Giáo án Khoa học 4 - Tiết 21, 22

Giáo án Khoa học 4 - Tiết 21, 22

Khoa học (tiết 21)

 BA THỂ CỦA NƯỚC

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

 - Nêu được nước tồn tại ở ba thể: lỏng, khí, rắn.

 - Làm thí nghiệm về sự chuyển thể của nước từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- Hình vẽ trong SGK.

- Chai và một số vật chứa nước.

- Nguồn nhiệt (nến, đèn cồn, ) và vật chịu nhiệt (chậu thuỷ tinh, ấm, )

- Nước đá, khăn lau bằng vải hoặc bọt biển.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 9 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 469Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học 4 - Tiết 21, 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:./.../..	
Ngày dạy:./../..
Khoa học (tiết 21)
 BA THỂ CỦA NƯỚC 
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
	- Nêu được nước tồn tại ở ba thể: lỏng, khí, rắn.
	- Làm thí nghiệm về sự chuyển thể của nước từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 Hình vẽ trong SGK.
 Chai và một số vật chứa nước.
 Nguồn nhiệt (nến, đèn cồn,) và vật chịu nhiệt (chậu thuỷ tinh, ấm,)
 Nước đá, khăn lau bằng vải hoặc bọt biển.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
10’
10’
9’
4’
1’
1) Ổn định:	
2) Kiểm tra bài cũ: Nước có những tính chất gì?
- Yêu cầu học sinh nêu tính chất của nước và một số ứng dụng của những tính chất đó? 
- Giáo viên nhận xét, chấm điểm 
3) Dạy bài mới: 
 Giới thiệu bài: Ba thể của nước
Hoạt động 1: Tìm hiểu hiện tượng nước từ thể lỏng chuyển thành thể khí và ngược lại 
Mục tiêu: 
- Nêu ví dụ về nước ở thể lỏng hoặc thể khí.
- Thực hành chuyển nước từ thể lỏng sang thể khí, ngước lại.
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc cả lớp 
- Yêu cầu học sinh nêu một số ví dụ về nước ở thể lỏng?
- Giáo viên dùng khăn ướt lau bảng rồi yêu cầu một học sinh lên sờ tay vào mặt bảng mới lau và nêu nhận xét
- GV hỏi: Liệu mặt bảng có ướt mãi như vậy không? Nếu mặt bảng khô đi, thì nước trên mặt bảng đã biến đi đâu? 
Bước 2: Tổ chức, hướng dẫn HS làm thí nghiệm theo nhómsau đó tổng hợp kết quả làm việc của các nhóm , ghi lên bảng 
- Giáo viên yêu cầu các nhóm đem đồ dùng ra chuẩn bị làm thí nghiệm 
- Giáo viên nhắc học sinh lưu ý đến độ an toàn khi làm thí nghiệm 
- Tổ chức cho học sinh thực hiện:
 + Quan sát nước nóng đang bốc hơi. Nhận xét, nói tên hiện tượng vừa xảy ra.
 + Úp đĩa lên một cốc nước nóng khoảng 1 phút rồi nhấc đĩa ra. Quan sát mặt đĩa. 
- Nhận xét, nói tên hiện tượng vừa xảy ra. 
* GV lưu ý HS:
 + Hơi nước không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Hơi nước là nước ở thể khí.
 + “Cái” mà ta nhìn thấy bốc lên từ nước sôi được giải thích như sau: Khi có rất nhiều hơi nước bốc lên từ nước sôi tập trung ở một chỗ, gặp phải không khí lạnh hơn, ngay lập tức, hơi nước đó ngưng tụ & tạo thành những giọt nước nhỏ li ti tiếp tục bay lên. Lớp nọ nối tiếp lớp kia như đám sương mù, vì vậy mà ta đã nhìn thấy. Khi ta hứng chiếc đĩa, những giọt nước nhỏ li ti gặp đĩa lạnh & ngưng tụ thành những giọt nước đọng trên đĩa 
- Yêu cầu học sinh quay lại để giải thích hiện tượng được nêu trong phần mở bài: Dùng khăn ướt lau mặt bảng, sau vài phút mặt bảng khô. Vậy nước trên mặt bảng đã đi đâu?
- Liên hệ thực tế: 
 + Nêu vài ví dụ chứng tỏ nước từ thể lỏng thường xuyên bay hơi vào không khí. 
 + Giải thích hiện tượng nước đọng ở vung nồi cơm hoặc vung nồi canh. 
Kết luận:
- Nước ở thể lỏng thường xuyên bay hơi chuyển thành thể khí. Nước ở nhiệt độ cao biến thành hơi nước nhanh hơn nước ở nhiệt độ thấp.
- Hơi nước là nước ở thể khí. Hơi nước không thể nhìn thấy bằng mắt thường. 
- Hơi nước gặp lạnh ngưng tụ thành nước ở thể lỏng. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu hiện tượng nước chuyển thể từ thể lỏng chuyển thành thể rắn & ngược lại 
Mục tiêu: HS 
- Nêu cách thực hành chuyển nước từ thể lỏng sang thể rắn & ngược lại 
- Nêu ví dụ về nước ở thể rắn.
Cách tiến hành:
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh (thực hiện ở phần dặn dò ngày hôm trước) 
Yêu cầu học sinh đặt vào ngăn làm đá của tủ lạnh 1 khay có nước. 
Bước 2: 
Tới tiết học, giáo viên lấy khay nước đó ra để quan sát và trả lời câu hỏi:
 + Nước trong khay đã biến thành thế nào?
 + Nhận xét hình dạng của nước ở thể này?
 + Hiện tượng chuyển thể của nước trong khay được gọi là gì?
- Quan sát hiện tượng xảy ra khi để khay nước đá ở ngoài tủ lạnh xem điều gì đã xảy ra và nói tên hiện tượng đó.
- Nêu ví dụ về nước tồn tại ở thể rắn 
Bước 3: Làm việc cả lớp 
- Mời đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét, bổ sung, chốt lại
Kết luận:
- Khi để nước lâu ở chỗ có nhiệt độ 0oC hoặc dưới 0oC, ta có nước ở thể rắn. Hiện tượng nước từ thể lỏng biến thành thể rắn được gọi là sự đông đặc. Nước ở thể rắn có hình dạng nhất định.
- Nước đá bắt đầu nóng chảy thành nước ở thể lỏng khi nhiệt độ bằng 0oC. Hiện tượng nước từ thể rắn biến thành thể lỏng được gọi là sự nóng chảy
Hoạt động 3: Vẽ sơ đồ chuyển thể của nước 
Mục tiêu: 
- Nói về 3 thể của nước.
- Vẽ và trình bày sơ đồ sự chuyển thể của
nước.
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc cả lớp 
- Giáo viên đặt câu hỏi:
 + Nước tồn tại ở những thể nào?
 + Nêu tính chất chung của nước ở các thể đó và tính chất riêng của từng thể 
- Sau khi học sinh trả lời, giáo viên tóm tắt lại ý chính
Bước 2: Làm việc cá nhân và theo cặp 
- Yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước vào vở và trình bày sơ đồ với bạn ngồi bên cạnh. 
Bước 3:
Mời một số học sinh nói về sơ đồ sự chuyển thể của nước và điều kiện nhiệt độ của sự chuyển thể đó. 
Kết luận: Giáo viên tóm tắt theo sơ đồ bên
 4) Củng cố: 
- Yêu cầu học sinh đọc mục Bạn cần biết trang 45 SGK
- Nước tồn tại ở những thể nào?
- Nêu tính chất chung của nước ở các thể đó và tính chất riêng của từng thể 
 5) Nhận xét, dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài: Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra? 
- Hát tập thể 
- Học sinh trả lời trước lớp 
- Cả lớp theo dõi
- Học sinh nêu: nước mưa, nước suối, sông, biển 
- Mặt bảng ướt
- Học sinh lấy đồ dùng chuẩn bị làm thí nghiệm
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thực hiện thí nghiệm của nhóm mình và nêu nhận xét. Sau đó đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc 
 + Có khói mỏng bay lên. Đó là hơi nước bốc lên
 + Có hiện tượng có nhiều hạt nước đọng trên mặt đĩa, đó là hơi nước ngưng tụ trên mặt đĩa
- Cả lớp theo dõi
- Nước ở mặt bảng đã biến thành hơi nước bay vào không khí. Mắt thường không thể nhìn thấy hơi nước. 
- Bay hơi vào không khí.
- Học sinh hình thành nhóm và nhận yêu cầu thảo luận.
- Các nhóm quan sát khay nước đá thật và thảo luận các câu hỏi:
+ Nước ở thể lỏng trong khay đã biến thành nước ở thể rắn
+ Nước ở thể rắn có hình dạng nhất định
+ Hiện tượng đó được gọi là sự đông đặc 
Nước đá đã chảy ra thành nước ở thể lỏng. Hiện tượng đó được gọi là sự nóng chảy 
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc 
- Học sinh nhận xét, bổ sung, chốt lại
- Học sinh nêu:
+ Nước tồn tại ở 3 thể: lỏng, rắn, khí
+ Tính chất chung: ở cả 3 thể, nước đều trong suốt, không có màu, không có mùi, không có vị. Tính chất riêng: nước ở thể lỏng, thể khí không có hình dạng nhất định. Riêng nước ở thể rắn không có hình dạng nhất định. 
Học sinh thực hiện theo yêu cầu 
- Học sinh vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước vào vở và trình bày sơ đồ với bạn ngồi bên cạnh. 
Một số học sinh nói về sơ đồ sự chuyển thể của nước và điều kiện nhiệt độ của sự chuyển thể đó. 
- Học sinh đọc mục Bạn cần biết trang 45 SGK
- Nước tồn tại ở 3 thể: lỏng, rắn, khí
- Tính chất chung: ở cả 3 thể, nước đều trong suốt, không có màu, không có mùi, không có vị.
- Cả lớp chú ý theo dõi
Ngày soạn:./.../..	
Ngày dạy:./../..
Khoa học (tiết 22)
 MÂY ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?
MƯA TỪ ĐÂU RA? 
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
 	Biết mây, là sự chuyển thể của nước trong tự nhiên
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
Hình trang 46, 47 SGK, phiếu câu hỏi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
14’
15’
4’
1’
1) Ổn định:	
2) Kiểm tra bài cũ: Ba thể của nước
- Nước tồn tại ở những thể nào?
- Yêu cầu học sinh nêu một số ví dụ về nước ở thể lỏng, thể rắn, thể khí?
- Nêu tính chất chung của nước ở các thể đó và tính chất riêng của từng thể 
- Giáo viên nhận xét, chấm điểm 
3) Dạy bài mới: 
 Giới thiệu bài: Mây được hình thành như thế nào?Mưa từ đâu ra.
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự chuyển thể của nước trong tự nhiên
Mục tiêu: Học sinh trình bày mây được hình thành như thế nào; Giải thích được nước mưa từ đâu ra?
Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo cặp. Từng cá nhân học sinh nghiên cứu câu chuyện Cuộc phiêu lưu của giọt nước ở trang 46, 47 SGK, sau đó nhìn vào hình vẽ kể lại với bạn bên cạnh
 + Mây được hình thành như thế nào?
 + Nước mưa từ đâu ra?
- Mời các nhóm trình bày kết qảu thảo luận
- Nhận xét, bổ sung, chốt lại
- Giáo viên giảng: Hiện tượng nước bay hơi thành hơi nước, rồi từ hơi nước ngưng tụ thành nước xảy ra lặp đi lặp lại, tạo ra vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
- Giáo viên yêu cầu học sinh phát biểu định nghĩa vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
Hoạt động 2: Trò chơi đóng vai Tôi là giọt nước
Mục tiêu: HS củng cố những kiến thức đã học về sự hình thành mây và mưa
Cách tiến hành:
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu học sinh hội ý và phân vai sau đó các nhóm lên trình diễn
 + Giọt nước; Hơi nước ; Mây trắng; Mây đen; Giọt mưa
 + Giáo viên gợi ý cho học sinh có thể sử dụng thêm những kiến thức đã học của bài trước và kiến thức đã học về thời tiết ở lớp 1 để làm cho lời thoại thêm sinh động
- Lưu ý: Lời thoại trên chỉ là gợi ý, học sinh có thể sử dụng hoặc có thể không sử dụng
- Mời học sinh trình bày trước lớp
Giáo viên và học sinh cùng đánh giá xem nhóm nào trình bày sáng tạo, đúng nội dung học tập
Lưu ý học sinh góp ý về khía cạnh khoa học xem các bạn có nói đúng trạng thái của nước ở từng giai đoạn hay không
4) Củng cố: 
- Yêu cầu học sinh đọc mục bạn cần biết
- Mây được hình thành như thế nào?
- Nước mưa từ đâu ra?
5) Nhận xét, dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tinh thần, thái độ học tập của học sinh
- Chuẩn bị bài: Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
- Hát tập thể
- Nước tồn tại ở những thể lỏng, thể rắn, thể khí.
- Học sinh nêu ví dụ về nước ở thể lỏng, thể rắn, thể khí.
- Học sinh nêu trước lớp 
- Học sinh quan sát hình vẽ và thực hiện yêu cầu của giáo viên
 + Hơi nước bay lên cao, gặp lạnh ngưng tụ thành những hạt nước rất nhỏ, tạo nên các đám mây
 + Các giọt nước có trong các đám mây rơi xuống đất tạo thành mưa
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp
- Nhận xét, bổ sung, chốt lại
- Học sinh theo dõi
- Học sinh phát biểu định nghĩa về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
- Các nhóm phân vai và trao đổi với nhau về lời thoại theo sáng kiến của các thành viên. Ví dụ:
 + Bạn đóng vai “Giọt nước” có thể nói: “ Tôi là giọt nước ở sông (hoặc biển, suối, hồ ao).khi ở dòng sông tôi ở thể lỏng. Vào 1 hôm, tôi thấy mình nhẹ bỗng và bay lên cao, lên cao mãi”
 + Vai “Hơi nước” : “Tôi trở thành hơi nước và bay lơ lửng trong không khí. Khi gặp lạnh, tôi bị biến thành những giọt nước li ti”
 + Vai “Mây trắng” : Tôi là mây trắng, tôi được tạo thành từ rầt nhiều những hạt nước nhỏ ti ti. Lúc này tôi thật đẹp và tinh khiết như những đám bông trắng bồng bềnh trôi”
 + Vai “Mây đen” : :tôi là mây đen, từ những đám mây trắng tôi tiếp tục bay lên cao. Ôi, lạnh quá, từ rất nhiều đám mây cùng những giọt nước nhỏ li ti khác chúng tôi tụ họp lại với nhau, làm thành những lớp mây đen” 
* Vai “Giọt mưa” : “Tôi là giọt mưa. Tôi ra đi từ những đám mây đen. Các bạn hãy nhớ rằng nếu không có mây sẽ không có mưa. Ồ đây có phải chính là dòng sông nơi tôi đã ra đi 
không?
- Học sinh trình bày trước lớp
- Nhận xét, đánh giá, bình chọn
- Học sinh đọc mục Bạn cần biết trang 47 SGK
- Hơi nước bay lên cao, gặp lạnh ngưng tụ thành những hạt nước rất nhỏ, tạo nên các đám mây
- Các giọt nước có trong các đám mây rơi xuống đất tạo thành mưa
- Cả lớp chú ý theo dõi

Tài liệu đính kèm:

  • docKhoa hoc lop 4 CKT 3 cot.doc