Giáo án Kể chuyện Lớp 4 - Nguyễn Thị Phượng

Giáo án Kể chuyện Lớp 4 - Nguyễn Thị Phượng

I. – Rèn kĩ năng nói:

+ Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, hs kể lại được câu chuyện đã nghe, có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên.

+Hiểu truyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện: Ngoài việc giải thích sự hình thành hồ Ba Bể, câu chuỵện còn ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái, khẳng định người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng.

- Rèn kĩ năng nghe:

+ Có khả năng tập trung cô kể chuyện, nhớ chuỵện.

+ Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn; kể tiếp được lời kể của bạn.

I. -Tranh Sự tích hồ Ba Bể

- Liễn từ

III. – GV kể: Giọng kể thong thả , rõ ràng; nhanh hơn ở đoạn kể về tai hoạ trong đêm hội; chậm rãi ở đoạn kết. Chú ý nhấn giọng những từ ngữ gợi cảm, gợi tả về hình dáng khổ sở của bà cụ ăn xin, sự xuất hiện của con giao long, nỗi khiếp sợ của mẹ con bà nông dân, nỗi kinh hoàng của mọingười khi đất dưới chân rung chuyển, nhà cửa, người vật chìm nghỉm dưới nước.

IV. HD hs kể

- Chỉ yêu cầu các em kể đúng cốt chuyện, không cần lặp lại nguyên văn từng lời của cô.

- Phải thật tự nhiên khi kể chuyện.

V. Kể cho ba mẹ. nghe ở nhà.

 

doc 18 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1261Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Kể chuyện Lớp 4 - Nguyễn Thị Phượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
KỂ CHUYỆN: SỰ TÍCH HỒ BA BỂ
– Rèn kĩ năng nói:
+ Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, hs kể lại được câu chuyện đã nghe, có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên.
+Hiểu truyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện: Ngoài việc giải thích sự hình thành hồ Ba Bể, câu chuỵện còn ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái, khẳng định người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng. 
Rèn kĩ năng nghe:
+ Có khả năng tập trung cô kể chuyện, nhớ chuỵện.
+ Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn; kể tiếp được lời kể của bạn.
-Tranh Sự tích hồ Ba Bể
- Liễn từ
III. – GV kể: Giọng kể thong thả , rõ ràng; nhanh hơn ở đoạn kể về tai hoạ trong đêm hội; chậm rãi ở đoạn kết. Chú ý nhấn giọng những từ ngữ gợi cảm, gợi tả về hình dáng khổ sở của bà cụ ăn xin, sự xuất hiện của con giao long, nỗi khiếp sợ của mẹ con bà nông dân, nỗi kinh hoàng của mọingười khi đất dưới chân rung chuyển, nhà cửa, người vật chìm nghỉm dưới nước...
HD hs kể
Chỉ yêu cầu các em kể đúng cốt chuyện, không cần lặp lại nguyên văn từng lời của cô.
Phải thật tự nhiên khi kể chuyện.
Kể cho ba mẹ.... nghe ở nhà.
Ngày soạn:
Ngày giảng:
KỂ CHUYỆN: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
(Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
- Kể lại được bằng ngôn ngữ và cácch diễn đạt của mình truyện thơ Nàng tiên Ốc
- Thể hiện lời kể tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung truyện 
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Con người cần yêu thương, giup đỡ lẫn nhau
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Mỗi hs/1 quyển sgk
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS kể lại câu chuyện: Sự tích hồ Ba Bể 
- Nhận xét cho điểm từng HS
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài:
b. Tìm hiểu câu chuyện
 GV đọc diễn cảm toàn bài thơ
- Gọi HS đọc bài thơ 
- HS đọc thầm bài thơ và đặt câu hỏi:
- Câu chuyện kết thúc thế nào?
c. Hướng dẫn kể chuyện:
- Gọi HS khá kể mẫu đoạn 1
- Chia nhóm HS, yêu cầu HS dựa vào tranh minh hoạ và các câu hỏi tìm hiểu kể lại từng đoạn cho các bạn nghe
- Kể trước lớp: Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày 
d. Hướng dẫn kể toàn bộ câu chuyện:
- Yêu cầu HS kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm 
- Tổ chức cho HS thi kể trước lớp 
e. Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện:
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi về ý nghĩa câu chuyện
3. Củng cố đặn dò:
- Hỏi: Câu chuyện Nàng tiên Ốc giúp em hiểu gì?
- Kết luận về ý nghĩa câu chuyện 
- 2 HS nối tiếp nhau kể lại chuyện 
- Lắng nghe 
- 3 HS nối tiếp nhau đọc
- HS tự trả lời 
- Bà lão và nàng tiên sống hạnh phúc,thương yêu nhau
- HS khá kể lại, cả lớp theo dõi
- HS kể trong nhóm
- Đại diện các nhóm lên trình bày
- Kể trong nhóm
- 2 đến 3 HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp 
- 2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi về ý nghiã câu chuyện
Con người phải yêu thương nhau, sống nhân hậu sẽ có cuộc sống hạnh phúc
Ngày soạn:
Ngày giảng:
KỂ CHUYỆN:KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
(Tiết 3)
I.MỤC TIÊU
- Kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc về lòng nhân hậu.
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện các bạn kể.
- Nghe và biết nhận xét đánh giá lời kể và ý nghĩa câu chuyện bạn vừa kể.
- Rèn luyện thói quen ham đọc sách.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Dặn HS sưu tầm các truyện nói về lòng nhân hậu. 
- Bảng lớp viết sẵn đề bài có mục gợi ý 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS kể lại truyện thơ: Nàng tiên Ốc
- Nhận xét cho điểm từng HS
2. Bài mới
a.Giới thiệu bài:
- Gọi HS giới thiệu những quyển truyện đã chuẩn bị 
b.Hướng dẫn kể chuyện:
a) Tìm hiểu bài:
- Dùng phấn màu gạch chân dưới các từ:được nghe, được đọc,lòng nhân hậu.
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc phần gợi ý
- Hỏi: + Lòng nhân hậu được biểu hiện ntn? Lấy ví dụ 1 số truyện về lòng nhân hậu mà em biết.
+ Em đọc câu chuyện của mình ở đâu ?
- Yêu cầu HS đọc kĩ phần 3 và mẫu. GV ghi nhanh các tiêu chí đánh giá lên bảng.
b) Kể chuyện trong nhóm:
- Chia nhóm 4 HS 
c) Thi kể và trao đổi về ý nghĩa của truyện.
- Tổ chức cho HS thi kể.
3. Củng cố đặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện mà em nghe các bạn kể cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau. 
- 2 HS kể chuyện
- 3 đến 5 HS giới thiệu
- 2 HS đọc thành tiếng đề bài 
- 4 HS nối tiếp nhau đọc
- Trả lời nối tiếp
- Đọc
- 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới cùng kể chuyện, nhận xét bổ sung cho nhau nghe.
- HS thi kể, HS khác lắng nghe để hỏi lại bạn.
Ngày soạn:
Ngày giảng:
KỂ CHUYỆN: MỘT NHÀ THƠ CHÂN CHÍNH
(Tiết 4)
I/ Mục tiêu:
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ trả lời được các câu hỏi về nội dung, kể lai toàn bộ câu chuyện một cách tự nhiên, phối hợp với nét mặt, cử chỉ, điệu bộ
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện các bạn kể: Ca ngợi nhà thơ chân chính, có khí phách cao đẹp, thà chết trên giàn lửa thiêu, không chịu khuất phục cường quyền
- Nghe và biết nhận xét đánh giá lời kể và ý nghĩa câu chuyện bạn vừa kể
II/ Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ truyện trang 40 SGK
Liễn từ 
III/ Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS kể lại đã nghe đã học về lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu đùm bọc lẫn nhau 
- Nhận xét cho điểm từng HS
2. Bài mới
a Giới thiệu bài:
- Treo tranh minh hoạ và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
+ Đưa ra tên bài học
b GV kể chuyện:
- Y/c HS đọc thầm các câu hỏi ở B1
- GV kể 2 lần
c Kể lại câu chuyện:
a) Tìm hiểu truyện
- Phát giấy bút dạ cho từng nhóm 
- Y/c HS trong nhóm trao đổi, thảo luận để có câu trả lời đúng
- Y/c nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét bổ sung cho từng câu hỏi 
- KL câu trả lời đúng 
- Gọi HS đọc lại phiếu 
b) Hướng dẫn kể chuyện:
- Y/c dựa vào câu hỏi và tranh minh hoạ kể chuyện trong nhóm theo từng câu hỏi và toàn bộ câu chuyện
- Gọi HS kể chuyện
- Nhận xét cho điểm HS 
- Goi HS kể lại toàn bộ câu chuyện
- Gọi HS nhận xét bạn kể 
- Cho điểm HS
c) Tìm ý nghĩa câu chuyện
- Hỏi:
+ Vì sao nhà vua hung bạo thế lại đột ngột thay đổi thái độ?
+ Nhà vua khâm phục khí phách của nhà thơ mà thay đổi hay chỉ muốn đưa các nhà thơ lên giàn hoả thiêu để thử thách 
+ Câu chuyện có ý nói gì?
- Gọi HS nêu ý nghĩa của câu chuyện 
- Tổ chức cho HS thi kể 
- Nhận xét để tìm ra bạn kể hay nhất, hiểu ý nghĩa câu chuyện nhất
3. Củng cố dặn dò:
- Gọi HS kể lại toàn bộ câu chuyện và nêu ý nghĩa của chuyện 
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau 
- 2 HS kể chuyện
- HS trả lời 
- Nhận đồ dùng học tập 
- 1 HS đọc câu hỏi, các HS khác trả lời và thống nhất ý kiến và viết vào phiếu 
- Dán phiếu, nhận xét, bổ sung 
- Chữa vào phiếu của nhóm mình (nếu sai)
- 1 HS đọc câu hỏi, 2 HS đọc câu trả lời 
- Khi 1 HS kể các em khác lắng nghe, nhận xét bổ sung cho bạn
- Gọi 4 HS kể chuyện tiếp nối nhau 
- 3 đến 5 HS kể 
- Nhận xét bạn theo các tiêu chí đã nêu
- Tiếp nối nhau trả lời đến khi có câu trả lời đúng 
+ Vì nhà vua khâm phục khí phách của nhà thơ 
+ Nhà vua thật sự kham phục lòng trung thực của nhà thơ, dù chết ccũng không được nói sai sự thật
+ Ca ngợi nhà thơ chan chính thà chết trên giàn lữa thiêu chứ không ca ngợi ông vua tàn bạo. Khí phách thái độ đã khiến cha nhà vua khâm phục
- 3 HS nhắc lại
- HS thi kể và nói ý nghĩa câu chuyện
Ngày soạn:
Ngày giảng:
KỂ CHUYỆN: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ HỌC
(Tiết 5)
I/ Mục tiêu:
- Kể lại toàn bộ câu chuyện đã nghe, đã học có nội dung nói vê tính trung thực 
- Hiểu được ý nghĩa nội dung câu chuyện 
- Kể bằng lời của mình mộtcách hấp dẫn, sinh động kèm theo cử chỉ 
- Nghe và biết nhận xét đánh giá lời kể và ý nghĩa câu chuyện bạn vừa kể
II/ Đồ dùng dạy học:
- GV và HS mang đến lớp những truyện đã sưu tầm về tính trung thực
III/ Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS nối tiếp nhau kể từng đoạn 1 nhà thơ chân chính
- 1 HS kể toàn truyện 
Hỏi HS về ý nghĩa câu chuyện
- Nhận xét cho điểm từng HS
2. Bài mới
a Giới thiệu bài:
b Tìm hiểu bài:
a) Tìm hiểu đề bài:
- Gọi HS đọc đề bài. GV phân tích đề, dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: được nghe được đọc tính trung thực
-Gọi HS nối tiếp nhau đọc phần gợi ý
- Hỏi:
+ Tính trung thực biểu hiện ntn? Lấy ví dụ một truyện về tính trung thực mà em biết?
- Em đọc câu chuyện ở đâu?
- Y/c HS đọc kĩ phần 3
- GV ghi nhanh các tiêu chí đánh giá lên bảng
b) Kể chuyện trong nhóm
- Chia nhóm 4 HS 
- GV ghi giúp đỡ từng nhóm, y/c HS kể lại truyện theo đúng trình tự ở mục 3
- Gợi ý cho HS các câu hỏi 
c) Thi kể và nói ý nghĩa câu chuyện
- Tổ chức cho HS thi kể 
- Gọi HS Nhận xét bạn kể theo tiêu chí đã nêu 
- Cho HS điểm 
- Bình chọn:
+ Bạn có câu chuyện hay nhất?
+ Bạn kể chuỵên hấp dẫn nhất?
- Tuyên dương, trao phần thưởng 
3. Củng cố đặn dò:
- Khuyến khích HS nên tìm truyện đọc 
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau 
- 3 HS thực hiện theo y/c 
+ 2 HS đọc đề
+ 4 HS nối tiếp nhau đọc
- Trả lời tiếp nối 
+ Không vì của cải hay tình cảm riêng tư mà làm trái lẽ công bằng: Ông Tô Hiến Thành trong truyện một người chính trực
- Trên sách báo, sách đạo đức, ti vi 
- 2 HS đọc lại 
- 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới cùng kể chuyện, nhận xét, bổ sung cho nhau nghe
- HS thi kể, HS khác lắng nghe để hỏi lại bạn hoặc trả lời câu hỏi của bạn tạo không khí sôi nổi, hào hứng
- Nhận xét bạn kể 
Ngày soạn:
Ngày giảng:
KỂ CHUYỆN: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ HỌC
(Tiết 6)
I/ Mục tiêu:
- Kể lại toàn bộ câu chuyện đã nghe, đã học có nội dung nói vê lòng tự trọng
- Hiểu được ý nghĩa nội dung câu chuyện 
- Kể bằng lời của mình một cách hấp dẫn, sinh động kèm theo cử chỉ 
- Nghe và biết nhận xét đánh giá lời kể và ý nghĩa câu chuyện bạn vừa kể
II/ Đồ dùng dạy học:
- GV và HS mang đến lớp những truyện đã sưu tầm về lòng tự trọng
- Đề bài viết sẵn trên bảng lớp 
III/ Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS kể lại câu chuyện tính trung thực và ý nghĩa câu chuyện
- Nhận xét cho điểm từng HS
2. Bài mới
a Giới thiệu bài:
b Tìm hiểu bài:
a) Tìm hiểu đề bài:
- Gọi HS đọc đề bài. GV phân tích đề, dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: được nghe được đọc lòng tự trọng
-Gọi HS nối tiếp nhau đọc phần g ... ọc
- Dặn HS về nhà viết lại câu chuyện bạn vừa kể và chuẩn bị bài sau 
- 3 HS lên bảng kể chuyện
- 2 HS đọc thành tiếng đề bài 
+ Là ước mơ phải có thật
- Nhân vật trong chuyện là em hoặc bạn bè, người thân
- 3 HS đọc thành tiếng 
- 1 HS đọc nội dung trên bảng phụ 
- Hoạt động trong nhóm 
- 10 HS tham gia kể chuyện
- Hỏi và trả lời câu hỏi 
- Nhận xét nội dung truyện và lời kể của bạn 
Ngày soạn:
Ngày giảng:
KỂ CHUYỆN:BÀN CHÂN KÌ DIỆU
(Tiết 11)
I/ Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng nói:
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS kể lại được câu chuyện Bàn chân kì diệu, phối hợp lời kể với điẹu bộ, nét mặt 
- Hiểu truyện. Rút ra được bài học cho mình từ tấm gương Nguyễn Ngọc Ký (bị tàn tật nhưng khao khát học tập, giàu nghị lực, có ý chí vươn lên nên đã đạt được điều minh mong ước)
2. Rèn kĩ năng nghe:
- Chăm chú nghe GV kể chuyện, nhớ câu chuyện 
- Nghe bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn 
II/ Đồ dùng dạy học:
Các tranh minh hoạ truyện trong SGK phóng to 
- Liễn từ
III/ Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Bài mới
1.1 Giới thiệu bài:
- Bạn nào còn nhớ tác giả của bài thơ Em thương đã học ở lớp 3
- Nêu mục tiêu
1.2 Kể chuyện
- GV kể chuyện
1.2 Hướng dẫn kể chuyện:
a) Kể trong nhóm 
- Chia nhóm 4 HS. Y/c HS trao đổi kể chuyện trong nhóm. GV đi giúp đỡ từng nhóm
b) Kể trước lớp 
- Tổ chức cho HS kể từng đoạn trước lớp 
- Mỗi nhóm cử 1 HS thi kể và kể 1 tranh 
- Nhận xét từng HS kể
- Tổ chức cho HS thi kể toàn truyện 
Khuyến khích những HS lắng nghe và hỏi lại bạn 1 số tình tiết 
+ Hai cánh tay của Kí có gì khác mọi người ?
+ Khi cô giáo đến nhà Kí đang làm gì?
+ Kí đã đạt được những thành công gì?
+ Nhờ đâu mà Kí đạt được những thành công đó?
- Nhận xét chung 
c) Tìm hiểu truyện 
+ Câu chuyện muốn khuyên ta điều gì?
+ Em học được điều gì ở Nguyễn Ngọc Kí? 
2. Củng cố đặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà viết lại câu chuyện bạn vừa kể và chuẩn bị bài sau 
- Tác giả của bài thơ Em thương là nhà thơ Nguyễn Ngọc Kí
- Lắng nghe
- HS trong nhóm thảo luận, kể chuyện. 
- Các tổ cử đại diện thi kể 
- 3 đến 5 HS tham gia thi kể 
- Nhận xét đánh giá lời bạn kể theo các tiêu chí đã nêu
+ Phải kiên trì, nhẫn nại, vượt lên mọi khó khăn thì sẽ đạt được mong ước của mình 
+ Tinh thần ham học. Nghị lực vươn lên trong cuộc sống
Ngày soạn:
Ngày giảng:
KỂ CHUYỆN:KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ HỌC 
(Tiết 12)
I/ Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng nói:
- HS kể được câu chuyện đã nghe, đã học có cốt chuyện, nhân vật, nói về người có nghị lực, có ý chí vươn lên một cách tự nhiên, bằng lời của mình 
- Hiểu và trao đổi được các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện (đoạn truyện)
2. Rèn kĩ năng nghe: Nghe bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn 
II/ Đồ dùng dạy học:
- Một số truyện viết về người có nghị lực: Truyện cổ ngụ ngôn, truyện cười, 
- Bảng lớp viết Đề tài 
- Giấy khổ to (hoặc bảng phụ) viết gợi ý 3 trong SGK, tiêu chuẩn đánh giá bài KC
III/ Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS nối tiếp nhau kể từng đoạn truyện Bàn chân kì diệu và trả lời câu hỏi: Em học được gì ở nguyễn Ngọc kí 
- Gọi HS kể toàn truyện 
- Nhận xét 
1. Bài mới
Hướng dẫn kể chuyện:
- Gọi HS đọc đề bài 
- GV phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch dưới các từ: được nghe, được đọc, có nghị lực
- Gọi HS đọc gợi ý
- Gọi HS giới thiệu những truyện em đã được đọc, được nghe về người có nghị lực và nhận xét 
- Gọi HS giới thiệu về câu chuyện mình định kể 
- Y/c HS đọc gợi ý 3 trên bảng 
a) Kể trong nhóm 
- HS thực hành kể theo nhóm 
- GV đi giúp đỡ từng nhóm
b) Kể trước lớp 
- Tổ chức cho HS thi kể 
- GV khuyến khích HS lắng nghe và hỏi lại bạn kể những tình tiết về nội dung truyện, ý nghĩa truyện 
- Nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất 
- Cho điểm HS kể tốt 
2. Củng cố đặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà viết lại câu chuyện bạn vừa kể và chuẩn bị bài sau 
- 3 HS lên bảng thực hiện y/c
- Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị của các tổ viên
- 2 HS đọc thành tiếng 
- 4 HS nối tiếp nhau đọc từng gợi ý 
- Lần lượt HS giới thiệu truyện 
- Lần lượt 3 – 5 HS giới thiệu về nhân vật mình định kể 
- 2 HS đọc thành tiếng 
- 2 HS ngồi cùng bàn kể truyện, trao đổi về ý nghĩa truyện với nhau 
- 5 – 7 HS thi kể và trao đổi về ý nghĩa truyện 
Ngày soạn:
Ngày giảng:
KỂ CHUYỆN: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
(Tiết 13)
I/ Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng nói:
- HS chọn được 1 câu chuyện mình đã chứng kiến hoặc tham gia thể hiện tinh thần kiên trì vượt khó. Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện 
- Lời kể tự nhiên, chân thực, có thể kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ
2. Rèn kĩ năng nghe: Nghe bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn 
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bảng lớp viết đề bài 
III/ Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS kể lại truyện em đã nghe, đã đọc về người có nghị lực
- Nhận xét 
 Bài mới
Hướng dẫn kể chuyện:
- Gọi HS đọc đề bài 
- GV phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch dưới các từ: chứng kiến, tham gia, kiên trrì vượt khó
- Gọi HS đọc gợi ý
+ Thế nào là người có tinh thần vượt khó?
+ Em kể về ai? Câu chuyện đó ntn?
- Y/c HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK và mô tả những gì em biết 
- Y/c HS đọc gợi ý 3 trên bảng 
a) Kể trong nhóm 
- HS kể chuyện theo cặp
- GV đi giúp đỡ từng nhóm
b) Kể trước lớp 
- Tổ chức cho HS thi kể 
- GV khuyến khích HS lắng nghe và hỏi lại bạn kể những tình tiết về nội dung truyện, ý nghĩa truyện 
- Gọi HS nhận xét bạn kể chuyện 
- Nhận xét HS kể 
- Cho điểm HS kể tốt 
2. Củng cố đặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện mà em nghe các bạn kể cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau 
- 2 HS kể trước lớp 
- Lắng nghe
- 
- 2 HS đọc thành tiếng 
- 3 HS nối tiếp nhau đọc từng gợi ý 
+ Người có tinh thần vượt khó là người không quản ngại khó khăn, vất vả, luôn cố gắng, khổ công để làm được công việc mà mình mong muốn 
+ Tiếp nối nhau trả lời 
- 2 HS giới thiệu
- 1 HS đọc thành tiếng 
- 2 HS ngồi cùng bàn kể truyện, trao đổi 
- 5 – 7 HS thi kể và trao đổi về ý nghĩa truyện 
- Nhận xét lời kể của bạn theo tiêu chí đã nêu
Ngày soạn:
Ngày giảng:
KỂ CHUYỆN: BÚP BÊ CỦA AI ?
(Tiết 14)
I/ Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng nói:
- Nghe GV kể câu chuyện Búp bê của ai?, nhớ được câu chuyện, nói đúng lời phát minh cho từng tranh minh hoạ truyện, kể lại đựoc câu chuyện bằng lời kể búp bê, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt
- Hiểu truyện: Biết phát triển thêm phần kết của câu chuyện theo tình huống giả thiết
2. Rèn kĩ năng nghe: 
- Chăm chú nghe GV kể chuyện, nhớ chuyện 
- Nghe bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn 
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bảng lớp viết Đề bài 
III/ Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS kể lại truyện em đã chứng kiến hoặc tham gia thể hiện tinh thấn kiên trì vượt khó 
- Nhận xét 
2. Bài mới
Hướng dẫn kể chuyện:
- Y/c HS quan sát tranh, thảo luận theo cặp để tìm lời thuyết minh cho từng tranh 
- Phát băng giấy và bút dạ cho từng nhóm. Nhóm nào làm xong trước dán băng giấy dưới mỗi bức tranh 
- Gọi các nhóm có ý kiến khác bổ sung 
- Nhận xét, sửa lời thuyết minh 
- Y/c HS kể lại truyện trong nhóm. GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn
- Gọi HS kể toàn truyện trước lớp 
- Nhận xét HS kể chuyện 
Hỏi: + Kể chuyện bằng lời của búp bê là ntn?
+ Khi kể phải xưng hô thế nào?
- Gọi 1 HS giỏi kể mẫu trước lớp 
- Y/c HS kể truyện trong nhóm. GV đi giúp đỡ các gặp khó khăn
- Tổ chức cho HS thi kể 
- Gọi HS nhận xét bạn kể chuyện 
- Nhận xét 
- Gọi HS đọc y/c BT3
- Y/c HS tự làm bài 
- Gọi HS trình bày. Sau mỗi HS trình bày, GV sửa lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp cho từng HS và cho điểm HS 
2. Củng cố đặn dò:
- Câu chuyện muốn nói với các em điều gì?
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà luôn biết yêu quý mọi vật quanh mình, kể lại chuyện cho người thân nghe 
- 2 HS kể trước lớp 
- Lắng nghe
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận 
- Viết lời thuyết minh ngắn gọn, đúng nội dung, đủ ý vào băng giấy 
- Bổ sung
- Đọc lời thuyết minh 
- 4 HS kể chuyện trong nhóm 
- 3 HS tham gia kể 
- Mình đóng vai búp bê để kể lại chuyện 
+ Tôi hoặc tớ, mình, em
- 1 HS kể
- 2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện cho nhau nghe 
- 3 HS kể từng đoạn truyện
- Nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu
- 1 HS đọc thành tiếng 
- Viết phần kết truyện ra nháp 
- 5 đến 7 HS trình bày 
Ngày soạn:
Ngày giảng:
KỂ CHUYỆN: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
(Tiết 15)
I/ Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng nói:
- Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã học về đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em 
- Hiểu truyện, trao đổi được với bạn về tính cách của nhân vật và ý nghĩa của câu chuyện 
2. Rèn kĩ năng nghe: 
- Nghe bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn 
II/ Đồ dùng dạy học:
- Một số truyện viết đồ chơi của trẻ em hoặc nnững con vật gần gũi với trẻ em: truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười 
- Bảng lớp viết sẵn đề bài
III/ Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau kể truyện Búp bê của ai? Bằng lời của búp bê
- Nhận xét 
1. Bài mới
Hướng dẫn kể chuyện:
a) Tìm hiểu đề bài?
- Gọi HS đọc y/c 
- Phân tích đề bài. Dùng phấn màu gạch chân dưới các từ ngữ: đồ chơi của trẻ em, con vật gần gũi 
+ Em còn biết những chuyện nào có nhân vật là đồ chơi của trẻ em hoặc là con vật gấn gũi với trẻ em?
- Em hãy giới thiệu câu chuyện mình kể cho các bạn nghe 
b) Kể trong nhóm 
- Y/c HS kể chuyện và trao đổi với bạn về tính cách nhân vật, ý nghĩa truyện 
GV đi giúp đỡ các em gặp khó khăn.
c) Kể trước lớp
- Tổ chức cho HS thi kể 
- Khuyến khích HS hỏi lại bạn về tính cách nhân vật, ý nghĩa truyện 
- Gọi HS nhận xét bạn kể 
- Nhận xét và cho điểm HS 
2. Củng cố đặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà kể lại chuyện đã nghe cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau
- 3 HS kể trước lớp 
- 1 HS đọc thành tiếng 
- Lắng nghe
- 2 đến 3 HS giỏi giới thiệu mẫu
- 2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện, trao đổi với nhau về nhân vật, ý nghĩa chuyện 
- 5 đến 7 HS thi kể 
- HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu

Tài liệu đính kèm:

  • dockechuyen.doc