I . MỤC TIÊU:
Sau bài học, HS có thể.
- Làm thí nghiệm để chứng tỏ:
+ Càng có nhiều không khí càng có nhiều ô- xi để duy trì sự cháy được lâu hơn.
+ Muốn sự cháy xảy ra liên tục thì không khí phải được lưu thông.
- Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy: thổi bếp lửa cho lửa cháy to hơn, dập tắt lửa khi có hỏa hoạn,
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Hình trang 70, 71 SGK
-Chuẩn bị các đồ dùng thí nghiệm theo nhóm:
+Hai lọ thủy tinh ( 1 lọ to, 1 lọ nhỏ), 2 cây nến bằng nhau.
+ 1 lọ thủy tinh không có đáy, nến, đế kê ( như hình vẽ)
Khoa học Không khí cần cho sự cháy I . Mục tiêu: Sau bài học, HS có thể. - Làm thí nghiệm để chứng tỏ: + Càng có nhiều không khí càng có nhiều ô- xi để duy trì sự cháy được lâu hơn. + Muốn sự cháy xảy ra liên tục thì không khí phải được lưu thông. - Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy: thổi bếp lửa cho lửa cháy to hơn, dập tắt lửa khi có hỏa hoạn, II . Đồ dùng dạy học: -Hình trang 70, 71 SGK -Chuẩn bị các đồ dùng thí nghiệm theo nhóm: +Hai lọ thủy tinh ( 1 lọ to, 1 lọ nhỏ), 2 cây nến bằng nhau. + 1 lọ thủy tinh không có đáy, nến, đế kê ( như hình vẽ) III . Các hoạt động dạy học chủ yếu : * Giới thiêu bài. . Hoạt động 1: Vài trò của ô- xi đối với sự cháy. Mục tiêu: Làm thí nghiệm chứng minh: Càng có nhiều không khí càng có nhiều ô- xi để duy trì sự cháy được lâu hơn. Tiến hành : GV chia nhóm 4, các nhóm làm thí nghiệm như SGK và báo cáo kết quả. điền vào bảng nhóm sau. Kích thước lọ thủy tinh Thời gian cháy Giải thích 1. Lọ thủy tinh to. 2. Lọ thủy tinh nhỏ. - Các nhóm trình bày. - Nhóm khác theo dõi- nhận xét. GVKL: Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô- xi để duy trì sự cháy lâu hơn. Hoạt động 2: Cách duy trì sự cháy và ứng dụng trong thực tế. Mục tiêu : Làm thí nghiệm chứng minh: muốn sự cháy xảy ra liên tục thì không khí phải được lưu thông. Tiến hành: GV chia nhóm 4, các nhóm làm thí nghiệm như SGK và báo cáo kết quả. - Các nhóm trình bày. - Nhóm khác theo dõi- nhận xét. GVKL: Để duy trì sự cháy, cần liên tục cung cấp không khí. Nói cách khác, không khí cần được lưu thông. Hoạt động 3 : Củng cố, dặn dò -HS nhắc lại nội dung bài học. - Nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
Tài liệu đính kèm: