Tiếng Việt
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I( TIẾT 1)
I. Mục tiêu: Gióp häc sinh:
- Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ đã học phù hợp với nội dung đoạn đọc theo tốc độ quy định giữa HKI (75 tiếng /phút )
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn , nội dung của cả bài.
- Nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài .
- Bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự .
II. Đồ dùng dạy- học :
- GV: Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL đã học. Bảng phụ kẻ sẵn bài tập 2
III.Các hoạt động dạy- học :
TUẦN 10 Thứ hai ngày 24 tháng 10 năm 2011 Toán LUYỆN TẬP I.Mục tiêu: Giúp HS củng cố về: - Nhận biết góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt; đường cao của hình tam giác. - Vẽ được hình vuông, hình chữ nhật có độ dài cho trước và nêu được cách vẽ. - Làm được BT1,2,3,4(a). II. Đồ dùng dạy -học: - GV + HS: Thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét và ê ke. III.Hoạt động dạy-học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò *HĐ1:HD làm bài tập. Bài 1 - GV vẽ lên bảng hai hình a, b trong bài tập. - Yêu cầu HS nêu tên các góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt có trong mỗi hình. - Củng cố về đặc điểm các góc. Bài 2 - GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ và nêu tên đường cao của hình tam giác ABC. - Vì sao AB được gọi là đường cao của tam giác ABC? - KL: Trong hình tam giác vuông thì hai cạnh góc vuông cính là hai đường cao của tam giác. - Vì sao AH không phải là đường cao của tam giác ABC? Bài 3 - GV yêu cầu HS tự vẽ hình vuông ABCD có cạnh dài 3 cm, sau đó gọi 1 HS nêu rõ từng bước vẽ của mình. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 4: GV yêu cầu HS tự vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB = 6 cm, chiều rộng AD = 4 cm. - GV yêu cầu HS nêu rõ các bước vẽ của mình. *HĐ2:Củng cố- Dặn dò: - Nhận xét giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài: Luyện tập chung - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở sau đó đổi chéo vở để kiểm tra. + Góc vuông: BAC + Góc nhọn: ABM; ABC; MBC; MCB; AMB, góc tù lớn hơn góc vuông. + Góc bẹt : AMC. - HS quan sát và nêu: đường cao AB; BC. - Vì AB là đường hạ từ đỉnh A và vuông góc với đáy BC - Vì AH không vuông góc với BC. - 1 HS lên bảng vẽ và nêu các bước vẽ. - HS cả lớp vẽ hình vào vở. - 1 HS nêu các bước vẽ trước lớp, cả lớp vẽ vào vở, theo dõi và nhận xét trên bảng . - HS nêu lại các bước vẽ. Tiếng Việt ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I( TIẾT 1) I. Mục tiêu: Gióp häc sinh: - Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ đã học phù hợp với nội dung đoạn đọc theo tốc độ quy định giữa HKI (75 tiếng /phút ) - Hiểu nội dung chính của từng đoạn , nội dung của cả bài. - Nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài . - Bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự . II. Đồ dùng dạy- học : - GV: Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL đã học. Bảng phụ kẻ sẵn bài tập 2 III.Các hoạt động dạy- học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò *HĐ1: Kiểm tra tập đọc và HTL(9 em ). - Kể trên các bài tập đọc và HTL đó học từ đầu năm học ? - Đưa ra phiếu thăm - GV nhận xét, cho điểm *HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT Bài tập 2 - GV treo bảng phụ - Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể? - Kể tên bài TĐ là truyện kể ở tuần 1,2,3 - GV ghi bảng: - GV đánh giá, chốt lại Bài tập 3 - GV nêu yêu cầu: Đọc thầm và tìm giọng đọc của mỗi đoạn trong 2 bài. + Đoạn văn nào đọc giọng thiết tha ? + Đoạn văn nào đọc giọng thảm thiết ? + Đoạn văn nào đọc giọng mạnh mẽ ? - Tổ chức cho học sinh thi đọc diễn cảm - Nhận xét, đánh giá. *HĐ3: Củng cố - Dặn dò : - Kể tên các bài tập đọc là truyện kể ở tuần 1,2,3 - Nhận xét giờ học, dặn HS về ôn bài để giờ sau ôn tập tiếp. - Vài HS nêu tên các bài tập đọc và HTL - HS lần lượt bốc thăm bài (mỗi HS chuẩn bị 1-2 phút ) - HS lên đọc bài và trả lời câu hỏi ở phiếu. - HS đọc yêu cầu - 1-2 em trả lời - HS nối tiếp trình bày. Dế Mèn Người ăn xin. - HS nhận xét, bổ sung - HS đọc yêu cầu - HS đọc thầm 2 bài tập đọc nêu trên - HS tìm giọng đọc phù hợp - Đoạn cuối truyện: Người ăn xin .. - Đoạn Nhà Trò kể nỗi khổ.. - Đoạn Dế Mèn đe doạ bọn Nhện - Mỗi tổ cử 1 em đọc - HS nhắc lại ______________________________________ Tiếng Việt ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 2) I. Mục tiêu: Gióp häc sinh: - Nghe - viết đúng bài chính tả (75 chữ /15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài.Trình bày đúng bài văn có lời đối thoại. - Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép trong bài chính tả. - Nắm được quy tắc viết hoa tên riêng; bước đầu biết sửa lỗi chính tả trong bài viết . - Có ý thức trong việc rèn chữ. II.Đồ dùng dạy- học: - GV: Bảng phụ chép bài 3 - HS : Bảng con, phấn, vở III.Các hoạt động dạy- học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò *HĐ1: Hướng dẫn HS nghe viết - GV đọc bài Lời hứa - Gọi HS đọc bài và chú giải. - Yêu cầu HS tìm và luyện viết từ khó. - Yêu cầu học sinh nêu cách trình bày bài - GV đọc chính tả - GV đọc soát lỗi - GV chấm bài, nhận xét *HĐ2 : Hướng dẫn HS làm BT Bài 2. HD thảo luận theo nhóm đôi - Gọi một số nhóm trả lời - Em bé được giao nhiệm vụ gì ? - Vì sao trời đã tối mà em không về ? - Dấu ngoặc kép trong bài dùng để làm gì? - Có thể trình bày theo cách khác không? Vì sao? - GV đánh giá Bài 3. HD lập bảng tổng kết quy tắc viết tên riêng. - GV nhắc học sinh xem bài tuần 7 và 8. - Treo bảng phụ - GV nhận xét, chốt lời giải đúng - Yêu cầu HS tự lấy VD theo yêu cầu. - Nhận xét, đánh giá. *HĐ3: Củng cố - Dặn dò: - Hệ thống bài và nhận xét giờ học. - Dặn HS ôn bài, ghi nhớ cách viết hoa. - Theo dõi SGK - 1-2 HS đọc bài và đọc chú giải - HS tìm và luyện viết từ khó vào bảng con + 3 HS viết bảng lớp: lên đèn, ngẩng đầu, trận giả, .... - HS nêu: Sau các dấu gạch đầu dòng phải viết hoa..... - HS viết bài - Đổi vở soát lỗi - HS thảo luận nhóm đôi - Một số nhóm trả lời + Gác kho đạn + Em đã hứa không bỏ vị trí gác + Báo trước bộ phận sau nó là lời nói trực tiếp của bạn, của em bé + Không thể dùng cách xuống dòng, gạch đầu dòng. Vì đây không phải là lời đối thoại mà là dẫn lời nói trực tiếp. - Nhận xét , bổ sung - Học sinh đọc yêu cầu của bài - Mở sách xem bài - Đọc bảng phụ - Làm bài cá nhân vào VBT - HS chữa bài + Tên người, tên địa lí Việt Nam: Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó. + Tên người, tên địa lí nước ngoài: Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó,... giữa các tiếng có gạch nối..... - 1 HS đọc bài đúng - Lớp làm vở, 2 HS làm bảng. VD: Nguyễn Hồng Vân thành phố: Hồ Chí Minh vua: Mi-đát sông: Đa - núyp ______________________________________ Tiếng Việt ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 3) I.Mục tiêu: Gióp häc sinh: - Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ đã học phù hợp với nội dung đoạn đọc theo tốc độ quy định giữa HKI (75 tiếng /phút ) - Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài. - Nắm được nội dung chính, nhân vật, giọng đọc, của các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Măng mọc thẳng. II. Đồ dùng dạy- học : - GV: Phiếu thăm ghi tên các bài tập đọc, HTL đó học. Bảng phụ chép BT2 III. Các hoạt động dạy- học : Hoạt động của - thầy Hoạt động của - trò *HĐ1: Kiểm tra tập đọc và HTL(9 em) - GV đưa ra các phiếu thăm - Cho HS gắp phiếu - chuẩn bị rồi thực hiện theo yêu cầu trong phiếu. - GV nhận xét, cho điểm *HĐ2: Luyện tập - GV treo bảng phụ - Nêu tên các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm : Măng mọc thẳng - GV nhận xét, chốt lời giải đúng - Thi đọc diễn cảm - GV nêu VD bài: Một người chính trực - Tên nhân vật là ai? - Nội dung chính là gì? - Chọn giọng đọc như nào? - GV nhận xét, chốt lời giải đúng. *HĐ3: Củng cố- Dặn dò. - Những truyện kể trên có nội dung nhắn nhủ gì ? - Hệ thống bài và nhận xét giờ học. - Vài học sinh nêu tên các bài tập đọc và HTL - HS lần lượt bốc thăm chọn bài ( mỗi HS chuẩn bị 1-2 phút ) - HS lên đọc bài và trả lời câu hỏi ở phiếu. - Học sinh đọc yêu cầu - HS lần lượt đọc tên bài: Một người chính trực; Những hạt thóc giống; Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca. - Mỗi tổ cử 1 em thi đọc diễn cảm theo giọng vừa chọn. - Tô Hiến Thành - Đỗ thái hậu - Ca ngợi lòng ngay thẳng, chính trực, vì lợi ích của đất nước. - Thong thả, rõ ràng. Nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện tính kiên định - HS trả lời, nhận xét ________________________________________________________________________ Thứ ba ngày 25 tháng 10 năm 2011 Toán LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: HS: - Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có sáu chữ số. - Nhận biết được hai dường thẳng vuông góc. - Giải được bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số liên quan đến hình chữ nhật. Làm BT1(a),2(a),3(b),4. II. Đồ dùng dạy- học: - GV + HS: Thước có vạch chia xăng-ti-mét và ê ke. III.Hoạt động dạy-học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò * HĐ1: Hướng dẫn luyện tập: Bài 1. Đặt tính rồi tính - Cho HS làm bảng con, gọi 2 HS làm bảng - Nhận xét về cách đặt tính và thực hiện phép tính. - Củng cố cách đặt tính. Bài 2.Tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện. - BT yêu cầu chúng ta làm gì? - Để tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất chúng ta áp dụng tính chất nào? - Yêu cầu HS nêu lại 2 tính chất này.GV ghi bảng - GV yêu cầu HS làm bài. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề bài - Yêu cầu HS quan sát hình và làm trong SGK. - Hình vuông ABCD và hình vuông BICH có chung cạnh nào? - Cạnh DH vuông góc với những cạnh nào? Bài 4: - GV tóm tắt đề toán. - Muốn biết được diện tích của HCN ta phải biết gì? - Bài toán cho biết gì? Bài toán thuộc dạng toán nào? Lưu ý HS tính tổng của chiều dài và chiều rộng là nửa chu vi. - Yêu cầu HS làm bài. - Chấm, chữa bài, nhận xét. *HĐ2:Củng cố- Dặn dò: - GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và ôn tập để tiết sau kiểm tra định kì. - 2 HS lên bảng làm, HS cả lớp làm bài vào bảng con Nhận xét bổ sung HS nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính. - Tính bằng cách thuận tiện nhất. Áp dụng tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép cộng. HS nêu 2 tính chất. 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở- chữa bài - nhận xét . - HS quan sát hình trong SGK, vẽ hình và trả lời câu hỏi trong SGK + Chung cạnh BC + Vuông góc với cạnh : AD, BC, IH. - HS đọc đề. Phải biết được chiều dài, chiều rộng. - Dạng toán tổng - hiệu - Xác định tổng- hiệu. - HS làm bài vào vở, 1 HS chữa bài. - Nhận xét, bổ sung _______________________________________ Tiếng Việt ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 4) I.Mục tiêu: Gióp häc sinh: - Nắm được một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và một số từ Hán Việt thông dụng) thuộc các chủ điểm ( Thương người như thể thương thân, Măng mọc thẳng, Trên đôi cánh ước mơ.) - Nắm được tác dụng của dấu hai chấm, dấu ngoặc kép. - Có ý thức học tập tốt II. Đồ dùng dạy- ... thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hóa. - Dinh dưỡng hợp lý. - Phòng tránh đuối nước. II. Đồ dùng dạy- học: - GV: Các phiếu câu hỏi ôn tập về chủ đề Con người và sức khỏe. - HS: Thực phẩm, tranh ảnh về những món ăn. III. Hoạt động dạy-học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò *HĐ1: Trò chơi: “Ai chọn thức ăn hợp lí”. Bước 1: - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm. Các em sẽ sử dụng những thực phẩm mang đến, những tranh ảnh, mô hình về thức ăn đã sưu tầm để trình bày một bữa ăn ngon và bổ. Bước 2: - Các nhóm HS làm việc theo gợi ý trên. Nếu có nhiều thực phẩm, HS có thể làm thêm các bữa ăn khác. Bước 3: - Yêu cầu các nhóm trình bày bữa ăn của mình. - GV cho cả lớp thảo luận xem làm thế nào để có bữa ăn đủ chất dinh dưỡng. - Liên hệ: Hằng ngày bữa cơm của gia đình em thường có những món ăn gì? Em thấy bữa ăn như vậy hợp lí chưa? - Nên làm gì và không nên làm gì để phòng tránh tai nạn đuối nước? - GV nhắc lại cách phòng tránh tai nạn đuối nước. *HĐ2: Thực hành: Ghi và trình bày 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí. Bước 1: -Yêu cầu HS làm việc cá nhân như đã hướng dẫn ở mục Thực hành trang 40 SGK. Bước 2: -Gọi một số HS trình bày sản phẩm của mình với cả lớp. *HĐ3: Củng cố- Dặn dò - GV yêu cầu HS đọc phần Bạn cần biết trong SGK. - GV nhận xét tiết học. - HS nghe GV hướng dẫn. - Làm việc theo nhóm 4. - Các nhóm trình bày bữa ăn của mình. HS khác nhận xét. - HS liên hệ. - HS nêu cách phòng tránh tai nạn đuối nước. - HS làm việc cá nhân. - Một số HS trình bày sản phẩm của mình với cả lớp. - 1 HS đọc. ________________________________________ Tiếng Việt TIẾT 7: KIỂM TRA HỌC KÌ GIỮA HỌC KÌ I ( Theo đề của Sở GD) ________________________________________________________________________ Thứ năm ngày 27 tháng 10 năm 2011 Toán NHÂN VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ I.Mục tiêu: Giúp HS : - Biết cách thực hiện phép nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số( tích có không quá 6 chữ số).Làm được BT 1; 3(a). - Rèn kĩ năng nhân thành thạo. II. Đồ dùng dạy-học: - GV: Bảng phụ chép BT 3. - HS bảng con. III.Các hoạt động dạy-học. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò *HĐ1:Nhân số có sáu chữ số có một chữ số (không nhớ) - GV viết bảng 2 phép nhân: 41 324 x 2 2 41 324 x 2 - So sánh cách thực hiện hai phép nhân? - GV yêu cầu HS lên bảng đặt & tính, các HS khác làm bảng con. Yêu cầu HS nêu lại cách đặt tính & cách tính (Nhân theo thứ tự nào? Nêu từng lượt nhân? Kết quả?) *HĐ2: Nhân số có sáu chữ số có một chữ số (có nhớ) - GV ghi lên bảng phép nhân: 136 204 x 4 GV nhắc lại cách làm: Nhân theo thứ tự từ phải sang trái: Kết quả: 136 204 x 4 = 544 816 Lưu ý: Trong phép nhân có nhớ thêm số nhớ vào kết quả lần nhân liền sau. *HĐ3: Thực hành Bài tập 1: Đặt tính rồi tính. - Ghi các phép tính lên bảng: 102 356 x 5 410 536 x 6 - Củng cố cách đặt tính và cách tính. Bài tập 3: (a) - Gọi HS nêu cách làm, lưu ý HS trong các dãy phép tính phải làm tính nhân trước, tính cộng, trừ sau. - Gọi HS nhận xét, củng cố cách tính giá trị biểu thức. - GV chấm bài. *HĐ4: Củng cố-Dặn dò: - Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính & thực hiện phép tính nhân. Chuẩn bị bài: Tính chất giao hoán của phép nhân. - HS đọc. Thực hiện phép tính. HS nêu cách làm. Giống nhau. - HS thực hiện Vài HS nêu lại cách đặt tính & thực hiện phép tính - HS lên bảng đặt tính & tính, các HS khác làm bảng con. - Vài HS nhắc lại cách thực hiện phép tính. - HS làm bảng con- 2 HS làm bảng lớp. 3-4 HS nhắc lại cách thực hiện. - HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính. HS làm bài vào vở -1HS chữa bài. 321 475 + 423 507 x 2 = 321 475 + 847 014 = 1 168 489 HS nhận xét, bổ sung. ________________________________________ Toán TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP NHÂN I.Mục tiêu: Giúp HS : - Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân. - Bước đầu vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tính toán.Làm được BT 1; 2(a,b) - Rèn tính nhanh, thành thạo. II. Đồ dùng dạy-học: - GV: Bảng phụ kẻ bảng phần b trong SGK. - HS: Bảng con, bảng nhóm. III.Các Hoạt động dạy-học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò *HĐ1: Tính và so sánh giá trị hai biểu thức. 5 x 7 và 7 x 5 Nhận xét 5 x 7 = 7 x 5 GV treo bảng phụ ghi như SGK GV ghi bảng: a x b = b x a - a & b là thành phần nào của phép nhân? - Khi đổi chỗ các thừa số trong 1 tích thì tích như thế nào? - Yêu cầu vài HS nhắc lại. *HĐ2:Thực hành Bài tập 1: Viết số thích hợp vào ô trống. - Yêu cầu HS làm bài, nêu miệng. - Tại sao em điền được như vậy? Lưu ý: dựa vào tính chất giao hoán của phép nhân có thể tìm được một thừa số chưa biết trong một phép nhân. Bài tập 2: (a;b) Vì HS chưa biết cách nhân với số có bốn chữ số nên cần hướng dẫn HS đưa phép nhân này về phép nhân với số có một chữ số. (Dùng tính chất giao hoán của phép nhân) Ví dụ: 7 x 835 thì đặt 835 x 7 Bài tập 3( HS khá giỏi) - GV treo bảng nhóm, nêu yêu cầu: Tìm 2 biểu thức có giá trị bằng nhau.Giải thích tại sao? Vận dụng tính chất nào? - Nhận xét, đánh giá. *HĐ3:Củng cố-Dặn dò: - Phép nhân, phép cộng có sùng tên gọi tính chất nào? Nhắc lại tính chất đó. - Chuẩn bị bài: Nhân với 10, 100, 1000,... Chia cho 10, 100, 1000, ... - HS tính nêu so sánh 5 x 7 = 7 x 5 - Là thừa số trong phép nhân. - Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi. - Vài HS nhắc lại - HS nêu yêu cầu BT HS điền số thích hợp rồi đọc KQ. 4 x 6 = 6 x 4 3 x 5 = 5 x 3 Vì phép nhân có tính chất giao hoán. - 2 HS làm bài trên bảng lớp- lớp làm bảng con. Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả - HS chữa bài nhận xét. - HS thi xem ai nhanh hơn: nối hai biểu thức có giá trị bằng nhau. HS giải thích: a = d; c = g; e = b _____________________________________ Khoa học NƯỚC CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ I.Mục tiêu: HS có khả năng : - Nêu được một số tính chất của nước . - Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của nước. - Nêu được ví dụ về ứng dụng một số tính chất của nước trong đời sống: làm mái nhà dốc cho mưa chảy xuống, làm áo mưa mặc cho khỏi ướt. II. Đồ dùng dạy-học - GV: Hình vẽ trang 42, 43 SGK. - HS : chuẩn bị khay, cốc, chai, lọ, thìa, một ít bông, vải, đường, muối... III. Hoạt động day-học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò *HĐ1: Phát hiện mùi, vị của nước. Bước 1: Quan sát 2 cốc( 1cốc nước, 1 cốc sữa) + Cốc nào đựng nước, cốc nào đựng sữa? + Làm thế nào để bạn nhận biết điều đó? Bước 2: - Gọi các nhóm lên trình bày. - GV gọi một số HS nói về những tính chất của nước được phát hiện trong hoạt động này. Kết luận: Nước là chất lỏng không màu, không mùi, không vị. *HĐ2: Hình dạng của nước: Bước 1: - GV yêu cầu các nhóm đem : chai, lọ, cốc có hình dạng khác nhau bằng thủy tinh hoặc nhựa đặt trên bàn. Bước 2: -Thảo luận để đưa ra dự đoán về hình dạng của nước. -Tiến hành thí nghiệm để kiểm tra dự đoán của nhóm mình. - Quan sát và rút ra kết luận về hình dạng của nước. Bước 3: - Yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt thực hiện các bước trên. GV đi tới các nhóm theo dõi cách làm của HS. Bước 4: GV gọi đại diện trình bày. Kết luận: Nước không có hình dạng nhất định. *HĐ3:Tìm hiểu xem nước chảy như thế nào? Bước 1: GV kiểm tra các vật liệu để làm thí nghiệm. Bước 2: GV gọi đại diện một vài nhóm nói về cách tiến hành thí nghiệm của nhóm mình và nêu nhận xét. - GV ghi nhanh lên bảng báo cáo của các nhóm. Kết luận: Nước chảy từ chỗ cao xuống chỗ thấp, lan ra khắp mọi phía - GV cho HS nêu lên những ứng dụng thực tế liên quan đến tính chất trên của nước. *HĐ4: Phát hiện tính thấm hoặc không thấm của nước đối với một số vật, hòa tan một số chất Bước 1: GV nêu nhiệm vụ: Để biết được vật nào cho nước thấm qua vật nào không cho nước thấm qua các em hãy làm thí nghiệm theo nhóm. - GV kiểm tra các vật liệu để làm thí nghiệm. Bước 2: - GV gọi đại diện một vài nhóm nói về cách tiến hành thí nghiệm của nhóm mình và rút ra kết luận. Kết luận: Nước thấm qua một số vật Nước có thể hòa tan một số chất *HĐ3:Củng cố - Dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Về nhà đọc lại nội dung bạn cần biết và chuẩn bị bài giờ sau. - HS quan sát - HS thảo luận theo nhóm. - Đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung. - Một số HS nói về những tính chất của nước được phát hiện trong hoạt động này. - Các nhóm đem : chai, lọ, cốc đặt trên bàn. - Làm việc theo nhóm. - Đại diện trình bày về cách tiến hành thí nghiệm của nhóm mình và nêu kết luận về hình dạng của nước. Nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt thực hiện các bước trên .- Đại diện một vài nhóm nói về cách tiến hành thí nghiệm của nhóm mình và nêu nhận xét - Một vài HS nhắc lại. - HS để dụng cụ làm thí nghiệm lên mặt bàn: khay nước, kính. - Đại diện một vài nhóm nói về cách tiến hành thí nghiệm của nhóm mình và nêu nhận xét - Vài HS nhắc lại. - Lợp mái nhà, lát sân, đặt máng nước,..tất cả đều làm dốc để nước chảy nhanh. - Nghe GV nêu nhiệm vụ HS tự bàn nhau cách làm thí nghiệm và làm thí nghiệm theo nhóm. - Đại diện một vài nhóm nói về cách tiến hành thí nghiệm của nhóm mình và rút ra kết luận. _________________________________________ Tiếng Việt TIẾT 8: KIỂM TRA HỌC KÌ GIỮA HỌC KÌ I ( Theo đề của Sở GD) ________________________________________ Sinh hoạt Đội KIỂM ĐIỂM TUẦN 10 I. Mục tiêu. - Đánh giá các hoạt động Đội của chi đội trong tuần qua. - Đánh giá kết quả thi định kì lần I. - Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới. - Giáo dục ý thức chấp hành nội quy trường lớp. II. Tiến trình sinh hoạt. 1. Đánh giá các hoạt động của chi đội trong tuần qua. a. Các phân đội thảo luận, kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các đội viên trong phân đội. Phân đội trưởng tập hợp, báo cáo kết quả kiểm điểm. Chi đội trưởng nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của chi đội. Báo cáo TPT về kết quả đạt được trong tuần qua. - Đánh giá xếp loại các phân đội. b. TPT nhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của chi đội . - Về học tập: Đa số đội viên có ý thức học tập và thi cử. còn Quyên, Dương, Vụ, Văn, Oanh Chưa tự giác học tập, ý thức làm bài chưa cao; cần phải cố gắng rất nhiều. - Về đạo đức: Phân đội thực hiện tốt mọi nề nếp. - Về duy trì nề nếp, vệ sinh, múa hát, tập thể dục giữa giờ: Thực hiện tốt - Về các hoạt động khác: Hoàn thành bài thi ATGT để cấp chuyên hiệu. Tuyên dương: Bằng, Hân, Anh, Phương, Hường, Mơ thực hiện tốt mọi nề nếp
Tài liệu đính kèm: