I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Nêu được vai trò của âm thanh đối với cuộc sống.
2. Kĩ năng: Nêu được lợi ích của việc ghi lại âm thanh
3. Thái độ: Biết đánh giá, nhận xét về sở thích âm thanh của mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- HS Chuẩn bị dụng cụ theo nhóm: 5 vỏ chai nước ngọt hoặc 5 cốc thuỷ tinh giống nhau.
- Tranh ảnh về các loại âm thanh khác nhau trong cuộc sống.
- Đài các sét (có thể ghi âm được), băng trắng để ghi âm, các bằng nhạc thiếu nhi.
Khoa học Âm thanh trong cuộc sống. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Nêu được vai trò của âm thanh đối với cuộc sống. 2. Kĩ năng: Nêu được lợi ích của việc ghi lại âm thanh 3. Thái độ: Biết đánh giá, nhận xét về sở thích âm thanh của mình. II. đồ dùng dạy – học: HS Chuẩn bị dụng cụ theo nhóm: 5 vỏ chai nước ngọt hoặc 5 cốc thuỷ tinh giống nhau. Tranh ảnh về các loại âm thanh khác nhau trong cuộc sống. Đài các sét (có thể ghi âm được), băng trắng để ghi âm, các bằng nhạc thiếu nhi. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động dạy học Hoạt động học Hoạt động khởi động * Kiểm tra bài cũ Gọi 2 HS lên bảng kiểm tra bài: Mô tả thí nghiệm chứng tỏ sự lan truyền âm thanh trong không khí. Âm thanh có thể lan truyền qua những môi trường nào? cho ví dụ. 2 HS lên bảng lần lượt thực hiện các yêu cầu. GV nhận xét câu trả lời - cho điểm. * Giới thiệu bài mới. Hoạt động 1 Vai trò của âm thanh trong cuộc sống. Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp 2 HS ngồi cùng bàn, quan sát, trao đổi và tìm vai trò của âm thanh - ghi vào giấy. Yêu cầu: quan sát các hình minh hoạ trang 86 trong SGK và ghi lại vai trò của âm thanh thể hiện trong hình và những vai trò khác mà em biết. GV đi hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm Gọi HS trình bày. HS trình bày - các HS khác theo dõi - bổ sung GV kết luận Hoạt động 2 Em thích và không thích những âm thanh nào? Hãy nói cho các bạn biết em thích những loại âm thanh nào? không thích những loại âm thanh nào? vì sao lại như vậy? Lắng nghe, suy nghĩ rồi ghi giấy theo hướng dẫn. Hướng dẫn HS lấy 1 giấy, chia làm 2 cột (thích - không thích) rồi ghi những âm thanh vào cột cho phù hợp. Hoạt động cá nhân. Gọi HS trình bày. Mỗi HS chỉ nói về 1 âm thanh ưa thích, 1 âm thanh không thích, giải thích tại sao? Vài HS trình bày ý kiến - nhận xét Nhận xét - khen ngợi những HS đã biết đánh giá âm thanh. GV kết luận. Lắng nghe Hoạt động 3 ích lợi của việc ghi lại âm thanh GV hỏi: Em thích nghe bài hát nào? lúc muốn nghe bài hát đó em làm như thế nào? GV bật đài cho HS nghe một số bài hát thiếu nhi. Hỏi: Việc ghi lại âm thanh có lợi ích gì? HS trả lời theo ý thích của bản thân. HS thảo luận cặp đôi: trả lời: Việc ghi lại âm thanh giúp cho chúng ta có thể nghe lại được những bài hát, đoạn nhạc hay từ nhiều năm trước. Hiện nay có những cách ghi âm nào? Người ta có thể dùng băng, đĩa để ghi âm thanh Tiến hành cho HS lên hát, GV ghi vào băng, sau đó phát lại cho cả lớp nghe. HS lên hát, nghe lại bài hát vừa ghi - thảo luận về ích lợi của việc ghi âm thanh. GV cho HS đọc mục Bạn cần biết thứ 2 trang 87. GV kết luận HS tiếp nối đọc Hoạt động 3 Trò chơi: “Người nhạc công tài hoa” Cách tiến hành: GV hướng dẫn các nhóm làm nhạc cụ: Đổ nước vào chai hoặc cốc từ vơi đến gần đầy. Sau đó dùng bút chì gõ vào chai. Các nhóm luyện để có thể phát ra nhiều âm thanh cao, thấp khác nhau. Tổ chức cho cả nhóm biểu diễn. Tổng kết: Nhóm nào tạo được nhiều âm thanh trầm bổng khác nhau, liên mạch sẽ đoạt giải “Người nhạc công tài hoa”. Kết luận: Khi gõ chai phát ra âm thanh, chai chứa nhiều nước, âm thanh phát ra sẽ trầm hơn. Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Tài liệu đính kèm: