Giáo án Kể chuyện 4 - Tuần 11 đến tuần 14

Giáo án Kể chuyện 4 - Tuần 11 đến tuần 14

I. Mục đích yêu cầu:

Kiến thức:

- Nghe, quan sát tranh để kể lại được từng đoạn, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Bàn chân kì diệu (do GV kể)

- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi tấm gương Nguyễn Ngọc Kí giàu nghị lực, có ý chí vươn lên trong học tập và rèn luyện.

Kĩ năng:

- Biết theo dõi, nhận xét, đánh giá lời của bạn kể.

Thái độ:

-Quý trọng, học tập gương những người có ý chí, nghị lực

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ truyện trong SGK trang 107 (phóng to )

III. Hoạt động dạy chủ yếu:

1.Ổn định lớp: hát

2. Kiểm tra bài cũ:

Nhận xét bài kiểm tra giữa học kì 1

 

doc 10 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 435Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Kể chuyện 4 - Tuần 11 đến tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:............ Ngày dạy:.....................
TUẦN: 11 MÔN:KỂ CHUYỆN
TIẾT : 11 BÀI : BÀN CHÂN KÌ DIỆU
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Nghe, quan sát tranh để kể lại được từng đoạn, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Bàn chân kì diệu (do GV kể)
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi tấm gương Nguyễn Ngọc Kí giàu nghị lực, có ý chí vươn lên trong học tập và rèn luyện.
Kĩ năng:
- Biết theo dõi, nhận xét, đánh giá lời của bạn kể.
Thái độ:
-Quý trọng, học tập gương những người có ý chí, nghị lực 
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ truyện trong SGK trang 107 (phóng to )
III. Hoạt động dạy chủ yếu: 
1.Ổn định lớp: hát
2. Kiểm tra bài cũ:
Nhận xét bài kiểm tra giữa học kì 1
3. Bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi chú 
* Giới thiệu bài
HĐ1:Kể chuyện:
- GV kể chuyện lần 1: chú ý giọng kể chậm rãi, thong thả. Nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả hình ảnh, hành động của Nguyễn Ngọc Kí
- GV kể chuyện làn 2: Vừa kể vừ chỉ vào tranh minh hoạ và đọc lời phía dưới mỗi tranh.
HĐ2: Hướng dẫn kể chuyện
a. Kể trong nhóm:
- Chia nhóm 4 HS. Yêu cầu HS trao đổi, kể chuyện trong nhóm.GV đi giúp đỡ từng nhóm.
b. Kể trước lớp:
* Tổ chức cho HS kể từng đoạn trước lớp.
- Mỗi nhóm cử 1 HS thi kể và kể một tranh.
- Nhận xét từng HS kể.
* Tổ chức cho HS thi kể toàn chuyện.
GV khuyến khích các HS khác lắng nghe và hỏi lại bạn một số tình tiết trong truyện.
+ Hai cánh tay của Kí có gì khác mọi người?
+ Khi cô giáo đến nhà, Kí đang làm gì?
+ Kí đã cố gắng như thế nào?
+ Kí đã đạt được những thành công gì?
+ Nhờ đâu mà Kí đạt được những thành công đó?
- Gọi HS nhận xét lời kể và trả lời của bạn.
- Nhận xét chung và cho điểm từng HS.
HĐ3:Tìm hiểu ý nghĩa truyện:
- Câu truyện muốn khuyên chúng ta điều gì?
-Em học được điều gì ở Nguyễn Ngọc Kí.
-GV giới thiệu về Thầy Nguyễn Ngọc Kí hiện nay.
- Lắng nghe.
-HS theo dõi.
-HS theo dõi.
- HS trong nhóm kể chuyện. 
- Các nhóm cử đại diện thi kể.
- 3 đến 5 HS tham gia kể.
-HS khác hỏi lại bạn một số tình tiết trong truyện.
-HS nêu 
-HS theo dõi.
-HS nêu 
-HS theo dõi.
4.Củng cố: 
 - GV tổng kết giờ học
5.Dặn dò: 
- Dặn HS về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị những câu chuyện mà em được nghe, được đọc về một người có nghị lực.
Điều chỉnh, bổ sung:
Ngày soạn:............ Ngày dạy:.....................
TUẦN: 12 MÔN: KỂ CHUYỆN
TIẾT : 12 BÀI : KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Dựa vào gợi ý (SGK), biết chọn và kể lại được câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn chuyện) đã nghe, đã đọc nói về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống.
- Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của chuyện.
+ HS khá, giỏi: Kể được câu chuyện ngoài SGK; lời kể tự nhiên, có sáng tạo.
-Kĩ năng: Biết theo dõi, nhận xét, đánh giá lời của bạn kể.
Thái độ:Học tập gương những người có ý chí nghị lực 
TT HCM: Bác Hồ là tấm gương về ý chí nghị lực, vượt qua mọi khó khăn, để đạt được mục đích
II. Đồ dùng dạy học:
- GV và HS sưu tầm các truyện có nội dung nói về một người có nghị lực.
- Đề bài và gợi ý 3 viết sẵn trên bảng.
III. Hoạt động dạy chủ yếu: 
1.Ổn định lớp: hát
2. Kiểm tra bài cũ:
Gọi 2 HS tiếp nối nhau kể từng đoạn truyện Bàn chân kì diệu và trả lời câu hỏi: Em học được điều gì ở Nguyễn Ngọc Kí?
- Gọi 1 HS kể toàn chuyện - Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi chú
* Giới thiệu bài
HĐ1:. Hướng dẫn kể chuyện
* Tìm hiểu đề bài:
- Gọi HS đọc đề bài.
- GV phân tích đề bàiø, dùng phấn màu gạch các từ: được nghe, được đọc, có nghị lực.
- Gọi HS đọc gợi ý.
- Gọi HS giới thiệu những chuyện em đã được đọc, được nghe về người có nghị lực và nhận xét, tránh HS lạc đề về người có ước mơ đẹp. Khuyến khích HS kể chuyện ngoài SGK sẽ được cộng điểm thêm.
- Gọi HS giới thiệu về câu chuyện mình định kể.
- 2 HS đọc thành tiếng.
HĐ2: Kể trong nhóm
- HS thực hành kể trong nhóm.
Gợi ý:
+ Em cần giới thiệu tên truyện, tên nhân vật mình định kể.
+ Kể những chi tiết làm nổi rõ ý nghĩa, nghị lực của nhân vật.
HĐ 3: Kể trước lớp
- Tổ chức cho HS thi kể.
- Nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể hấp dẫn nhất.
- Cho điểm HS kể tốt.
-HS theo dõi.
-HS đọc
-HS theo dõi.
-HS đọc
-HS nêu 
-HS giới thiệu
- 2 HS đọc
-HS theo dõi.
-HS thi kể.
-Nhận xét, bình chọn
-HS theo dõi.
+ HS khá, giỏi: Kể được câu chuyện ngoài SGK; lời kể tự nhiên, có sáng tạo.
4.Củng cố: 
 - GV tổng kết giờ học
5.Dặn dò: 
- Dặn HS về nhà kể lại chuyện mà em nghe các bạn kể cho người thân nghe.
 - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau 
Điều chỉnh, bổ sung:
Ngày soạn:............ Ngày dạy:.....................
TUẦN: 13 MÔN:KỂ CHUYỆN
TIẾT : 13 BÀI : KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC 
 	THAM GIA 
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Dựa vào SGK, chọn được câu chuyện (được chứng kiến hoặc tham gia) thể hiện đúng tinh thần kiên trì vượt khó.
- Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện. 
Kĩ năng:
- Biết theo dõi, nhận xét, đánh giá lời của bạn kể.
Thái độ:
-Biết kiên trì, bền bỉ khi gặp khó khăn trong cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ ghi phần gợi ý.
 III. Hoạt động dạy chủ yếu: 
1.Ổn định lớp: hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS kể lạn truyện em đã nghe, đã học về người có nghị lực.
- Nhật xét về HS kể chuyện, HS đặt câu hỏi và cho điểm từng HS.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi chú 
* Giới thiệu bài
*Hướng dẫn kể chuyện
HĐ1: Tìm hiểu đề bài:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Phân tích đề bài gạch chân các từ: chứng kiến, tham gia, kiên trì, vượt khó,.
- Gọi HS đọc phần gợi ý.
- Hỏi:
+Thế nào là người có tinh thần vượt khó?
+Em kể về ai? Câu chuyện đó như thế nào?
- Yêu cầu quan sát tranh minh hoạ trong SGK và mô tả những gì em biết qua bức tranh.
HĐ2: Kể trong nhóm:
- Gọi HS đọc lại gợi ý 3 trên bảng phụ.
- Yêu cầu HS kể chuyện theo cặp. GV đi giúp đỡ các em yếu.
* Kể trước lớp:
- Tổ chức cho HS thi kể.
- GV khuyến khích HS lắng nghe và hỏi lại bạn kể những tình tiết về nội dung, ý nghĩa của chuyện.
- Gọi HS nhận xét bạn kể chuyện.
- Nhận xét HS kể, HS hỏi và chi điểm từng HS 
- HS lắng nghe.
- 2 HS đọc thành tiếng.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc phần gợi ý.
 -HS tiếp nối nhau trả lời.
- 2 HS giới thiệu nội dung các tranh
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, kể chuyện.
- 5 đến 7 HS thi kể và trao đổi với bạn về ý nghĩa truyện.
- Nhận xét lời kể của bạn 
-HS theo dõi.
4.Củng cố: 
 - GV tổng kết giờ học
5.Dặn dò: 
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện mà em nghe các bạn kể cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau. 
-Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau 
Điều chỉnh, bổ sung:
 Ngày soạn:............ Ngày dạy:.....................
TUẦN: 14 MÔN: KỂ CHUYỆN
TIẾT : 14 BÀI : BÚP BÊ CỦA AI?
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Dựa theo lời kể của GV, nói được lời thuyết minh cho từng tranh minh hoạ (BT1), bước đầu kể lại được câu chuyện bằng lời kể của Búp 
- Hiểu được lời khuyên qua câu chuyện: Phải biết gìn giữ, yêu quý đồ chơi.
Kĩ năng:
- Biết theo dõi, nhận xét, đánh giá lời của bạn kể.
Thái độ:
- Giữ gìn yêu quý đồ chơi.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ truyện như trong SGK, trang 138
III. Hoạt động dạy chủ yếu: 
1.Ổn định lớp: hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS kể lại chuyện em đã chứng kiến hoặc tham gia thể hiện tinh thần kiên trì, vượt khó.
- Nhận xét HS kể chuyện, trả lời câu hỏi và cho điểm từng HS.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi chú 
* Giới thiệu bài.
*Hướng dẫn kể chuyện:
HĐ1: GV kể chuyện:
- GV kể chuyện lần 1.
- GV kể chuyện lần 2: Vừa kể, vừa chỉ vào tranh minh hoạ.
HĐ2: Hướng dẫn tìm lời thuyết minh:
- Yêu cầu HS quan sát tranh thảo luận theo nhóm tổ để tìm lời thuyết minh cho từng tranh.
- GV chọn lọc câu ngắn gọn, súc tích nhất
- Yêu cầu HS kể lại chuyện nhóm 4. GV đi giúp đỗ các nhóm gặp khó khăn.
HĐ 3: Kể chuyện bằng lời của búp bê:
- Hỏi: 
+Kể chuyện bằng lời của búp bê là như thế nào?
+Khi kể phải xưng hô như thế nào?
- Gọi 1 HS giỏi kể mẫu trước lớp.
- Yêu cầu HS kể chuyện nhóm đôi. GV giúp đỡ những HS gặp khó khăn.
- Tổ chức cho HS thi kể trước lớp.
- Gọi HS nhận xét bạn kể.
- Nhận xét chung, bình chọn bạn nhập vai giỏi nhất, kể hay nhất.
-HS theo dõi.
- Lắng nghe.
- HS theo dõi và ghi nhớ..
 -Lắng nghe và kết hợp quan sát tranh.
- Nhóm kể nhóm 4. Cử đại diện nêu miệng kết quả. Các nhóm khác bổ sung
-HS nêu 
-1 HS giỏi kể mẫu
- HS kể chuyện trong nhóm 4. Các em bổ sung, nhắc nhở, sửa cho nhau.
- 3 HS kể từng đoạn chuyện.
- 3 HS thi kể toàn chuyện.
- Nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu. 
4.Củng cố: 
 -Câu chuyện muốn nói với các em điều gì?
-Giáo dục HS luôn yêu quý mọi vật xung quanh.
- GV tổng kết giờ học
5.Dặn dò: 
- Dặn HS về nhà, kể lại chuyện cho người thân nghe. 
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau 
Điều chỉnh, bổ sung:
Ngày soạn:............ Ngày dạy:.....................
TUẦN:15 MÔN: KỂ CHUYỆN
TIẾT : 15 BÀI : KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE – ĐÃ ĐỌC
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trè em.
- Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể. 
Kĩ năng:
- Biết theo dõi, nhận xét, đánh giá lời của bạn kể.
Thái độ:
- Giữ gìn yêu quý đồ vật gần gũi, đồ chơi.
II. Đồ dùng dạy học:
HS chuẩn bị những câu truyện có nhân vật là đồ chơi hay những con vật gần gũi với trẻ em.
III. Hoạt động dạy chủ yếu: 
1.Ổn định lớp: hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau kể chuyện Búp bê của ai? Bằng lời của búp bê.
- Nhận xét HS kể chuyện và cho điểm HS
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi chú 
* Giới thiệu bài
* Hướng dẫn kể chuyện
HĐ1: Tìm hiểu đề bài
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 1
- Phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch chân những từ ngữ: đồ chơi của trẻ em, đồ vật gần gũi, 
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ và đọc tên chuyện.
- Em hãy giới thiệu câu chuyện mình kể cho bạn nghe.
HĐ2: Kể trong nhóm:
- Yêu cầu HS kể chuyện và trao đổi với bạn, về tính cách nhân vật và ý nghĩa chuyện.
HĐ 3: Kể chuyện trước lớp:
- Tổ chức cho HS thi kể.
- Khuyến khích HS hỏi bạn về tính cách nhân vật, ý nghĩa chuyện.
- Gọi HS nhận xét bạn kể.
- Nhận xét và cho điểm HS.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc.
-HS theo dõi.
- HS quan sát, đọc tên truyện.
- 2 đến 3 HS giới thiệu mẫu.
- 2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện, trao đổi với nhau về nhân vật, ý nghĩa chuyện.
- 5 đến 7 HS kể.
-HS đặt câu hỏi.
- HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu.
4.Củng cố: 
 - GV tổng kết giờ học
5.Dặn dò:
 - Dặn HS về nhà kể lại chuyện đã nghe cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
Điều chỉnh, bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docke chuyen 4 tuan 1114.doc