn về ý nghĩa câu chuyện : Con người cần thương yêu, giúp đõ lẫn nhau.
II. CHUẨN BỊ 
 - Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 1- Ổn định tổ chức : ( 1 phút )
 2- Kiểm tra bài cũ : (3 phút)
Kiểm tra 2 HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện Sự tích hồ Ba bể.
Nêu ý nghĩa câu chuyện.
 3- Giảng bài mới :
* Giới thiệu bài
Ghi bảng Truyện kể : Nàng tiên Ốc
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
10’
15’
1. Tìm hiểu câu chuyện
- Đọc diễn cảm bài thơ
- Bà lão nghèo làm nghề gì để sinh sống?
- Bà lão làm gì khi bắt được ốc ?
 (Từ khi có ốc, bà lão thấy nhà cửa đã được quét sạch sẽ, đàn lợn đã được cho ăn, cơm nước đã nấu sẵn, vườn rau được nhặt cỏ sạch).
- Từ khi có ốc, bà lão thấy trong nhà có gì lạ ?
- Khi rình xem, bà lão đã thấy những gì ?
- Sau đó bà lão đã làm gì ?
- Câu chuyện kết thúc như thế nào ?
2. Hướng dẫn kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện: 
a) Hướng dẫn HS kể lại câu chuyện bằng lời nói của mình.
- Thế nào là kể lại câu chuyện bằng lời của em ?
b) Viết và cho 6 HS giỏi mỗi em kể một đoạn.
c) Cho HS nối tiếp nhau kể câu chuyện.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn thơ.
- 1 HS đọc toàn bài.
- Cả lớp đọc thầm từng đoạn thơ.
Bà lão kiếm sống bằng nghề mò cua bắt ốc.
Thấy ốc đẹp, bà thương, không muốn bán thả vào chum nước để nuôi.
- Đọc đoạn 2 :
Đi làm về, bà thấy nhà cửa đã được quét sạch sẽ, đàn lợn đã được cho ăn, cơm nước đã nấu sẵn, vườn rau được nhặt sạch cỏ.
- Đọc đoạn 3 :
Bà thấy nàng tiên từ trong chum bước ra.
Bà bí mật đập vỏ ốc ôm lấy nàng tiên.
Bà lão và nàng tiên sống hạnh phúc bên nhau.
- Em đóng vai người kể, kể lại câu chuyện cho người khác nghe.
- Cả lớp nhận xét bình chọn bạn kể hay nhất.
 4- Củng cố : ( 4 phút )
 - Học thuộc lòng một đoạn thơ “Nàng tiên Ốc” tại lớp.
 5 - Dặn dò : ( 1 phút )
 - Học thuộc lòng bài thơ.
* Rút kinh nghiệm 
Tuần 3 Thứ ngày tháng năm 200
Môn : Kể chuyện
Tiết : 3
Bài : Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I. MỤC TIÊU 
 1. Rèn kỹ năng nói :
Biết kể tự nhiên, bằng lời nói của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc có nhận vật, có ý nghĩa, nói về lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.
Hiểu truyện, trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa.
 2. Rèn kỹ năng nghe : HS chăm chú nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. CHUẨN BỊ 
Một số truyện viết về lòng nhân hậu, truyện cổ tích, ngụ ngôn, danh nhân, truyện cười.
Bảng viết đề bài.
Giấy khổ to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 1- Ổn định tổ chức : ( 1 phút )
 2- Kiểm tra bài cũ : (3 phút)
1 HS kể lại câu chuyện thơ Nàng tiên Ốc.
Nhận xét.
 3- Giảng bài mới :
* Giới thiệu bài
Ghi bảng Kể chuyện đã nghe đã đọc
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
2’
4’
20’
1. Giới thiệu : Thi kể bạn nào trong lớp kể chuyện hay nhất.
2. Hướng dẫn HS kể chuyện : 
- Tìm hiểu đề bài : Gạch chân các từ để giúp HS xác định đúng yêu cầu tránh lạc đề, được nghe được đọc lòng nhân hậu.
- Lòng nhân hậu được thể hiện như thế nào ? Lấy ví dụ một số truyện về lòng nhân hậu mà em biết.
- Em đọc câu chuyện ở đâu ?
* Cô rất khuyến khích những banï ham đọc sách. Câu chuyện ngoài sách sẽ đánh giá cao, được cộng thêm điểm.
+ Nội dung đúng chủ đề : 4 điểm
+ Câu chuyện ngoài sách : 1 điểm
+ Cách kể hay : 3 điểm
+ Ý nghĩa câu chuyện : 1 điểm
+ Trả lời được các câu hỏi : 1 điểm
3. Kể chuyện trong nhóm : (giúp đỡ cho HS)
- Gợi ý cho HS các câu hỏi :
4. Thi kể chuyện :
- GV ghi tên HS, tên câu chuyện, ở đâu, ý nghĩa câu chuyện.
- Tuyên dương, phát thưởng (nếu có)
* 1 HS đọc đề bài.
* 4 HS tiếp nối nhau lần lượt đọc gợi ý 1, 2, 3, 4.
- Thương yêu, quý trọng, quan tâm đến mọi người : Nàng công chúa nhân hậu, chú Cuội ; cảm thông, chia sẻ với mọi người có hoàn cảnh khó khăn : Bạn Lương, Dế Mèn 
- Yêu thiên nhiên, chăm chút từng mầm nhỏ của sự sống : hai cây non, chiếc rễ đa tròn 
- Truyện, báo, ti vi 
* Đọc kỹ phần 3 :
- Kể chuyện trong nhóm.
+ Bạn thích chi tiết nào trong chuyện? Vì sao?
+ Chi tiết nào trong truyện làm bạn đồng cảm ?
+ Bạn thích nhân vật nào trong truyện ?
+ Qua câu chuyện, bạn muốn nói với mọi người điều gì ?
+ Bạn sẽ học được gì ở nhân vật chính ?
- Thi kể chuyện.
- Nhận xét.
- Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
 4- Củng cố : ( 4 phút )
 - Tập kể lại câu chuyện.
 5 - Dặn dò : ( 1 phút )
 - Kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
* Rút kinh nghiệm 
Tuần 4 Thứ ngày tháng năm 200
Môn : Kể chuyện
Tiết : 4
Bài : Một nhà thơ chân chính
I. MỤC TIÊU 
 1. Rèn kỹ năng nói :
Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS trả lời được các câu hỏivề nội dung câu chuyện, kể lại được câu chuyện, có thể phối hợp lời kể với điệu bộ , nét mặt một cách tự nhiên.
Hiểu truyện , biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
 2. Rèn kỹ năng nghe : 
Chăm chú nghe cô kể chuyện, nhớ chuyện.
Theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời của bạn.
II. CHUẨN BỊ 
Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
Bảng phụ viết sẵn nội dung yêu cầu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 1- Ổn định tổ chức : ( 1 phút )
 2- Kiểm tra bài cũ : (3 phút)
Kiểm tra 1-2 HS kể một câu chuyện đã nghe hoặc đã học về lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu, đùm bọc lẫn nhau giữa mọi người.
 3- Giảng bài mới :
* Giới thiệu bài
Ghi bảng Một nhà thơ chân chính
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
10’
15’
1. Giới thiệu câu chuyện : Một nhà thơ chân chính.
 2. GV kể chuyện : (2-3 lần)
 Giọng kể thong thả, rõ ràng, nhấn giọng những từ ngữ miêu tả sự bạo ngược của nhà vua, nỗi thống khổ của nhân dân.
- Kể lần 1 : Giải nghĩa từ
- Kể lần 2 : yêu cầu HS đọc thầm yêu cầu 1.
- Kể lần 3 : 
3. Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
a) Yêu cầu 1 : Dựa vào câu chuyện đã nghe kể, trả lời lần lượt các câu hỏi :
+ Trước sự bạo ngược của nhà vua, dân chúng phản ứng bằng cách nào ?
+ Nhà vua làm gì khi biết dân chúng truyền lại bài ca lên án mình ?
+ Trước sự đe doạ của nhà vua, thái độ mọi người thế nào ?
+ Vì sao thái độ vua thay đổi ?
b) Yêu cầu 2, 3 :
- HS lắng nghe.
- HS đọc thầm yêu cầu 1.
- Dân chúng phản ứng bằng cách truyền nhau hát một bài hát lên thói hóng hách của vua.
- Ra lệnh bắt kẻ sáng tác bài thơ.
- Các nhà thơ khác bị khuất phục, duy nhất chỉ có một nhà thơ vẫn im lặng.
- Vì khâm phục, kính trọng lòng trung thực, khí phách của nhà thơ.
- Kể chuyện theo nhóm : từng cặp HS luyện kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
- Thi kể toàn bộ câu chuyện.
 4- Củng cố : ( 4 phút )
 - Nêu sơ lượt toàn bộ câu chuyện.
 5 - Dặn dò : ( 1 phút )
 - Tập kể lại toàn bộ câu chuyện cho gia đình nghe.
* Rút kinh nghiệm 
Tuần 5 Thứ ngày tháng năm 200
Môn : Kể chuyện
Tiết : 5
Bài : Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I. MỤC TIÊU 
 1. Rèn kỹ năng nói :
 - Biết kể tự nhiên, bằng lời nói của mình một câu chuyện (mẫu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về tính trung thực.
 - Hiểu truyện, trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện (mẫu chuyện, đoạn truyện).
 2. Rèn kĩ năng nghe : HS chăm chú nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. CHUẨN BỊ 
 - Một số truyện viết về tính trung thực : truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện danh nhân, truyện cười, truyện thiếu nhi, sách truyện.
 - Bảng lớp viết đề tài. Giấy khổ to viết gợi ý 3 trong SGK, tiêu chuẩn đánh giá lời kể chuyện.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 1- Ổn định tổ chức : ( 1 phút )
 2- Kiểm tra bài cũ : (3 phút)
 Bài cũ chúng ta học là bài gì ?
 (1-2 HS kể lại đoạn của câu chuyện : Một nhà thơ chân chính” và nêu ý nghĩa của câu chuyện.
 3- Giảng bài mới :
* Giới thiệu bài
Ghi bảng Kể chuyện đã nghe, đã đọc
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
13’
13’
1. Kiểm tra HS tìm đọc truyện ở nhà như thế nào ?
2. Hướng dẫn học sinh kể chuyện
a) Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề tài
- Gạch dưới những chữ sau trong đề bài : được nghe, được đọc, tính trung thực
b) Thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- Dán tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện
- Viết lần lượt lên bảng tên những HS tham gia thi kể và tên truyện của các em để cả lớp bình chọn, nhận xét.
* Tiêu chuẩn : 
 + Nội dung câu chuyện có hay, có mới không ?
 + Cách kể
 + Khả năng hiểu chuyện của người kể.
- 1 HS đcọ đề bài.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc gợi ý 1, 2, 3, 4
 + Nêu một số biểu hiện của tính trung thực.
 + Tìm truyện về tính trung thực ở đâu ?
 + Kể chuyện.
 + Trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện.
- HS tiếp nối nhau giới thiệu tên câu chuyện của mình. Nói rõ đó là chuyện về một người dám nói ra sự thật, dám nhận lỗi, không làm những việc gian dối, hay truyện về người không tham của người khác.
- Kể chuyện trong nhóm.
- Kể chuyện theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Thi kể chuyện trước lớp.
- Cả lớp nhận xét, tính điểm theo các tiêu chuẩn.
- Cả lớp bình chọn bạn ham đọc sách, chọn được câu chuyện hay nhất, bạn kể chuyện hay và hấp dẫn nhất.
 4- Củng cố : ( 4 phút )
 - Hướng dẫn HS kể lại những câu chuyện chưa đạt, bổ sung thêm cho HS.
 5 - Dặn dò : ( 1 phút )
 - Tìm một câu chuyện về lòng tự trọng để tiết sau kể lại.
* Rút kinh nghiệm 
Tuần 6 Thứ ngày tháng năm 200
Môn : Kể chuyện
Tiết : 6
Bài : Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I. MỤC TIÊU 
 1. Rèn kỹ năng nói :
 - Biết kể tự nhiên, bằng lời nói của mình về một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về lònh tự trọng.
 - Hiểu truyện, trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện (mẫu chuyện, đoạn truyện).
 2. Có ý thức rèn, luyện mình để trở thành người có lòng tự trọng.
II. CHUẨN BỊ 
 - Một số truyện viết về lòng tự trọng : truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện danh nhân, truyện cười, truyện thiếu nhi, sách truyện lớp 4.
 - Bảng lớp viết đề tài. Giấy khổ to viết vắn tắt gợi ý 3 trong SGK, tiêu chuẩn đánh giá lời kể chuyện.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 1- Ổn định tổ chức : ( 1 phút )
 2- Kiểm tra bài cũ : (3 phút)
 Bài cũ chúng ta học là bài gì ?
 (1-2 HS kể lại câu chuyện mà em đã nghe, đã đọc về tính trung thực).
 3- Giảng bài mới :
* Giới thiệu bài
Ghi bảng Kể chuyện đã nghe, đã đọc
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
1. Hướng dẫn học sinh kể chuyện
a) Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề tài :
- Gạch dưới những từ sau trong đề bài :Kể một câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã được nghe (nghe qua ông bà, cha mẹ hay ai đó kể) hoặc được đọc (tự em tìm đọc được).
- GV nhắc HS : những truyện được nêu làm ví dụ “ Buổi học thể dục”, “Sự tích dưa hấu” là những truyện trong SGK. Khuyến khích HS chọn truyện ngoài SGK.
- Dán lên bảng dàn ý bài kể chuyện, tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện.
b) Thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- Nhắc HS : câu chuyện quá dài có thể kể 1-2 đoạn.
- Cùng HS nhận xét, tính điểm về nội dung, ý nghĩa, cách kể.
- Bình chọn người kể hay.
- 1 HS đcọ đề bài.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc gợi ý 1, 2, 3, 4
 + Thế nào là “tự trọng” ?
 + Tìm những câu chuyện về lòng tự trọng.
 + Kể lại câu chuyện trong nhóm, trong lớp.
 + Trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện.
- Đọc lướt gợi ý 2. 
- Tiếp nối nhau giới thiệu tên câu chuyện của mình. Có thể nói rõ đó là chuyện về một người quyết tâm vươn lên, không thua kém bạn bè hay là người sống bằng lao động của mình, không ăn bám, dựa dẫm, dối lừa người khác 
- Đọc thầm dàn ý của bài kể chuyện gợi ý 3 trong SGK
- Thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Kể chuyện theo cặp, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- Thi kể chuyện trước lớp .
 4- Củng cố : ( 4 phút )
 - Vừa rồi chúng ta học bài gì ?
 - Giúp đỡ HS kể còn yếu.
 5 - Dặn dò : ( 1 phút )
 - Xem trước tranh minh hoạ Lời ước dưới trăng.
* Rút kinh nghiệm 

Tài liệu đính kèm:

  • docKe chuyen 4 T1T6.doc