I. MỤC TIÊU : Sau bài học, HS có thể :
- Nhận biết dấu hiệu và tác hại của bệnh béo phì
- Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì
- Có ý thức phòng tránh bệnh béo phì và vận động mọi người cùng phòng và chữa bệnh béo phì.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Hình trang 28,29 SGK
- Phiếu học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Thiãút kãú baìi daûy män Khoa hoüc Âãö baìi : PHOÌNG BÃÛNH BEÏO PHÇ Tuần 7 Tiết 13 I. MỤC TIÊU : Sau bài học, HS có thể : - Nhận biết dấu hiệu và tác hại của bệnh béo phì - Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì - Có ý thức phòng tránh bệnh béo phì và vận động mọi người cùng phòng và chữa bệnh béo phì. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Hình trang 28,29 SGK - Phiếu học tập III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC A. BÀI CŨ - 3 em - Vì sao trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng ? Làm thế nào để phát hiện ra trẻ bị suy dinh dưỡng ? - Em hãy kể tên một số bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng ? - Em hãy nêu cách đề phòng các bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng ? * Nhận xét, ghi điểm B. BÀI MỚI * Hoạt động 1 : Tìm hiểu về bệnh béo phì. * Mục tiêu : - Nhận dạng dấu hiệu béo phì ở trẻ em - Nêu được tác hại của bệnh béo phì. * Cách tiến hành : Bước 1 : Làm việc theo nhóm - GV chia nhóm và phiếu học tập - HS làm việc với phiếu học tập Bước 2 : Làm việc cả lớp - Đại diện nhóm trình bày kết quả, nhóm khác bổ sung. * GV kết luân : - Một em bé có thể được xem là béo phì khi : Có cân nặng hơn mức trung bình so với chiều cao và tuổi là 20% Có những lớp mỡ quanh đùi, cánh tay tên, vú và cằm. Bị hụt hơi khi gắng sức. - Tác hại của bệnh béo phì : Người bị béo phì thường mất sự thoải mái trong cuộc sống. Người bị béo phì thường giảm hiệu suất lao động và sự lanh lợi trong sinh hoạt. Người bị béo phì có nguy cơ bị bệnh tim mạch, huyết áp cao, bệnh tiểu đườngm sỏi mật * Hoạt động 2 : Thảo luận về nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì. * Mục tiêu : Nêu được nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì. * Cách tiến hành : - Nguyên nhân gây nên béo phì là gì ? - Ăn quá nhiều, hoạt động quá ít nên mỡ trong cơ thể bị tích tụ ngày càng nhiều gây béo phì. - Người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc các bệnh gì ? bệnh về tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao - Làm thế nào để phòng tránh béo phì ? - Ăn uống hợp lí, nên luyện thói quen ăn uống điều độ, ăn chậm, nhai kĩ. - Năng vận động cơ thể, đi bộ và luyện tập thể dục thể thao. - Cần phải làm gì khi em bé hoặc bản thân bạn bị béo phì hay có nguy cơ bị béo phì ? - Giảm ăn vặt, giảm lượng cơm và tăng thức ăn ít năng lượng. Ăn đủ đạm, vitamin và chất khoáng. - Đi khám bác sĩ để điều trị - Năng vận động, luyện tập thể dục thể thao. * GV : Hầu hết các nguyên nhân gây béo phì ở trẻ em là do những thói quen không tốt về mặt ăn uống, chủ yếu là do bố mẹ cho ăn quá nhiều, ít vận động. * Hoạt động 3 : Đóng vai. * Mục tiêu : Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh do ăn thừa chất dinh dưỡng. * Cách tiến hành : Bước 1 : Tổ chức và hướng dẫn - GV chia nhóm. Các nhóm thảo luận và đưa ra tình huống giải quyết. Tình huống 1 : Em của bạn Lan có nhiều dấu hiệu bị béo phì. Sau khi học xong bài này, nếu là Lan bạn sẽ về nhà nói gì với mẹ và bạn có thể làm gì để giúp em mình. Tình huống 2 : Nga cân nặng hơn những người bạn cùng tuổi và cùng chiều cao nhiều. Nga muốn thay đổi thói quen ăn vặt, ăn và uống đồ ngọt của mình. Nếu là Nga, bạn sẽ làm gì, nếu hằng ngày trong giờ ra chơi các bạn của Nga mời Nga ăn bánh ngọt hoặc uống nước ngọt. Bước 2 : Làm việc theo nhóm - Các nhóm thảo luận đưa ra tình huống. - Các vai hội ý lời thoại và diễn xuất. Các bạn khác góp ý. Bước 3 : Trình diễn. * GV kết luận : Hiện nay bệnh béo phì rất phổ biến trong lứa tuổi trẻ em. Vì vậy các em cần phải biết nguyên nhân gây bệnh béo phì để phòng tránh. C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ : - Nêu nguyên nhân gây bệnh béo phì và cách phòng tránh. - Nhận xét tiết học Bài sau : Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa.
Tài liệu đính kèm: