Giáo án Khoa học Lớp 4 - Chương trình cả năm - Trường TH Vân Khánh 2

Giáo án Khoa học Lớp 4 - Chương trình cả năm - Trường TH Vân Khánh 2

I- MỤC TIÊU:

Sau bài này học sinh biết:

-Nêu được những yếu tố mà con người cũng như các sinh vật khác cần để duy trì sự sống của mình.

-Kể ra một số điều kiện vật chất và tinh thần mà chỉ có con người mói cần trong cuộc sống. Như sự quan tâm, chăm sóc,giao tiếp xã hội,các phương tiện giao thông,giải trí.

-Có ý thức giữ gìn các điều kiện vật chất,tinh thần.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

-Giáo viên:Hình 4, 5 SGK.

-Phiếu học tập nhóm.

 

doc 89 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 352Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học Lớp 4 - Chương trình cả năm - Trường TH Vân Khánh 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1:CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG 
I- MỤC TIÊU:
Sau bài này học sinh biết:
-Nêu được những yếu tố mà con người cũng như các sinh vật khác cần để duy trì sự sống của mình.
-Kể ra một số điều kiện vật chất và tinh thần mà chỉ có con người mói cần trong cuộc sống. Như sự quan tâm, chăm sóc,giao tiếp xã hội,các phương tiện giao thông,giải trí.
-Có ý thức giữ gìn các điều kiện vật chất,tinh thần.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Giáo viên:Hình 4, 5 SGK.
-Phiếu học tập nhóm.
PHIẾU HỌC TẬP:
Những yếu tố cần thiết cho sự sống
Con người
Động vật
Thực vật
1.Không khí
X
X
X
2.Nước
X
X
X
3.Ánh sáng
X
X
X
4.Nhiệt độ (thích hợp với từng đối tượng)
X
X
X
5.Thức ăn(phù hợp với từng đối tượng)
X
X
X
6.Nhà ở
X
7.Tình cảm gia đình
X
8.Phương tiện giao thông
X
9.Tình cảm bạn bè
X
10.Quần áo
X
11.Trường học
X
12.Sách báo
X
13.Đồ chơi
X
(những thứ khác hs kể thêm)
X
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
1/Khởi động:hát 
2/Bài cũ: Đồ dùng học môn khoa học
3/Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
Giới thiệu:các chủ đề can học trong môn khoa học.
Bài “Con người cần gì để sống”
Phát triển:
Hoạt động 1:Động não (nhằm giúp hs liệt kê tất cả những gì hs cho là cần có cho cuộc sống của mình) 
-Yêu cầu HS quan sát hình 1,hình 2 SGK Hãy kể ra những thứ các em cần dùng hàng ngày để duy trì sự sống?
-Ghi những ý kiến của hs lên bảng.
-Vậy tóm lại con người cần những điều kiện gì để sống và phát triển?
-Rút ra kết luận:Những điều kiện cần để con người sống và phát triển là:
+Điều kiện vật chất như: thức ăn, nước uống, quần áo, nhà ở, các đồ dùng trong gia đình, các phương tiện đi lại..
+Điều kiện tinh thần, văn hoá, xã hội: tình cảm gia đình, bạn bè, làng xóm, các phương tiện học tập, vui chơi, giải trí
Hoạt động 2:
Mục tiêu:liệt kê tất cả những gì con người cần để duy trì sự sống.
Làm việc với phiếu học tập và SGK (nhằm giúp hs phân biệt những yếu tố mà chỉ có con người mới cần với những yếu tố con người và vật khác cũng cần) 
-Phát phiếu học tập(Kèm theo) cho hs, hướng dẫn hs làm việc với phiếu học tập theo nhóm.
-Hướng dẫn hs chữa bài tập.
-Nhận xét đưa ra kết quả đúng.
-Cho hs thảo luận cả lớp:
+Như mọi sinh vật khác hs cần gì để duy trì sự sộng của mình?
+Hơn hẳn những sinh vật khác cuộc sống con người cần những gì?
-1 hs nhắc lại tên các chủ đề
-2 hs đọc yêu cầu
-Kể ra(nhiều hs)
-quan sát
-Bổ sung những gì còn thiếu 
- Vài HS Nhắc lại kết luận.
-Họp nhóm và làm việc theo nhóm 4.
-Ghi lại những nội dung của các hình trong sgk.
-Đại diện nhóm trình bày trước lớp kết quả làm việc với phiếu học tập, hs bổ sung sửa chữa.
-Thảo luận và trả lời câu hỏi.
-Con người cũng như các sinh vật khác đều cần thức ăn, nước, không khí, ánh sáng, nhiệt độ thích hợp để duy trì sự sống của mình.
-Hơn hẳn những sinh vật khác, cuộc sống con người còn cần nhà ở, quần áo, phương tiện đi lại và những tiện nghi khác. Ngoài nững yêu cầu về vật chất, con người còn cần những điều kiện về tinh thần, văn hoá, xã hội.
Củng cố:
Trò chơi “Cuộc hành trình đến hành tinh khác” 
-Chia lớp thành các nhóm nhỏ, phát mỗi nhóm 20 phiếu thể hiện những điều kiện cần có để duy trì sự sống và những điều kiện các em muốn có.
-Yêu cầu hs chọn ra 10 thứ mà các em thấy cần mang theo khi đến hành tinh khác.
-Hãy chọn ra 6 thứ cần hơn cả trong 10 thứ mang theo (còn lại nộp lại cho giáo viên)
-Nhận xét trò chơi.
Dặn dò:
-xem trước bài:trao đổi chất ở người.
-Nhận xét tiết học.
 ******************************
 Bài:TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI 
I- MỤC TIÊU:
Sau bài này học sinh biết:
-Kể ra những gì mà cơ thể người hàng ngày lấy vào và thải ra trong quá trình sống.
-Nêu được thế nào là quá trình trao đổi chất giửa cơ thể người với môi trường.
-Viết hoặc vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trườngvà giải thích được ý nghĩa theo sơ đồ. 
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Giáo viên:Hình trang 6, 7 SGK.
- 3 khung đồ như SGK
-Vở bài tập (hoặc giấy vẽ), bút vẽ.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
1/Khởi động: 
2/Bài cũ:
-Nếu đi đến hành tinh khác em sẽ mang theo những gì? (Đưa ra các tấm bìa ghi những điều kiện cần và có thể không cần để duy trì sự sống)
-Nhận xét chấm điểm
3/Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
Giới thiệu:
Bài “Trao đổi chất ở người”.
Phát triển:
Hoạt động 1:Tìm hiểu về sự trao đổi chất ở người 
(Mục tiêu:nhằm giúp hs nắm được những gì cơ thể lấy vào và thải ra trong quá trình sống; nêu được quá trình trao đổi chất) 
-Chia nhóm cho hs thảo luận:
-Em hãy kể tên những gì trong hình 1/SGK6.
-Trong các thứ đó thứ nào đóng vai trò quan trọng?
-Còn thứ gì không có trong hình vẽ nhưng không thể thiếu?
-Vậy cơ thể người cần lấy những gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì?
-Cho đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Yêu cầu các nhóm khác bổ sung.
-Yêu cầu hs đọc nục “Bạn cần biết”và trả lời:
+Trao đổi chất là gì?
+Nêu vai trò của quá trình trao đổi chất đối với con người, thực vật và động vật.
*Kết luận:
-Hằng ngày, cơ thể người phải lấy từ môi trường thức ăn, nước uống, khí ô-xi và thải ra phân, nước tiểu, khí các-bô-níc để tồn tại.
-Trao đổi chất là quá trình cơ thể lấy thức ăn, nước, không khí, từ môi trường và thải ra môi trường những chất thừa,cặn bã.
-Con người, thực vật và động vật có trao đổi chất với môi trường thì mới sống được.
Hoạt động 2:Thực hành viết hoặc vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.
(Mục Tiêu:Giúp hs biết cách trình bày những kiến thức đã học một cách sáng tạo về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường) 
-Giáo viên chia nhóm 4.
-Em hãy viết hoặc vẽ sơ đồ trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường theo trí tưởng tượng của mình.(không nhất thiết theo hình 2/SGK7.
-Giáo viên theo dõi ,giúp đỡ những nhóm vẽ chậm.
-Cho các nhóm trình bày kết quả vẽ được.(5 phút)
- Giáo viên nhận xét ,biểu dương nhóm vẽ đẹp,đúng với yêu cầu.
-Lắng nghe.
-Xem sách và kể ra.
-Chọn ra những thứ quan trọng.
-Không khí.
-Kể ra.Bổ sung cho nhau.
-Trình bày kết quả thảo luận:
+Lấy vào thức ăn, nước uống, không khí..
+Thải ra cacbônic,phân và nước tiểu..
-Nhắc lại.
-Nhận giấy bút từ giáo viên.
-Viết hoặc vẽ theo trí tưởng tượng.
-Trình bày kết quả vẽ được, các nhóm nhận xét và bổ sung.
-Các nhóm thực hành.
Đại diện vài nhóm trình bày kết quả.
Lớp nhận xét so sánh kết quả
Củng cố:
Cơ thể người lấy vào những gì và thải ra những gì?
Dặn dò:Chuẩn bị bài sau:Trao đổi chất của người (tiếp theo)
, nhận xét tiết học.
 *****************************
 TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI (tiếp theo) 
I- MỤC TIÊU:
Sau bài này học sinh biết:
-Kể tên những biểu hiện bên ngoài của quá trình trao đổi chất và những cơ quan thực hiện quá trình đó.
-Nêu được vai trò của cơ quan tuần hoàn trong quá trình trao đổi chất xảy ra ở bên trong cơ thể.
-Trình bày được sự phối hợp hoạt động của các cơ quan tiêu hoá,hô hấp, tuần hoàn, bài tiết, trong việc thực hiện sự trao đổi chất ở bên trong cơ thể và giữa cơ thể với môi trường. 
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Hình trang 8,9 SGK. 
-Phiếu học tập nhóm.
PHIẾU HỌC TẬP
1.Kể tên những biểu hiện bên ngoài của quá trình trao đổi chất và những cơ quan thực hiện quá trính đó?
2.Hoàn thành bảng sau:
Lấy vào
Tên cơ quan trực tiếp thực hiện quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường bên ngoài
Thải ra
Thức ăn
Nước
Tiêu hoá 
Phân 
Khí Ô-xi
Hô hấp 
Khí Các-bô-níc 
Bài tiết nước tiểu 
Nước tiểu 
Da
Mồ hôi 
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
1/Khởi động: 2/Bài cũ:
Bài “Trao đổi chất ở người”
-Hằng ngày con người lấy gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì? Quá trình đó gọi là gì?
3/Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
Giới thiệu:
Bài”Trao đổi chất ở người “(tiếp theo)
Phát triển:
Hoạt động 1:Xác định những cơ quan trực tiếp tham gia quá trính trao đổi chất 
-Chia nhóm, giao cho các nhóm phiếu học tập (kèm theo)
-Cho các nhóm trình bày kết quảvà bổ sung sửa chữa cho nhau.
-Dựa vào kết quả làm phiếu, em hãy cho biết những biểu hiện bên ngoài của quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường?
-Các cơ quan nào thực hiện quá trình đó?
-Cơ quan tuần hoàn có vai trò như thế nào?
*Kết luận:
-Những biểu hiện của quá trình trao đồi chất và các cơ quan thực hiện quá trình đó là:
+Trao đổi khí:Do cơ quan hô hấp:lấy khí ô-xi;thải ra khí các-bô-níc.
+Trao đổi thức ăn:Do cơ quan tiêu hoá thực hiện: lấy nước và thức ăn có chứa các chất dinh dưỡng cần cho cơ thể; thải ra cặn bã(phân)
+Bài tiết: Do cơ quan bài tiết :Thải ra nước tiểu và mồ hôi.
-Cơ quan tuần hoàn đem máu chứa các chất dinh dưỡng và ô-xi tới tất cả các cơ quan của cơ thể và đem các chất thải, chất độc từ các cơ quan của cơ thể đến cơ quan bài tiết để thải ra ngoài và đem khí các-bô-níc đến phổi để thải ra ngoài.
Hoạt động 2:Tìm hiểu mối quan hệ giữa các cơ quan trong việc thực hiện sự trao đổi chất ở người 
Trò chơi “Ghép chữ vào chỗ ”trong sơ đồ
-Phát cho các nhóm sơ đồ hình 5 trang 9 và các tấm phiếu rời gi những điều còn thiếu(chất dinh dưỡng; ô-xi; khí các-bô-níc; ô-xi và các chất dinh dưỡng; khí các-bô-níc và các chất thải; các chất thải)
-Dựa trên sơ đồ đầy đủ, em hãy trình bày mối quan hệ của các cơ quan trong cơ thể trong quá trình thực hiện trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.
*Kết luận:
-Nhờ sự phối hợp nhịp nhàng của các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, tiêu hoá và bài tiết mà sự trao đổi chất diễn ra bình thường, cơ thể khoẻ mạnh. Nếu một trong các cơ quan trên ngừng hoạt động cơ thể sẽ chết.
-Nhận phiếu học tập và làm việc theo nhóm với phiếu đó.
-Trình bày và bổ sung cho các nhóm khác.
-Đưa ra ý kiến.
-Các nhóm thi nhau gắn phiếu.
-Trình bày kết quả từng nhóm và nhận xét nhím bạn.
-Đọc phần Bạn cần biết.
Củng cố:
-Cơ quan nào thực hiện quá trình trao đổi khí? Thức ăn?..
Dặn dò:
 *****************
 CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CÓ TRONG THỨC ĂN,
VAI TRÒ CỦA CHẤT BỘT ĐƯỜNG 
I-MỤC TIÊU:
Sau bài này học sinh biết:
-Sắp xếp các thức ăn thường ngày vào nhóm thức ăn có nguồn gốc động vật hoặc nhóm thức ăn có nguồn gốc thực vật.
-Phân loại thức ăn dựa vào những chất dinh dưỡng có nhiều trong thức ăn đó.
-Nói tên và vai trò của các thức ăn chứa chất đường bột. Nhận ra nguồn gốc của những thức ăn có chứa chất đường bột. 
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Hình trang 10,11 SGK.
-Phiếu học tập.
Bảng phân loại thức ăn:
Tên thức ăn,đồ uống
 ... ranh ảnh.
-Chia theo các nhóm thức ăn:
+Nhóm ăn thịt.
+Nhóm ăn cỏ và lá cây.
+Nhóm ăn hạt.
+Nhóm ăn sâu bọ.
+Nhóm ăn tạp.
..
-Hs trình bày lên giấy khổ to như báo tường.
-Trình bày sản phẩm và xem sản phẩm của nhóm khác đánh giá lẫn nhau.
-Nêu đặc điểm các con vật trong hình để các bạn khác đoán. Vd :
+Con vật này có 4 chân.
+Con vật này ăn thịt.
+Con vật này sống trên cạn.
TIẾT 64
TRAO ĐỔI CHẤT Ở ĐỘNG VẬT 
I- MỤC TIÊU:
Sau bài này học sinh biết:
-Kể ra những gì động vật lấy từ môi trường và thải ra môi trường trong quá trình sống.
-Vẽ và trình bày sơ đồ trao đổi khí và trao đổi thức ăn của động vật. 
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Hình trang 128,129 SGK.
-Giấy A 0, bút vẽ dùng cho nhóm.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Khởi động: 
Bài cũ:
-Động vật ăn gì để sống?
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
Giới thiệu:
Bài “Trao đổi chất ở động vật”
Phát triển:
Hoạt động 1:Phát hiện những biểu hiện bên ngoài của trao đổi chất ở động vật 
-Yêu cầu hs quan sát hình 1 trang 128 SGK:
+Kể tên những con vật được vẽ trong hình.
+Những yếu tố nào đóng vai trò quan trọng đối với động vật có trong hình.
+Phát hiện những yếu tố còn thiếu để bổ sung.
-Động vật thường xuyên lấy gì và thải gì vào môi trường trong quá trình sống?
-Quá trình trên được gọi là gì?
Kết luận:
Động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường thức ăn, nứơc, khí ô-xi và thải ra các chất cặn bã, khí các-bô-níc, nước tiểuQuá trình đó được gọi là quá trình trao đổi chất giữa động vật và môi trường.
Hoạt động 2:Thực hành vẽ sơ đồ trao đổi chất ở động vật 
-Chia nhóm, phát giấy, bút vẽ cho các nhóm.
Củng cố:
-Động vật thường xuyên lấy gì từ môi trường?
-Động vật thường xuyên thải ra môi trường những gì?
Dặn dò:
Chuẩn bị bài sau, nhận xét tiết học.
-Quan sát các hình SGK.
-Kể tên các con vật:bò, nai, hổ, vịt.
-Kể ra: cỏ, không khí.
-Thức ăn của hổ và vịt.
-Lấy thức ăn, nước, không khí..và thải vào môi trường khí các-bô-níc, phân, nước tiểuquá trình trên được gọi là quá trình trao đỗi chất.
-Hs làm việc theo nhóm vẽ sơ đồ trao đổi chất ở động vật, nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt giải thích sơ đồ.
-Các nhóm treo sản phẩm và cử đại diện trình bày trước lớp.
TIẾT 65
QUAN HỆ THỨC ĂN TRONG TỰ NHIÊN 
I- MỤC TIÊU:
Sau bài này học sinh biết:
-Kể ra mối quan hệ giữa vô sinh và hữu sinh trong tự nhiên.
-Vẽ và trình bày sơ đồ mối quan hệ sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia. 
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Hình 130,131 SGK.
-Giấy A 0,bút vẽ cho nhóm.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Khởi động: 
Bài cũ:
-Thế nào là quá trình “Trao đổi chất ở động vật”?
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
Giới thiệu:
Bài “Quan hệ thức ăn trong tự nhiên”
Phát triển:
Hoạt động 1:Trình bày mối quan hệ của thực vật đối với các yếu tố vô sinh trong tự nhiên 
-Yêu cầu hs quan sát hình 1 trang 130 SGK:
+Kể tên những gì được vẽ trong hình.
+Ý nghĩa của chiều mũi tên trong sơ đồ.
-Thức ăn cuỉa cây ngô là gì? Từ đó cây ngô tao ra những chất gì nuôi cây?
Kết luận:
Chỉ có thực vật mới trực tiếp hấp thụ ánh sáng mặt trời và lấy các chất vô sinh như nước, khí các-bô-níc để tạo thành chất dinh dưỡng nuôi chính thực vật và sinh vật khác.
Hoạt động 2: Thực hành vẽ sơ đồ mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật 
-Thức ăn của châu chấu là gì?
-Giữa cây ngô và châu chấu có quan hệ gì?
-Thức ăn của ếch là gì?
-Giữa ếch và châu chấu có quan hệ gì ?
-Chia nhóm, phát giấy bút vẽ cho các nhóm.
Kết luận:
Sơ đồ(bằng chữ) sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia.
Củng cố:
Trình bày các sơ đồ của các nhóm và giải thích.
Dặn dò:
Chuẩn bị bài sau, nhận xét tiết học.
-Để thể hiện mối quan hệ về thức ăn, người ta sử dụng các mũi tên:
+Mũi tên xuất phát từ khí các-bô-níc và chỉ vào lá cây ngô tức là khí các-bô-níc được cây ngô hấp thu qua lá.
+Mũi tên xuất phát từ nứơc, các chất khoáng và chỉ vào rễ của cây ngô cho biết các chất khoáng được cây ngô hấp thụ qua rễ.
-Lá ngô.
-Cây ngô là thức ăn của châu chấu.
-Châu chấu.
-Châu chấu là thức ăn của ếch.
-Tiến hành vẽ sơ đồ thức ăn, sinh vật này là thức ăn cho sinh vật kia bằng chữ.
-Đại diện các nhóm trình bày.
TIẾT 66
CHUỖI THỨC ĂN TRONG TỰ NHIÊN 
I- MỤC TIÊU:
Sau bài này học sinh biết:
-Vẽ và trình bày mối quan hệ gữa bò và cỏ.
-Nêu một số ví dụ khác về chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
-Nêu định nghĩa về chuỗi thức ăn. 
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Hình 132,133 SGK.
-Giấy A 0, bút vẽ cho nhóm.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Khởi động: Bài cũ:
-Giữa cây ngô và châu chấu có quan hệ thế nào?
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
 Giới thiệu:
Bài “Chuỗi thức ăn trong tự nhiên” 
Phát triển:
Hoạt động 1:Thực hành vẽ sơ đồ mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật với nhau và giữa sinh vật với yếu tố vô sinh 
-Thức ăn của bò là gì?
-Giữa bò và cỏ có quan hệ thế nào?
-Phân bò phân huỷ thành chất gì cung cấp cho cỏ?
-Giữa phân bò và cỏ có quan hệ thế nào?
-Phát giấy bút vẽ cho các nhóm, yêu cầu các nhóm vẽ sơ đồ thức ăn bò cỏ.
Kết luận:
Sơ đồ bằng chữ.
Hoạt động 2:Hình thành khái niệm chuỗi thức ăn 
-Hs làm việc theo cặp quan sát hình 2 trang 133 SGK:
+Trước hết kể tên những gì được vẽ trong sơ đồ.
+Chỉ và nói mối quan hệ về thức ăn trong sơ đồ đó.
-Giảng : trong sơ đồ trên, cỏ là thcứ ăn của thỏ, thỏ là thức ăn của cáo, xác chết cáo là thức ăn của nhóm vi khuẩn hoại sinh. Nhờ có nhóm vi khuẩn hoại sinh mà xác chết cáo trở thành những chất khoáng, vô cơ. Những chât khoáng này là thức ăn của cỏ và các loại cây khác.
Kết luận:
-Những mối quan hệ về thức ăn trong tự nhiên được gọi là chuỗi thức ăn.
-Trong tự nhiên có rất nhiều chuỗi thức ăn. Các chuỗi thức ăn thường bắt đầu từ thực vật. Thông qua chuỗi thức ăn, các yếu tố vô sinh và hữu sinh liên hệ mật thiết với nhau thành một chuỗi khép kín.
Củng cố:
-Chuỗi thức ăn là gì?
Dặn dò:
Chuẩn bị bài sau, nhận xét tiết học.
-Cỏ.
-Cỏ là thức ăn của bò.
-Chất khoáng.
-Phân bò là thức ăn của cỏ.
-Vẽ sơ đồ thức ăn giữa bò và cỏ:
Phân bò Cỏ Bò
-Quan sát SGK và trả lời câu hỏi thoe gợi ý.
-Gọi một số hs trả lời câu hỏi.
TIẾT 67-68
ÔN TẬP: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
I- MỤC TIÊU:
Củng cố và mở rộng hiểu biết mối quan hệ giữa sinh vật và sinh vật thông qua mối quan hệ thức ăn. Qua đó học sinh biết:
-Vẽ và trình bày sơ đồ mối quan hệ về thức ăn của một nhóm sinh vật.
-Phân tích được vai trò của con người với tư cách là một mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn tự nhiên. 
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Hình 134, 135, 136. 137 SGK.
-Giấy A 0, bút cho cả nhóm.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Khởi động: 
Bài cũ:
Chuỗi thức ăn là gì?
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
Giới thiệu:
Bài “Ôn tập :Thực vật và động vật”
Phát triển:
Hoạt động 1:Thực hành về vẽ sơ đồ chuỗi thức ăn 
-Yêu cầu hs tìm hiểu các hình trang 134, 135 SGK: mối quan hệ giữa các sinh vật bắt đầu từ sinh vật nào?
-So với sơ đồ các bài trước m có nhận xét gì?
-Nhận xét:trong sơ đồ này có nhiều mắt xích hơn:
+Cây là thức ăn của nhiều loài vật khác nhau. Nhiều loài vật khác nhau lại là thức ăn của một số loài vật khác.
+Trên thực tế, trong tự nhiên mối quan hệ về thức ăn giữa các sinh vật còn phức tạp hơn nhiều, tạo thành lưới thức ăn.
Kết luận:
Sơ đồ mối quan hệ về thức ăn của một nhóm vật nuôi, cây trồng va động vật sống hoang dã:
 Đại bàng 
 Gà 
 Cây lúa Rắn hổ mang 
 Chuột đồng
 Cú mèo
Hoạt động 2:Xác định vai trò của con người trong chuỗi thức ăn tự nhiên 
-Yêu cầu hs quan sát hình trang 136, 137 SGK:
+Kể tên những hình vẽ trong sơ đồ.
+Dựa vào hình trên nói về chuỗi thức ăn trong đó có con người.
-Trong thực tế thức ăn của con người rất phong phú. Để đảm bảo đủ thức ăn cung cấp cho mình, con người đã tăng gia sản xuất, trồng trọt và chăn nuôi. Tuy nhiên, một số người đã ăn thịt thú rừng hoặc sử dụng chúng vào việc khác.
-Hiện tượng săn bắt thú rừng sẽ dẫn đến tình trạng gì?
-Điều gì xảy ra nếu một mắt xích trong chuỗi thức ăn bị đứt?
-Chuỗi thức ăn là gì?
-Nêu vai trò của thực vật trên trài đất/
Kết luận:
-Con người cũng là một thành phần của tự nhiên. Vì vậy chúng ta phải có nghĩa vụ bảo vệ sự cân bằng trong tự nhiên.
-Thực vật đóng vai trò cầu nối giữa các yếu tố vô sinh và hữu sinh trong tự nhiên. Sự sống trên trái đất được bắt đầu tù thực vật. Bởi vậy, chúng ta cần phải bảo vệ môi trường nước, không khí, bảo vệ thực vật đặc biệt là bảo vệ rừng.
Củng cố:
-Con người có vai trò thế nào trong chuỗi thức ăn?
Dặn dò:
Chuẩn bị bài sau, nhận xét tiết học.
-Các nhóm vẽ sơ đồ mối quan hệ về thức ăn của một nhóm vật nuôi, cây trồng và động vật sống hoang dã bằng chữ.
-Các nhóm treo sản phẩm và đại diện trình bày trứơc lớp.
-Quan sát hình trang 136, 137 SGK.
-Kể ra..
-Các loài tảoà Cáà Người
 Cỏ à Bò à Người
TIẾT 69-70 
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI NĂM 
I- MỤC TIÊU:
Sau bài này học sinh củng cố và mở rộng hiểu biếtvề:
-Mối quan hệ biữa các yếu tố vô sinh và hữu sinh.
-Vai trò của thực vật đối với sự sống trên trái đất.
-Kĩ năng phán đoán, giải thích qua một số bài tập vế nước, không khí, ánh sáng, nhiệt.
-Khắc sâu hiểu biết về thành phần các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của nước, không khí trong đời sống.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Hình trang 138, 139, 140 SGK.
-Giấy A 0, bút vẽ nhóm.
-Phiếu câu hỏi.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Khởi động: 
Bài cũ:
Con người có vai trò gì trong chuỗi thức ăn? Nếu một mắt xích trong chuỗi thức ăn bị đứt thì sao?
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
Giới thiệu:
Bài “Ôn tập và kiểm tra cuối năm”
Phát triển:
Hoạt động 1:Trò chơi”Ai nhanh, Ai đúng”
-Cho các nhóm trình bày câu trả lời vào giấy A 4.
-Nhận xét các nhóm.
Hoạt động 2:Trả lời câu hỏi 
-Viết các câu hỏi ra phiếu yêu cầu hs bốc thăm và trả lời trước lớp.
-Nhận xét câu trả lời.
Hoạt động 3:Thực hành 
-Yêu cầu các nhóm nêu cách trả lời câu 1.
-Câu 2 hướng dẫn hs chơi ghép phiếu thức ăn với phiếu vi-ta-min tương ứng.
-Trả lời 3 câu hỏi vào giấy A 4, cử đại diện trình bày.
-Bốc thăm và trả lời.
Củng cố:
Trò chơi “Thi nói về vai trò của không khí và nước trong đời sống”. Chia lớp thành hai đội, bắt thăm đội nào trả lời trước. Đội trả lời đúng sẽ được hỏi tiếp. Kết thcú trò chơi đội nào hỏi nhiều câu hỏi và trả lời đúng nhiều sẽ thắng.
Dặn dò: Chuẩn bị bài sau, nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoa_hoc_lop_4_chuong_trinh_ca_nam_truong_th_van_kha.doc