Giáo án Khối 4 (Buổi 1) - Tuần 8 - Năm học 2011-2012 (2 cột)

Giáo án Khối 4 (Buổi 1) - Tuần 8 - Năm học 2011-2012 (2 cột)

TOÁN

 LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

Tính được tổng của 3 số, vận dụng một số tính chất để tính tổng của 3 số bằng cách thuận tiện nhất.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Giáo án, SGK.

- HS : Sách vở, đồ dùng môn học.

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 

doc 21 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 13/01/2022 Lượt xem 388Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 (Buổi 1) - Tuần 8 - Năm học 2011-2012 (2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUầN 8
 Thứ hai ngày 10 tháng 10 năm 2011
Tập đọc
 NếU CHúNG MìNH Có PHéP Lạ
I. MụC TIÊU:
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui, hồn nhiên. 
- Hiểu ND: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp.(trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4; thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài).
II. Đồ DùNG DạY - HọC:
- GV: Tranh minh hoạ trong SGK, băng giấy viết sẵn đoạn cần luyện đọc.
III. CáC HOạT ĐộNG DạY - HọC:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: Đọc bài: “ở Vương quốc Tương Lai” và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, ghi điểm cho HS.
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài - Ghi bảng.
b. Luyện đọc:
- Gọi 1 HS khá đọc bài
- GV chia đoạn: Bài chia làm 4 đoạn.
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp đoạn.
- GV kết hợp sửa cách phát âm.
- Yêu cầu 4 HS đọc và nêu chú giải.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- GV HD cách đọc bài, GV đọc mẫu.
c. Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc toàn bài thơ và trả lời câu hỏi.
+ Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài?
+ Việc lặp lại nhiều lần câu thơ đó nói lên điều gì?
+ Mỗi khổ thơ nói lên điều gì? 
+ Các bạn nhỏ mong ước điều gì qua từng khổ thơ?
+ Em hiểu câu thơ: “Mãi mãi không còn mùa đông” ý nói gì?
+ Câu thơ: “Hoá trái bom thành trái ngon” có nghĩa là mong ước điều gì?
+ Em có nhận xét gì về ước mơ của các bạn nhỏ trong bài thơ?
+ Em thích ước mơ nào trong bài thơ? Vì sao?
+ Bài thơ nói lên điều gì?
- Ghi nội dung lên bảng.
d. Luyện đọc diễn cảm:
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp nhau từng khổ thơ để tìm ra cách đọc hay.
- HD HS luyện đọc một đoạn trong bài.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Cho học sinh thi đọc thuộc lòng toàn bài.
- GV nhận xét chung.
4. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về đọc bài “Đôi giày ba ta màu xanh”.
- HS thực hiện yêu cầu.
- HS nhận xét.
- HS ghi đầu bài vào vở.
- HS đọc bài, cả lớp đọc thầm.
- HS đánh dấu từng phần.
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- HS đọc nối tiếp nêu chú giải SGK.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS lắng nghe GV đọc mẫu.
- Đọc toàn bài và trả lời các câu hỏi.
+ Câu thơ: “Nếu chúng mình có phép lạ” được lặp đi lặp lại nhiều lần.
+ Nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết. Các bạn luôn mong mỏi một thế giới hoà bình tốt đẹp để trẻ em được sống đầy đủ và hạnh phúc.
+ Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ. 
- HS trả lời.
+ Câu thơ nói lên ước muốn của các bạn Thiếu Nhi...
+ Ước thế giới hoà bình không còn bom đạn, chiến tranh.
+ Đó là những ước mơ lớn, những ước mơ cao đẹp...
- HS tự nêu theo ý mình.
- Bài thơ nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có những phép lạ để làm cho thế giới tốt đẹp hơn.
- Ghi vào vở - nhắc lại nội dung.
- HS đọc nối tiếp toàn bài, cả lớp theo dõi cách đọc.
- HS theo dõi tìm cách đọc hay.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Nhiều lượt HS đọc thuộc lòng, mỗi HS đọc một khổ thơ.
- HS thi đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng bài thơ.
- Lắng nghe, theo dõi.
- Đọc trước bài “Đôi giày ba ta màu xanh”.
Toán
 LUYệN TậP
I. MụC TIÊU: 
Tính được tổng của 3 số, vận dụng một số tính chất để tính tổng của 3 số bằng cách thuận tiện nhất.
II. CHUẩN Bị: 
- GV: Giáo án, SGK. 
- HS : Sách vở, đồ dùng môn học.
 III. CáC HOạT ĐộNG DạY - HọC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ. Kiểm tra vở bài tập của lớp.
3. Dạy học bài mới:
a) Giới thiệu, ghi đầu bài. 
b) Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: (phần b)
- Cho HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm bài.
- GV nhận xét, cho điểm.
Bài 2: (dòng 1, 2)
- Cho HS nêu yêu cầu của bài.
- GV nhận xét, chữa bài cho điểm học sinh.
Bài 4: (phần a)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở.
- Gọi 1 HS lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét, chữa bài.
4. Củng cố - dặn dò.
- Tổng kết tiết học, về làm bài.
- Hát.
- HS ghi đầu bài vào vở.
- Đặt tính rồi tính tổng các số.
- 2 HS lên bảng - Lớp làm vào vở.
- HS nhận xét.
- Tính bằng cách thuận tiện nhất.
- HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.
- HS nhận xét.
- HS đọc đề bài
- HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.
- HS đổi vở cho nhau kiểm tra.
- HS ghi bài.
Thứ ba ngày 12 tháng 10 năm 2011
Luyện từ và câu
CáCH VIếT TÊN NGƯờI, TÊN ĐịA Lý NƯớC NGOàI
I. MụC TIÊU:
 - Nắm được quy tắc viết tên người, tên địa lý nước ngoài (ND ghi nhớ).
 - Biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng tên người, tên địa lý nước ngoài phổ biến, quen thuộc trong các bài tập 1, 2 (mục III).
 II. Đồ DùNG DạY - HọC:
- Giáo viên: Phiếu phô tô và bút dạ viết nội dung bài tập 1, 2. Bài tập 1, 3 viết sẵn phần n/xét lên bảng lớp.
- Học sinh: Sách vở môn học.
III. CáC HOạT ĐộNG DạY - HọC:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. ổn định tổ chức: Cho lớp hát. 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy viết 2 tên người, 2 tên địa lý Việt Nam.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV ghi đầu bài lên.
b. Tìm hiểu bài:
Phần nhận xét:
Bài tập 1:
- GV đọc mẫu, hướng dẫn HS đọc đúng.
- GV nhận xét, uốn nắn cho HS.
Bài tập 2:
- Gọi HS đọc yêu câù của bài.
- Y/c HS trả lời các câu hỏi sau:
+ Lép-tôn-xtôi gồm những bộ phận nào?
 (Các tên khác phân tích tương tự)
+ Chữ cái đầu mỗi bộ phận được viết thế nào?
+ Cách viết các tiếng trong cùng một bộ phận được viết ntn?
Bài tập 3:
- Gọi hs đọc y/c của bài.
- Y/c hs thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi:
+ Cách viết một số tên người, tên địa lý nước ngoài đã cho có gì đặc biệt?
Phần ghi nhớ: Gọi HS đọc ghi nhớ.
Phần luyện tập:
 Bài tập 1:
- Gọi hs đọc y/c và nội dung.
- Cho HS làm bài và trình bày. 
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nxét chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2:
- Gọi HS đọc y/c và nội dung.
- Cho 3 HS lên bảng, cả lớp viết vào vở.
- GV nxét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 3: Trò chơi du lịch.
- Gọi HS đọc y/c.
- GV giải thích cách chơi.
- Tổ chức cho HS chơi tiếp sức.
- Cho HS bình xét nhóm đi du lịch nhiều nước nhất.
4. Củng cố - dặn dò.
- Cho HS nêu ND bài.
- Nhận xét giờ học.
- Cả lớp hát, chuẩn bị sách vở.
- HS lên bảng viết.
- HS nhận xét.
- HS ghi đầu bài vào vở.
- Lắng nghe.
- HS đọc cá nhân, đọc trong nhóm. 
- Lắng nghe
- Đọc tên người, tên địa lí.
+ Lép tôn - xtôi gồm 2 bộ phận.
 Bộ phận 1 gồm 1 tiếng Lép.
 Bộ phận 2 gồm 2 tiếng: Tôn / xtôi.
+ Chữ cái đầu mỗi bộ phận được viết hoa.
+ Giữa các tiếng trong cùng một bộ phận có dấu gạch nối.
- H/s đọc y/c của bài.
-Thảo luận cặp đôi, suy nghĩ về câu TL.
- HS trả lời.
- HS đọc ghi nhớ.
- HS đọc y/c và nội dung.
- Hoạt động trong nhóm.
- Dán phiếu, trình bày.
- Nxét, bổ sung.
- HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- HS thực hiện viết bài theo y/c.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS đọc yêu cầu.
- Theo dõi cách chơi.
- Các nhóm thi tiếp sức.
- HS viết vào vở.
- HS nhắc lại cách viết.
Toán
TìM HAI Số KHI BIếT TổNG Và HIệU CủA HAI Số Đó
I. MụC TIÊU:
- Biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Bước đầu biết giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
 II. đồ dùng dạy - học
- GV: Giáo án, SGK 
- HS: Sách vở, đồ dùng môn học
III. CáC HOạT ĐộNG DạY - HọC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Dạy học bài mới :
 a) Giới thiệu - ghi đầu bài 
 b) Hướng dẫn HS tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó.
- Giới thiệu bài toán.
- GV chép bài toán lên bảng.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Hướng dẫn HS vẽ sơ đồ bài toán.
 Cách 1 : Tìm 2 lần số bé.
- GV: Nếu bớt phần hơn của số lớn so với số bé thì số lớn như thế nào so với số bé?
+ Phần hơn của số lớn so với số bé chính là gì của 2 số?
+ Hãy tính 2 lần số bé.
+ Hãy tìm số bé?
+ Hãy tìm số lớn?
- Yêu cầu HS trình bày bài giải, nêu cách tìm số bé.
Cách 2: Hướng dẫn tương tự.
c) Luyện tập:
Bài tập 1.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Bài toán thuộc dạng toán gì? Vì sao em biết điều đó?
- Nhận xét bài làm của HS.
Bài tập 2
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Bài toán thuộc dạng toán gì? Vì sao em biết điều đó?
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.
- Nhận xét bài làm của bạn.
3. Củng cố - dặn dò:
 Nêu cách tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó?
- HS chuẩn bị sách vở, đồ dùng.
- HS ghi đầu bài vào vở
- 2 HS đọc bài toán.
- Tổng 2 số là 70 ; hiệu của 2 số là 10.
- Tìm 2 số đó ?
- HS quan sát sơ đồ.
- Số lớn sẽ bằng số bé.
- Là hiệu của 2 số.
70 – 10 = 60
 60  : 2 = 30
30 + 10 = 40 ( Hoặc 70 – 30 = 40 )
- 1 HS lên bảng - Lớp làm vào vở.
Số bé = (Tổng - Hiệu) : 2
- Nêu y/c bài tập.
- HS lên tóm tắt, 2 HS lên bảng (mỗi HS làm một cách). Lớp làm vào vở.
- HS nhận xét.
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi
- HS phân tích, tóm tắt bài toán rồi giải
- HS trả lời
- HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
- HS nhận xét.
- Về nhà làm bài trong vở luyện tập.
Khoa học
 BạN CảM THấY THế NàO KHI Bị BệNH
I. MụC TIÊU:
- Nêu được một số biểu hiện khi cơ thể khi bị bệnh: hắt hơi, số mũi, chán ăn, mệt mỏi, đau bụng, nôn, sốt...
- Biết nói với cha mẹ, người lớn khi cảm thấy trong người khó chịu, không bình thường.
- Phân biệt được lúc cơ thể khoẻ mạnh và lúc cơ thể bị bệnh.
II. Đồ DùNG DạY HọC:
 Hình trang 32 - 33 SGK. 
III. HOạT ĐộNG DạY - HọC:
1. ổn định tổ chức: Lớp hát đầu giờ.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy nêu nguyên nhân và cách đề phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá?
- HS trả lời.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài - GV ghi đầu bài. HS nhắc lại đầu bài.
b. Các hoạt động
Hoạt động 1: Quan sát hình trong SGK và kể chuyện.
Mục tiêu: Nêu được những biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh.
Cách tiến hành: GV đặt câu hỏi cho HS thảo luận.
+ Kể tên một số bệnh em đã bị mắc?
+ Khi bị bệnh đó, em cảm thấy thế nào?
+ Khi cảm thấy cơ thể có dấu hiệu không bình thường em phải làm gì? Vì sao?
* Kết luận: (Mục bạn cần biết).
Hoạt động 2: “Trò chơi”
Mục tiêu: Học sinh biết nói với cha mẹ hoặc người lớn khi trong người cảm thấy khó chịu, không bình thường. 
Cách tiến hành:.
- Giáo viên tổ chức hướng dẫn.
- Giáo viên nêu ví dụ.
VD: Lan bị đau bụng và đi ngoài vài lần khi ở trường, nếu là Lan, em sẽ làm gì?
GV đưa ra các tình huống khác.
Các nhóm HS thảo luận.
Từng nhóm báo cáo.
GV kết luận: (ý 2 mục bạn cần biết SGK).
4. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về học bài và chuẩn bị bài sau.
Thứ tư ngày 12 tháng 10 năm 2011
Tập đọc
 ĐÔI GIàY BA TA MàU XANH
I. MụC TIÊU:
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn tr ... đẽ.
+ Tắc kè xây tổ trên cây - tổ tắc kè nhỏ bé, không phải là cái lầu theo nghĩa của con người.
- HS trả lời.
- HS đọc ghi nhớ.
- HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Trao đổi, thảo luận.
- HS đọc bài làm của mình.
- N/xét, chữa bài.
- HS đọc y/c.
- Không phải những lời đối thoại trực tiếp.
- Những lời nói trực tiếp trong đoạn văn không thể viết xuống dòng đặt sau dấu gạch đầu dòng. Vì đây không phải là lời nói trực tiếp giữa hai nhân vật đang nói chuyện.
- HS đọc.
- HS lên bảng làm bài.
- HS chữa bài theo lời giải đúng.
+ Con nào con nấy hết sức tiết kiệm “vôi vữa”.
 + Vì từ “vôi vữa” ở đây không phải có nghĩa như vôi vữa con người dùng, nó có ý nghĩa đặc biệt.
- HS nêu lại.
- HS ghi bài.
Thứ sáu ngày 15 tháng 10 năm 2011
 Toán
 GóC NHọN - GóC Tù - GóC BẹT
I. MụC TIÊU: 
 Nhận biết được góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt (bằng trực giác hoặc sử dụng ê ke).
II. CHUẩN Bị: 
- GV: Giáo án, SGK + ê ke cho giáo viên, HS. 
- HS : Sách vở, ê ke, thước thẳng...
III. CáC HOạT ĐộNG DạY - HọC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Dạy học bài mới:
 a) Giới thiệu - ghi đầu bài. 
 b) Giới thiệu góc nhọn, góc tù, góc bẹt
- Giới thiệu góc nhọn. Vẽ góc nhọn AOB.
 Hãy đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc này?
- GV giới thiệu: Góc này là góc nhọn.
 Hãy dùng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc nhọn AOB và cho biết góc này lớn hơn hay bé hơn góc vuông?
- GV KL: Góc nhọn bé hơn góc vuông.
- Giới thiệu góc tù.
- GV nêu: Góc tù lớn hơn góc vuông
- Giới thiệu góc bẹt.
- Y/ cầu HS sử dụng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc bẹt so với góc vuông.
3. Luyện tập thực hành:
Bài tập 1.
- HS nêu yêu cầu, làm bài tập.
- Cho HS dưới lớp nhận xét.
- Kiểm tra bài của HS.
Bài tập 2 (chọn ý 1)
- Hướng dẫn HS dùng ê ke để kiểm tra góc của từng hình tam giác.
- Cho HS trả lời đó là các góc nào.
- Nhận xét chữa bài.
 4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học, chuẩn bị bài sau.
- HS chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập.
- HS ghi đầu bài vào vở.
- HS vẽ vào vở.
+ Góc AOB có đỉnh O, hai cạnh OA và OB
- HS nêu: Góc nhọn AOB.
+ HS lên bảng đo, sau đó lớp k/tra trong SGK.
- Góc nhọn AOB bé hơn góc vuông.
- HS dùng ê ke lên vẽ góc nhọn.
+ Góc MON có đỉnh O và hai cạnh OM, ON.
+ Góc tù MON lớn hơn góc vuông.
- Góc COD có đỉnh là O, cạnh OC, OD. 
- Góc bẹt bằng 2 góc vuông.
- HS lên bảng vẽ, lớp viết ra nháp.
- HS nêu yêu cầu.
- HS quan sát và trả lời miệng.
- HS nhận xét. 
- HS thảo luận nhóm đôi; báo cáo kết quả.
+ Hình tam giác ABC có 3 góc nhọn.
- HS ghi bài.
Tập làm văn
 LUYệN TậP PHáT TRIểN CÂU CHUYệN
I. MụC TIÊU:
- Viết được câu mở đầu cho các đoạn văn 1, 3, 4 (ở tiết TLV tuần 7)- (BT 1); nhận biết được cách sắp xếp theo trình tự thời gian của các đoạn văn và tác dụng của câu mở đầu ở mỗi đoạn văn (BT 2). Kể lại được câu chuyện đã học có các sự việc được sắp xếp theo trình tự thời gian (BT 3).
- HS khá, giỏi thực hiện được đầy đủ yêu cầu của BT 1 trong SGK.
II. Đồ DùNG DạY HọC
- Tranh minh hoạ cốt truyện “Vào nghề”
- Bốn tờ phiếu khổ to.
III. CáC HOạT ĐộNG DạY - HọC:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ
3. Dạy bài mới:
 a. Giới thiệu bài - Ghi đầu bài.
 b. Hướng dẫn làm bài tập.
 Bài tập 1:
- Cho HS đọc bài.
- Cho HS làm bài.
Đoạn 1: - Mở đầu.
Đoạn 2: - Mở đầu
Đoạn 3: (Tương tự) 
Đoạn 4 : (Tương tự)
Bài tập 2:
- Đọc y/cầu bài tập
Các đoạn văn được sắp xếp theo trình tự nào?
 Các câu mở đoạn, đóng vai trò gì trong việc thể hiện trình tự ấy? 
Bài tập 3:
- Em chọn câu chuyện nào đã học để kể?
- Y/ cầu HS kể chuyện trong nhóm.
- Tổ chức cho HS thi kể. GV nhận xét.
4. Củng cố - dặn dò.
- Hát đầu giờ.
- Hai HS lên bảng
- Nhắc lại đầu bài.
- HS đọc yêu cầu, làm việc cặp đôi.
+ Tết Nô-en năm ấy, cô bé Va-li-a được bố mẹ cho đi xem xiếc.
+ Rồi một hôm ghi tên học nghề.
- HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn văn.
- HS đọc yêu cầu.
+ Các đoạn văn được sắp xếp theo trình tự thời gian.
+ Các câu mở đoạn giúp nối đoạn văn trước với đoạn văn sau bằng các cụm từ chỉ thời gian.
- HS nêu câu chuyện mình sẽ kể.
- 7 đến 10 HS tham gia thi kể.
+ Sự việc nào xảy ra tước thì kể trước, sự việc nào xảy ra sau thì kể sau.
- Về viết lại câu chuyện.
Khoa học
 ĂN UốNG KHI Bị BệNH
I. MụC TIÊU: 
- Nhận biết người bệnh cần ăn uống đủ chất, chỉ một số bệnh phải ăn kiêng theo chỉ dẵn của bác sỹ.
- Biết ăn uống hợp lý khi bị bệnh.
- Biết cách phòng chống mất nước khi bị tiêu chảy: pha được dung dịch ô-rê-dôn hoặc chuẩn bị nước cháo muối khi bản thân hoặc người thân bị tiêu chảy.
II. Đồ DùNG DạY HọC:
- Hình trang 34 - 35 SGK. 
- Chuẩn bị theo nhóm: 1 gói ô-rê-dôn, 1 cốc có vạch chia, 1 bình nước hoặc 1 nắm gạo, 1 ít nước, muối, 1 bát.
III. HOạT ĐộNG DạY Và HọC: 
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: Khi cơ thể có dấu hiệu không bình thường em phải làm gì?
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài - Viết đầu bài.
b. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
MT: Nói về chế độ ăn uống khi bị một số bệnh thông thường.
- Giáo viên tổ chức, hướng dẫn.
+ Kể những món ăn cần cho người mắc bệnh thông thường?
+ Đối với người bệnh nặng nên cho ăn món ăn đặc hay loãng? Tại sao?
+ Đối với người mắc bệnh nặng không muốn ăn hoặc ăn quá ít nên cho ăn thế nào?
- Các nhóm trình bày.
+ Nên cho ăn loãng, dễ nuốt và dễ tiêu hoá.
+ Nên cho ăn nhiều bữa trong 1 ngày.
- Nhóm khác nhận xét.
- GV Kết luận: (Mục bạn cần biết SGK)
Hoạt động 2: Thực hành.
MT: - Nêu được chế độ ăn uống của người mắc bệnh tiêu chảy.
 - HS biết cách pha dung dịch ô-rê-dôn.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát H4, H5 SGK.
- Yêu cầu 2 học sinh đọc lời thoại.
+ Bác sĩ khuyên người bệnh tiêu chảy cần phải ăn uống như thế nào?
- Giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh pha dung dịch Ô-rê-dôn và chuẩn bị để nấu cháo muối.
- Giáo viên nhận xét việc chuẩn bị và quá trình thực hành của học sinh.
- GV quan sát, nhận xét.
Hoạt động 3: Đóng vai.
MT: Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống.
- Giáo viên tổ chức, hướng dẫn.
- Giáo viên gợi ý tình huống.
- Ngày chủ nhật bố mẹ về quê, em bé bị đi ỉa chảy nặng (đi nhiều lần)....
- Các nhóm đưa ra tình huống để vận dụng những điều đã học vào cuộc sống.
+ Xử lý tình huống: Em nói với bà là nấu cháo muối lấy nước cho em bé uống. Em bé đã dừng đi ỉa chảy.
- Mỗi nhóm 2 em lên bảng: Đưa ra tình huống rồi xử lý tình huống.
- Nhóm khác nhận xét
- Nhận xét, bổ sung.
4. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về học bài và chuẩn bị bài sau.
Kĩ thuật
 KHâu đột thưa (tiết 1)
i. Mục Tiêu:
- Biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa..
- Khâu được các mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
- Với HS khéo tay: Khâu được các mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm.
II. đồ dùng: Bộ đồ dùng kĩ thuật.
iiI. các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định lớp: Kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
2. Dạy bài mới:
 a) Giới thiệu bài.
 b) Hướng dẫn cách làm:
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát mẫu và nhận xét mẫu.
- GV cho HS quan sát mẫu, em nêu nhận xét về đường khâu đột thưa. 
 - GV nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật
 GV hướng dẫn HS thực hiện một số thao tác.
- GV treo tranh quy trình khâu đột thưa.
- Hướng dẫn HS quan sát hình 2, 3, 4 (SGK) để nêu các bước.
 - Hưóng dẫn HS quan sát hình 3a, 3b, 3c, 3d (SGK) để nêu cách khâu.
 GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật khâu đột thưa.
 - GV HS đọc ghi nhớ, nêu các bước khâu .
3. Nhận xét- dặn dò: nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị đồ dùng học tập.
- HS quan sát mẫu và hình (SGK) và TL.
- HS nhận xét.
- HS thực hiện thao tác này.
- Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nêu.
- HS thực hành.
- HS nhận xét thao tác của bạn.
- HS nêu các bước.
- HS thực hành khâu trên giấy ô li
Tập làm văn
 LUYệN TậP PHáT TRIểN CÂU CHUYệN
I. MụC TIÊU:
- Nắm được trình tự thời gian để kể lại đúng nội dung trích đoạn kịch "ở vương quốc Tương Lai" (bài tập đọc tuần 7)- BT 1.
- Bước đầu nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian qua thực hành luyện tập với gợi ý cụ thể của GV (BT2, BT3).
II. Đồ DùNG DạY HọC:
- Một tờ phiếu ghi ví dụ..
- Một tờ phiếu khổ to ghi bảng so sánh lời mở đầu đoạn 1, 2.
III. CáC HOạT ĐộNG DạY - HọC:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Dạy bài mới:
a- Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
b- Hướng dẫn làm bài tập.
Bài tập 1:
+ Câu chuyện trong công xưởng xanh là lời thoại trực tiếp hay lời kể?
+ Em hãy kể lại câu chuyện theo trình tự thời gian.
- Yêu cầu HS kể trong nhóm theo trình tự thời gian.
- Nhận xét cho điểm cho HS.
Bài tập 2:
- Nêu y/cầu của bài tập.
- Cho HS kể.
- Gọi HS nhận xét 
- Nhận xét cho điểm.
Bài tập 3:
- Nêu y/cầu của bài tập.
+ Về trình tự sắp xếp?
+ Về từ ngữ nối hai đoạn?
4. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Viết lại câu chuyện vào vở.
- Hát đầu giờ.
- Sách vở của HS.
- HS đọc yêu cầu của bài.
+ ...là lời thoại trực tiếp của các nhân vật với nhau.
- Hai HS kể.
- Lớp nhận xét.
 - HS kể từng màn.
- Quan sát tranh, kể trong nhóm 2.
- HS thi kể. 
- HS nhận xét.
- Đọc yêu cầu của bài 
- Kể theo trình tự thời gian.
- Kể theo trình tự không gian.
- Chuẩn bị bài sau.
Sinh hoạt lớp
Nhận xét tuần 8- triển khai công việc tuần 9
 I. mục tiêu:
 - Đánh giá các hoạt động trong tuần.
 - Rèn kĩ năng sinh hoạt tập thể, ý thức phê và tự phê.
 - Giáo dục HS có ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể.
II. Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt.
III. các hoạt động:
1. Đánh giá các hoạt động trong tuần 8.
 - Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt.
 - Các tổ trưởng nhận xét.
 - GV đánh giá chung về: + Nề nếp ........................................................................... 
 + Vệ sinh : ..........................................................................
 + Chuyên cần : ....................................................................
 + Học tập : ..........................................................................
 - Tuyên dương những em thực hiện tốt.
 - Nhắc nhở HS thực hiện chưa tốt.
2. Kế hoạch tuần 9.
 - Học bài tuần 9.
 - Duy trì mọi hoạt động: Ra vào lớp, vệ sinh trường lớp, học bài ở nhà, trồng và chăm sóc cây,....
BAN GIáM HIệU Kí DUYệT

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 8 b1 xuan truong nam dinh.doc