Giáo án Khối 4 - Tuần 10 (Bản tích hợp chuẩn kiến thức)

Giáo án Khối 4 - Tuần 10 (Bản tích hợp chuẩn kiến thức)

CHÍNH TẢ ( NGHE VIẾT )

ÔN TẬP ( TIẾT 2 )

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức :

Nghe - viết lại chính xác , trình bày đúng bài Lời hứa

Hệ thống hoá các qui tắc viết hoa tên riêng .

2. Kĩ năng :

Viết đúng chính tả bài Lời hứa và viết đúng tên riêng .

3. Thái độ : Rèn chữ đẹp , giữ vở sạch.

II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP

Bảng phụ viết sẵn lời giải bài tập 2 , 4 .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. DẠY BÀI MỚI

1. Giới thiệu bài : Nêu mục đích yêu cầu của giờ học cần đạt.

2. Hướng dẫn HS nghe viết

GV đọc bài Lời hứa , giải nghĩa từ trung sĩ . HS theo dõi SGK.

HS đọc thàm lại bài văn , nhắc các em những từ hay viết sai , cách trình bày , cách viết các lời thoại

HS viết bài.

GV chấm 7-10 bài . Nhận xét chung .

3. Dựa vào bài chính tả “ Lời hứa “ , trả lời các câu hỏi .

Một HS đọc bài tập 2

HS làm việc theo cặp , trả lời các câu hỏi a, b, c, d .

HS phát biểu . Cả lớp và GV nhận xét

 

doc 25 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 225Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 10 (Bản tích hợp chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 10
Thứ hai ngày 7 tháng 11 năm 2005
Tập đọc 
ôn tập ( tiết 1 )
i. mục đích yêu cầu
1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu của HS . 
2. Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về nội dung , nhân vật của các bài tập đọc là truyền kể thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân .
3. Tìm đúng những đoạn văn cần được thể hiện bằng giọng đọc đã nêu trong SGK . Đọc diễn cảm những đoạn văn đó đúng yêu cầu về giọng đọc .
ii. đồ dùng dạy học 
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc , HTL trong 9 tuần đầu sách Tiếng Việt tập 1 
iii.các hoạt động dạy học 
A. KTBC
B. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2. Kiểm tra tập đọc và HTL 
Từng HS lên bốc thăm và chọn bài , sau khi bốc thăm được chuẩn bị 1- 2 phút .
HSđọc trong SGK hoặc đọc thuộc lòng 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu .
GV đặt một câu hỏi về đoạn vừa đọc , HS trả lời . -
GV cho điểm theo hướng dẫn của Bộ giáo dục và đào tạo .
3. Bài tập 2 
HS đọc yêu cầu của bài 
? Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể ?
? Hãy kể tên những bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm “ Thương người như thể thương thân “
Gv ghi bảng tên những bài tập đọc đó .
HS đọc thầm lại các truyện Dế mèm bênh vực kẻ yếu , Người ăn xin sau đó làm bài 
Hai HS lên bảng làm bài 
Cả lớp và GV cùng nhận xét 
Nội dung ghi ở từng cột có chính xác không ?
Lời trình bày có rõ ràng mạch lạc không ?
4. Bài tập 3 
HS đọc yêu cầu của bài 
HS tìm nhanh đoạn văn tương ứng với các giọng đọc , phát biểu .
GV nhận xét , kết luận .
5.Củng cố , dặn dò 
GV nhận xét tiết học .
GV dặn HS xem lại các qui tắc viết hoa tên riêng để học tốt tiết ôn tập sau .
Thứ ba ngày 8 tháng 11 năm 2005
chính tả ( Nghe viết )
ôn tập ( tiết 2 )
i. Mục tiêu 
1. Kiến thức : 
Nghe - viết lại chính xác , trình bày đúng bài Lời hứa 
Hệ thống hoá các qui tắc viết hoa tên riêng .
2. Kĩ năng : 
Viết đúng chính tả bài Lời hứa và viết đúng tên riêng .
3. Thái độ : Rèn chữ đẹp , giữ vở sạch.
ii. đồ dùng học tập 
Bảng phụ viết sẵn lời giải bài tập 2 , 4 .
iii. các hoạt động dạy học 
A. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài : Nêu mục đích yêu cầu của giờ học cần đạt.
2. Hướng dẫn HS nghe viết 
GV đọc bài Lời hứa , giải nghĩa từ trung sĩ . HS theo dõi SGK.
HS đọc thàm lại bài văn , nhắc các em những từ hay viết sai , cách trình bày , cách viết các lời thoại 
HS viết bài.
GV chấm 7-10 bài . Nhận xét chung .
3. Dựa vào bài chính tả “ Lời hứa “ , trả lời các câu hỏi .
Một HS đọc bài tập 2 
HS làm việc theo cặp , trả lời các câu hỏi a, b, c, d .
HS phát biểu . Cả lớp và GV nhận xét 
4. Hướng dần HS lập bảng tổng kêt qui tắc viết hoa tên riêng 
HS đọc yêu cầu của bài .
HS làm bài vào vở 
Hai HS lên bảng làm bài 
GV nhận xét và sửa bài 
Các loại tên riêng
Qui tắc viết
Ví dụ
1. Tên người , tên địa lí Việt Nam
Viết hoa chữ cái đầu mỗi tiếng tạo thành tên đó .
- Lê Văn Tám
- Điện Biên Phủ
2. Tên người , tên địa lí nước ngoài
- Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó . Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng có gạch nối
- Những tên riêng được phiên âm theo âm Hán Việt , viết như cách viết tên riêng Việt Nam .
- Lu- i Pa - xtơ
- Xanh Pê-téc-bua
- Bạch Cư Dị
- Luân Đôn
5. Củng cố , dặn dò 
GV nhận xét tiết học 
Chuẩn bị bài sau 
Thứ tư ngày 9 tháng 11 năm 2005
luyện từ và câu
ôn tập ( tiết 4 )
i. mục đích yêu cầu 
1. Kiến thức 
Hệ thống hoá và hiểu sâu thêm các từ ngữ , các thành ngữ , tục ngữ đã học trong ba chủ điểm Thương người như thể thương thân , Măng mọc thẳng , Trên đôi cánh ước mơ.
Nắm được tác dụng của dấu hai chấm 
2. Kĩ năng 
Vận dụng được những từ ngữ , thành ngữ , tục ngữ trong văn nói và văn viết . Sử dụng đúng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép .
3. Thái độ : ý thức viết đúng qui tắc chính tả . Sử dụng từ ngữ đúng văn cảnh .
ii. đồ dùng dạy học 
Bảng phụ ghi lời giải bài tập 1 , 2 
iii. các hoạt động dạy học 
a.dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học .
2. Hướng dẫn ôn tập 
Bài tập 1
HS đọc yêu cầu của bài 1, 2
Lớp đọc thầm 
HS xem lại các bài MRVT đã học trong ba chủ điểm trên.
Hai HS lên bảng làm bài trong khoảng thời gian 10 phút 
GV nhạn xét bài làm của HS 
Mỗi nhóm cử một bạn lên bảng chấm bài của nhóm bạn .
Bài tập 2 
Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài tập 
HS tìm các thành ngữ , tục ngữ đã học gắn với ba chủ điểm , phát biểu .
Hs đọc to kết quả bài làm của mình 
HS suy nghĩ , chọn một thành ngữ hoặch tục ngữ , đặt câu hoăch nêu hoàn cảnh sử dụng thành ngữ hoăch tục ngữ đó . 
Bài tập 3 
HS đọc yêu cầu của bài .
HS làm bài theo nhóm . 
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả . GV nhận xét , bổ sung .
3. Củng cố , dặn dò 
GV nhận xét tiết học 
Yêu cầu HS về nhà ôn lại bài 
 Kể chuyện
ôn tập (tiết 5)
i. mục đích yêu cầu 
Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL 
Hệ thống được một số điều cần nhớ về thể loại nội dung chính , nhân vật , tính cách , cách đọc các bài tập đọc thuộc chủ điểm trên đôi cách ước mơ .
ii. đồ dùng dạy học 
Phiếu ghi tên từng bài tập đọc , HTL .
iii. các hoạt động dạy học 
a. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài : Trực tiếp 
2. Kiểm tra tập đọc và HTL
Thực hiện tương tự như tiết một đối với những HS còn lại 
3. Bài tập 2 
HS đọc yêu cầu của bài 
HS đọc thầm lại những bài tập đọc thuộc chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ 
GV viết tên các bài tập đọc lên bảng 
HS làm việc theo nhóm 
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả 
Cả lớp và GV nhận xét bài làm của các nhóm .
4. Bài tập 3 
HS đọc yêu cầu của bài 
HS nêu tên các bài tập đọc là truyện kể theo chủ điểm .
HS làm việc theo nhóm .
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả 
GV nhận xét , chốt lại lời giải đúng 
Nhân vật 
Tên bài 
Tính cách 
- Nhân vật “ tôi “ ( chị phụ trách )
- Lái 
Đôi giày ba ta màu xanh 
Nhân hậu muốn giúp trẻ lang thang . Quan tâm và thông cảm với ước muốn của trẻ .
Hồn nhiên , tình cảm thích được đi giày đẹp 
- Cương 
- Mẹ Cương 
Thưa chuyện với mẹ 
- Hiếu thảo , thương mẹ . Muốn đi làm để lấy tiền giúp mẹ .
- Dịu dàng thương con 
- Vua Mi- đát
- Thần Đi -ô ni - dốt 
Điều ước của Vua Mi- đát 
- Tham lam nhưng biết hối hận 
- Thông minh . Biết dạy cho vua Mi- Đát một bài học 
5. Củng cố , dặn dò .
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài sau 
Thứ sáu ngày 10 tháng 11 năm 2005
 Tập làm văn
ôn tập ( tiết 6 )
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức :
Củng cố kiến thức về từ đơn, từ ghép , từ láy và tiếng .
2. Kĩ năng 
Xác định được các tiếng trong đoạn văn theo mô hình cấu tạo tiếng đã học 
Tìm được trong đoạn văn các từ đơn , từ láy , từ ghép , danh từ , động từ .
3. Thái độ: ý thức học tập tốt để trở thành những người công dân có ích cho XH .
II. Đồ dùng dạy - học
Bảng phụ ghi mô hình đầy đủ của âm tiết 
III. Các hoạt động dạy - học
A - Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Bài tập 1, 2 
Một HS đọc đoạn văn bài tập 1 và yêu cầu bài tập 2 
Cả lớp đọc thầm đoạn văn tả chú chuồn chuồn , tìm tiếng với mô hình đã cho ở bài tập 2 .
HS làm bài 
GV nhận xét bài làm của HS 
3. Bài tập 3
HS đọc yêu cầu của bài tập 1 .
HS làm bài 
GV nhận xét bài làm của HS 
Từ đơn 
dưới , tầm , cánh , chú là , luỹ , tre , xanh , trong ,bờ ,ao , những , gió , rồi, cảnh , còn , tầng ....
Từ láy 
rì rào , thung thăng , rung rinh ...
Từ ghép 
bây giờ , khoai nước , tuyệt đẹp , hiện ra , ngược xuôi , xanh trong , cao vút 
4. Bài tập 4 
HS đọc yêu cầu của bài ? Thế nào là danh từ ? ? Thế nào là động từ ? 
HS làm việc theo cặp 
HS báo cáo kết quả .
GV nhận xét , chốt lại lời giải đúng 
HS viết bài vào vở 
5. Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học 
Chuẩn bị đồ dùng để giờ sau kiểm tra .
 Tập đọc 
ôn tập ( tiết 3 )
i. mục đích yêu cầu 
-Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL 
-Hệ thống hoá một số điều cần ghi nhớ về nội dung nhân vật , giọng đọc cảu các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Măng mọc thẳng .
ii. đồ dùng học tập 
-Lập 12 phiếu ghi tên các bài tập đọc và 5 phiếu ghi tên các bài HTL .
-Bảng phụ ghi sẵn lời giải của bài tập 2 .
iii. các hoạt động dạy học
A. KTBC
B. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2. Kiểm tra tập đọc và HTL 
3. Bài tập 2 
HS đọc yêu cầu của bài .
HS đọc tên bài . GV viết tên bài lên bảng lớp .
HS đọc thầm , làm việc theo cặp .
GV gọi 2 HS lên bảng làm bài .
Cả lớp và GV nhận xét .
GV chốt lại lời giải đúng .
GV gọi một số HS thi đọc diễn cảm một đoạn văn , minh hoạ giọng đọc phù hợp với nội dung của bài mà các em vừa tìm .
4. Củng cố dặn dò 
? Những truyện kể các em vừa ôn có chung một lời nhắn nhủ gì ?
GV nhận xét tiết học .
Thứ bẩy ngày 13 tháng 11 năm 2005 
tiết 7
kiểm tra
đọc- hiểu , luyện từ và câu
i. mục đích yêu cầu
- Kiểm tra việc đọc hiểu của HS và những kiến thức về phân môn Luyện từ và câu .
- Rèn kĩ năng đọc hiểu và mở rộng vốn từ cho HS .
- Ham đọc sách , yêu thích môn học .
ii. Đồ dùng dạy học 
- GV chuẩn bị đề kiểm tra 
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
B. dạy bài mới
GV tổ chức cho HS làm bài kiểm tra 
Đề bài
A. Đọc thầm : Bài tập đọc Quê hương 
B. Dựa vào nội dung bài tập đọc , chọn câu trả lời đúng 
1. Tên vùng quê được tả trong bài là gì ?
a. Ba Thê 
b. Hòn Đất 
c. Không có tên 
2. Quê hương chị Sứ là :
a. Thành phố 
b. Vùng núi 
c. Vùng biển 
3. Những từ ngữ nào giúp em trả lời đúng câu hỏi 2 ?
a. Các mái nhà chen chúc 
b. Núi Ba Thê vòi vọi xanh lam 
c. Sóng biển , cửa biển , xóm lưới , làng biển , lưới 
4. Những từ ngữ nào cho thấy núi B a Thê là ngọn núi cao ?
a. Xanh lam 
b. Vòi vọi 
c. Hiện trắng những cánh cò 
5. Tiếng yêu gồm những bộ phận nào ?
a. Chỉ có vần 
b. Chỉ có vần và thanh 
c. Chỉ có âm đầu và vần 
6. Bài văn trên có 8 từ láy . Theo em tập hợp nào dưới đây thống kê đủ 8 từ láy đó ?
a. Oa oa , da dẻ , vòi vọi , nghiêng nghiêng , chen chúc , phất phơ , trùi trũi , tròn trịa 
b. Vòi vọi , nghiêng nghiêng , phất phơ , vàng óng , sáng loà , trùi trũi , tròn trịa , xanh lam .
c. Oa oa , da dẻ , vòi vọi , chen chúc , phất phơ , trùi trũi , nhà sàn .
7. Nghĩa của chữ tiên trong đầu tiên khác nghĩa với chữ tiên nào dưới đây ?
a. Tiên tiến 
b. Trước tiên 
c. Thần tiên 
8. Bài văn trên có mấy danh từ riêng ?
a. Một từ . Đó là từ nào ?
b. Hai từ . Đó là những từ nào ?
c. Ba từ . Đó là những từ nào ?
3. Củng cố dặn dò 
- Gv nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau : Ôn tập tiết 8 
t ... át ... thìa 
Một tấm kính , một ít bông 
iii. các Hoạt động dạy - học
A. KTBC: ? Nêu 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí ?
b. dạy bài mới
1. Giới thiệu bài : trực tiếp 
2. Hoạt động 1:Phát hiện màu, mùi ,vị của nước 
Mục tiêu:
Sử dụng các giác quan để nhận biết tính chất không màu , không mùi , không vị của nước .
Phân biệt nước và các chất lỏng khác . 
Cách tiến hành:
Bước 1:Tổ chức , hướng dẫn 
Bước 2: Làm việc theo nhóm 
Bước 3 : Làm việc cả lớp 
GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày những gì HS đã phát hiện ra ở bước 2 . Gv ghi các ý kiến của HS lên bảng 
Kết luận : Qua quan sát ta có thể nhận thấy nước trong suốt không màu , không mùi , không vị .
3. Hoạt động 2: Phát hiện hình dạng của nước 
Mục tiêu:
HS hiểu Khái niệm “ hình dang nhất định “
Biết dự đoán , nêu cách tiến hành và tiến hành làm thí nghiệm tìm hiể hình dạng của nước .
Cách thức tiến hành:
Bước 1: GV yêu cầu các nhóm chguẩn bị các đồ vật đã mang , sau đó cho nước vào từng vật và quan sát .
? Khi ta thay đổi vị trí của chai hoặc cốc , hình dạng của chúng có thay đổi không ?
Bước 2 :HS thảo luận để đưa ra kết luận nước có hình dạng nhất định không ?
Bước 3 :HS làm việc theo sự điều khiển của nhóm trưởng .
Bước 4 : Làm việc cả lớp 
Kết luận : Nước không có hình dạng nhất định .
4. Hoạt động 3: Tìm hiểu xem nước chảy như thế nào ?
Mục tiêu:
Biết làm thí nghiệm để rút ra tính chất nước chảy từ trên cao xuống thấp , lan ra khắp mọi phía của nước .
Nêu được ứng dung thực tế của tính chất này . 
Cách thức tiến hành:
Bước 1: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS về cac svật liệu để làm thí nghiệm này .
Bước 2:Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm các việc như GV đã hướng dẫn.
 GV đi tới các nhóm kiểm tra, giúp đỡ, đảm bảo được mọi HS đều tham gia.
Bước 3: Làm việc cả lớp 
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả 
Kết luận : Nước chảy từ trên cao xuống thấp và lan ra mọi phía .
5. Hoạt động 4 : Phát hiện tính thấm hoặc không thấm của nước đối với một số vật
Mục tiêu: 
Làm thí nghiệm nước thấm qua và không thấm qua một số vật .
Nêu ứng dụng thực tế của tính chất này.
Cách tiến hành :
Bước 1: GV nêu nhiệm vụ và kiểm tra vật liệu làm thí nghiệm của HS 
Bước 2 : HS làm thí nghiệm 
Bước 3 : Làm việc cả lớp 
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả 
Kết luận : Nước thấm qua một số vật .
6. Hoạt động 5 : Phát hiện nước có thể hoặc không thể hoà tan một số chất 
Bước 1 : GV nêu nhiệm vụ và kiểm tra vật liệu làm thí nghiệm của HS 
Bước 2 : HS làm thí nghiệm theo nhóm 
Bước 3 : Làm việc cả lớp 
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm .
Kết luận : Nước có thể hoà tan một số chất 
6. Củng cố dặn dò 
GV nhận xét tiết học .
Chuẩn bị bài sau : Bài 21
Địa lý
thành phố đà lạt
I. Mục tiêu
1. Kiến thức :
Nắm được những đằc điểm tiêu biểu của thành phố Đà Lạt .
Dựa vào lược đồ ( bản đồ), tranh, ảnh để tìm kiến thức.
Xác lập được mối quạn hệ địa lí giữa địa hình với khí hậu , giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người .
2. Kĩ năng :
Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu của thành phố Đà Lạt .
Chỉ được vị trí của thành phố Đà Lạt trên bản đồ Việt Nam .
3. Thái độ :
Yêu quý, giữ gìn cảnh đẹp của nước mình . Tuyên truyền , quảng bá tới mọi người dân đến Đà Lạt để tham quan du lịch . 
II. Đồ dùng dạy - học
Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam .
Tranh, ảnh về thành phố Đà Lạt.
III. Các hoạt động dạy- học
A. KTBC: ? Trình bày mối quan hệ địa lí giữa các thành phần tự nhiên với nhau và giữa thiện nhiên với hoạt động sản xuất của con người ở Tây Nguyên ?
B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài : trực tiếp 
2. Thành phố nổi tiếng về rừng thông và thác nước 
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân 
Bước 1:
GV yêu cầu HS đọc mục 1 trong SGK rồi trả lời các câu hỏi sau:
Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào ?
Đà Lạt ở độ cao khoảng bao nhiêu mét ?
 + Mô tả một cảnh đẹp của Đà Lạt ?
Bước 2:
GV gọi một vài HS trả lời câu hỏi trước lớp.
GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
3. Đà Lạt - thành phố du lịch và nghỉ mát 
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
Bước 1:
Các nhóm dựa vào mục 2 trong SGK và tranh, ảnh để thảo luận theo gợi ý sau:
?Tại sao Đà Lạt được chọn làm nơi du lịch , nghỉ mát ?
? Đà Lạt có những công trình nào phục vụ cho việc nghỉ mát , du lịch?
- Kể tên một số khách sạn ở Đà Lạt ?
Bước 2: 
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc trước lớp.
- GV sửa chữa và giúp các nhóm hoàn thiện phần trình bày.
4. Hoa quả và rau xanh ở Đà Lạt 
Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm Bước 1: HS thảo luận theo các câu hỏi sau :
?Tại sao Đà Lạt được gọi là thành phó của hoa quả và rau xanh ?
?Tại sao ở đà lạt lại trồng được nhiều loại hoa , quả , rau xứ lạnh ?
? Hoa và quả ở đà Lạt có giá trị như thế nào ?
? Đại diện các nhóm lân báo cáo kết quả 
- GV sửa chữa, giúp các nhóm hoàn thiện phần trình bày.
5. Củng cố dặn dò 
GV hoặc HS trình bày tóm tắt lại những đặc điểm về thành phố Đà Lạt .
GV nhận xét tiết học .
lịch sử
cuộc kháng chiến chống quân tống xâm lược lần thứ nhất ( Năm 981 )
i. mục đích yêu cầu 
1. Kiến thức : Học xong bài này HS biết : 
- Lê Hoàn lên ngôi vua là phù hợp với yêu cầu của đất nước và hợp với lòng dân.
- Nắm được diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Tống . 
ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến .
2. Kĩ năng : Kể lại được diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược 3. Thái độ : Ham hiếu biết , tìm hiểu về lịc sử Việt nam .
ii. đồ dùng dạy học 
Hình vẽ trong SGK 
iii. các hoạt động dạy học
A KTBC :
b. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài : Gv nêu mục đích yêu cầu của tiết học .
2. Hoạt đông 1 : làm việc cả lớp .
GV cho HS đọc đoạn “ năm 979 ..... nhà Tiền Lê “ ? Lê Hoàn lên ngôi trong hoàn cảnh nào ? 
? Việc Lê Hoàn lên ngôi có được nhân dân ủng hộ không ? 
- GV thống nhất ý kiến thứ hai đúng vì khi lên ngôi , Đinh Toàn còn quá nhỏ , nhà - Tống đem quân sang xâm lược nước ta , Lê Hoàn đang giữ chức Thập đạo tướng quân , khi Lê Hoàn lên ngôi , ông được quân sĩ ủng hộ và tung hô Vạn tuế .
3. Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm 
- HS thảo luận theo các câu hỏi sau : 
- Quân Tống xâm lược n]ớc ta vào thời gian nào ? 
- Quân Tống tiến vào nước ta theo những đường nào ?
- Hai trận đành lớn diễn ra ở đâu và diễn ra như thế nào ?
- Quân Tống có thực hiện được ý đồ xâm lược của chúng không ? 
- Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả 
4. Hoạt động 3 : Làm việc cả lớp 
- HS thảo luận theo câu hỏi 
? Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Tống đã đem lại kết quả gì cho nhân dân ta ?
5. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau : Nhà Lí dời đô ra Thăng Long 
Kĩ thuật
thêu lướt vặn (Tiết 2)
i. mục tiêu
Đã soạn ở tiết một.
ii. Đồ dùng dạy họC
Tương tự tiết một.
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC
B. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2. Hoạt động 3. HS thực hành thêu lướt vặn 
- GV gọi một HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các thao tác thêu lướt vặn .
- GV nhận xét, củng cố cách thêu đường lướt vặn theo các bước:
Bước 1: Vạch dấu đường khâu.
Bước 2: Thêu các thêu lướt vặn theo đường vạch dấu .
- GV có thể nhắc lại và hướng dẫn thêm một số điểm đã lưu ý ở tiết 1.
- Kiểm tra vật liệu, dụng cụ thực hành của HS và nêu yêu cầu, thời gian hoàn thành sản phẩm.
- HS thực hành thêu lướt vặn trên vải . GV quan sát, uốn nắn thao tác chưa đúng hoặc chỉ thêm cho những HS còn lúng túng. 
3. Hoạt động 4 : GV đánh giá kết quả học tập của HS
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm .
- GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá . 
- HS dựa vào các tiêu chuẩn đẻ tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn .
- GV nhận xét đáng giá kết quả học tập của HS .
4. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bì sau : Thêu lướt vặn hình hành rào đơn giản 
Kĩ thuật
thêu lướt vặn hình hàng rào đơn giản( tiết 1 )
i. Mục tiêu 
1. Kiến thức : 
HS biết vận dụng kĩ thuật thêu lướt vặn để thêu hình hàng rào đơn giản .
2. Kĩ năng : 
Thêu được hình hàng rào đơn giản bằng mũi thêu lướt vặn .
3. Thái độ : Yêu thích sản phẩm do mình làm được . 
ii. đồ dùng dạy học 
- Mẫu thêu 
- Một mảnh vải sợi màu trắng có kích thước 30 x30 cm 
 -Len , kim , khâu , khung thêu cầm tay , phấn , thước .
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC
B. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2. GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu 
-GV giới thiệu mẫu thêu và nêu câu hỏi để HS nhận xét mẫu thêu .
- HS rút ra đặc điểm của hình hàng rào đơn giản .
3. GV hướng dẫn các thao tác kĩ thuật 
+ GV hướng dẫn cách sử dụng khung thêu cầm tay 
+ GV hướng dẫn các thao tác kĩ thuật 
- Gọi HS lên bảng thực hiện thao tác thêu lướt vặn 4- 5 mũi .
- Hướng dẫn HS quan sát hình 1 và thực hiện thao kẻ các đường hàng rào len mảnh vải đính trên bảng . 
- HS đọc nội dung trong SGK , quan sát hình 3, 4 để nêu cách thêu hình hàng rào đơn giản .
4. Hoạt động 3 : HS thực hành thêu hàng rào 
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS một lần nữa .
- GV nhắc HS thời giạn hoàn thành sản phẩm .
- HS hực hành 
5. Nhận xét - Dặn dò
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập của HS.
- Chuẩn bị bài sau : Thêu lướt vặn hình hàng rào đơn giản ( tiếp theo ) 
kĩ thuật
Thêu lướt vặn hình hàng rào đơn giản ( tiết 2 )
i. mục tiêu 
Đã soạn ở tiết 1 
ii. đồ dùng dạy học 
Tương tự tiết 1 
iii. các hoạt đông dạy học 
A. KTBC : GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
B. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2. HS thực hành thêu lướt vặn hình hàng rào đơn giản ( Tiếp theo tiết 1).
- Kiểm tra sự chuẩn bị và kết quả thực hành của HS ở tiết 1.
- Nhận xét và tổ chức cho HS thực hành thêu lươt vặn hình hàng rào đơn giản, GV quan sát, uốn nắn hoặc chỉ dẫn thêm cho những HS thực hiện chưa đúng thao tác kĩ thuật. Nếu có HS hoàn thành sản phẩm sớm, GV động viên các em kẻ thêm đường thêu hoặc vẽ thêm hình trang trí khác để rèn kĩ năng thêu lướt vặn.
3. GV đánh giá kết quả học tập của HS
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.
- GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá:
- Thêu được tối thiểu là ba đường hàng rào.
- Các mũi thêu thẳng theo đường kẻ, ít bị dúm.
- Thêu đúng kĩ thuật: Các mũi thêu gối đầu lên nhau giống như các đường vặn thừng.
- Hoàn thành đúng thời gian quy định.
- HS dựa vào tiêu chuẩn trên để tự đánh giá sản phẩm của mình và của các bạn.
- GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS.
4. Nhận xét - dặn dò
- Gv nhận xét sự chuẩn bị tinh thần, kết quả học tập của HS. 
- Hướng dẫn và dặn HS chuẩn bị cho bài học sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_10_ban_tich_hop_chuan_kien_thuc.doc