Giáo án Khối 4 - Tuần 1 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng)

Giáo án Khối 4 - Tuần 1 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng)

Tiết 3: Tập đọc

DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU

I. Mục tiêu :

 1.Kĩ năng : Đọc lưu loát toàn bài :

 - Đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các tiếng có âm vần dễ lẫn.

 - Biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến của truyện với lời lẽ thể hiện tính cách của nhân vật.

 2.Kiến thức: Hiểu các từ ngữ trong bài.

 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng hào hiệp - bênh vực kẻ yếu, xoá bỏ áp bức bất công.

 3.Thái độ : GD tinh thần giúp đỡ bạn bè trong trường, lớp .

II. Đồ dùng:

- Tranh minh hoạ SGK; Truyện “ Dế Mèn phiêu lưu kí “ của nhà văn Tô Hoài.

- Bảng phụ chép đoạn văn luyện đọc diễn cảm.

III. Hoạt động dạy học :

A. Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra sách vở đồ dùng môn học.

- Nhắc nhở phương pháp, tiến trình môn học.

 

doc 29 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 12/02/2022 Lượt xem 228Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 1 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Tuần 1
 Thứ hai ngày 7 tháng 9 năm 2009
*Buổi sáng
Tiết 1: Chào cờ
Sinh hoạt tập thể
_______________________________
Tiết 2: Toán
ôn tập các số đến 100 000 (tiết 1)
1.Mục tiêu:
-Kiến thức: Ôn tập về cách đọc,viết các số đến 100000.
-Kĩ năng: Phân tích cấu tạo số.
-Thái độ: Học tập chăm chỉ.
 II.Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ kẽ sẵn nội dung bài 1.
- VBT toán 4, tập 1.
Hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ .
Kiểm tra sách vở đồ dùng môn học.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài :
Giới thiệu chương trình Toán 4.
2. Các hoạt động dạy – học: 
Hoạt động 1 : Ôn lại cách đọc viết số và các hàng.
- GV viết số 83251 lên bảng và yêu cầu HS đọc. 
+ Tương tự với các số 83001; 80201; 80001.
+ Cho HS nêu các số tròn chục; tròn trăm ; tròn nghìn và tròn chục nghìn.
- Gv chốt: đọc,viết số,giá trị của các hàng.
Hoạt động 2 : Thực hành.
Bài 1 : GV nêu yêu cầu 
- Cho HS nêu quy luật viết và thống nhất kết quả vào dãy số.
- Gv và cả lớp nhận xét, chốt cách làm.
Bài 2 : Yêu cầu HS tự phân tích mẫu. 
 -Gv chốt đọc ,viết số,phân tích hàng.
 -Gv và cả lớp cùng nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài 3 : Cho HS tự phân tích cách làm và tự nói.
Gv chốt phân tích cấu tạo số.
Bài 4 : Yêu cầu HS tự làm.
+ Tổ chức cho HS nhận xét bài của bạn.
Gv chốt tính chu vi các hình, chấm 1 số bài.
3. Củng cố dặn dò :
- Nhắc lại cách đọc,viết số đến 100000?
Gv lưu ý cách phân tích cấu tạo số.
+ Nhận xét tiết học.
+ Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
+ HS đọc và nêu rõ các chữ số thuộc hàng nào.
+ HS nêu giá trị các hàng.
+ HS nêu miệng và ghi vào vở nháp.
- Hs lắng nghe và ghi nhớ.
+ HS nhận xét và nêu quy luật viết các số.
+ HS tự làm bài.
+ 2 Hs lên bảng.
+ Hs làm vở bài tập, 2 Hs làm trên bảng phụ.
+ VD : 8723 = 8000 + 700 + 20 + 3
+ HS tự làm các phần còn lại.
+ 1 - 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
- Hs nêu cách tính chu vi của từng hình.
+ 3 hs làm bảng lớp.
+Mỗi dãy làm 1 phần vào vở
-vài hs nêu
_______________________________
Tiết 3: Tập đọc
Dế mèn bênh vực kẻ yếu 
I. Mục tiêu : 
 1.Kĩ năng : Đọc lưu loát toàn bài :
 - Đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các tiếng có âm vần dễ lẫn.
 - Biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến của truyện với lời lẽ thể hiện tính cách của nhân vật.
 2.Kiến thức: Hiểu các từ ngữ trong bài.
 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng hào hiệp - bênh vực kẻ yếu, xoá bỏ áp bức bất công.
 3.Thái độ : GD tinh thần giúp đỡ bạn bè trong trường, lớp ..
II. Đồ dùng:
- Tranh minh hoạ SGK; Truyện “ Dế Mèn phiêu lưu kí “ của nhà văn Tô Hoài.
- Bảng phụ chép đoạn văn luyện đọc diễn cảm.
III. Hoạt động dạy học : 
A. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sách vở đồ dùng môn học.
Nhắc nhở phương pháp, tiến trình môn học.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
Giới thiệu chủ điểm và bài học.
2. Các hoạt động 
Hoạt động 1 : Luyện đọc
a, Giáo viên chia đoạn : 4 đoạn.
- Hướng dẫn luyện đọc theo đoạn.
- Nhận xét giọng đọc, kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
VD: ngắn chùn chùn, thui thủi....
+ GV đọc diễn cảm cả bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
+ GV nêu câu hỏi trong sách giáo khoa.
+ GV nhận xét bổ sung. 
+ GV củng cố ,ghi ý nghĩa lên bảng ..
Hoạt động 3 : Luyện đọc diễn cảm
+ Treo bảng phụ, hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn “ Năm trước ... ăn thịt em “
- Gv giúp Hs xác định giọng đọc của đoạn theo từng nhân vật.
+ Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
+ Nhận xét giọng đọc của HS, tuyên dương những bạn đọc hay.
3. Củng cố dặn dò.
- Nêu câu hỏi giúp HS liên hệ bài học:
? Em học được gì ở nhân vật Dế Mèn ?
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS chuẩn bị phần tiếp bài đọc.
+ HS tiếp nối đọc theo đoạn 2 - 3 lượt.
+ HS luyện đọc theo cặp.
+ 1 - 2 HS đọc cả bài.
 + Hs đọc thầm các đoạn và trả lời câu hỏi. đoạn.
 + Các HS khác nhận xét và bổ sung.
+ 1vaif Hs đọc phần ghi nhớ.
+ HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
+ HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
+HS nêu suy nghĩ của mình về nhân vật Dế Mèn.
+ Về nhà tìm đọc truyện Dế Mèn phiêu lưu kí.
____________________________________________
Tiết 4: Luyện từ và câu
Cấu tạo của tiếng
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: Nắm được cấu tạo cơ bản( gồm 3 bộ phận) của đơn vị tiếng trong Tiếng Việt.
2.Kĩ năng: Biết nhận diện các bộ phận của tiếng, từ đó có khái niệm về bộ phận vần của tiếng nói chung và vần trong thơ nói riêng.
3.Thái độ: Có ý thức sử dụng tiếng việt đúng ngữ pháp.
II. Đồ dùng:
+ Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo tiếng, có ví dụ điển hình.
+ VBT Tiếng Việt 4, tập1.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A. Kiểm tra:
+ Kiểm tra sách vở đồ dùng môn học.
+ Nêu tác dụng của tiết Luyện từ và câu .
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bà : Nêu yêu cầu tiết học.
2. Các hoạt động:
Hoạt động 1 : Phần Nhận xét
- Yêu cầu HS đếm số lượng tiếng trong câu tục ngữ.
- Yêu cầu HS đánh vần tiếng “bầu” .
+ GV ghi kết quả lên bảng.
+ Hướng dẫn HS phân tích cấu tạo tiếng “bầu”.
- Gv kết luận: Trong mỗi tiếng bộ phận vần và thanh bắt buộc phảicó mặt ,bộ phận âm đầu không bắt buộc phải có mặt.
Hoạt động 2 : Phần ghi nhớ.
+ GV nêu lại theo bảng phụ
Hoạt động 3 : Phần Luyện tập.
Bài 1 : HS đọc thầm yêu cầu bài.
+ Yêu cầu các bàn cử đại diện lên bảng chữa.
Gv củng cố: Cấu tạo của tiếng.
Bài 2 : Gọi HS đọc lại yêu cầu bài
Gv kết luận: đó là chữ sao.
? Bớt đầu là bớt bộ phận nào của tiếng? Tại sao lại bớt được?
3. Củng cố dặn dò
Gọi HS nêu lại phần ghi nhớ.
Nhận xét tiết học.
Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
HS đếm thầm.
+ Hs phất biểu: Có 14 tiếng trong câu tục ngữ trên.
+ HS đánh vần và ghi lại kết quả vào bảng con.
+ HS phân tích các tiếng còn lại
+ HS đọc thầm ghi nhớ.
+ 2 - 3 HS đọc thành tiếng.
+ Hs nhẩm thuộc ghi nhớ.
+ HS làm bài vào vở
+ Cả lớp nhận xét , chữa bài.
- Hs suy nghĩ giải câu đố.
- Hs phát biểu.
- Hs trả lời.
+ 1 vài Hs nêu lại ghi nhớ.
_________________________________
* Buổi chiều	
Tiết 1: Lịch sử
	Môn lịch sử và địa lí	
I.Mục tiêu:
- Kiến thức: Hs biết 
 + Vị trí địa lí, hình dáng của đất nước ta.
 +Trên đất nước ta có 54 dân tộc sinh sống và có chung một lịch sử, một Tổ quốc.
 + Một số yêu cầu khi học môn Lịch sử và Địa lý.
-Kĩ năng: Chỉ, xác định đúng vị trí nước ta trên bản đồ tự nhiên.
-Thái độ: Có tinh thần đoàn kết dân tộc.
II.Đồ dùng:
- Bản đồ tự nhiên VN, bản đồ hành chính.
- Hình ảnh sinh hoạt của một số dân tộc.
III. Các hoạt động dạy – học: 
A.Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sách vở đồ dùng môn học.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài :
 - Nêu yêu cầu khi học môn Lịch sử và Địa lý.
2. Các hoạt động :
Hoạt động 1 :Làm việc cả lớp.
+ GV giới thiệu vị trí của đất nước ta và sự phân bố của dân cư theo vùng.
Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm.
+ GV phát cho mỗi nhóm 1 tranh ảnh. Yêu cầu HS mô tả cảnh sinh hoạt của dân cư ở vùng đó theo ảnh.
+ GV tổng kết và nêu kết luận chung.
Mỗi 1 dân tộc sống trên đất nước VN có nét văn hoá riêng song đều cùng 1Tổ Quốc,1 lịch sử VN.
Hoạt động 3 : Làm viêc cả lớp 
+ GV nêu yêu cầu - đặt vấn đề, khen HS kể hay,gv kết hợp GD tình đoàn kết dân tộc VN
Hoạt động 4 : Làm việc cả lớp.
+ GV hướng dẫn HS cách học: cần tập quan sát sv, hiện tượng, thu thập tìm kiếm tư liệu lịch sử, địa lí, đặt câu hỏi..
3. Củng cố, dặn dò.
 + Nhận xét tiết học.
+ Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
+ HS trình bày lại và xác định vị trí tỉnh Hải Dương trên bản đồ tự nhiên VN.
Các nhóm làm việc sau đó cử đại diện trình bày trước lớp.
+ HS 2 - 3 em kể lại một số sự kiện lịch sử.
+HS nêu ý kiến
+HS ghi nhớ
___________________________________
Tiết 2: Tiếng Việt
Luyện tập về cấu tạo của tiếng
I. Mục tiêu:
1. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích cấu tạo của tiếng nhằm củng cố thêm kiến thức đã học ở bài trước.
2.Kiến thức: Hiểu về cấu tạo của tiếng, tiếng bắt vần trong thơ.
3.Thái độ: yêu Tiếng Việt
II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ:
+ Tiếng gồm những bộ phận nào ? Những bộ phận nào không thể thiếu trong tiếng 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Ghi bảng - nêu yêu cầu tiết học. 
2. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập. 
Bài 1 : GV nêu yêu cầu:Phân tích cấu tạo tiếng trong câu tục ngữ sau:
 Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
- Gv chữa bài, chốt tiếng gồm 3 bộ phận: âm đầu, vần, thanh.
Bài 2: Giải câu đố sau:
 Để nguyên màu của bóng đêm
Thêm huyền soi sáng cho em học bài.
 (là những gì? )
+ GV quan sát giúp đỡ HS yếu.
- Gv chốt cách giải câu đố.
Bài 3 : Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Tìm những tiếng có phần vần giống nhau trong các dòng sau:
a) hoa, cua, quả, oà.
b) củi, múi, thuỷ, túi.
c) quan, hoan, oan, huân.
d) mua, qua, hua, ùa.
- Gv hỏi: Tại sao trong thơ lại có nhiều tiếng có vần giống nhau? Bài sau các em sẽ học kĩ hơn về vần đề này.
3. Củng cố dặn dò :
+ Nhận xét tiết học.
+ Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
+ HS thực hành phân tích cấu tạo của các tiếng theo bảng.
+ 1 vài Hs lên bảng.
+ HS suy nghĩ giải đố dựa theo nghĩa của từng dòng.
+HS nêu kết quả; đen - đèn
+ Bài dành cho HS K_G
HS nêu cách làm 
K/q: hoa,quả, òa.
 Củi,múi,túi
 Quan, oan, hoan
 Mua,hua, ùa
___________________________________
Tiết 3: Đạo đức
Trung thực trong học tập (Tiết 1)
I .Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS nhận thức được :
 - Cần phải trung thực trong học tập.
 - Giá trị của trung thực nói chung và trung thực trong học tập nói riêng.
2. Kĩ năng: Biết trung thực trong học tập.
3.Thái độ: Đồng tình, ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập.
II.Đồ dùng
- Các mẩu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập.
III. Các hoạt động dạy – học:
A.Kiểm tra:
Kiểm tra sách vở đồ dùng môn học.
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài : Ghi bảng, nêu yêu cầu giờ học.
2.Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Xử lí tình huống.
+ GV tóm tắt thành mấy cách giải quyết chính.
+ GV nêu câu hỏi 2 SGK.
+ Cho HS thảo luận : Vì sao chọn cách đó ?
Gv kết luận:Cách giải quyết (c) là phù hợp, thể hiện tính trung thực trong học tập.
Hoạt động 2 : Làm việc cá nhân.
+ GV nêu yêu cầu bài tập 1 SGK.
- Gv kết luận:Việc (c ) là trung thực trong học tập.các việc (a,b ,d) là thiếu trung thực trong học tập.
 Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm.
+ GV nêu từng ý bài tập 2.
+ Cho HS thảo luận theo nhóm.
- Gv kết luận: ý kiến (b, c )là đúng ,ý kiến (a) là sai.
3. Củng cố dặn dò
Sưu tầm các mẩu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập.
Tự liện hệ bài 6 SGK.
+ Các nhóm chuẩn b ... - Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, Bản đồ hành chính Việt Nam,...
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là bản đồ?
? Hãy nêu các yếu tố của bản đồ?
- Gv nhận xét, ghi điểm.
 2. Dạy bài mới:
a, Giới thiệu bài:Gv nêu mục tiêu bài học.
b. Thực hành:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
- Gv đưa ra bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Gv yêu cầu Hs xác định kí hiệu thủ đô, mỏ than, mỏ bô- xít,.. trên bản đồ.
- Gv chốt ý đúng.
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân.
- Gv đưa ra Bản đồ Hành chính Việt Nam, yêu cầu Hs xác định các yếu tố trên của bản đồ,
- Gv yêu cầu Hs xác định vị trí của tính Hải Dương trên bản đồ. Qua đó cho biết tỉnh Hải Dương ở phía nào nước ta?
3. Củng cố, dặn dò.
 - Gv nhận xét tiết học.
 - Dặn Hs về xem lại bài và chuẩn bị bài mới.
- Hs trả lời.
- Hs lắng nghe.
- Hs xác định tên bản đồ, phương hướng, tỉ lệ của bản đồ.
- Hs khác nhận xét, bổ sung(nếu có).
- Hs làm việc nhóm 2, phát biểu.
- Hs làm việc cá nhân, phát biểu ý kiến.
- Hs phát biểu.
___________________________________________
Thứ sáu ngày 11 tháng 9 năm 2009
* Buổi sáng
Tiết 1: Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu
1 .Kiến thức: Giúp HS :
+ Luyện tập tính giá trị của biểu thức có chứa một chữ.
+ Làm quen công thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh là a
2.Kĩ năng: Tính thành thạo, đúng giá trị của biểu thức, chu vi hình vuông.
3.Thái độ: HS chăm chỉ học tập.
II. Đồ dùng:
+ bảng phụ kẻ sẵn cột bài tập 3.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ
+ Thế nào là biểu thức có chứa một chữ, cho VD?
+ Tính giá trị biểu thức 70 - a với a = 26.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài : Ghi bảng - nêu yêu cầu bài.
2. Các hoạt động 
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện tập
Bài 1 : Gọi HS đọc yêu cầu và nêu cách làm phần a.
+ Gv hướng dẫn Hs cách làm.
+ Gọi HS lên bảng thực hiện.
+ Gọi HS nhận xét, GV nhận xét bổ sung,chốt cách tính giá trị của biểu thức.
Bài 2 : Cho HS tự làm bài tập sau đó thống nhất kết quả.
- Gv chữa bài, chốt cách thay chữ bằng số ta được giá trị của biểu thức.
Bài 3 : Cho HS tự kẻ bảng và viết kết quả vào ô trống. 
-Gv chốt cách đọc biểu thức, giá trị của biểu thức.
Bài 4 :
- GV hướng dẫn xây dựng công thức P= a x 4 .+ GV nhận xét chốt bài.
Muốn tính chu vi hình vuông ta lấy một cạnh nhân với 4
3. Củng cố dặn dò :
?Muốn tính giá trị của biểu thức làm như thế nào?
?Nêu công thức tính chu vi hình vuông?
+ Nhận xét tiết học.
+ Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
+ 1 HS đọc và nêu cách làm.
+ Cả lớp làm vào vở.
Tổ 1: a, tổ 2: b, tổ 3: c, tổ 4: d.
+ Gọi HS lên bảng thực hiện a,b.
+ HS nhận xét bài bạn làm.
+ HS làm bài cá nhân theo dãy: 
 dãy 1- a, dãy 2 – b.
+ 4 Hs lên bảng làm. 
+ Hs làm nhanh vào vở ghi.
+ HS nêu kết quả miệng
+ Hs nhận xét, chữa bài.
- 1Hs đọc nội dung bài tập.
- Hs nêu cách tính chu vi hình vuông.
+HS viết công thức tính chu vi hình vuông trên bảng con.
+HS nêu
____________________________________
Tiết 2: Tập làm văn
Nhân vật trong truyện
I. Mục tiêu: HS biết :
1. Văn kể chuyện phải có nhân vật. Nhân vật trong truyện là người, là con vật, cây cối ... được nhân hoá .
2. Tính cách của nhân vật bộc lộ qua hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật.
3. Bước đầu biết xây dựng nhân vật trong bài kể chuyện đơn giản. 
II. Đồ dùng:
- VBT Tiếng Việt 4, tập 1.
- 3, 4 tờ phiếu khổ to để làm bài 1.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ
+ Bài văn kể chuyện khác bài văn không phải là kể chuyện ở điểm nào ?
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài :- Nêu yêu cầu bài.
2. Dạy – học bài mới: 
Hoạt động 1 :Phần nhận xét.
Bài tập 1: Gọi HS đọc yêu cầu 
+ Cho HS làm bài vào vở bài tập. 
+ GV dán phiếu lên bảng. Gọi HS lên bảng làm.
+ GV nhận xét, chốt lời giải.
Bài 2 : Nhận xét tính cách nhân vật.
+ GV tổng kết củng cố.
Hoạt động 2 : Phần ghi nhớ.
+ Nhắc HS HTL phần ghi nhớ
Hoạt động 3 : Luyện tập.
Bài 1 : Gọi HS trả lời các câu hỏi. GV bổ sung câu hỏi.
+ Bà nhận xét tính cách của từng cháu như thế nào ?
- Gv chốt lời giải đúng.
Bài 2 : Gọi HS đọc nội dung bài
+ Hướng dẫn HS trao đổi về các sự việc có thể diễn ra.
- Gv hướng dẫn Hs ghi vào vở và tổ chức thi kể trước lớp.
3. Củng cố dặn dò :
+ Nhận xét tiết học.
+ Biểu dương HS tích cực học tập.
+ Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
+ 1 HS nói tên những truyện mới học.
+ 3 - 4 HS lên bảng làm.
+ HS đọc yêu cầu của bài, trao đổi theo cặp, phát biểu.
+ 3 - 4 HS đọc phần ghi nhớ.
+ 1 HS đọc nội dung bài 1.
+ Cả lớp đọc thầm quan sát tranh và trả lời.
+ Hs phát biểu.
- Hs đọc yêu cầu đề bài.
+ HS suy nghĩ, viết ra vở nội dung câu chuyện(tùy chọn một trong hai hướng giải quyết).
- Hs thi kể. 
+ Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Hs lắng nghe.
______________________________________
Tiết 3: Khoa học
Trao đổi chất ở người
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: Sau bài học HS biết:
+ Kể ra những gì hằng ngày cơ thể người lấy vào và thải ra trong quá trình sống .
+ Nêu được thế nào là quá trình trao đổi chất ở người.
2.Kĩ năng: Viết hoặc vẽ sơ đồ trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
3.Thái độ: Có ý thức bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng:
+ Hình 6 ; 7 SGK
+ Giấy khổ a4, bút vẽ.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ: 
+ Nêu những yếu tố mà con người và các sinh vật cần để sống.
+ Hơn hẳn những sinh vật khác, cuộc sống của con người cần có những yếu tố gì?
- gv chốt ý đúng, ghi điểm.
- 2 Hs lên bảng trả lời câu hỏi.
- Cả lớp nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài : Ghi bảng - nêu yêu cầu tiết học. 
2. Các hoạt động 
Hoạt động 1 :Tìm hiểu về sự trao đổi chất ở người.
+ GV nêu mục tiêu và yêu cầu - giao nhiệm vụ.
+ Gọi một số HS lên trình bày kết quả của nhóm.
+ GV tổng kết nêu kết luận: Hằng ngày ,cơ thể người phải lấy từ môi trường thức ăn, nước uống, khí ô-xi, thải ra phân ,nước tiểu,khí CO2
Hoạt động 2 :Thực hành vẽ sơ đồ.
 + GV nêu 3 yêu cầu - giao nhiệm vụ.
+ Tổ chức cho HS trưng bày.
- Gv và cả lớp KL những sản phẩm đẹp, tốt sẽ được lưu lại ở lớp học.
3. Củng cố dặn dò :
+ Thế nào là quá trình trao đổi chất ở người?
+ Nhận xét tiết học.
+ Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
+ HS quan sát tranh và thảo luận theo nhóm.
+ HS trình bày - Các nhóm khác bổ sung
+ 1 - 2 HS đọc mục “Bạn cần biết”
+ HS thực hành vẽ theo nhóm.
+HS trưng bày,đánh giá.
+ 1 - 2 HS nêu.
	 _______________________________
Tiết 4: Sinh hoạt
Tổng kết tuần 1. Kế hoạch tuần 2.
I. Mục tiêu: 
- ổn định tổ chức lớp, học nội quy quy chế trường, lớp.
- HS nắm được ưu điểm, khuyết điểm của bản thân sau 1 tuần học.
- GD ý thức tổ chức kỉ luật.
II. Các hoạt động:
1. ổn định tổ chức lớp.
2. Đánh giá nhận xét tuần 1.
- Các tổ trưởng báo cáo trước lớp:
Đánh giá về việc thực hiện giờ giấc ra vào lớp.
Nhận xét sự chuẩn bị đồ dùng, sách vở đầu năm học.
Đánh giá tinh thần học tập và các hoạt động ngoài giờ.
Đánh giá về ý thức vệ sinh, lao động.
* GV nhận xét chung, khen, nhắc nhở
3. Phổ biến nội quy quy định của trường lớp: Gv nêu:
4. Phương hướng tuần 2.
Thực hiện tốt nội quy quy định đã đề ra.
Tiếp tục chuẩn bị tốt bài học trước khi đến lớp.
Chăm chỉ học tập, làm tốt việc được giao.
Tham gia tốt các phong trào của Đội.
*GV nhận xét buổi sinh hoạt
________________________________
* Buổi chiều
Tiết 1: Ngoại ngữ
Gv chuyên soạn giảng.
_________________________________
Tiết 2: Toán
Ôn tập về các phép tính trong phạm vi 100 000
I. Mục tiêu:
	- Giúp Hs ôn tập, củng cố lại cách thực hiện các phép tính trong phạm vi 100 000.
- Hs thực hành thành thạo các dạng toán: Đặt tính rồi tính, tìm X, tính giá trị của biểu thức, giải toán...
- Hs ham thích môn học.
II. Các hoạt động dạy – học:	
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học.
2. Hướng dẫn làm bài luyện tập.
Bài 1 Đặt tính rồi tính. 
 a, 4560+ 8621 c, 58002 x 9 
 b, 98345 – 25690 d, 28004 : 4
- Gv và cả lớp chữa bài, chốt kết quả đúng, tuyên dương HS có tiến bộ.
Bài 2: Tính giá trị của biểu thức:
a, 54035+8712–42009 d, 85460–(62008+12099)
b, (65380 – 5249) x 3 e, 46020 – 5014 x 4
c, 15309 : 3 x 8
- Gv khen những Hs làm nhanh, đúng, có tiến bộ.
Bài 3: Tìm X
a, X : 8 = 14209
b, 13690 : X = 5
c, 5 x (X - 256)= 90875
Bài 4: Có 28 đôi giày xếp vào 4 hộp. Hỏi có 9807 đôi giày thì xếp vào bao nhiêu hộp?
- Gv chấm, chữa, chốt kết quả đúng.
3. Củng cố, dặn dò.
- Gv nhận xét tiết học.
- Dặn hs về xem lại bài và chuẩn bị bài mới.
- Hs làm bài vào vở.
- 4 Hs lên bảng.(Khuyến khích HS TB-Y)
- Hs làm bài cá nhân.
- Hs K- G làm thêm phần d,e.
- 1 vài Hs lên bảng.
- Cả lớp nhận xét, chốt kết quả đúng.
- Hs làm bài vào vở: N1,2- b,c
	N3-a,b
- 3 Hs lên bảng.
- Cả lớp và Gv nhận xét, chữa, chốt kết quả đúng.
- Hs đọc đề bài, xác định dạng bài
- 1 HS nêu cách làm.
-Hs thi đua làm nhanh.
- 1Hs lên bảng.
- Hs lắng nghe.
____________________________
Tiết 3: Giáo dục ngoài giờ lên lớp ( ATGT)
Bài 1: Các biển báo hiệu giao thông đường bộ
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hs biết thêm nội dung 12 biển báo giao thông phổ biến.
- Hs hiểu ý nghĩa, tác dụng, tầm quan trọng của biển báo giao thông.
2. Kĩ năng:
- Hs nhận biết nội dung của các biển báo ở khu vực gần trường học, nhà ở hoặc nơi thường gặp.
3. thái độ:
- Khi đi đường có ý thức chú ý đến biển báo.
- Tuân theo luật và đi đúng phần đường quy định của biển báo.
II. Đồ dùng dạy-học:
- Bộ biển báo hiệu giao thông .
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Hoạt động 1: Ôn tập và giới thiệu bài mới.
- Gv nêu tác dụng của các biển báo cho người tham gia giao thông, tầm quan trọng phải nắm được nội dung của các biển đó.
- Gv nêu mục tiêu bài học.
2.Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung biển báo mới.
- GV đưa ra 3 loại biển báo: Biển báo cấm, biển báo lệnh, biển báo nguy hiểm.
- GV chốt đặc điểm chung của mỗi loại biển báo trên.
- Gv đưa ra một số biển, hs nhận diện loại biển và nêu nội dung biển đó.
3. Hoạt động 3: Trò chơi biển báo.
- Gv chọn trong lớp 2 nhóm(5 Hs/nhóm).Gv treo 25 biển lên bảng.
- gv nói tên các loại biển.
4. Củng cố, dặn dò.
- GV nêu lại ý chính của bài.
- Gv nhận xét tiết học.
- Dặn Hs ghi nhớ và thực hành trong thực tế.
- Hs lắng nghe.
- Hs nêu một số biển báo đã gặp, nêu nội dung và tên nếu biết.
- Hs quan sát và nêu đặc điểm của từng loại biển.
- Hs lắng nghe.
- Hs phát biểu.
-2 nhóm thi đua tìm biển báo theo tên biển Gv hô.
- Cả lớp và Gv tổng kết nhận xét nhóm thắng cuộc, tuyên dương.
- HS lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_1_ban_chuan_kien_thuc_ki_nang.doc