Giáo án Khoa học 4 - Tuần 6 đến tuần 11

Giáo án Khoa học 4 - Tuần 6 đến tuần 11

Khoa học

MỘT SỐ CÁCH BẢO QUẢN THỨC ĂN

I . MỤC TIÊU : Giúp HS:

- Kể tên một số cách bảo quản thức ăn: làm khô, ướp lạnh, ướp mặn, đóng hộp, .

- Thực hiện một số cách bảo quản thức ăn ở nhà.

II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 -Các hình ở SGK, bảng phụ viết các kết luận & bài học, PBT viết sẵn các ý ở SGV /60.

III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

1. Ổn định :Hát

2. KTBC : 2 HS đọc bài học bài:

Ăn nhiều rau quả chín. Sử dụng thực phẩm sạch & an toàn.

 

doc 22 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 604Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học 4 - Tuần 6 đến tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	TUẦN 6
Ngày soạn: 6/10/2012 Ngày dạy:Thứ ba, ngày 9/10/2012 
Khoa học
MỘT SỐ CÁCH BẢO QUẢN THỨC ĂN
I . MỤC TIÊU : Giúp HS:
- Kể tên một số cách bảo quản thức ăn: làm khô, ướp lạnh, ướp mặn, đóng hộp,.
- Thực hiện một số cách bảo quản thức ăn ở nhà.
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
 -Các hình ở SGK, bảng phụ viết các kết luận & bài học, PBT viết sẵn các ý ở SGV /60.
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Ổn định :Hát 
2. KTBC : 2 HS đọc bài học bài: 
Ăn nhiều rau quả chín. Sử dụng thực phẩm sạch & an toàn.
3. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*Giới thiệu bài + ghi đề 
* Hoạt động 1: Tìm hiểu các cách bảo quản thức ăn:
+ Kể tên các cách bảo quản thức ăn.
-HD HS quan sát các hình trang 24,25 SGK & TLCH: Chỉ & nói những cách bảo quản thức ăn trong từng hình.
-GV theo dõi, nhận xét , kết luận, tuyên dương.
*Hoạt động 2 : Tìm hiểu cơ sở khoa học của các cách bảo quản thức ăn:
+ Giải thích được cơ sở khoa học của các cách bảo quản thức ăn.
- GV giảng: Các loại TĂ tươi có nhiều nước & các chất dinh dưỡng, đó là môi trường thích hợp cho vi sinh vật phát triển. Vì vậy, chúng dễ bị hư hỏng, ôi, thiu. Vậy muốn bảo quản thức ăn được lâu chúng ta phải làm thế nào ?
-GV phát PBT & nêu CH: Trong các cách bảo quản thức ăn trong PBT, các nào làm cho vi sinh vật không có điều kiện hoạt động ? Cách nào ngăn không cho các vi sinh vật xâm nhập vào thực phẩm ?
-GV cùng HS nhóm khác nhận xét, bổ sung, kết luận.
*Hoạt động 3:Tìm hiểu một số cách bảo quản thức ăn ở nhà:
+HS liên hệ thực tế về cách bảo quản TĂ mà gia đình áp dụng.
-GV phát PBT có CH: Điền vào bảng tên của 3 đến 5 loại TĂ & cách bảo quản TĂ cho HS TL.
-YC HS nêu bài học (treo bảng phụ).
4.Hoạt động cuối : Củng cố - Dặn dò
Củng cố:Nhấn mạnh lại ND bài 
Dặn dò:Về học bài, xem bài: Phòng một số bệnh do thiếu dinh dưỡng.
Nhận xét tiết học .
- Nhắc đề 
- Quan sát & trả lời cá nhân.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe, thảo luận N2 & trả lời.
- Thảo luận N4 & trả lời.
- Thực hiện & lắng nghe.
- Làm nhóm 2 PBT.Đại diện trình bày, nhóm khác bổ sung.
- HS đọc lại.
- Nhắc lại bài học.
- Lắng nghe
- Lắng nghe
IV . RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Ngày soạn: 8/10/2012 Ngày dạy:Thứ năm, ngày 11/10/2012 
Khoa học
PHÒNG MỘT SỐ BỆNH DO THIẾU CHẤT DINH DƯỠNG
I . MỤC TIÊU : Giúp HS:
- Nêu cách phòng tránh một số bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng:
 + Thường xuyên theo dõi cân nặng của em bé.
 + Cung cấp đủ chất dinh dưỡng & năng lượng.
- Đưa trẻ đi khám để chữa trị kịp thời.
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
-Các hình ở SGK, bảng phụ viết các kết luận & bài học, PBT in sẵn thông tin như SGV/50,51.
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Ổn định :Hát 
2. KTBC : 2 HS đọc bài học bài: Một số cách bảo quản thức ăn.
3. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*Giới thiệu bài + ghi đề 
* Hoạt động 1: Nhận dạng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng:
+ Mô tả đặc điểm bên ngoài của trẻ bị bệnh còi xương, suy dinh dưỡng & người bị bệnh bướu cổ. Nêu được nguyên nhân gây ra các bệnh kể trên.
- YC HS quan sát các hình 1,2/26 SGK, nhận xét, mô tả các dấu hiệu của bệnh còi xương, suy dinh dưỡng & bệnh bướu cổ. Thảo luận về nguyên nhân dẫn đến các bệnh trên.
-GV theo dõi,nhận xét,tuyên dương & nêu KL.
*Hoạt động 2 :Thảo luận về cách phòng bệnh do thiếu chất dinh dưỡng:
+ Nêu tên & cách phòng bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
-YC HS TLCH ở SGV/62.
-GV nhận xét & nêu KL (SGV/62).
*Hoạt động 3: Chơi trò chơi: Thi kể tên một số bệnh
+ Củng cố những kiến thức đã học trong bài.
-GV chia lớp thành 2 đội.Phổ biến cách chơi, luật chơi, thời gian chơi. Mỗi đội cử ra 1 đội trưởng. Đội trưởng bốc thăm xem đội nào được nói trước rồi tiến hành như SGV/ 63.
-YC HS nêu bài học (treo bảng phụ).
*Hoạt động cuối : Củng cố , dặn dò.
Củng cố:Nhấn mạnh lại ND bài 
Dặn dò:Về học bài, xem bài Phòng bệnh béo phì
Nhận xét tiết học :
- Nhắc đề 
- Lắng nghe & thảo luận N2. Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung.
- Lắng nghe.
- Thực hiện đọc & TLCH.
- Lắng nghe & nhắc lại.
- Hai đội chơi trò chơi.
- HS đọc lại.
- HS nêu lại bài học. 
- Lắng nghe
- Lắng nghe
IV . RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : 
*****************************
TUẦN 7
Ngày soạn: 13/10/2012 Ngày dạy:Thứ ba, ngày 16/10/2012 
Khoa học
PHÒNG BỆNH BÉO PHÌ
I. Mục tiêu : Giúp học sinh :
- Nêu cách phòng bệnh béo phì:
+ Ăn uống hợp lí, điều độ, ăn chậm, nhai kĩ.
+ Năng vận động cơ thể, đi bộ và luyện tập thể dục thể thao.
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
1. Kĩ năng giao tiếp hiệu quả: Nói với người trong gia đình nguyên nhân và cách phòng bệnh do ăn thừa chất dinh dưỡng. Ứng xử đúng với người bị bệnh béo phì.
2. Kĩ năng kiên định: Thực hiện chế độ ăn uống, hoạt động thể lực phù hợp lứa tuổi.
III. Các phương pháp / kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Vẽ tranh.
- Làm việc theo cặp.
IV. Phương tiện dạy học:
SGK, tranh, phiếu bài tập, giấy A4.
V. Tiến trình dạy học:
*. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS đọc ghi nhớ bài trước.
*. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1. Khám phá:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về bệnh béo phì:
Mục tiêu: Xác định được 3 dấu hiệu của trẻ bị béo phì và 3 điều bất lợi đối với người bị bệnh béo phì.
Cách tiến hành:
- Chia lớp theo nhóm 4 yêu cầu các nhóm trao đổi và vẽ hình ảnh trẻ bị bệnh béo phì.
- Các nhóm thảo luận vẽ tranh
- Gọi các nhóm lên trình bày mô tả đặc điểm của trẻ bị bệnh béo phì.
- Đại diện các nhóm lên trình bày qua tranh.
- GV nhận xét chốt lại 3 dấu hiệu của trẻ bị béo phì.
- Lắng nghe, nhắc lại
- Yêu cầu các nhóm thảo luận liệt kê những bất lợi với người bị bệnh béo phì.
- Các nhóm thảo luận và cử đại diện nêu kết quả.
- GV nhận xét kết luận 3 điểm bất lợi với người bị bệnh béo phì.
- Lắng nghe, nhắc lại.
2. Kết nối
Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì.
Mục tiêu: Trình bày được nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì.
Cách tiến hành:
- Cho HS quan sát tranh SGK/28, 29.
- Quan sát tranh SGK
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi:
- Thảo luận theo cặp để trả lời các câu hỏi
+ Nguyên nhân gây nên bệnh béo phì là gì?
+ Làm thế nào để phòng tránh béo phì?
+ Cần phải làm gì khi em bé hoặc bản thân bạn bị béo phì hay có nguy cơ bị béo phì?
- Gọi các nhòm lần lượt trình bày.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chốt lại các nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì.
- Lắng nghe
3. Thực hành:
Hoạt động 3: Vẽ tranh
Mục tiêu: Đối xử đúng với người bị bệnh béo phì.
Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS vẽ tranh theo nhóm 4 thể hiện những hành động quan tâm, chia sẽ với những người bị bệnh béo phì.
- GV theo dõi nhận xét, tuyên dương.
4. Vận dụng:
- Dặn HS thực hiện các biện pháp phòng bệnh béo phì mỗi ngày.
- Tuyên truyền gia đình và mọi người cùng nhau phòng bệnh béo phì.
- Chuẩn bị: Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa.
- Nhận xét tiết học.
- Các nhóm thảo luận vẽ tranh và cử đại diện lên trình bày.
- Lắng nghe.
IV . RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : 
Ngày soạn: 13/10/2012 Ngày dạy:Thứ năm, ngày 18/10/2012 
Khoa học
PHÒNG MỘT SỐ BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG TIÊU HÓA
 	(Mức độ tích hợp liên hệ)
I. Mục tiêu : Giúp học sinh :
- Kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hóa.
- Nêu nguyên nhân gây ra một số bệnh lây qua đường tiêu hóa.
- Nêu cách phòng tránh một số bệnh lây qua đường tiêu hóa.
- Thực hiện giữ vệ sinh ăn uống để phòng bệnh.
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
1. Kĩ năng tự nhận thức: Nhận thức được sự nguy hiểm của bệnh lây qua đường tiêu hóa.
1. Kĩ năng giao tiếp hiệu quả: Trao đổi ý kiến với nhóm về các biện pháp phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa.
III. Các phương pháp / kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Thảo luận nhóm.
- Động não.
- Làm việc theo cặp.
IV. Phương tiện dạy học:
SGK, tranh.
V. Tiến trình dạy học:
*. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS đọc ghi nhớ bài trước.
*. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1. Khám phá:
Hoạt động 1: Động não
Mục tiêu: Kể được tên 3 bệnh lây qua đường tiêu hóa. Xác định được các dấu hiệu chính của bệnh tiêu chảy, tả, lị.
Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS kể tên các bệnh lây qua đường tiêu hóa và dấu hiệu của từng bệnh.
- GV theo dõi ghi ý kiến của HS lên bảng.
- GV nhận xét chốt lại cho HS 3 bệnh chính lây qua đường tiêu hóa và dấu hiệu của từng bệnh.
2. Kết nối
Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa.
Mục tiêu: Trình bày được nguyên nhân và cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa.
Cách tiến hành:
- Cho HS quan sát tranh SGK/30,31.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi:
+ Việc làm nào của các bạn trong hình có thể dẫn đến bệnh lây qua đường tiêu hóa? Tại sao?
+ Việc làm nào của các bạn trong hình có thể đề phòng các bệnh lây qua đường tiêu hóa? Tại sao?
- Gọi các nhóm lần lượt trình bày.
- GV nhận xét chốt lại các nguyên nhân và cách phòng các bệnh lây qua đường tiêu hóa.
3. Thực hành:
Hoạt động 3: Vẽ tranh cổ động
Mục tiêu: Có ý thức giữ vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa và vận động mọi người cùng thực hiện.
Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS vẽ tranh theo nhóm 4 tuyên truyền, cổ động mọi người cùng giữ vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa.
- GV theo dõi nhận xét, tuyên dương và GDBVMT: Các em cần tuyên truyền vận động mọi người cùng nhau giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống để phòng tránh một số bệnh lây qua đường tiêu hóa.
4. Vận dụng:
- Dặn HS thực hiện các biện pháp phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa mỗi ngày.
- Tuyên truyền gia đình và mọi người cùng nhau phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa.
- Chuẩn bị: Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh.
- Nhận xét tiết học.
- Suy nghĩ cá nhân nối tiếp nhau phát biểu.
- Theo dõi, lắng nghe.
- Quan sát tranh SGK
- Thảo luận theo cặp để trả lời các câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- Các nhóm thảo luận vẽ tranh và cử đại diện lên trình bày.
IV . RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : 
****************************
	TUẦN 8
Ngày soạn: 20/10/2012 Ngày dạy:Thứ ba, ngày 23/10/2012 
Khoa học
BẠN CẢM THẤY THẾ NÀO KHI BỊ BỆNH
I. Mục tiêu : Giúp học sinh :
- Nêu được một số biểu hiện khi cơ thể bị bệnh.
Biết nói với cha mẹ, người lớn khi trong người cảm thấy khó chịu, không bình thường.
- Phân biệt được lúc cơ thể khỏe mạnh và lúc cơ thể bị bệnh.
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bà ... ng của nước trong đời sống mà em biết.
- Nối tiếp nhau trả lời
- Cho HS quan sát ảnh chụp một số hình ảnh đã ứng dụng tính chất của nước trong đời sống và kết hợp GDHS GDBVMT: Nguốn nước rất cần thiết với đời sống của mỗi chúng ta vì thế các em cần bảo vệ môi trường sống xung quanh để có nguồn nước sạch.
4. Hoạt động cuối : Củng cố - dặn dò:
- Học bài.
- Chuẩn bị: Ba thể của nước.
- Nhận xét tiết học.
- Quan sát
IV . RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : 
********************************
TUẦN 11
Ngày soạn: 23/10/2012 Ngày dạy:Thứ ba, ngày 13/11/2012 
Khoa học
BA THỂ CỦA NƯỚC
(Mức độ tích hợp : Bộ phận )
I.Mục tiêu : 
- Nêu được nước tồn tại ở ba thể: lỏng, khí, rắn.
- Làm thí nghiệm về sự chuyển thể của nước từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại.
II. Đồ dùng dạy học : 
 - Hình trang 44-45sgk .
 - Chuẩn bị theo nhóm : chai, lọ để đựng nước, nguồn nhiệt, nước đá, khăn lau .
III. Các hoạt động dạy - học :
 1. Khởi động:
 2.Kiểm tra bài cũ : 	 	 
 -2 HS lên bảng trả lời câu hỏi trong bài 20 . 
 -Nhận xét bài cũ .
 3. Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Hoạt động 1: Giới thiệu bài .	
Nêu tên bài học và mục tiêu cần đạt của bài .
 *Hoạt động 2 : Tìm hiểu hiện tượng nước từ thể lỏng chuyển sang thể khí .	 
 Mục tiêu : HS biết thực hành chuyển nước ở thể lỏng sang thể khí và ngược lại . 
 Cách tiến hành :
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK . 
- GV đặt vấn đề về sự tồn tại của nước. Rồi tổ chức cho HS làm thí nghiệm như hình 3 sgk/44.
- Cho HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm : 
 + Quan sát nước nóng đang bốc hơi, nhận xét, nói tên hiện tượng vừa xảy ra ?
 + Up đĩa lên một cốc nước nóng, một lúc sau nhấc đĩa ra. Quan sát mặt đĩa, nói tên hiện tượng vừa xảy ra ? 
 -Đại diện các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm.
Kết luận ( theo SGV trang 94 ).
 -GDBVMT: GDHS ý thức sử dụng nước sạch, biết sử dụng nước tiết kiệm, hợp lý tránh ô nhiễm môi trường.
 * Hoạt động 3 : Tìm hiểu hiện tượng nước từ thể lỏng chuyển sang thể rắn .	
 Mục tiêu : HS biết thực hành chuyển nước ở thể lỏng sang rắn và ngược lại . 
Cách tiến hành :
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi : 
 + Nước trong khay đá đã biến thành thể gì ?
 + Nhận xét nước ở thể này ?
 + Hiện tượng chuyển thể của nước trong khay đá được gọi là ?
 - Yêu cầu HS Làm việc theo nhóm 4 em .
 - Đại diện các nhóm trình bày nhận xét,
Kết luận ( theo SGV trang 94 ).
*Hoạt động 4 : Vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước 
 Mục tiêu : 
- HS biết vẽ và trình bày sơ đồ sự chuyển thể của nước. 
 Cách tiến hành :
 GV giao nhiệm vụ như yêu cầu trong SGK.
 -Yêu cầu HS làm việc cá nhân.
 - Gọi HS trình bày theo cặp .
 - Cho HS trình bày trước lớp .
 - GV và lớp nhận xét.
4.Hoạt động cuối: Củng cố – dặn dò.	
-Cho HS nhắc lại nội dung bài học .
-Về nhà xem lại bài học , học thuộc mục bạn cần biết . 
-Chuẩn bị bài sau : Mây được hình thành như thế nào ? Mưa từ đâu ra ?
-Nhận xét tiết học .
- HS làm việc với sgk trả lời. .
- HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm. Nhận xét, nêu tên các hiện tượng .
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS làm việc với SGK trả lời. 
- HS thảo luận theo nhóm. Nhận xét, nêu tên các hiện tượng .
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS vẽ .
- HS trình bày với nhau kết quả làm bài .
- HS trình bày sản phẩm trước lớp. 
- Lắng nghe.
IV . RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : 
Ngày soạn: 23/10/2012 Ngày dạy:Thứ năm, ngày 15/11/2012 
Khoa học
MÂY ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO ?
 MƯA TỪ ĐÂU RA ?
 (Mức độ tích hợp liên hệ)
I. Mục tiêu : 
 - Biết mây, mưa là sự chuyển thể của nước trong tự nhiên.
II. Đồ dùng dạy học : 
 -Hình trang 46-47 sgk .
III.Các hoạt động dạy - học :
 1. Khởi động:
 2.Kiểm tra bài cũ : 	 	 
 -2 HS lên bảng trả lời câu hỏi trong bài 21 . 
 -Nhận xét bài cũ .
 3. Bài mới : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 *Hoạt động 1 :Giới thiệu bài .	
Nêu tên bài học và mục tiêu cần đạt của bài .
 *Hoạt động 2 : Tìm hiểu sự chuyển thể của nước trong tự nhiên .	
 Mục tiêu : HS trình bày được mây hình thành như thế nào. Giải thích được nước mưa từ đâu ra .
 Cách tiến hành
- Yêu cầu HS quan sát các hình ở SGK , đọc lời chú thích, trả lời câu hỏi :
 + Mây được hình thành như thế nào ?
 + Nước mưa từ đâu ra ?
GV nhận xét.
KL : mục Bạn cần biết SGV trang 47 .
*Hoạt động 3 : Trò chơi đóng vai ‘Tôi là giọt nước’.	
 Mục tiêu : Củng cố những kiến thức đã học về sự hình thành mây và mưa .
 Cách tiến hành :
 - Chia lớp làm 4 nhóm . Các nhóm hội ý phân công để đóng các vai : Giọt nước, hơi nước, mây trắng, mây đen, giọt mưa.
 Các nhóm thảo luận, xây dựng lời thoại cho các vai. GV giúp đỡ các nhóm còn lúng túng, chưa xây dựng được lời thoại .
- GV nhận xét, đánh giá .
 GDBVMT: GDHS ý thức giữ vệ sinh môi trường nước .
4.Hoạt động cuối: Củng cố – dặn dò.	
 - Cho HS nhắc lại nội dung bài học .
 -Về nhà xem lại bài học , học thuộc mục bạn cần biết . 
 -Chuẩn bị bài sau : Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên .
 -Nhận xét tiết học .
- Nhắc đề.
- HS làm việc theo cặp .
-HS nghiên cứu chuyện Chuyến phiêu lưu của giọt nước. Nhìn vào hình vẽ, từng cặp kể lại cho nhau nghe .
- HS lần lượt trình bày trước lớp. Cả lớp theo dõi nhận xét, bổ sung .
- Các nhóm nhận nhiệm vụ, phân công đóng vai.
- Thảo luận trong nhóm, xây dựng lời thoại.
- Các nhóm lên trình bày. 
- Các nhóm khác góp ý.
IV.RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
TUẦN 12
Ngày soạn: 23/10/2012 Ngày dạy:Thứ ba, ngày 20/11/2012 
Môn: Khoa học
Tiết5 Bài: SƠ ĐỒ VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC
 TRONG TỰ NHIÊN
 (Mức độ tích hợp : Bộ phận )
I.Mục tiêu : 
Sau bài học, học sinh có khả năng: 
 -Hoàn thành sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
 Mây
 Mây
 Mưa Hơi nước 
 Nước
 - Mô tả vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên: chỉ vào sơ đồ và nói về sự bay hơi, ngưng tụ của nước trong tự nhiên.
BVMT: GD ý thức bảo vệ nguồn nước .
II.Đồ dùng dạy học : 
 -Hình trang 48-49 sgk .
 -Bút chì, giấy vẽ .
III. Các hoạt động dạy - học :
 1. Khởi động:
 2.Kiểm tra bài cũ : 	 	 
 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi trong bài 22 . 
 Nhận xét bài cũ .
 3.Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài .	
-Nêu tên bài học và mục tiêu cần đạt của bài .
 Hoạt động 2 : Hệ thống hoá kiến thức . 
 Mục tiêu : 
 -HS biết chỉ vào sơ đồ và nói về sự bay hơi, ngưng tụ của nước trong tự nhiên . 
 Cách tiến hành :
- Cho HS quan sát sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên ở sgk / 48, liệt kê các cảnh được vẽ trong sơ đồ.
- GV giảng giải thêm về nội dung trong sơ đồ . 
- Cho HS trả lời câu hỏi : 
 Chỉ vào sơ đồ và nói về sự bay hơi và ngưng
tụ của nước trong tự nhiên . 
GV kết luận ( theo SGV trang 101 ).
 Hoạt động 3 : Vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên .	
 Mục tiêu : 
 -HS biết vẽ và trình bày sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. 
 Cách tiến hành :
-Cho HS quan sát hình trang 49, thảo luận và thực hiện theo yêu cầu vào giấy A 3.
 -GV và lớp nhận xét , tuyên dương nhóm vẽ đúng, đẹp.
 BVMT: GD ý thức bảo vệ nguồn nước
-Nhắc đề.
- HS quan sát sơ đồ, liệt kê các cảnh .
- HS theo dõi.
- HS trình bày.
- HS vẽ .
- HS trình bày với nhau kết quả làm bài .
- HS trình bày sản phẩm trước lớp. 
4.Hoạt động cuối: Củng cố – dặn dò.	
 - Cho HS nhắc lại nội dung bài học .
 - Về nhà xem lại bài học , học thuộc mục bạn cần biết . 
 -Chuẩn bị bài sau : Nước cần cho sự sống .
 - Nhận xét tiết học .
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy :
Ngày soạn : ngày 13 tháng 11 năm 201 Ngày dạy: thứ năm ngày 17 tháng 11 năm 2011
Môn: Khoa học
Tiết 5 	 Bài: NƯỚC CẦN CHO SỰ SỐNG
I .Mục tiêu :Giúp HS:
- Nêu được vai trò của nước trong đời sống, sản xuất và sinh hoạt: 
+ Nước giúp cơ thể hấp thu được những chất dinh dưỡng hòa tan lấy từ thức ăn và tạo thành các chất cần cho sự sống của sinh vật. Nước giúp thải các chất thừa, chất độc hại.
+ Nước được sử dụng trong đời sống hằng ngày, trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
- SD TKNL: Giáo dục ý thức tiết kiệm nước.
II. Đồ dùng dạy học : 
- Hình trang 48-49 sgk .
- Giấy Ao , băng keo .
- Tranh ảnh về vai trò của nước .
III. Các hoạt động dạy - học :
 1. Khởi động: Hát tập thể
 2.Kiểm tra bài cũ : 	 	 
 -2 hs lên bảng trả lời câu hỏi trong bài 23 . 
-Nhận xét bài cũ .
 3. Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Hoạt động 1 : Giới thiệu bài .	
-Nêu tên bài học và mục tiêu cần đạt của bài .
 Hoạt động 2 : Tìm hiểu vai trò của nước trong đời sống .	
Mục tiêu : 
 -HS nêu một số ví dụ chứng tỏ nước cần cho sự sống con người, động vật và thực vật.
 Cách tiến hành :
 Chia lớp làm 3 nhóm :
 + Nhóm 1 : Tìm hiểu và trình bày vai trò của nước đối với cơ thể người . 
 + Nhóm 2 : Tìm hiểu và trình bày vai trò của nước đối với động vật.
 + Nhóm 3 : Tìm hiểu và trình bày vai trò của nước đối với thực vật.
-Gọi các nhóm trình bày .
-GV nhận xét
- Cho cả lớp nêu về vai trò của nước đối với sự sống sinh vật nói chung.
* KL : mục Bạn cần biết SGK trang 50 .
Hoạt động 3 : Tìm hiểu vai trò của nước trong sản xuất .	
 Mục tiêu : 
 -HS nêu được dẫn chứng về vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và vui chơi, giải trí.
 Cách tiến hành :
 - GV nêu câu hỏi : Con người còn sử dụng nước vào những việc gì khác ?
 - GV ghi lại tất cả các ý kiến của HS.
 - Dựa trên danh mục đã ghi, cho phân các ý kiến vào từng nhóm như :
 + Dùng nước để làm vệ sinh thân thể, nhà cửa 
 + Dùng nước để phục vụ vui chơi, giải trí 
 + Dùng nước để sản xuất nông nghiệp .
 + Dùng nước để sản xuất công nghiệp .
- GV lần lượt hỏi từng vấn đề, yêu câù HS đưa ra ví dụ minh hoạ.
- Cho HS liên hệ đến nhu cầu về nước ở địa phương.
- HS lắng nghe
- HS chia nhóm, nhận nhiệm vụ .
- Các nhóm nghiên cứu trong sgk, các tranh ảnh, tư liệu đã sưu tầm, rồi bàn bạc cách trình bày.
- Các nhóm trình bày trên giấy Ao.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Các nhóm khác, góp ý, bổ sung.
- HS phát biểu.
- HS trả lời.
- HS phân loại các ý kiến .
- HS nghiên cứu trong SGK, các tranh ảnh, tư liệu đã sưu tầm, để nêu ví dụ minh hoạ cho từng vấn đề.
4.Hoạt động cuối: Củng cố – dặn dò. 
- Cho HS nhắc lại nội dung bài học .
- Về nhà xem lại bài học , học thuộc mục bạn cần biết . 
 SDNLTK : GD ý thức tiết kiệm nước.
 - Chuẩn bị bài sau : Nước bị ô nhiễm .
 - Nhận xét tiết học .
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • dockhoa hoc tuan 6 11.doc