I. MỤC TIÊU
Giúp HS biết:Làm thí nghiệm để nhận biết xung quanh mọi vật và chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Hình vẽ trang 62, 63 SGK.
- HS chuẩn bị các đồ dùng thí nghiệm theo nhóm: Các túi ni lông to, dây chun, kim khâu, chậu, chai không, một miếng bọt biển, 1 cục đất khô ( 3 nhóm ).
Khoa học làm thế nào để biết có không khí ? I. Mục tiêu Giúp HS biết:Làm thí nghiệm để nhận biết xung quanh mọi vật và chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí. II. đồ dùng dạy học - GV: Hình vẽ trang 62, 63 SGK. - HS chuẩn bị các đồ dùng thí nghiệm theo nhóm: Các túi ni lông to, dây chun, kim khâu, chậu, chai không, một miếng bọt biển, 1 cục đất khô ( 3 nhóm ). III. Các hoạt động dạy học. A. Kiểm tra bài cũ: - HS trả lời câu hỏi: Vì sao phải tiết kiệm nước? - GV nhận xét , ghi điểm B. Dạy bài mới: * Hoạt động 1: Thí nghiệm chứng minh không khí có ở quanh mọi vật Cách tiến hành: Bước 1: Tổ chức hướng dẫn - GV chia nhóm và đề nghị các nhóm trưởng báo cáo về sự chuẩn bị đồ dùng để quan sát và làm thí nghiệm. - GV yêu cầu HS đọc các mục Thực hành trang 62 SGK để biết cách làm. Bước 2: Làm thí nghiệm theo nhóm - Các nhóm làm thí nghiệm, GV quan sát hướng dẫn. - HS rút ra kết luận qua thí nghiệm Bước 3: Trình bày kết quả thí nghiệm - GV gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc và giải thích thí nghiệm về cách nhận biết không khí có ở xung quanh ta. - HS cả lớp nhận xét và bổ sung. GV nhận xét, kết luận * Hoạt động 2: Thí nghiệm chứng minh không khí có trong những chỗ rỗng của vật. Cách tiến hành: Bước 1: Tổ chức hướng dẫn - GV chia nhóm và hướng dẫn các thực hiện - Nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm - HS đọc mục hướng dẫn thực hành ở trang 63 ( SGK ) để biết cách tiến hành Bước 2: Làm thí nghiệm theo nhóm - Các nhóm làm thí nghiệm, GV quan sát, giúp đỡ nhóm còn lúng túng. - HS rút ra kết luận qua thí nghiệm Bước 3: Trình bày - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. - Nhóm khác nhận xét, GV kết luận: Xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí *Hoạt động 3: Hệ thống hóa kiến thức về sự tồn tại của không khí -GV nêu câu hỏi cho HS trả lời: +Lớp không khí bao quanh Trái Đất được gọi là gì? (HS khá, giỏi) +Tìm ví dụ chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta và không khí có trong những chỗ rỗng của mọi vật. -HS trả lời, GV nhận xét -HS đọc mục bạn cần biết trong SGK C. Củng cố - dặn dò - Nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị bài sau “ Không khí có những tính chất gì?”.
Tài liệu đính kèm: