Giáo án Khoa học 4 - Tuần 27: Nhiệt cần cho sự sống - Năm học 2014-2015 - Hoàng Phương Oanh

Giáo án Khoa học 4 - Tuần 27: Nhiệt cần cho sự sống - Năm học 2014-2015 - Hoàng Phương Oanh

I/ Mục tiêu

Nêu vai trò của nhiệt đối với sự sống trên Trái Đất.

*GDBVMT+ BĐKH: Giúp HS nắm được một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Giáo dục HS có ý thức tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong cuộc sống hằng ngày, điều đó góp phần làm giảm hiệu ứng nhà kính.

II/ Đồ dùng dạy học

- Hình trang 108, 109 SGK.

- HS sưu tầm những thông tin chứng tỏ mỗi loài sinh vật có nhu cầu về nhiệt khác nhau.

- HS sưu tầm những thông tin chứng tỏ mỗi loài sinh vật có nhu cầu về nhiệt khác nhau.

III/ Hoạt động dạy học

 

docx 4 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 604Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học 4 - Tuần 27: Nhiệt cần cho sự sống - Năm học 2014-2015 - Hoàng Phương Oanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
	Thứ 3 ngày 10 tháng 03 năm 2015
Tuần	: 27	Người soạn : Hoàng Phương Oanh
Môn	: Tập đọc	Ngày dạy : 12-03-2015
Lớp dạy: 4 3 	GVHD : Cô Đinh Thị Thu Ngà
Khoa học
NHIỆT CẦN CHO SỰ SỐNG
I/ Mục tiêu
Nêu vai trò của nhiệt đối với sự sống trên Trái Đất.
*GDBVMT+ BĐKH: Giúp HS nắm được một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Giáo dục HS có ý thức tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong cuộc sống hằng ngày, điều đó góp phần làm giảm hiệu ứng nhà kính.
II/ Đồ dùng dạy học
- Hình trang 108, 109 SGK. 
- HS sưu tầm những thông tin chứng tỏ mỗi loài sinh vật có nhu cầu về nhiệt khác nhau. 
- HS sưu tầm những thông tin chứng tỏ mỗi loài sinh vật có nhu cầu về nhiệt khác nhau. 
III/ Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Kiểm tra bài cũ.(3’)
- Gọi 2HS lên bảng yêu cầu trả lời các câu hỏi sau:
+H: Hãy nêu các nguồn nhiệt mà em biết và vai trò của chúng?
+H: Tại sao phải thực hiện tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt? Có các việc làm thiết thực nào để tiết kiệm nguồn nhiệt?
- Nhận xét câu trả lời của HS. 
II. Bài mới.(30’)
1. Giới thiệu bài.
 Các nguồn nhiệt có vai trò rất quan trọng đối với con người và Mặt Trời là nguồn năng lượng vô tận của tạo hóa, là nguồn nhiệt quan trọng nhất, không thể thiếu đối với sự sống và hoạt động của mọi sinh vật trên Trái Đất. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó.
- GV ghi đề bài lên bảng.
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài.
HĐ1: Vai trò của nhiệt đối với con người, động vật và thực vật.
Hoạt động nhóm 4:
Dựa vào hình SGK/108 và vốn hiểu biết của mình thảo luận và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập: 
+ Kể tên một số động vật sống ở xứ nóng.
+ Kể tên một số động vật sống ở xứ lạnh.
+ Kể tên một số thực vật sống ở xứ lạnh.
+ Kể tên một số thực vật sống ở xứ nóng.
Gọi đại diện HS trình bày nội dung thảo luận.
Nhận xét
Yêu cầu HS quan sát tranh cây bạch dương, cây xương rồng, gấu Bắc cực, lạc đà. Hỏi: Đặc điểm nào giúp những loài động vật, thực vật đó thích nghi với môi trường?
Nhận xét.
GV nêu câu hỏi :
+ Nêu vai trò của nhiệt đối với con người, động vật và thực vật ?
+ Nhu cầu về nhiệt của các loài động vật, thực vật có giống nhau không?
+ Nếu phải sống trong điều kiện nhiệt độ không thích hợp mà cơ thể không tự điều chỉnh được thì điều gì sẽ xảy ra ?
+ Nhiệt độ ảnh hưởng đến động vật, thực vật như thế nào ?
Nhận xét.
KL: Như mục Bạn cần biết trang 108 SGK.
HĐ2: Thảo luận về vai trò của nhiệt 
đối với sự sống trên Trái Đất
- GV nêu câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm?
- Gợi ý HS sử dụng những kiến thức đã học để trả lời câu hỏi trên. 
-Giải thích cho HS câu : Nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm, gió sẽ ngừng thổi ? Vì không có nhiệt độ không khí không chuyển động nên không tạo thành gió.
àGDBVMT+BĐKH: Giáo dục HS có ý thức tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong cuộc sống hằng ngày nhằm bảo vệ môi trường, hạn chế biến đổi khí hậu.
KL: Như mục Bạn cần biết trang 109 SGK.
HĐ 3. Các biện pháp chống nóng, chống rét.
Trò chơi : Ai nhanh, ai đúng ?
-Chia lớp thành 2 nhóm
-Treo bảng phụ yêu cầu HS ghép đúng nội dung theo yêu cầu những biện pháp chống nóng và chống rét cho con người, động vật và thực vật để hoàn thành bảng phụ. Nhóm nào sắp xếp đúng và nhanh hơn thì sẽ dành chiến thắng.
-Nhận xét
-Giới thiệu một số hình ảnh về các biện pháp chống nóng, chống rét cho người, động vật và thực vật.
III. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS đọc lại bài và chuẩn bị bài sau “Ôn tập: Vật chất và năng lượng”.
- 2HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu. Cả lớp theo dõi để nhận xét.
- Theo dõi.
-Lắng nghe
- Lắng nghe
- HS đọc theo dãy.
- Chia nhóm 
- Các nhóm thảo luận hoàn thành phiếu học tập.
Trình bày nội dung thảo luận.
Lắng nghe
Quan sát, trả lời câu hỏi
+ Cây bạch dương : Cây đã rụng hết lá. Điều này giúp cho cây tránh được sự mất nước vào mùa đông.
+ Cây xương rồng: Lá biến thành gai để giữ nước.
+ Gấu Bắc cực: Bộ lông dày để giữ nhiệt, bộ lông trắng để đánh lừa kẻ thù và con mồi.
+ Lạc đà: Cái bướu để dự trữ nước. Bàn chân rất nhỏ giúp cho việc di chuyển nhẹ nhàng và nhanh hơn.
HS trả lời.
+ Nhiệt độ có ảnh hưởng đến sự lớn lên, sinh sản và phân bố của động vật, thực vật.
+ Mỗi loài đông vật, thực vật có nhu cầu về nhiệt độ khác nhau và phải thích hợp cho từng loài.
+ Nếu phải sống trong điều kiện nhiệt độ không thích hợp mà cơ thể không thể tự điều chỉnh được thì mọi sinh vật sẽ chết, kể cả con người.
+ Nhiệt độ có ảnh hưởng đến sự lớn lên, sinh sản và phân bố của động vật, thực vật.
Lắng nghe
Vài HS đọc mục Bạn cần biết.
HS trả lời : 
+ Gió sẽ ngừng thổi. 
+ Trái đất sẽ trở nên giá lạnh.
+ Không có mưa.
+ Không có vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
Lắng nghe
Lắng nghe
Vài HS đọc mục Bạn cần biết
-HS lắng nghe và thực hiện yêu cầu
- HS chơi trò chơi
-Lắng nghe
-Xem tranh
-Lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai 54 Nhiet can cho su song.docx