Giáo án thao giảng môn khoa học:
KHOA HỌC : (Tiết 25) NƯỚC BỊ Ô NHIỄM
Người dạy: Đinh Văn Xầy
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
- Nêu đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm:
+ Nước sạch: trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không chứa các vi sinh vật hoặc các chất hòa tan có hại cho sức khoẻ con người.
+ Nước bị ô nhiễm: có màu, có chất bẩn, có mùi hôi, chứa vi sinh vật nhiều quá mức cho phép, chứa các chất hòa tan có hại cho sức khoẻ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Phiếu học tập, nước sạch, nước sông, chai, bông, phễu,
- Mẫu bảng tiêu chuẩn đánh giá.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. BÀI CŨ:
HS1: Em hãy nêu vai trò của nước đối với đời sống của người, động vật, thực vật ?
HS2: Nước có vai trò gì trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp ? Lấy ví dụ ?
Nhận xét, cho điểm HS.
B. BÀI MỚI: * Giới thiệu bài : Làm thế nào để chúng ta biết được đâu là nước sạch, đâu là nước bị ô nhiễm. Hôm nay các em cùng học và làm thí nghiệm để phân biệt nhé.
Giáo án thao giảng môn khoa học: KHOA HỌC : (Tiết 25) NƯỚC BỊ Ô NHIỄM Ngày soạn: 14-11 – 2010 Ngày dạy : 15 – 11- 2010 Người dạy: Đinh Văn Xầy I. MỤC TIÊU : Giúp HS : - Nêu đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm: + Nước sạch: trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không chứa các vi sinh vật hoặc các chất hòa tan có hại cho sức khoẻ con người. + Nước bị ô nhiễm: có màu, có chất bẩn, có mùi hôi, chứa vi sinh vật nhiều quá mức cho phép, chứa các chất hòa tan có hại cho sức khoẻ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Phiếu học tập, nước sạch, nước sông, chai, bông, phễu, - Mẫu bảng tiêu chuẩn đánh giá. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : BÀI CŨ: HS1: Em hãy nêu vai trò của nước đối với đời sống của người, động vật, thực vật ? HS2: Nước có vai trò gì trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp ? Lấy ví dụ ? Nhận xét, cho điểm HS. BÀI MỚI: * Giới thiệu bài : Làm thế nào để chúng ta biết được đâu là nước sạch, đâu là nước bị ô nhiễm. Hôm nay các em cùng học và làm thí nghiệm để phân biệt nhé. HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC * Hoạt động 1 : Làm thí nghiệm : Nước sạch, nước bị ô nhiễm. - GV tổ chức cho HS tiến hành làm thí nghiệm theo định hướng. - Tiến hành hoạt động trong nhóm. + Các nhóm trưởng báo cáo việc chuẩn bị của nhóm mình. + Báo cáo, các thành viên chuẩn bị đồ dùng. + Yêu cầu 1 HS đọc to trước lớp thí nghiệm. + HS theo dõi, quan sát, thảo luận ghi các ý kiến vào giấy. Sau đó cử đại diện trình bày. + Gọi HS lên trình bày. Các nhóm khác bổ sung. - Nhận xét, tuyên dương ý kiến của các nhóm. + HS trình bày và bổ sung. Miếng bông lọc chai nước mưa (máy, giếng) sạch không có màu hay mùi lạ vì nước này sạch. Miếng bông lọc chai nước sông (hồ, ao) hay nước đã sử dụng có màu vàng, có nhiều đất, bụi, chất bẩn nhỏ đọng lại vì nước này bẩn, bị ô nhiễm. * Kết luận : Nước sông, hồ, ao hoặc nước đã dùng rồi thường bị lẫn nhiều đất, cát và có vi khuẩn sinh sống. Nước sông có nhiều phù sa nên có màu đục, nước ao, hồ có nhiều sinh vật sống như rong, rêu, tảo ... nên thường có màu xanh. Nước giếng hay nước mưa, nước máy không bị lẫn nhiều đất, cát... - Lắng nghe. * Hoạt động 2 : Nước sạch, nước bị ô nhiễm. - Tổ chức cho HS thảo luận nhóm. - Tiến hành thảo luận nhóm. - Phát phiếu bảng tiêu chuẩn cho từng nhóm. Yêu cầu HS thảo luận đưa ra các đặc điểm của từng loại nước theo các tiêu chuẩn đặt ra. - Nhận phiếu, thảo luận và hoàn thành phiếu. - Yêu cầu 2-3 nhóm đọc nhận xét của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung. - Cử đại diện trình bày và bổ sung. Đặc điểm Nước sạch Nước bị ô nhiễm Màu Không màu, trong suốt Có màu vẫn đục Mùi Không mùi Có mùi hôi Vị Không vị Vi sinh vật Không có hoặc có rất ít không đủ gây bệnh Nhiều đến mức cho phép Có chất hòa tan Không có các chất hòa tan có hại cho sức khoẻ Chứa các chất hòa tan có hại cho sức khoẻ con người - Gọi HS đọc mục Bạn cần biết SGK/53. * Hoạt động 3 : Xử lí tình huống. - GV đưa ra kịch bản cho cả lớp suy nghĩ Một lần Minh cùng mẹ đến nhà Nam chơi. Mẹ Nam bảo Nam đi gọt hoa quả mời khách. Vội quá Nam liền rửa dao vào ngay chậu nước mẹ em vừa rửa rau. Nếu là Minh em sẽ nói gì với Nam. Thảo luận nhóm 4 và xử lí tình huống. - Hỏi : Nếu em là Minh em sẽ nói gì với bạn. - HS tự do phát biểu. - Nhận xét, tuyên dương những HS có hiểu biết và trình bày lưu loát. Nước bị ô nhiễm sẽ có hại gì? Vậy ta phải làm gì để bảo vệ nguồn nước bị ô nhiễm ? Ảnh hưởng đến sức khoẻ và ta bảo vệ nguồn nước đặt biệt là bảo vệ môi trường. C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: GDKNS: Qua bài học giúp các em biết bảo vệ cho nguồn nước trong sạch, góp ý, khuyên mọi người hiểu để cùng nhau chung tay bảo vệ cho nguồn nước ở địa phương trong sạch hơn - Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS tích cực tham gia xây dựng bài. - Về nhà học thuộc mục Bạn cần biết. - Về nhà tìm hiểu vì sao nước ở những nơi em sống lại bị ô nhiễm ? Bài sau : Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm. ********************************************************************
Tài liệu đính kèm: