Giáo án Khoa học, Lịch sử và Địa lý Lớp 4+5 - Tuần 23

Giáo án Khoa học, Lịch sử và Địa lý Lớp 4+5 - Tuần 23

 I, Mục tiêu: Sau bài học, HS biết.

+ Biết được sự phát triển của văn học và khoa học thời Hậu Lê( một vài tác giả của thời Hậu Lê)

+ Tác giả tiêu biểu : Lê Thánh Tông, Nguyễn Trải, Ngô Sĩ Liên .

 II, Đồ dùng dạy học.

 -Giáo án, phiếu thảo luận, sgk.

 III, Phương pháp: Đàm thoại, phiếu thảo luận.

 IV,Hoạt động dạy học

 

doc 8 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 366Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học, Lịch sử và Địa lý Lớp 4+5 - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23
 Thực hiện tư ngày 14/ 02/ đến 18/ 02/ 2011
Lịch sử
 nhà máy hiện đại đầu tiên
của nước ta
I.Mục tiêu: - Học xong bài này, HS biết:
 - Hoàn cảnh ra đời của Nhà máy Cơ khí Hà Nội.
 - Những đóng góp của Nhà máy Cơ khí Hà Nội trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước: góp phần trang bị máy móc cho sản xuất ở miền Bắc, vũ khí cho bộ đội.
II.Đồ dùng dạy học: 
 -Tranh ảnh tư liệu về Nhà máy Cơ khí Hà Nội.
III.Các hoạt động dạy học:
	1.Kiểm tra bài cũ: - Phong trào Đồng khởi ở Bến Tre diễn ra ntn?
 -Phong trào Đồng khởi có ý nghĩa gì?
	2.Bài mới:
 2.1/ Giới thiệu bài.
 2.2/Nội dung:
*Hoạt động 1( làm việc cả lớp )
- Nêu nhiệm vụ học tập.
*Hoạt động 2 (làm việc cá nhân)
-Cho HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi:
+Tại sao Đảng và Chính phủ ta quyết định xây dựng Nhà máy Cơ khí Hà Nội?
-HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
*Hoạt động 3 (làm việc theo nhóm)
- Chia nhóm HS và thảo luận câu hỏi:
+Em +Hãy nêu thời gian, địa điểm, khung cảnh của lễ khởi công?
+Lễ khánh thành Nhà máy Cơ khí Hà Nội diễn ra như thế nào?
+Đặt trong bối cảnh nước ta vào những năm sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, em có suy nghĩ gì về sự kiện này?
-Mời đại diện các nhóm HS trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 4 (làm việc cả lớp)
-HS tìm hiểu ND trong SGK và TLCH:
+Những sản phẩm do Nhà máy Cơ khí Hà Nội sản xuất có tác dụng như thế nào đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?Đảng, Nhà nước và Bác Hồ đã dành cho Nhà máy Cơ khí Hà Nội phần thưởng cao quý nào?
- Mời HS nối tiếp trả lời.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung
*Nguyên nhân:
Để góp phần trang bị máy móc ở miền Bắc từng bướcc thay thế công cụ sản xuất thô sơ có nâưng xuất LĐ thấp.
*Diễn biến:
-Tháng 12 - 1955, Nhà máy cơ khí Hà Nội được khởi công.
-Tháng 4 - 1958, khánh thành nhà máy.
*ý nghĩa:
Góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước.
*Những thành tích tiêu biểu của Nhà máy:
-Nhà máy sản xuất máy khoan, máy phay, máy cắt... tên lửa A12. 
-Nhà máy được 9 lần đón Bác về thăm.
3.Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học
 - Nhắc HS về ôn các kiến thức vừa học.
văn học và khoa học thời hậu lê
 I, Mục tiêu: Sau bài học, HS biết.
+ Biết được sự phát triển của văn học và khoa học thời Hậu Lê( một vài tác giả của thời Hậu Lê) 
+ Tác giả tiêu biểu : Lê Thánh Tông, Nguyễn Trải, Ngô Sĩ Liên..
 II, Đồ dùng dạy học.
 -Giáo án, phiếu thảo luận, sgk.
 III, Phương pháp: Đàm thoại, phiếu thảo luận.
 IV,Hoạt động dạy học
 1,ổn định tổ chức
 2,KTBC.
 3,Bài mới:
 -Giới thiệu- Ghi đầu bài.
1, Văn học thời Hậu Lê 
-Các tác phẩm văn học thời kì này được viết bằng chữ gì?
-Giới thiệu chữ hán,chữ nôm 
-Hãy kể tên các tác giả ,tác phẩm văn họclớn thời kì này ?
-Đọc cho H nghe 1 đoạn văn,đoạn thơ trong thời kì này 
 1, Khoa học thời Hậu Lê
-Hãy kể tên tác giả ,tác phẩm và nội dung của khoa học thời Lê
-G:dưới thời Hậu Lê,văn học và khoa học nước ta phát triển rực rỡ hơn hẳn các thời kì trước 
-Qua nội dung tìm hiểu em thấy những tác giả nào là tác giả tiêu biểu cho thời kì này?
-Nhà hậu Lê đã làm gì để khuyến khích học tập?
-H đọc SGK thảo luận hoàn thành bảng thống kê các tác giả,tác phẩm VHthời Lê
-Các nhóm dán phiếu thảo luận lên bảng 
-H nhận xét bổ sung
-Các tác phẩm văn học thời kì này được viết bằng cả chữ Hán và chữ Nôm
-Chữ hán là chữ của người Trung Quốc
-Chữ Nôm là chữ của người Việt Nam
4,Củng cố dặn dò
-Nhận xét tiết học –CB bài sau
Khoa học
sử dụng Năng lượng đIện
I.Mục tiêu: - Sau bài học, HS kể được tên một số đồ dùng, máy móc sử dụng năng lượng điện. 
II.Đồ dùng dạy học:
-Tranh ảnh về đồ dùng, máy móc sử dụng điện.
-Một số đồ dùng, máy móc sử dụng điện.
-Hình trang 92, 93.
III.Các hoạt động dạy học:
 1.Kiểm tra bài cũ: +Con người sử dụng năng lượng gió trong những việc gì?Sử dụng năng lượng nước chảy trong những việc gì? 
 2.Bài mới:
 2.1/Giới thiệu bài: - Giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng. 
	 2.2/Hoạt động 1: Thảo luận.
- Cho HS cả lớp thảo luận:
+Kể tên một số đồ dùng điện mà bạn biết?
+Năng lượng điện mà các đồ dùng trên sử dụng được lấy từ đâu?
- Giảng: Tất cả các vật có khả năng cung cấp năng lượng điện đều được gọi chung là nguồn điện.
+Nồi cơm điện, ấm điện, quạt điện
+Năng lượng điện do pin, do nhà máy điện, cung cấp.
2.3-Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận.
*Mục tiêu: HS kể được một số ứng dụng của dòng điện (đốt nóng, thắp sáng, chạy máy) và tìm được ví dụ về các máy móc, đồ dùng ứng với mỗi ứng dụng.
*Cách tiến hành:
-Bước 1: Làm việc theo nhóm 4.
Quan sát các vật hay tranh ảnh những đồ dùng máy móc, động cơ điện đã sưu tầm được:
+Kể tên của chúng?
+Nêu nguồn điện chúng cần sử dụng?
+Nêu tác dụng của nguồn điện trong các đồ dùng máy móc đó? 
-Bước 2: Làm việc cả lớp
+Mời 1 số nhóm trình bày kết quả thảo luận.
+Nhận xét, bổ sung.
2.4-Hoạt động 3: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”.
 -Tìm loại hoạt động và các dụng cụ, phương tiện sử dụng điện và các dụng cụ, phương tiện không sử dụng điện tương ứng cùng thực hiện hoạt động đó.
Hoạt động
Các dụng cụ, PT không sử dụng điện
Các dụng cụ, Phương tiện sử dụng điện.
Thắp sáng
Đèn dầu, nến,
Bóng đèn điện, đèn pin,
Truyền tin
Ngựa, bồ câu truyền tin,
Điện thoại, vệ tinh,
 -Đội nào tìm được nhiều ví dụ hơn trong cùng thời gian là thắng.
 3.Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. 
Khoa học: lớp 4 ánh sáng
A. Mục tiêu: sau bài học học sinh có thể 
- Phân biệt được các vật tự phát sáng và các vật được chiếu sáng
- Làm thí nghiệm để xác định các vật cho ánh sáng truyền qua hoặc không truyền qua.
- Nêu ví dụ hoặc làm thí nghiệm để chứng tỏ mắt chỉ nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó đi tới mắt
B. Đồ dùng dạy học
- Chuẩn bị theo nhóm : Hộp kín, tấm kính, nhựa trong, tấm kính mờ, tấm ván....
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra : 
? Chúng ta cần làm gì để chống ô nhiễm tiếng ồn ở lớp, ở nhà và ở nơi công cộng ?
II. Dạy bài mới
+ HĐ1: Tìm hiểu các vật tự phát ra ánh sáng và các vật được chiếu sáng
-Y/C học sinh xác định vật tự phát sáng và vật được chiếu sáng ở hình 1, 2 
+ HĐ2: Tìm hiểu về đ/ truyền của ánh sáng
-Trò chơi“Dự đoán đ/ truyền của ánh 
sáng ”
- GV hướng dẫn học sinh chơi (SGV-158)
-Làm thí nghiệm trang 90 cho học sinh quan sát và dự đoán đường truyền ánh sáng
+ HĐ3: T/ hiểu sự truyền á/ sáng qua các vật
- Gọi học sinh báo cáo kết quả và nêu các ví dụ ứng dụng liên quan
+ HĐ4: Tìm hiểu mắt nhìn thấy vào khi nào
-Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm trang 91 để rút ra kết luận
-Cho học sinh tìm thêm ví dụ về điều kiện nhìn thấy của mắt
 - Vài em trả lời
 - Nhận xét và bổ xung
 - Học sinh quan sát hình 1 và 2 để phân biệt được : 
 - Ban ngày vật tự phát sáng : Mặt trời; Vật được chiếu sáng : gương, bàn, ghế...
 - Ban đêm vật tự phát sáng : ngọn đèn điện; Vật được chiếu sáng : mặt trăng, gương, bàn ghế
 - Học sinh 3 em lên chơi trò chơi
 - Học sinh quan sát thí nghiệm và rút ra nhận xét : ánh sáng truyền theo đường thẳng
 - Các nhóm tiến hành thí nghiệm và ghi kết quả
 - Đại diện các nhóm báo cáo
- Học sinh làm thí nghiệm trang 91(H 4 )
- Học sinh tự lấy thêm ví dụ
III.Củng cố:
- Mắt ta nhìn thấy vật khi nào? 
- Về nhà học bài kĩ, chuẩn bị bài hôm sau: Bóng
Địa lí
 một số nước ở Châu Âu
I.Mục tiêu: Học xong bài này, HS: Nêu được một số đặc điểm nổi bật của hai quốc gia Pháp và Liên bang Nga.
 - Chỉ được vị trí và thủ đô Nga, Pháp trên bản đồ.
II.Đồ dùng dạy học: 
 -Bản đồ các nước châu Âu.
 -Một số ảnh về liên bang Nga, pháp.
 III.Các hoạt động dạy học:
 1.Kiểm tra bài cũ:
 2.Dạy bài mới:
	 2.1/Giới thiệu bài: - Nêu mục tiêu của tiết học. 
 2.2/Nội dung:
 A/ Liên bang Nga.
*HĐ1:(Làm việc theo nhóm nhỏ)
- Cho HS kẻ bảng có 2 cột
 +Cột 1:Các yếu tố
 +Cột 2Đặc đIểm , sản phẩm chính
- Yêu cầu HS dựa vào tư liệu để điền vào bảng. Mời đại diện nhóm trả lời
- Nhận xét, kết luận: Liên bang Nga nằm ở Đông Âu, Bắc á, có diện tích lớn nhất thếgiới, có nhiều tài nguyên thiên nhiên và phát triển nhiều ngành kinh tế
 B/ Pháp. 
*Hoạt động 2: (Làm việc cả lớp)
- Cho HS sử dụng hình 1 trong SGK,xác định vị trí địa lí của nướcPháp. so sánh với Liên Bang Nga
- Mời một số HS trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- Kết luận: Nước Pháp nằm ở Tây Âu, Giáp biển có khí hậu ôn hoà.
*HĐ 3: (Làm việc theo nhóm nhỏ)
-Bước 1: Cho HS đọc SGK trao đổi theo gợi ý của các câu hỏi trong SGK. 
-Bước 2: Yêu cầu HS nêu kết quả làm việc.
- Bổ sung và kết luận: Nước Pháp có công nghiệp, nông nghiệpphát triển có nhiều mặt hàng nổi tiếng, có ngành du lịch rất phát triển.
- HS làm việc theo nhóm nhỏ
- Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
-HS trình bày.
-HS nhận xét.
-HS làm việc theo cặp
-Đại diện HS trình bày, cả lớp nhận xét, bổ sung
3.Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. 
 - Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ
Địa lí
Tiết 23: Hoạt động sản xuất 
của người dân ở đồng bằng Nam Bộ ( tiếp theo)
I. Mục tiêu
-Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Nam Bộ:
+Sản xuất công nghiệp phát triển mạnh nhất trong cả nước.
+Những ngành công nghiệp nổi tiếng là khai thác dầu khí, chế biến long thực, thực phẩm, dệt may,
II. Đồ dùng dạy học
-Bản đồ công nghiệp Việt Nam.
-Tranh ảnh về sản xuất công nghiệp, chợ nổi tiếng trên sông ở đồng bằng Nam Bộ.
III. Các hoạt động dạy, học
1. Bài cũ
- Em hãy nêu những thuận lợi để đồng bằng Nam Bộ trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây và thuỷ sản lớn nhất cả nước?
2. Dạy bài mới.
2.1, Vùng công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta.
HĐ1: Hoạt động nhóm
- Nguyên nhân nào làm cho đồng Nam Bộ có công nghiệp phát triển mạnh?
- Nêu dẫn chứng thể hiện đồng bằng Nam Bộ có công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta?
- Kể tên các ngành công nghiệp nổi tiếng của đồng bằng Nam Bộ?
- Gv giúp hs hoàn thiện câu trả lời.
2.2, Chợ nổi trên sông.
HĐ 2: Làm việc theo cặp.
- Phương tiện giao thông chủ yếu của người dân Nam Bộ là gì?
- Vậy các hoạt động sinh hoạt như mua bán, trao đổi... của người dân thường diễn ra ở đâu?
- Giới thiệu: Chợ nổi – một nét văn hoá đặc trưng của người dân Nam Bộ.
* Yêu cầu các nhóm thảo luận theo cặp mô tả về chợ nổi trên sông:
- Chợ họp ở đâu?
- Người dân đến chợ bằng phương tiện gì?
- Hàng hoá bán ở chợ gồm những gì?
- Kể tên các chợ nổi nổi tiếng của đồng bằng Nam Bộ?
- Gv nhận xét, bổ sung.
3. Củng cố, dặn dò.
- Hs đọc phần tóm tắt cuối bài.
- Nhắc Hs về ôn bài.
- 2 hs trả lời.
- Hs đọc SGK, thảo luận nhóm các câu hỏi:
- ĐBNB có nguồn nguyên liệu và lao động, lại được đầu tư xây dựng nhiều nhà máy.
- Hằng năm, ĐBNB tạo ra được hơn một nửa giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước.
- Khai thác dầu khí, sản xuất điện, hoá chất, phân bón, cao su, chế biến lương thực thực phẩm, dệt may mặc.
- Hs quan sát H4- 8, trả lời câu hỏi trang 125.
- Xuồng, ghe.
- Trên các con sông.
- Các nhóm thảo luận.
- Chợ nổi thường họp ở những đoạn sông thuận tiện cho việc gặp gỡ của xuồng, ghe ở nhiều nơi đổ về.
- .. xuồng, ghe.
- Người dân buôn bán đủ thứ nhưng nhiều nhất là hoa quả như: mãng cầu, sầu riêng, chôm chôm...
- Cái Răng, Phong Điền (Cần Thơ), Phụng Hiệp (Hậu Giang),
Khoa học
 lắp mạch đIện đơn giản
I.Mục tiêu: - Sau bài học, HS biết lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản: sử dụng pin, bóng đèn, dây dẫn.
II.Đồ dùng dạy học:
- Cục pin , dây đồng có vỏ bọc bằng nhựa, bóng đèn pin, một số vật bằng kim loại, nhựa, cao su, sứ, bóng đèn điện hỏng có tháo đui 
III.Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 
2.Bài mới:
 2.1/Giới thiệu bài: - Giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng. 
	 2.2/Hoạt động 1: Thực hành lắp mạch điện.
 *Mục tiêu: - Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản
 *Cách tiến hành:
-Bước 1:
- Cho HS làm việc theo nhóm:
-Bước 2:Làm việc cả lớp
-Bước 3:Làm việc theo cặp
-bước 4: học sinh làm thí nghiệm theo nhóm
-Bước 5:Thảo luận chung cả lớp về điều kiện để mạch thắp sáng đèn.
+Các nhóm làm thí nghiệm( mục thực hành trang 94)
-từng nhóm giới thiệu hình vẽ và mạch đIện của nhóm mình 
-HS đọc mục bạn cần biết trang94-95 SGK
+QS hình 5 trang 95 và dự đoán mạch đIên ở hình nào thì đền sáng, giải thích tại sao ?
+Lắp mạch đIện để kiểm tra, so sánh kết quả dự đoán ban đầu, giải thích kết quả thí ghiệm
- HS thảo luận và trả lời.
2.3/Hoạt động 2: Làm thí nghiệm phát hiện vật đẫn điện ,vật cách điện.
 *Mục tiêu:
 -Làm được thí nghiệm đơn giản trên mạch điện có nguồn điện là pin để phát hiện vật dẫn điện hoặc cách điện.
.*Cách tiến hành:
-Bước 1: Làm việc theo nhóm: Làm thí nghiệm mục thực hành trang 96 
-Bước 2: Làm việc cả lớp
+Mời 1 số nhóm trình bày kết quả thí nghiệm.
+Nhận xét, Kết luận:
 - Các vật bằng kim loại cho dòng điện chạy qua nên mạch đang hở thành mạch kín, vì vậy đèn sáng
 - Các vật bằng cao su, sứ nhựa.. không cho dòng điện chạy qua nên mạch vẫn bị hở vì vậy đền không sáng.
	3.Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. 
 - Nhắc HS học bài và chuẩn bị bài sau.
Khoa học
BóNG TốI
I. MỤC TIấU : 
 - Nêu được bống tối ở phía sau vật cản sáng khi vật này được chiếu sáng. 
 - Nhận biết được khi vị trí của vật cản sáng thay đổi thì bóng của vật thay đổi. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 
- 1 cái đèn bàn.
- Đèn pin,tờ giấy to hoặc tấm vải, kéo, một thanh tre nhỏ, một số nhân vật hoạt hình quen thuộc.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Khi nào ta nhìn thấy vật?
+ Tìm những vật tự phát sáng và những vật được chiếu sáng mà em biết?
2. Bài mới; 
 Giới thiệu bài:
* Khởi động: Quan sát hình 1 (SGK).
+ Mặt trời chiếu sáng từ phía nào? Vì sao em biết?
+ Bóng của người xuất hiện ở đâu?
+ Hãy tìm vật chiếu sáng, vật được chiếu sáng?
HĐ1:Tìm hiểu về bóng tối: 
+ Mô tả thí nghiệm: Đặt 1 tờ bìa to phía sau quyển sách với khoảng cách 5cm. Đặt đèn pin thẳng hướng với quyển sách trên mặt bàn và bật đèn.
+ Hãy dự đoán xem:
- Bóng tối xuất hiện ở đâu?
- Bóng tối có hình dạng như thế nào khi dịch đèn lại sát quyển sách?
+ YC các nhóm tiến hành thí nghiệm và ghi kết quả quan sát được
+ YC các nhóm thay quyển sách bằng vỏ hộp và tiến hành thí nghiệm.
+ ánh sáng có truyền qua quyển sách hay vỏ hộp được không?
" Những vật không cho ánh sáng truyền qua được gọi là vật cản sáng.
+ Bóng tối xuất hiện ở đâu?
+ Bóng tối xuất hiện khi nào?
HĐ2: Tìm hiểu sự thay đổi về hình dạng, kích thước của bóng tối.
+ Theo em, hình dạng, kích thước của bóng tối có thay đổi hay không? Nó sẽ thay đổi khi nào?
+ Hãy giải thích khi trời nắng, bóng tối của người dài vào buổi sáng hay buổi chiều, bóng tròn vào buổi trưa?
+ Hướng dẫn HS làm thí nghiệm: Chiếu ánh đèn vào chiếc bút bi dựng thẳng đứng trên mặt bìa ở 3 vị trí đèn phin: bên phải, bên trái, phía trên bút bi. Nêu bóng của vật ở từng vị trí khác nhau.
+ Bóng của vật thay đổi khi nào?
+ Làm thế nào để bóng của vật to hơn?
HĐ3:Trò chơi “Xem bóng đoán vật” 
+ Yêu cầu HS cử làm 2 đội: Mỗi học sinh của 1 đội đoán 1 con vật, mỗi HS đoán đúng ghi 10 điểm, cộng tổng điểm lại
+ Đứng phía dưới lớp dùng đèn chiếu từng con vật, các nhóm giơ cờ báo hiệu đoán. Nhóm nào phất cờ trước được quyền đoán.
+ Tổng kết, tuyên dương đội chơi tốt.
 3. Củng cố - Dặn dò:
- Củng cố lại nội dung bài.
+ 2 HS lên bảng trả lời.
+ Lớp theo dõi, bổ sung.
+ Mặt trời chiếu sáng từ phía bên phải của hình vẽ vì ta thấy bóng người đó đổ về phía bên trái. Nửa bên phải vẫn có bóng râm còn nửa bên trái vẫn có ánh nắng của mặt trời.
+ Bóng của người x\hiện ở phía sau người vì có ánh sáng mặt trời chiếu xiên từ bên phải xuống.
+ Mặt trời là vật chiếu sáng; người, nhà cửa, núi đồi, cây cối là vật được chiếu sáng.
+ HS theo dõi.
+ Một số HS nêu dự đoán.
+ Một số HS nêu dự đoán.
+ Các nhóm tiến hành thí nghiệm, nêu kết quả quan sát.
+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Bóng tối xuất hiện phía đằng sau quyển sách.
- Bóng tối có dạng giống hình quyển sách và to hơn khi dịch đèn pin về phía quyển sách.
+ Các nhóm thực hiện và nêu kết quả.
+ Không
+ 2 HS nhắc lại
+ Bóng tối xuất hiện phía sau vật 
cản sáng.
+ Bóng tối xuất hiện khi vật cản sáng được chiếu sáng.
+ Hình dạng, kích thước của bóng tối thay đổi. Nó thay đổi khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật cản sáng thay đổi.
+ Nêu theo ý mình.
+ HS tiến hành thí nghiệm và nêu kết quả quan sát.
+ Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ Bóng của vật thay đổi khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi.
+ Để bóng của vật to hơn thì ta đặt vật đó ở gần vật chiếu sáng
- HS thực hiện chơi trò chơi theo HD của GV
 Duyệt ngày 14/ 02/ 2011

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoa_hoc_lich_su_va_dia_ly_lop_45_tuan_23.doc