Giáo án Khoa học + Địa lí 4, 5 - Tuần 27

Giáo án Khoa học + Địa lí 4, 5 - Tuần 27

Chào cờ SÁNG

 Tiết : 27

I. Mục tiêu.

Tổng kết cơng tác thi đua giữa các lớp. Đề ra mục tiêu hoạt động trong tuần 27.

II. Hoạt động chính

1. Noäi dung:

- Tập hợp theo đội hình qui định, ổn định tổ chức.

- Chào cờ theo nghi thức Đội.

- Nhận xét, đánh giá tình hình hoạt động tuần qua, công bố kết quả thi đua tuần, tuyên dương, phê bình tập thể và cá nhân trong tuần.

- Phổ biến công tác mới của Liên đội và nhà trường tuần đến.

2. Hình thức:

- Tập trung nghe nhận xét hoạt động tuần qua và phổ biến công tác mới.

III) CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:

1. Phương tiện:

- Âm thanh, trống Đội, cờ chi - liên đội, đội nghi lễ.

- Sổ theo dõi thi đua, kết quả xếp loại thi đua tuần .

- Nhận xét của TPT, BGH về hoạt động tuần qua.

- Kế hoạch công tác tuần (tháng) của Liên đội và nhà trường tuần tới.

- Bàn ghế cho giáo viên ngồi dự chào cờ, ghế ngồi của học sinh.

2. Tổ chức:

- Sinh hoạt dưới cờ, toàn thể HS, GVCN, TPT, BGH tham gia.

 

doc 14 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 626Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học + Địa lí 4, 5 - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27
Thứ hai ngày 14 tháng 3 năm 2011. 
Chào cờ SÁNG
	 Tiết : 27
Mục tiêu.
Tổng kết cơng tác thi đua giữa các lớp. Đề ra mục tiêu hoạt động trong tuần 27.
Hoạt động chính 
1. Noäi dung:
- Tập hợp theo đội hình qui định, ổn định tổ chức.
- Chào cờ theo nghi thức Đội.
- Nhận xét, đánh giá tình hình hoạt động tuần qua, công bố kết quả thi đua tuần, tuyên dương, phê bình tập thể và cá nhân trong tuần.
- Phổ biến công tác mới của Liên đội và nhà trường tuần đến. 
2. Hình thức:
- Tập trung nghe nhận xét hoạt động tuần qua và phổ biến công tác mới.
III) CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
Phương tiện: 
- Âm thanh, trống Đội, cờ chi - liên đội, đội nghi lễ.
- Sổ theo dõi thi đua, kết quả xếp loại thi đua tuần .
- Nhận xét của TPT, BGH về hoạt động tuần qua.
- Kế hoạch công tác tuần (tháng) của Liên đội và nhà trường tuần tới. 
- Bàn ghế cho giáo viên ngồi dự chào cờ, ghế ngồi của học sinh...
2. Tổ chức:
- Sinh hoạt dưới cờ, toàn thể HS, GVCN, TPT, BGH tham gia.
IV) TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
Người thực hiện
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
LĐT
1. Khởi động:
- Tập hợp đội hình, ổn định tổ chức.
- Mời thầy cô giáo ra lễ đài dự tiết chào cờ.
- Giới thiệu nội dung tiết chào cờ:
+ Giới thiệu đại biểu: Gồm có các thầy cô trong BGH, TPT, GVCN và toàn thể các bạn HS tham dự.
+ Nội dung tiết chào cờ hôm nay gồm có:
* Chào cờ theo nghi thức Đội.
* Thông qua kết quả thi đua tuần qua.
* Nhận xét, đánh giá HĐ tuần qua của LĐ và nhà trường.
* Nghe phổ biến công tác mới của LĐ và nhà trường.
TPT
Sao đỏ
TPT
BGH
2. Các hoạt động:
a. HĐ1: Tiến hành nghi lễ chào cờ: 
(Tiến hành theo Nghi thức Đội)
b. HĐ2: Thông qua kết quả thi đua tuần qua.
( Có Sổ theo dõi thi đua của Liên đội )
c. HĐ3: Liên đội và nhà trường nhận xét, đánh giá tình hình hoạt động tuần qua và phổ biến công tác tuần đến.
- Liên đội nhận xét, đánh giá, tuyên dương, phê bình.
-Thay mặt BGH nhà trường nhận xét chung và phổ biến công tác tuần tới:
+ Tình hình hoạt động tuần qua:
+ Công tác tuần đến:
Triển khai một số hoạt động lớn tuần tới cho các lớp 
+ Tiếp tục ổn định tình hình thực hiện nội quy nhà trường, nội quy của lớp để giữ vững nền nếp chung.
V) KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG	(5’)
- TPT ( hiệu phó) nhận xét ý thức tham gia tiết chào cờ của các lớp:
	+Tuyên dương các lớp tham gia tốt: ................................................
	+ Phê bình các lớp thiếu ý thức tổ chức kỷ luật trong tiết chào cờ:..................
***** –&˜ *****
Thứ hai ngày 14 tháng 03 năm 2011.
LỚP 5:	KHOA HỌC:
CÂY CON MỌC LÊN TỪ HẠT
I. MỤC TIÊU:
 Chỉ trên hình vẽ hoặc vật thật cấu tạo của hạt gồm: vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Các hình ảnh trang 108, 109 SGK.
- Chuẩn bị theo cá nhân: Ươm một số hạt đậu và bông ẩm (giấy thấm) khoảng 3 – 4 ngày trước khi có bài học và đem đến lớp.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: 
GV yêu cầu HS kể tên và nêu đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ côn trùng và hoa thụ phấn nhờ gió. 
2. Bài mới: Giới thiệu bài: 
- Có rất nhiều cây mọc lên từ hạt, nhưng các em có biết nhờ đâu mà hạt mọc thành cây không? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu được cây mọc lên từ hạt như thế nào.
Các hoạt động:
Hoạt động 1: Thực hành tìm hiểu cấu tạo của hạt. 12’
- GV yêu cầu nhóm trưởng cùng các HS trong nhóm tiến hành tách hạt đậu đã ươm ra làm đôi một cách cẩn thận. Từng HS trong nhóm chỉ rõ đâu là vỏ, phôi và chất dinh dưỡng.
- GV cho nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình 2, 3, 4, 5, 6 và đọc thông tin trong các khung chữ trang 108, 109 SGK để làm bài tập. 
GV yêu cầu đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. 
GV kết luận: Hạt gồm: vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.
Hoạt động 2: Thảo luận . 10’
- GV chia nhóm và yêu cầu nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thực hiện nhiệm vụ: Từng HS giới thiệu kết quả gieo hạt của mình. Trao đổi kinh nghiệm với nhau:
+ Nêu điều kiện để hạt nảy mầm.
+ Chọn ra những hạt nảy mầm tốt để giới thiệu với cả lớp.
- GV yêu cầu đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận và gieo hạt cho nảy mầm của nhóm mình. 
GV kết luận: Điều kiện để hạt nảy mầm là có độ ẩm và nhiệt độ thích hợp (không quá nóng, không quá lạnh).
Hoạt động 3: Quan sát 8’
- GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát hình 7 trang 109 SGK, chỉ vào từng hình và mô tả quá trình phát triển của cây mướp từ khi gieo hạt cho đến khi ra hoa, kết quả và cho hạt mới. 
- GV gọi một số HS lên trình bày trước lớp.
3. Củng cố, dặn dò: 3’	
- GV nhận xét tiết học.
- GV dặn HS về nhà làm thực hành như yêu cầu Thực hành trang 109 SGK. Chuẩn bị bài tiết sau “Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ”.
 HS trình bày:
- Hoa thụ phấn nhờ côn trùng:
+ Đặc điểm: Thường có màu sắc sặc sỡ hoặc hương thơm, mật ngọt,hấp dẫn côn trùng.
+ Tên cây: Dong riềng, phượng, bưởi, chanh, cam, mướp, bầu, bí,
- Hoa thụ phấn nhờ gió:
+ Đặc điểm: Không có màu sắc đẹp, cánh hoa, đài hoa thường nhỏ hoặc không có.
+ Tên cây: Các loại cây cỏ, lúa, ngô,
- HS lắng nghe.
Làm việc theo nhóm.
- Các nhóm HS thực hiện yêu cầu
- HS các nhóm quan sát hình, đọc thông tin và thảo luận làm bài tập.
- Đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung:
- Bài 1: HS chỉ vào hình vẽ đâu là vỏ, phôi và chất dinh dưỡng.
- Bài 2: 2 – b; 3 – a; 4 – e; 5 – c; 6 - d
- HS lắng nghe.
- Làm việc theo nhóm 4.
- HS trình bày và thảo luận.
- Đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- HS lắng nghe.
- Làm việc theo nhóm 2.
HS quan sát hình và trao đổi.
- Một số HS trình bày, các HS khác nhận xét và bổ sung.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:.............................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................
LỚP 4:
ĐỊA LÝ:
 DẢI ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG 
I/ Mục tiêu: 
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của đồng bằng duyên hải miền trung:
 + Các đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cồn cát và đầm phá.
 + Khí hậu: mùa hạ, tại đây thường khô, nóng và bị hạn hán, cuối năm thường có mưa lớn và bảo dễ gây ngập lụt; có sự khác biệt giữa khu vực phía bắc và phía nam: khu vực phía bắc dãy Bạch Mã có mùa đông lạnh.
 - Chỉ có vị trí đồng bằng duyên hải miền Trung trên bản đồ ( lược đồ) tự nhiên Việt Nam.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Bản đồ Địa lí tự nhiên VN
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ Giới thiệu bài: Ngoài 2 ĐB rộng lớn là ĐBBB và ĐBNB, nước ta còn có hệ thống các dải đồng bằng nhỏ hẹp nằm sát biển chủ yếu do biển và các sông khi chảy ra biển bồi đắp lên. Đó là dải đồng bằng duyên hải miền Trung. Dải ĐB này có đặc điểm gì? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 
B/ Dạy-học bài mới:
* Hoạt động 1: Các đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều côn cát ven biển
- Treo bản đồ địa lí VN và chỉ tuyến đường sắt, đường bộ từ TPHCM đến Hà Nội. Sau đó xác định dải đồng bằng duyên hải miền Trung ở phần giữa của lãnh thổ VN: Phía bắc giáp đồng bằng Bắc Bộ, phía nam giáp ĐBNB; phía tây là đồi núi thuộc dãy Trường Sơn; phía đông là Biển Đông. 
- Treo lược đồ: Các em hãy quan sát lược đồ, hãy đọc tên các đồng bằng duyên hải miền Trung theo thứ tự từ Bắc vào Nam. 
- Các em hãy hoạt động nhóm 4, quan sát lược đồ, ảnh trong SGK trao đổi với nhau về tên, vị trí, độ lớn của các đồng bằng ở duyên hải miền Trung so với ĐBBB và ĐBNB. 
- Gọi đại diện các nhóm trình bày 
Kết luận: 5 đồng bằng này chạy dọc theo biển khu vực miền Trung nên mới gọi là: dải đồng bằng duyên hải miền Trung. Các đồng bằng được gọi tên theo tên của tỉnh có ở đồng bằng đó. Dải đồng bằng duyên hải miền Trung chỉ gồm các đồng bằng nhỏ, hẹp, song tổng diện tích cũng khá lớn, gần bằng diện tích ĐBBB.
- Dựa vào kết quả hoạt động và KL của cô, bạn nào có thể nêu lại ngắn gọn đặc điểm của đồng bằng duyên hải miền Trung. 
- Treo lược đồ đầm phá ở Thừa Thiên Huế, giới thiệu và minh họa trên lược đồ: các đồng bằng ven biển thường có các cồn cát cao 20-30m, những vùng thấp, trũng ở cửa sông, nơi có doi cát dài ven biển bao quanh thường tạo nên các đầm, phá.
- Quan sát hình 2, em hãy đọc tên các đầm phá ở Thừa Thiên-Huế 
- Gọi hs đọc SGK/136 (mục 1)
- Ở các vùng ĐB này có nhiều cồn cát cao, do đó thường có hiện gì xảy ra? 
- Nhân dân ở đây làm gì để ngăn gió di chuyển các cồn cát vào sâu trong đất liền? 
- Ngoài đặc điểm nhỏ, hẹp, nằm sát biển đồng bằng duyên hải miền trung còn có đặc điểm gì? 
* Hoạt động 2: Khí hậu có sự khác biệt giữa khu vực phía bắc và phía nam 
- Gọi hs đọc mục 2 SGK/136
- Các em hãy quan sát lược đồ hình 1 SGK: chỉ dãy núi Bạch Mã, đèo Hải Vân; đọc tên hai thành phố ở phía bắc và nam dãy núi Bạch Mã
- Giải thích: Dãy núi này đã chạy thẳng ra bờ biển nằm giữa Huế và Đà Nẵng (Chỉ trên lược đồ). Người ta gọi đây là bức thành bức tường cắt ngang dải đồng bằng duyên hải miền Trung. 
- Để đi từ Huế vào Đà Nẵng và từ Đà Nẵng ra Huế phải đi bằng cách nào? 
- Các em quan sát hình 4 thảo luận nhóm đôi miêu tả đoạn đường vượt núi trên đèo Hải Vân. 
- Gọi hs trình bày 
- Ngoài tuyến đường bộ qua đèo Hải Vân, ta có thể đi đường hầm qua đèo Hải Vân mới được xây dựng vừa rút ngắn, vừa dễ đi, hạn chế được tắc nghẽn giao thông do đất đá ở vách núi đổ xuống hoặc cả đoạn đường bị sụt lở vì mưa lớn. 
- Gọi hs đọc SGK mục 2 /136 và 137
- Các em hãy đọc lại SGK thảo luận nhóm 4 cho biết: Khí hậu phía Bắc và phía Nam ĐB duyên hải miền Trung khác nhau như thế nào? 
- Gọi các nhóm trình bày 
- Sự khác biệt giữa khí hậu giữa phía bắc và phía nam dãy Bạch Mã thể hiện rất rõ ở nhiệt độ. Ở Đà Nẵng nhiệt độ trung bình tháng 1 không thấp hơn 20 độ C, trong khi của Huế xuống dưới 20 độ C; nhiệt độ trung bình tháng 7 của hai TP này đều cao và chênh lệch không đáng kể, khoảng 29 độ C 
- Sự khác biệt về nhiệt độ như vậy là do đâu? 
- Vì thế ta gọi dãy Bạch Mã là bức tường chắn gió của ĐB duyên hải miền Trung
- Nêu đặc điểm của khí hậu vùng ĐBDH miền Trung? 
- Thời tiết như thế có ảnh hưởng gì đến đời sống nhân dân? 
- Đây cũng là vùng chịu nhiều bão lụt nhất của cả nước. Các em xem ti vi thấy hàng năm miền Trung đều bị chịu những cơn lũ t ...  trả lời: Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm? 
- Gọi các nhóm trình bày 
Kết luận: Mục bạn cần biết SGK/109 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Nhiệt rất quan trọng cho sự sống trên Trái Đất, nếu không có nhiệt thì sự sống không tồn tại 
- Về nhà xem lại bài
- Bài sau: Ôn tập 
- 2 hs trả lời 
1) Nguồn nhiệt thường dùng để: đun nóng, sấy khô. sưởi ấm. Ví dụ: Mặt trời sưởi ấm, sấy khô; ngọn lửa đun nấu, bàn ủi sấy khô,...
2) Bị bỏng do bưng nồi, xong, ấm ra khỏi nguồn nhiệt. Vì thế phải dùng lót tay khi bưng nồi, xoong ra khỏi nguồn nhiệt. Cháy nồi, xoong, thức ăn khi để lửa quá to, vì thế cần để lửa vừa phải khi đun nấu. 
- Lắng nghe 
- Lắng nghe, chia nhóm, cử ban giám khảo
- Xem SGK 
- Các nhóm suy nghĩ trả lời 
- Vài hs đọc to trước lớp 
- Thảo luận nhóm đôi 
- Trình bày
+ Gió sẽ ngừng thổi
+ Không có mưa
+ Không có vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên
+ Không có sự bĩc hơi nước, sự chuyển thể của nước.
+ Không có sự sống trên trái đất 
- Vài hs đọc lại 
- Lắng nghe 
Rút kinh nghiệm tiết dạy:.............................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 18 tháng 3 năm 2011.
LỚP 4:
 KHOA HỌC:
Tiết 53: CÁC NGUỒN NHIỆT
I/ Mục tiêu:
 - Kể tên và nêu được vai trò của một số nguồn nhiệt.
 - Thực hiện được một số biện pháp an toàn, tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong sinh hoạt. Ví dụ: theo dõi khi đun nấu; tắt bếp khi đun xong,
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Chuẩn bị chung: hộp diêm, nến, bàn là, kính lúp
- Chuẩn bị theo nhóm: tranh ảnh về việc sử dụng các nguồn nhiệt trong sinh hoạt
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay các em sẽ cùng tìm hiểu các nguồn nhiệt trong cuộc sống, vai trò của các nguồn nhiệt đối với con người và những việc làm để phòng tránh rủi ro, tai nạn hay tiết kiệm khi sử dụng nguồn nhiệt. 
B/ Bài mới:
Hoạt động 1: Nói về các nguồn nhiệt và vai trò của chúng 
 Mục tiêu: Kể tên và nêu được vai trò các nguồn nhiệt thường găp trong cuộc sống
- Các em hãy quan sát tranh minh họa và vốn hiểu biết thảo luận nhóm đôi hãy trả lời câu hỏi: Những vật là là nguồn tỏa nhiệt cho các vật xung quanh? Hãy nói về vai trò của chúng. 
- Gọi hs trình bày 
- GV ghi nhanh lên bảng thành các nhóm: đun nấu, sưởi ấm, sấy khô,...
- Các nguồn nhiệt thường dùng để làm gì? 
Kết luận: 
- Ngọn lửa của các vật bị đốt cháy như que diêm, than củi, ga,.. giúp cho việc thắp sáng và đun nấu 
- Bếp điện, lò sưởi điện đang hoạt động giúp cho việc sưởi ấm hay làm nóng chảy một vật nào đó.
- Mặt trời luôn tỏa nhiệt làm nóng sấy khô nhiều vật. 
- Khí biôga là một loại khí đốt, được tạo thành bởi phân, rơm rạ được ủ kín trong bể, thông qua quá trình lên men. Khí bi-ô-ga là nguồn năng lượng mới, được khuyến khích sử dụng rộng rãi
* Hoạt động 2: Các rủi ro nguy hiểm khi sử dụng các nguồn nhiệt
Mục tiêu: Biết thực hiện những qui tắc đơn giản phòng tránh rủi ro, nguy hiểm khi sử dụng các nguồn nhiệt
- Nhà em sử dụng những nguồn nhiệt nào?
- Em còn biết những nguồn nhiệt nào khác? 
- Em hãy quan sát hình 5,6 SGK/107 nêu những rủi ro có thể xảy ra có trong hình? 
- Vậy chúng ta phải làm gì để phòng tránh những rủi ra trên? 
- Các em hãy hoạt động nhóm 4 ghi vào phiếu những rủi ro, nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng các nguồn nhiệt mà em biết và cách phòng tránh 
- Gọi các nhóm trình bày 
 Những rủi ra, nguy hiểm có thể xảy ra 
- Bị bỏng do chơi đùa gần vật tỏa nhiệt: bếp củi, bếp than,...
- Bị bỏng do bưng nồi, xoong, ấm ra khỏi nguồn nhiệt
- Cháy các đồ vật do để gần bếp than, bếp củi.
- Bị cảm nắng
- Cháy nồi, xoong, thức ăn khi để lửa quá to.
+ Tại sao phải dùng lót tay để bưng nồi, xoong ra khỏi nguồn nhiệt?
+ Tại sao không nên vừa ủi quần áo vừa làm việc khác? 
Kết luận: Khi sử dụng các nguồn nhiệt, các em nhớ phải thật cẩn thận và nhớ những việc làm cần tránh để không xảy ra những rủi ro, nguy hiểm. 
* Hoạt động 3: Tìm hiểu việc sử dụng các nguồn nhiệt trong sinh hoạt, lao động sản xuất ở gia đình. Thảo luận: Có thể làm gì để thực hiện tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt
 Mục tiêu: Có ý thức tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong cuộc sống hàng ngày.
- Các em hãy hoạt động nhóm đôi nói cho nhau nghe em và gia đình có thể làm gì để thực hiện tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong cuộc sống hàng ngày. 
- YC các nhóm phát biểu 
Kết luận: Khi sử dụng các nguồn nhiệt, em và gia đình cần phải thực hiện tiết kiệm. Vì muốn có được nguồn nhiệt, gia đình phải tốn tiền, của. Vì thế phải sử dụng các nguồn nhiệt khi thật cần thiết.
C/ Củng cố, dặn dò:
- Tại sao phải thực hiện tiết kiệm nguồn nhiệt?
- Về nhà xem lại bài, nói với gia đình thực hiện tiết kiệm nguồn nhiệt
- Bài sau: Nhiệt cần cho sự sống 
- Lắng nghe 
- Làm việc nhóm đôi 
- Các nhóm nối tiếp trình bày 
+ Mặt trời: giúp cho mọi sinh vật sưởi ấm, phơi khô thóc, lúa, ngô, quần áo, nước biển bốc hơi nhanh tạo thành muối,.. (hình 1) 
+ Ngọn lửa của bếp ga, củi giúp ta nấu chín thức ăn, đun sôi nước,..(hình 2) 
+ Bàn ủi điện: giúp ta ủi khô quần áo (hình 3) 
+ Bóng đèn đang sáng: sưởi ấm gà, lợn vào mùa đông.
- Sấy khô, đun nấu, sưởi ấm 
- Lắng nghe 
- Nhà em sữ dụng những nguồn nhiệt: ánh sáng Mặt trời, bàn ủi, bếp điện, bếp than, bếp ga, bếp củi, máy sấy tóc,...
- Lò nung gạch, lò sưởi điện, lò nung đồ gốm...
- Chơi gần bếp đang nấu nước sôi có thể bị bỏng (hình 5); để quên bàn ủi điện đang nóng trên quần áo sẽ cháy áo và cháy những đồ vật khác (hình 6) 
- Không chơi gần bếp lửa, không được ủi đồ rồi làm việc khác.
Chia nhóm 4 làm việc 
- Các nhóm trình bày 
 Cách phòng tránh 
- Không nên chơi đùa gần bàn ủi, bếp củi, bếp than
- Dùng lót tay khi bưng nồi, xoong, ấm 
- Không để các vật dễ cháy gần bếp than, bếp củi.
- Đội nón khi ra đường Không nên chơi đùa ngoài nắng.
- Để lửa vừa phải và phải canh chừng 
+ Vì khi đang hoạt động, nguồn nhiệt tỏa ra xung quanh một lượng nhiệt rất lớn. Nhiệt này truyền vào xoong, nồi. Xoong, nồi làm bằng kim loại là vật dẫn nhiệt tốt , lót tay là vật cách nhiệt, nên ta dùng lót tay để bưng nồi, xoong ra khỏi nguồn nhiệt để tránh bị bỏng và bể đồ dùng 
+ Vì bàn ủi là điện đang hoạt động toả ra nhiệt rất mạnh. Nếu vừa ủi đồ vừa làm việc khác rất dẽ bị bỏng tay, chảy quần áo và có khi cháy cả những đồ vật khác. 
- Lắng nghe 
- Làm việc nhóm đôi 
- Lần lượt phát biểu
+ Tắt bếp điện khi không dùng 
+ Đậy kín phích nước nóng để giữ cho nước nóng lâu hơn
+ Không để lửa quá to khi đun bếp
+ Không để bàn ủi đang nóng mà không ủi đồ 
- Lắng nghe 
- Tại vì nếu không tiết kiệm sẽ hao phí tiền của của gia đình và có thể ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. 
- Lắng nghe, thực hiện 
Rút kinh nghiệm tiết dạy:.........................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
KHOA HỌC: 	
CÂY CON CÓ THỂ MỌC LÊN
TỪ MỘT SỐ BỘ PHẬN CỦA CÂY MẸ
I. MỤC TIÊU:
Kể được tên một số cây có thể mọc từ thân, cành, lá, rễ của cây mẹ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Các hình ảnh trang 110, 111 SGK.
- Chuẩn bị theo nhóm: dụng cụ và một vài mẫu vật thật để thực hành.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: 3’ GV yêu cầu HS:
- Mô tả cấu tạo của hạt.
- Nêu điều kiện nẩy mầm của hạt.
- Nhận xét.	
2. Bài mới: Giới thiệu bài: 
 Trong tự nhiên cũng như trong trồng trọt, không phải cây nào cũng mọc lên từ hạt mà một số cây có thể mọc lên từ bộ phận của cây mẹ. Các bộ phận đó là gì? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về vấn đề này. 
Hoạt động 1: Quan sát. 15’
- GV giao nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo chỉ dẫn ở trang 110 SGK:
- Tìm chồi trên vật thật (hoặc hình vẽ): ngọn mía, củ khoai tây, lá bỏng, củ gừng, hành, tỏi.
- Chỉ vào từng hình trong hình 1 trang 110 SGK và nói về cách trồng mía.
- GV mời đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm trước lớp.
- GV yêu cầu HS kể tên một số cây khác có thể trồng bằng một bộ phận của cây mẹ.
Kết luận: Ở thực vật, cây con có thể mọc lên từ hạt hoặc mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ.
 Hoạt động 2: Thực hành.
* Mục tiêu: HS thực hành trồng cây bằng một bộ phận của cây mẹ.
* Cách tiến hành: 
Các nhóm tập trồng cây vào thùng hoặc chậu.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- GV dặn HS về nhà chuẩn bị trước bài “Sự sinh sản của động vật”.
HS trình bày:
- Hạt gồm: vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.
- Điều kiện để hạt nẩy mầm là có độ ẩm và nhiệt độ thích hợp (không quá nóng, không quá lạnh).
- HS lắng nghe.
- Làm việc theo nhóm.
- HS quan sát các hình vẽ trong SGK, các vật thật mang đến lớp và thảo luận.
- Từng nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung:
+ Chồi mọc ra từ nách lá ở ngọn mía (hình 1a).
+ Người ta trồng mía bằng cách đặt ngọn mía nằm dọc trong những rãnh sâu bên luống. Dùng tro, trấu để lấp ngọn lại (hình 1b). Một thời gian sau, các chồi đâm lên khỏi mặt đất thành những khóm mía (hình 1c).
+ Trên củ khoai tây có nhiều chỗ lõm vào. Mỗi chỗ lõm đó có một chồi.
+ Trên củ gừng cũng có những chỗ lõm vào. Mỗi chỗ lõm đó có một chồi.
+ Trên phía đầu của củ hành hoặc củ tỏi có chồi mọc nhô lên.
+ Đối với lá bỏng, chồi được mọc ra từ mép lá.
- Một số HS phát biểu.
- HS lắng nghe.
- Các nhóm thực hành trồng cây.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:.............................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • dockhoa hoc dia li tuan 27 45depCKTKN.doc