Giáo án Khoa học 4 - Bài 29 đến 70 - Giáo viên: Hoàng Hữu Vinh

Giáo án Khoa học 4 - Bài 29 đến 70 - Giáo viên: Hoàng Hữu Vinh

Bài 29

Khoa học: TIẾT KIỆM NƯỚC

I/ Mục tiêu:

-KT: -Kể được những việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm nước.

-KN: -Hiểu được ý nghĩa của việc tiết kiệm nước.

-TĐ:-Luôn có ý thức tiết kiệm nước và vận động tuyên truyền mọi người cùng thực hiện.

II/ Đồ dùng dạy- học:

 -Các hình minh hoạ trong SGK trang 60, 61 (phóng to).

 -HS chuẩn bị giấy vẽ, bút màu.

III/ Hoạt động dạy- học:

1.Ổn định lớp:

2.Kiểm tra bài cũ:

- Chúng ta cần làm gì để bảo vệ nguồn nước ?

 -Nhận xét câu trả lời và cho điểm HS.

3. Bài mới:

* Giới thiệu bài:

 -Hỏi: Để giữ gìn nguồn tài nguyên nước chúng ta cần phải làm gì ?

-GV giới thiệu: Vậy chúng ta phải làm gì để tiết kiệm nước ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó.

 

doc 116 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 560Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học 4 - Bài 29 đến 70 - Giáo viên: Hoàng Hữu Vinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 29
Khoa học: TIẾT KIỆM NƯỚC
I/ Mục tiêu:
-KT: -Kể được những việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm nước.
-KN: -Hiểu được ý nghĩa của việc tiết kiệm nước.
-TĐ:-Luôn có ý thức tiết kiệm nước và vận động tuyên truyền mọi người cùng thực hiện.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 -Các hình minh hoạ trong SGK trang 60, 61 (phóng to).
 -HS chuẩn bị giấy vẽ, bút màu.
III/ Hoạt động dạy- học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1p
3p
2p
8p
10p
8p
3p
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: 
- Chúng ta cần làm gì để bảo vệ nguồn nước ?
 -Nhận xét câu trả lời và cho điểm HS.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: 
 -Hỏi: Để giữ gìn nguồn tài nguyên nước chúng ta cần phải làm gì ?
-GV giới thiệu: Vậy chúng ta phải làm gì để tiết kiệm nước ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó.
* Hoạt động 1: Những việc nên và không nên làm để tiết kiệm nước.
-GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm theo định hướng.
-Yêu cầu các nhóm quan sát các hình minh hoạ được giao.
-Trong hình vẽ những gì
-việc làm đó nên hay không nên
làm ? Vì sao ?
-GV giúp các nhóm gặp khó khăn.
-Gọi các nhóm trình bày, các nhóm khác có cùng nội dung bổ sung.
* Kết luận: Nước sạch không phải tự nhiên mà có, chúng ta nên làm theo những việc làm đúng và phê phán những việc làm sai để tránh gây lãng phí nước.
 * Hoạt động 2: Tại sao phải thực hiện tiết kiệm nước. 
 -Yêu cầu HS quan sát hình vẽ 7 và 8
 1) Em có nhận xét gì về hình vẽ b trong 2 hình ?
 2) Bạn nam ở hình 7a nên làm gì ? Vì sao ?
-GV nhận xét câu trả lời của HS.
 -Hỏi: Vì sao chúng ta cần phải tiết kiệm nước ?
 * Kết luận: Nước sạch không phải tự nhiên mà có. Nhà nước phải chi phí nhiều công sức, tiền của để xây dựng các nhà máy sản xuất nước sạch. Trên thực tế không phải địa phương nào cũng được dùng nước sạch. Mặt khác, các nguồn nước trong thiên nhiên có thể dùng được là có giới hạn. Vì vậy chúng ta cần phải tiết kiệm nước. Tiết kiệm nước vừa tiết kiệm được tiền cho bản thân, vừa để có nước cho nhiều người khác, vừa góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên nước.
* Hoạt động 3: Trò chơi:
(Đội tuyên truyền giỏi).
-GV tổ chức cho HS đóng vai theo nhóm.
-Yêu cầu các nhóm đóng vai với nội dung tuyên truyền, cổ động mọi người cùng tiết kiệm nước.
-Yêu cầu các nhóm thi biểu diễn cách giới thiệu, tuyên truyền. Mỗi nhóm cử 1 bạn làm ban giám khảo.
-Cho HS quan sát hình minh hoạ 9.
-Gọi 2 HS thi hùng biện về hình vẽ.
-GV nhận xét, khen ngợi các em.
* Kết luận: Chúng ta không những thực hiện tiết kiệm nước mà còn phải vận động, tuyên truyền mọi người cùng thực hiện.
3.Củng cố- dặn dò:
-Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
-Dặn HS luôn có ý thức tiết kiệm nước và tuyên truyền vận động mọi người cùng thực hiện.
-GV nhận xét giờ học.
-2 HS trả lời .
-HS trả lời
-HS lắng nghe.
-HS thảo luận.
-HS quan sát, trình bày.
-HS trả lời.
Hình 1: Nên làm.
Hình 2: Không nên làm.
Hình 3: Nên làm.
Hình 4: Không nên làm.
Hình 5: Nên làm.
Hình 6: Không nên làm.
-HS lắng nghe.
-Hoạt động nhóm đôi.
-Quan sát, trình bày ý kiến.
-HS lắng nghe.
-HS thảo luận và tìm đề tài.
-HS đóng vai và trình bày lời giới thiệu trước nhóm.
-Các nhóm trình bày và giới thiệu nhóm mình.
-HS quan sát.
-HS trình bày.
-HS lắng nghe.
Bài 30:
Khoa học:LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT CÓ KHÔNG KHÍ ?
I/ Mục tiêu:
 +KT:-Tự làm thí nghiệm để chứng minh không khí có ở xung quanh ta, xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng.
 +KN-Hiểu được khí quyển là gì. 
 TĐ:-Có lòng ham mê khoa học, tự làm một số thí nghiệm đơn giản để khám phá khoa học.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 -Các hình minh hoạ trang 62, 63 / SGK (phóng to).
 -HS hoặc GV chuẩn bị theo nhóm: 2 túi ni lông to, dây thun, kim băng, chậu nước, chai không, một viên gạch hoặc cục đất khô.
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1p
3p
2p
8p
12p
7p
3p
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: 
1) Vì sao chúng ta phải tiết kiệm nước ?
2) Chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để tiết kiệm nước ?
-GV nhận xét và cho điểm HS.
3.Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài:
+Trong quá trình trao đổi chất, con người, động vật, thực vật lấy những gì từ môi trường ?
+Theo em không khí quan trọng như thế 
nào ?
-GV giới thiệu: Trong không khí có khí ô-xy rất cần cho sự sống. Vậy không khí có ở đâu ? Làm thế nào để biết có không khí ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi này.
 *Hoạt động 1: Không khí có ở xung quanh ta.
-GV cho từ 3 HS cầm túi ni lông chạy dọc hành lang của lớp. Khi chạy mở miệng túi rồi sau đó dùng dây thun buộc chặt miệng túi lại.
+ Em có nhận xét gì về những chiếc túi này?
+ Cái gì làm cho chiếc túi căng phồng ?
 + Điều đó chứng tỏ XQ ta có gì ?
* Kết luận: Thí nghiệm các em vừa làm chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta. Khi bạn chạy với miệng túi mở rộng, không khí sẽ tràn vào túi ni lông và làm nó căng phồng.
 * Hoạt động 2: Không khí có ở quanh mọi vật. 
 -Gọi 3 HS đọc nội dung 3 thí nghiệm trước lớp.
 -Yêu cầu các nhóm tiến hành làm thí nghiệm.
 -GV giúp đỡ các nhóm để đảm bảo HS nào cũng tham gia.
 -Yêu cầu các nhóm quan sát, ghi kết quả thí nghiệm theo mẫu:
Hiện tượng kết luận.
-Gọi đại diện các nhóm lên trình bày lại thí nghiệm và nêu kết quả. 
-GV ghi nhanh các kết luận của từng thí nghiệm lên bảng.
 -Hỏi: Ba thí nghiệm trên cho em biết điều gì ?
*Kết luận: Xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí.
-Treo hình minh hoạ 5 trang 63 / SGK. 
-Không khí có ở khắp mọi nơi, lớp không khí bao quanh trái đất gọi là khí quyển.
-Gọi HS nhắc lại định nghĩa về khí quyển.
*Hoạt động 3: Em làm thí nghiệm. 
-GV tổ chức cho HS thi theo tổ.
-Tìm những thí nhiệm chứng tỏ không khí có khắp mọi nơi. 
 -GV nhận xét Bổ sung.
 3.Củng cố- dặn dò:
 -Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
 -Dặn HS về nhà mỗi HS chuẩn bị 3 quả bóng với những hình dạng khác nhau.
 -GV nhận xét tiết học.
-2 HS trả lời.
-Theo dõi, bổ sung.
+ Lấy không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường.
+Có thể nhịn ăn, nhịn uống trong một thời gian nhưng không thể nhịn thở vài ba phút.
-HS lắng nghe.
-HS thực hiện.
-lớp quan sát để trả lời.
+Những túi ni lông phồng lên như đựng gì bên trong.
+Không khí tràn vào miệng túi và khi ta buộc lại nó phồng lên.
+Không khí.
-HS lắng nghe.
-Hoạt động nhóm 4.
-HS tiến hành làm thí nghiệm và trình bày trước lớp.
Thí nghiệm: 1
Thí nghiệm 2
Thí nghiệm 3
-HS lắng nghe.
-HS quan sát lắng nghe.
-3 HS nhắc lại.
-Không khí có ở trong mọi vật: túi ni lông, chai rỗng, hòn gạch, đất khô.
-Quan sát.
-Nghe.
-2 HS nhắc lại
-HS thảo luận.
-HS trình bày.
-Theo dõi, ghi bài. 
Bài 31:
Khoa học :KHÔNG KHÍ CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ ?
I/ Mục tiêu:
-KT: Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của không khí: Trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định. Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra.
-KN: Biết được ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống.
-TĐ: Có ý thức giữ sạch bầu không khí chung.
II/ Đồ dùng dạy- học:
-HS: chuẩn bị bóng bay và dây thun hoặc chỉ để buộc.
-GV chuẩn bị: Bơm tiêm, bơm xe đạp, quả bóng đá, 1 lọ nước hoa hay xà bông thơm.
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1p
3p
2p
8p
9p
9p
5p
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
-Không khí có ở đâu ? Lấy ví dụ chứng minh ?
-Em hãy nêu định nghĩa về khí quyển ?
-Nhận xét và cho điểm.
3.Dạy bài mới:
*Giới thiệu bài: 
-Không khí có ở đâu?
-Các em có nhìn thấy, ngửi tháy hay sờ thấy không khí không?
- Không khí có ở xung quanh chúng ta mà ta lại không thể nhìn, sờ hay ngửi thấy nó. Vì sao vậy ? Bài học hôm nay sẽ làm sáng tỏ điều đó.
-Ghi đề bài lên bảng.
* Hoạt động 1: Màu, mùi, vị của không khí :
-GV giơ cho cả lớp quan sát chiếc cốc thuỷ tinh rỗng và hỏi. Trong cốc có chứa gì ?
-Không khí có màu gì ?
-Cho học sinh ngưuir và nếm để xá định mùi và vị của không khí ?
-GV xịt nước hoa vào một góc phòng và hỏi: Em ngửi thấy mùi gì ?
-Đó có phải là mùi của không khí hay không? Vậy do đâu mà có ?
-Khi ta ngửi thấy có một mùi thơm hay mùi khó chịu, đấy không phải là mùi của không khí mà là mùi của những chất khác có trong không khí như là: mùi nước hoa, mùi thức ăn, mùi hôi thối của rác thải 
-Vậy không khí có tính chất gì ?
*Hoạt động 2: Hình dạng của không khí (Trò chơi: Thi thổi bóng).
-Cái gì làm cho những quả bóng căng phồng lên ?
-Hình dạng các quả bóng này ntn?
-Không khí có hình dạng ntn?
 * Kết luận: Không khí không có hình dạng nhất định mà nó có hình dạng của toàn bộ khoảng trống bên trong vật chứa nó.
 -Hỏi: Còn những ví dụ nào cho em biết không khí không có hình dạng nhất định?
 * Hoạt động 3: Sự nén lại hoặc giãn ra của không khí. 
-Phát cho mỗi nhóm một bơm kim tiêm, hương dẫn làm thí nghiệm.
-Qua thí nghiệm này các em thấy không khí có tính chất gì ?
-Cho HS thực hành bơm bóng và giải thích hiện tượng.
*Tính chất của không khí?
-Để giữ gìn bầu không khí trong lành chúng ta nên làm gì ?
 3.Củng cố- dặn dò:
-Ứng dụng t/c của KK để làm gì?
-Nhận xét tiết học.
-Dặn chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm cho bài: “Thành phần của không khí”.
-2 HS trả lời,
-Xung quanh chúng ta luôn có không khí.
-Không.
-HS lắng nghe.
-Hoạt đọng cả lớp.
-Không khí.
-Không có màu.
-Không mùi, không vị.
-Em ngửi thấy mùi thơm.
-Đó không phải là mùi của không khí mà là mùi của nước hoa có trong không khí.
-HS lắng nghe.
-Không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị.
-Chơi theo tổ. cùng thổi bong bóng.
-Không khí được thổi vào quả bóng và bị buộc lại trong đó khiến quả bóng căng phồng lên.
-To, nhỏ, hình thù các con vật khác nhau, 
-Không khí không có hình dạng nhất định mà nó phụ thuộc vào hình dạng của vật chứa nó.
-HS lắng nghe.
-HS trả lời.
-Thay nhau làm theo hương dẫn, kết hợp xem hình 1b, 2c để két luận, trả lời.
-Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra.
-Thực hiên, giải thích.
-Trả lời
-Chúng ta nên thu dọn rác thải, tránh để bẩn, thối, bốc mùi vào không khí.
-HS trả lời.
-Theo dõi.
Bài 32
Khoa học: KHÔNG KHÍ GỒM NHỮNG THÀNH PHẦN NÀO ?
I/ Mục tiêu:
-KT: Làm thí nghiệm, quan sát để xác định được hai thành phần chính của không khí là khí ô-xy duy trì sự cháy và khí ni-tơ không duy trì sự cháy.
-KN: Biết được trong không khí còn có khí các-bô-níc, hơi nước, bụi, nhiều loại vi khuẩn khác.
TĐ: Luôn có ý thức giữ sạch bầu không khí trong ... ăn trong đó có con người.
-Trong khi 2 HS viết trên bảng, gọi HS dưới lớp giải thích sơ đồ chuỗi thức ăn trong đó có người.
-Trên thực tế thức ăn của con người rất phong phú. Để đảm bảo đủ thức ăn cung cấp cho nhu cầu sống, làm việc và phát triển, con người phải tăng gia sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi. Tuy nhiên, một số nơi, một số người đã ăn thịt thú rừng hoặc sử dụng chúng vào các việc khác đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến các loài sinh vật và môi trường sống của chúng thức ăn.
+Con người có phải là một mắc xích trong chuỗi thức ăn không ? Vì sao ?
 +Viêc săn bắt thú rừng, pha rừng sẽ dẫn đến tình trạng gì ?
 +Điều gì sẽ xảy ra, nếu một mắc xích trong chuỗi thức ăn bị đứt ? Cho ví dụ ?
 +Thực vật có vai trò gì đối với đời sống trên Trái Đất ?
 +Con người phải làm gì để đảm bảo sự cân bằng trong tự nhiên ?
-Kết luận: Con người cũng là một thành phần của tự nhiên. Hoạt động của con người làm thay đổi mạnh mẽ môi trường, thậm chí có thể làm thay đổi hẳn môi trường và sinh giới ở nhiều nơi. Con người có thể làm cho môi trường phong phú, giàu có hơn nhưng cũng rất dễ làm cho chúng bị suy thoái đi. Một khi môi trường bị suy thoái sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới các sinh vật khác, đồng thời đe doạ cuộc sống của chính con người. Vì vậy chúng ta phải bảo vệ sự cân bằng trong tự nhiên, bảo vệ môi trường nước, không khí, bảo vệ thực vật, đặc biệt là bảo vệ rừng. Vì thực vật đóng vai trò cầu nối giữa các yếu tố vô sinh và hữu sinh trong tự nhiên. Sự sống trên Trái Đất được bắt đầu từ thực vật.
 ØHoạt động 3: Thực hành: Vẽ lưới thức ăn
 Cách tiến hành
-GV cho HS hoạt động theo nhóm, mỗi nhóm có 4 HS.
-Yêu cầu HS xây dựng các lưới thức ăn trong đó có con người.
-Gọi 1 vài HS lên bảng giải thích lưới thức ăn của mình.
-Nhận xét về sơ đồ lưới thức ăn của từng nhóm.
 4.Củng cố
-Hỏi: Lưới thức ăn là gì ?
5.Dặn dò
-Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài ôn tập.
Hát
-HS lên bảng làm việc theo yêu cầu của GV.
-HS trả lời.
-Lắng nghe.
-Quan sát các hình minh họa.
-Tiếp nối nhau trả lời.
+Cú mèo: thức ăn của cú mèo là chuột.
+Rắn hổ mang: thức ăn của rắn hổ mang là gà, chuột, ếch, nhái. Rắn cũng là thức ăn của con người.
+Gà: thức ăn của gà là thóc, sâu bọ, côn trùng, cây rau non và gà cũng là thức ăn của đại bàng, rắn hổ mang.
-Mối quan hệ của các sinh vật trên bắt đầu từ cây lúa.
-Từng nhóm 4 HS nhận đồ dùng và hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn của GV.
-Nhóm trưởng điều khiển để lần lượt từng thành viên giải thích sơ đồ.
-Đại diện của 2 nhóm dán sơ đồ lên bảng và trình bày. Các nhóm khác bổ sung.
-Lắng nghe.
-Quan sát và trả lời.
+Nhóm vật nuôi, cây trồng, động vật hoang dã gồm nhiều sinh vật với nhiều chuỗi thức ăn hơn.
-HS giải thích sơ đồ đã hoàn thành.
 Gà Đại bàng .
 Cây lúa Rắn hổ mang .
 Chuột đồng Cú mèo .
-2 HS ngồi cùng bàn quan sát, trao đổi và nói cho nhau nghe.
+Hình 7: Cả gia đình đang ăn cơm. Bữa cơm có cơm, rau, thức ăn.
+Hình 8: Bò ăn cỏ.
+Hình 9: Sơ đồ các loài tảo à cá à cá hộp (thức ăn của người).
+Bò ăn cỏ, người ăn thị bò.
+Các loài tảo là thức ăn của cá, cá bé là thức ăn của cá lớn, cá lớn đóng hộp là thức ăn của người.
-2 HS lên bảng viết.
Cỏ à Bò à Người.
Các loài tảo à Cá à Người.
-Lắng nghe.
-Thảo luận cặp đôi và trả lời.
+Con người là một mắt xích trong chuỗi thức ăn. Con người sử dụng thực vật, động vật làm thức ăn, các chất thải của con người trong quá trình trao đổi chất lại là nguồn thức ăn cho các sinh vật khác.
+Việc săn bắt thú rừng, phá rừng sẽ dẫn đến tình trạng cạn kiệt các loài động vật, môi trường sống của động vật, thực vật bị tàn phá.
+Nếu một mắc xích trong chuỗi thức ăn bị đứt sẽ ảnh hưởng đến sự sống của toàn bộ sinh vật trong chuỗi thức ăn. Nếu không có cỏ thì bò sẽ chết, con người cũng không có thức ăn. Nếu không có cá thì các loài tảo, vi khuẩn trong nước sẽ phát triển mạnh làm ô nhiễm môi trường nước và chính bản thân con người cũng không có thức ăn.
+Thực vật rất quan trọng đối với sự sống trên Trái Đất. Thực vật là sinh vật hấp thụ các yếu tố vô sinh để tạo ra các yếu tố hữu sinh. Hầu hết các chuỗi thức ăn thường bắt đầu từ thực vật.
+Con người phải bảo vệ môi trường nước, không khí, bảo vệ thực vật và động vật.
-Lắng nghe.
-Các nhóm tham gia 
Bài 69-70
	ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI NĂM
I.Mục tiêu 
 Giúp HS củng cố và mở rộng kiến thức về:
 -Mối quan hệ giữa các yếu tố vô sinh và hữu sinh.
 -Vai trò của thực vật đối với sự sống trên Trái Đất.
 -Khả năng phán đoán, giải thích một số hiện tượng về nước, không khí, ánh sáng, nhiệt.
 -Thành phần các chất dinh dưỡng có trong thức ăn.
 -Vai trò của không khí, nước trong đời sống.
II.Đồ dùng dạy học 
 -Hình minh họa trang 138 SGK và câu hỏi 23, phô tô cho từng nhóm HS.
 -Giấy A4.
 -Thẻ có ghi sẵn một số chất dinh dưỡng và loại thức ăn.
III.Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
1. Ổn định
 2. KTBC
-Gọi 2 HS lên bảng vẽ chuỗi thức ăn trong tự nhiên, trong đó có con người và giải thích.
-Gọi 2 HS dưới lớp trả lời câu hỏi.
 +Điều gì sẽ xảy ra nếu một mắt xích trong chuỗi thức ăn bị đứt ?
 +Thực vật có vai trò gì đối với sự sống trên Trái Đất ?
-Nhận xét sơ đồ, câu trả lời của HS và cho điểm.
 3.Bài mới
 *Giới thiệu bài:
-Để chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra cuối năm và chúng thức ăn có thêm những kiến thức khoa học trong cuộc sống, bài học hôm nay sẽ giúp các em ôn tập về nội dung vật chất và năng lượng, thực vật và động vật.
 ØHoạt động 1: Trò chơi: Ai nhanh – Ai đúng
-Tổ chức cho HS thi trong từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 HS.
-Phát phiếu cho từng nhóm.
-Yêu cầu nhóm trưởng đọc nội dung câu hỏi, các thành viên trong nhóm xung phong trả lời, nhận xét, thư ký ghi lại câu trả lời của các bạn.
-Gọi các nhóm HS lên thi.
-1 HS trong lớp đọc câu hỏi, nhóm nào lắc chuông trước, nhóm đó được quyền trả lời. Trả lời đúng, được bốc thăm một phần thưởng.
-GV thu phiếu thảo luận của từng nhóm.
-Nhận xét, đánh giá câu trả lời của từng nhóm.
-Tuyên dương nhóm trả lời nhanh, đúng.
-Kết luận về câu trả lời đúng.
 ØHoạt động 2: Ôn tập về nước, không khí, ánh sáng, sự truyền nhiệt
-Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm, mỗi nhóm gồm 4 HS.
-Yêu cầu: Nhóm trưởng đọc câu hỏi, các thành viên trong nhóm cùng lựa chọn phương án trả lời và giải thích tại sao.
GV đi giúp đỡ từng nhóm, đảm bảo HS nào cũng được tham gia.
-Gọi HS trình bày, các nhóm khác bổ sung.
-Nhận xét, kết luận về câu trả lời đúng.
1 – b. Vì xung quanh mọi vật đều có không khí. Trong không khí có chứa hơi nước sẽ làm cho nước lạnh đi ngay. Hơi nước trong không khí ở chỗ thành cốc gặp lạnh nên ngưng tụ lại tạo thành nước. Do đó khi thức ăn sờ vào ngoài thành cốc thấy ướt.
-Đặt ra câu hỏi: Làm thế nào để cốc nước nóng nguội đi nhanh ?
-Gọi HS nêu phương án, GV ghi nhanh lên bảng.
-Kết luận: Các phương án mà các em nêu ra đều đúng, nhưng trong mọi nơi, mọi lúc thì phương án đặt cốc nước nóng vào chậu nước lạnh là tối ưu nhất vì nếu nơi không có tủ lạnh thì làm sao chúng ta có đá hoặc để cốc nước vào được. Khi đặt cốc nước nóng vào chậu nước lạnh, cốc nước đã truyền nhiệt sang cho chậu nước. Cốc nước tỏa nhiệt nên nguội đi rất nhanh.
 ØHoạt động 3: Trò chơi: Chiếc thẻ dinh dưỡng
 Cách tiến hành:
-GV chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 3 thành viên tham gia thi.
-Trên bảng GV dán sẵn 4 nhóm Vitamin A, D, B, C và các tấm thẻ rời có ghi tên các loại thức ăn. Trong vòng 1 phút các đội tham gia chơi hãy ghép tên của thức ăn vào tấm thẻ ghi chất dinh dưỡng có trong thức ăn đó. Cứ 1 thành viên cầm thẻ chạy đi ghép xong chạy về chỗ thì thành viên khác mới được xuất phát. Mỗi lần ghép chỉ được ghép một tấm thẻ. Mỗi miếng ghép đúng tính 10 điểm.
-Nhận xét, tổng kết trò chơi.
Thức ăn
Vi-ta-min
Nhóm
Tên
A
D
Nhóm B
C
Sữa và các sản phẩm của sữa
Sữa
X
X
Bơ
X
Pho – mát
X
X
Sữa chua
X
Thịt và cá
Thịt gà
X
Trứng (lòng đỏ)
X
X
X
Gan
X
X
X
Cá
X
Dầu cá thu
X
X
Lương thực
Gạo có cám
X
Bánh mì trắng
X
Các loại rau quả
Cà rốt
X
X
Cà chua
X
X
Gấc
X
Đu đủ chín
X
Đậu Hà Lan
X
X
X
Cải sen
X
X
X
Các loại rau quả
Chanh, cam, bưởi
X
Chuối
X
Cải bắp
X
 ØHoạt động 4: Thi nói về: Vai trò của nước, không khí trong đời sống
 Cách tiến hành:
-GV cho HS tham gia chia thành 2 nhóm, mỗi nhóm 5 HS.
-Luật chơi: Bốc thăm đội hỏi trước. Đội này hỏi, đội kia trả lời. Câu trả lời đúng tính 5 điểm. Khi trả lời đúng mới có quyền hỏi lại.
-GV gợi ý HS hỏi về: Vai trò của nước, không khí đối với đời sống của con người, động vật, thực vật.
-Nhận xét, tổng kết trò chơi.
-Gọi 2 HS trình bày lại vai trò của nước và không khí trong đời sống.
-Nhận xét, kết luận câu trả lời đúng.
 4.Củng cố
 5.Dặn dò
-Dặn HS về nhà học lại bài và chuẩn bị tốt cho tiết kiểm tra cuối năm.
-Nhận xét tiết học.
Hát
-HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
-HS trả lời.
-4 HS làm việc trong nhóm dưới sự điều khiển của nhóm trưởng và GV.
-Đại diện của 3 nhóm lên thi.
-Câu trả lời đúng là:
1) Trong quá trình trao đổi chất thực vật lấy vào khí các-bô-níc, nước, các chất khoáng từ môi trường và thải ra môi trường khí ô-xi, hơi nước, các chất khoáng khác.
2) Trong quá trình trao đổi chất của cây. Rễ làm nhiệm vụ hút nước và các chất khoáng hòa tan trong đất để nuôi cây.
Thân làm nhiệm vụ vận chuyển nước, các chất khoáng từ rễ lân các bộ phận của cây.
Lá làm nhiệm vụ dùng năng lượng ánh sáng Mặt Trời hấp thụ khí các-bô-níc để tạo thành các chất hữu cơ để nuôi cây.
3) Thực vật là cầu nối giữa các yếu tố vô sinh và hữu sinh trong tự nhiên. Sự sống trên Trái Đất được bắt đầu từ thực vật. Các chuỗi thức ăn thường bắt đầu từ thự vật.
-Hoạt động trong nhóm dưới sự hướng dẫn của GV, điều khiển của nhóm trưởng.
-Đại diện của 2 nhóm lên trình bày.
Câu trả lời đúng là:
2 –b. Vì trong không khí có chứa ô-xi cần cho sự cháy, khi cây nến cháy sẽ tiêu hao một lượng khí ô-xi, khi thức ăn úp cốc lên cây nến đang cháy, cây nến sẽ cháy yếu dần và đến khi lượng khí ô-xi trong cốc hết đi thì cây nến tắt hẳn. Khi úp cốc vào ngọn nến, không khí không được lưu thông, khí ô-xi không được cung cấp nên nến tắt.
-Trao đổi theo cặp và tiếp nối nhau nêu ý tưởng làm cho cốc nước nguội nhanh.
-Các ý tưởng:
+Đặt cốc nước nóng vào chậu nước lạnh.
+Thổi cho nước nguội.
+Rót nước vào cốc to hơn để nước bốc hơi nhanh hơn.
+Để cốc nước ra trước gió.
+Cho thêm đá vào cốc nước.
-Hs tham gia chơi
-Hs tham gia chơi

Tài liệu đính kèm:

  • docKH L4 Tuan 1516.doc