Giáo án Khối 4 - Tuần 10 - Năm học 2010-2011 - Đỗ Huỳnh Thơm

Giáo án Khối 4 - Tuần 10 - Năm học 2010-2011 - Đỗ Huỳnh Thơm

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Nghe-viết đúng bài chính tả; trình bày đúng các khổ thơ 6 chữ.

- Làm đúng BT3 ( viết lại chữ sai chính tả trong các câu đã cho); làm được BT(2) a/b.

II/ CHUẨN BỊ :

 -GV: Một tờ phiếu chuyển hình thức thể hiện những bộ phận đặt trong dấu ngoặc kép (những câu cuối truyện Lời hứa) bằng cách xuống dòng, dùng dấu gạch ngang đầu dòng để thấy cách viết ấy không hợp lí )

-HS: sch gio khoa, vở

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

3. bài mới:

 

doc 50 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 511Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 10 - Năm học 2010-2011 - Đỗ Huỳnh Thơm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 	 Ngày dạy:
 Tuần: 11	 Mơn: TẬP ĐỌC
 Tiết: 	 Bài: ƠNG TRẠNG THẢ DIỀU
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
- Hiểu ND: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi. (Trả lời được các CH trong SGK).
II. CHUẨN BỊ:
- GV: tranh minh họa trong bài và bảng phụ chép phần đọc diễn cảm.
- HS: đọc trước bài ở nhà, sách giáo khoa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU:
Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, hát
 2. Kiểm tra bài cũ : 
 3. Bài mới:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Ghi chú
a) Giới thiệu bài:
- Cho hs xem tranh SGK/3
- Gọi hs nêu tên chủ điểm
- Tên chủ điểm nói lên điều gì?
- Hãy nói những gì em thấy trong tranh?
- Y/c hs quan sát tranh SGK/104
- Bức tranh vẽ cảnh gì? 
- Cậu bé ấy tên là gì? Vì sao cậu không vào lớp học mà lại đứng ngoài cửa lớp? Các em cùng tìm hiểu qua bài hôm hôm nay: Ông Trạng thả diều.
b) Hướng dẫm luyện đọc và tìm hiểu bài:
* luyện đọc:
- Yêu cầu 1 hs đọc bài.
- Cho hs đọc nối tiếp (3 lượt)
- Luyện đọc từ ngữ dễ đọc sai: chăn trâu, vi vút, vỏ trứng 
- hs đọc chú giải. 
- Cho hs luyện đọc theo cặp và báo cáo.
- Cho hs đọc theo dãy, tuyên dương.
- GV đọc mẫu lần 1. GV đọc mẫu toàn bài với giọng kể chuyện chậm rãi, cảm hứng ca ngợi. Đoạn cuối bài đọc với giọng sảng khoái. Nhấn giọng ở những từ ngữ nói về đặc điểm tính cách, tính cần cù, chăm chỉ, tinh thần vượt khó của Nguyễn Hiền.
* Tìm hiểu bài:
- Y/c hs đọc thầm 2 đoạn đầu:
+H: Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?
- Y/c hs đọc thầm các đoạn còn lại: 
+H Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào?
+H Vì sao chú bé Hiền được gọi là "Ông Trạng thả diều"?
- Gọi hs đọc câu hỏi 4 SGK/105
- Các em ngồi cùng bàn hãy thảo luận để chọn câu đúng nhất.
- Gọi hs nêu ý kiến của nhóm mình
-H: Câu chuyện khuyên ta điều gì?
Kết luận: Cả 3 câu tục ngữ, thành ngữ trên đều có nét nghĩa đúng với nội dung truyện. Nhưng điều mà truyện khuyên ta là có chí thì sẽ làm nên điều mình mong muốn. Vậy câu tục ngữ Có chí thì nên nói đúng ý nghĩa của câu chuyện nhất.
c) Đọc diễn cảm
- Gọi hs đọc lại 4 đoạn của bài
- Y/c hs lắng nghe, theo dõi để tìm ra giọng đọc đúng
- Kết luận giọng đọc toàn bài
- HD đọc diễn cảm 1 đoạn
+ Gv đọc mẫu
+ Gọi hs đọc lại đoạn vừa luyện đọc
+ Y/c hs luyện đọc diễn cảm trong nhóm đôi 
+ Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm
- Tuyên dương bạn đọc hay
- Gọi 1 hs đọc lại toàn bài
- HS xem tranh
- Có chí thì nên
- Những con người có nghị lực, ý chí thì sẽ thành công.
- Một chú bé chăn trâu đứng ngoài lớp nghe thầy giảng bài; những em bé đội mưa gió đi học; những cô bé, cậu bé miệt mài chăm chỉ học tập, nghiên cứu đã trở thành người tài giỏi
- HS quan sát tranh
- Vẽ cảnh một cậu bé đang đứng ngoài cửa sổ nghe thầy giảng bài
- Lắng nghe
-1 hs đọc
- 4 hs nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài
+ Đoạn 1: Từ đầu ...để chơi
+ Đoạn 2: Tiếp theo...chơi diều
+ Đoạn 3: Tiếp theo...của thầy
+ Đoạn 4: Phần còn lại 
- HS phát âm các từ sai
- hs đọc
- 4 hs nối tiếp đọc lượt 2 4 đoạn của bài
- HS luyện đọc trong nhóm 4
- Lắng nghe
- HS đọc thầm đoạn 1,2
+ Học đến đâu hiểu ngay đến đấy, trí nhớ lạ thường: Có thể học thuộc hai mươi trang sách trong ngày mà vẫn có thì giờ chơi diều 
- HS đọc thầm đoạn 3,4
+ Nhà nghèo, phải bỏ học, ban ngày đi chăn trâu Hiền đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, đợi bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn. sách của Hiền là lưng trâu, nền cát; bút là ngón tay, mảnh gạch vỡ, đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Mỗi lần có kì thi, Hiền làm bài vào lá chuối khô nhờ bạn xin thầy chấm hộ.
+ Vì Hiền đỗ Trạng nguyên ở tuổi 13, khi vẫn còn là một chú bé ham thích chơi diều.
- 1 hs đọc to trước lớp
- Thảo luận nhóm đôi
- Đại diện nhóm nêu ý kiến của nhóm mình
+ Tuổi trẻ tài cao nói lên Nguyễn Hiền đỗ Trạng nguyên năm 13 tuổi. Ông còn nhỏ mà đã có tài
+ Câu Có chí thì nên nói lên Nguyễn Hiền còn nhỏ mà đã có chí hướng, ông quyết tâm học khi gặp nhiều khó khăn
+ Câu Công thành danh toại nói lên Nguyễn Hiền đỗ Trạng nguyên, vinh quang đã đạt
- Khuyên ta phải có ý chí, quyết tâm thì sẽ làm được điều mình mong muốn.
- Lắng nghe
- 4 hs đọc 4 đoạn của bài
- Lắng nghe, tìm giọng đọc đúng
- Lắng nghe
- lắng nghe
- 3 hs đọc to trước lớp
- HS luyện đọc trong nhóm đôi
- 3 hs thi đọc diễn cảm đoạn vừa luyện đọc 
- Bình chọn bạn đọc hay
4. Củng cố, dặn dị:
- Câu chuyện ca ngợi ai? Ca ngợi điều gì?
- Truyện đọc này giúp em hiểu ra điều gì
- Về nhà đọc lại bài, chú ý đọc diễn cảm
- Bài sau: Có chí thì nên
Nhận xét tiết học 
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG
..
 Ngày soạn: 	 Ngày dạy:
 Tuần: 11	 Mơn: CHÍNH TẢ
 Tiết: 	 Bài: NẾU CHÚNG MÌNH CĨ PHÉP LẠ
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nghe-viết đúng bài chính tả; trình bày đúng các khổ thơ 6 chữ.
- Làm đúng BT3 ( viết lại chữ sai chính tả trong các câu đã cho); làm được BT(2) a/b.
II/ CHUẨN BỊ :
 -GV: Một tờ phiếu chuyển hình thức thể hiện những bộ phận đặt trong dấu ngoặc kép (những câu cuối truyện Lời hứa) bằng cách xuống dòng, dùng dấu gạch ngang đầu dòng để thấy cách viết ấy không hợp lí )
-HS: sách giáo khoa, vở
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi chú
*Giới thiệu: Tiết chính tả hôm nay các em sẽ nhớ viết 4 khổ thơ đầu bài Nếu chúng mình có phép lạ và làm bài tập chính tả phân biệt s/x
a/ Hướng dẫn chính tả
- GV đọc một lượt toàn bài chính tả.
- Có thể ghi lên bảng lớp một vài tiếng, từ HS hay viết sai để luyện viết: chớp mắt, lặn, lái máy bay, đúc
b/ GV đọc từng câu hoặc bộ phận ngắn trong câu cho HS viết.
- Mỗi câu hoặc bộ phận câu đọc 2,3 lượt.
c/GV chấm 5-7 bài
- GV nhận xét bài viết của HS.
- Cho HS đọc yêu cầu của BT2 (chọn câu 2a hoặc 2b)
Câu 2a: 
- Y/c hs nêu y/c của bài
- Các em hãy đọc thầm bài suy nghĩ để điền vào chỗ trống s hay x cho đúng 
- Tổ chức cho hs chơi trò chơi tiếp sức
- Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc 
*Bài 3: Gọi hs đọc y/c
- Dán 3 phiếu, gọi 3 hs lên bảng thi làm bài
- Sửa bài, tuyên dương 
- Gọi hs đọc lại câu đúng
- Giảng nghĩa từng câu.
- Gọi hs đọc thuộc lòng các câu trên 
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
-HS viết bài.
-HS từng cặp đổi vở,soát lỗi cho nhau. 
-HS đối chiếu với SGK tự sửa những chữ viết sai bên lề trang vở.
-1 HS đọc yêu cầu của BT2a + -
- 1 hs đọc y/c
- Suy nghĩ tự làm bài
- Mỗi dãy cử 3 bạn lên nối tiếp nhau điền s/x vào chỗ trống
a) Trỏ lối sang, nhỏ xíu, sức nóng, sức sống, thắp sáng 
- Hs lên bảng, gạch chân từ sai, viết lại từ đúng
- Nhận xét
- 2 hs đọc lại câu đúng
- Lắng nghe
- HS đọc thuộc lòng 
- Lắng nghe, thực hiện 
 Giải thích nghĩa:
- Tốt gỗ hơn tốt nước sơn: Nước sơn là vẻ ngoài. Nước sơn đẹp mà gỗ xấu thì đồ vật chóng hỏng. Con người tâm tính tốt còn hơn chỉ đẹp mã vẻ ngoài
- Xấu người, đẹp nết: Người vẻ ngoài xấu nhưng tính nết tốt
- Mùa hè cá sông, mùa đông cá bể: Mùa hè ăn cá sống ở sông thì ngon. Mùa đông ăn cá sống ở biển thì ngon
- Trăng mờ còn tỏ hơn sao
 Dẫu rằng núi lở còn cao hơn đồi : Trăng dù mờ vẫn sáng hơn sao. Núi có lở vẫn cao hơn đồi. Ngừơi ở địa vị cao, giỏi giang hay giàu có dù sa sút thế nào cũng còn hơn những người khác (quan niệm không hoàn toàn đúng đắn) 
4. Củng cố, dặn dị:
- Về nhà đọc thuộc lòng câu trên
- Các em ghi nhớ cách viết những từ ngữ đã viết chính tả trong bài để không mắc lỗi chính tả
- Bài sau: Người chiến sĩ giàu nghị lực 
Nhận xét tiết học
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG
..
..
 Ngày soạn: 	 Ngày dạy:
 Tuần: 11	 Mơn: LT&C
 Tiết: 	 Bài: LUYỆN TẬP VỀ ĐỘNG TỪ
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Gọi hs lên bảng trả lời
- Động từ là gì? Cho ví dụ.
- Gạch chân những động từ trong đoạn văn sau: 
Nhận xét, cho điểm 
II/ CHUẨN BỊ :
*GV:- Bảng phụ viết sẵn nội dung BT2, 3
 *HS: sách, vở bài tâp 
 III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
 1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi chú
2) HD làm bài tập:
Bài tập 2: Gọi hs đọc y/c
- Ở BT2b, các em chọn 1 trong 3 từ (đã, đang, sắp) để điền vào chỗ trống sao cho hợp nghĩa.
- Các em đọc thầm các câu văn, câu thơ suy nghĩ để chọn và điền từ đúng vào chỗ trống (làm trong VBT), phát phiếu cho 2 hs 
- Gọi 2 hs làm trên phiếu dán bài lên bảng và đọc kết quả
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng 
* Nếu hs điền sắp hót, đã tàn thì GV phải phân tích để các em thấy là không hợp lí 
 + "Chào mào sắp hót..." - sắp biểu thi hoạt động chắc chắn xảy ra trong tương lai gần. Qua 2 dòng thơ tiếp, ta biết bà đã nghe tiếng chim chào mào kêu với rất nhiều hạt na rụng vì chim ăn
 + "Mùa na đã tàn..." cũng không hợp lí vì mùa na hết thì chào mào cũng không về hót như trong câu Chào mào vẫn hót nữa. Vả lại, bà mong cháu về là để ăn na. Nếu mùa na đã tàn thì chắc bà cũng không sốt ruột mong cháu về.
Bài tập 3: Gọi hs đọc y/c và truyện vui Đãng trí
- Các em suy nghĩ tự chữa lại cho đúng bằng cách thay đổi các từ hoặc bỏ bớt từ
- Dán 2 tờ phiếu lên bảng , gọi 4 hs lên bảng thi làm bài
- Gọi hs lần lượt đọc truyện vui, giải thích cách sửa bài của mình
- Tại sao lại thay đã bằng đang (bỏ đã, bỏ sẽ) ... tập của hs
- HS: đọc trước bài ở nhà, sách giáo khoa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU:
1 Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, hát
 2 Kiểm tra bài cũ: H Gọi hs lên bảng trả lời:
 a) Hãy trình bày tình hình nước ta trước khi quân Tống sang xâm lược?
 b) Em hãy nêu ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược?
3 Bài mới:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Ghi chú
1) Giới thiệu bài: 
- Y/c hs xem hình 1 SGK/30
- Hình chụp tượng của ai?
- Đây là ảnh chụp tượng vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn), ông vua đầu tiên của nhà Lý. Nhà Lý tồn tại từ năm 1009 đến năm 1226. Nhà Lý ra đời trong hoàn cảnh nào? Việc dời từ Hoa Lư ra Đại La, sau đổi thành Thăng Long diễn ra như thế nào? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
2) Bài mới:
* Hoạt động 1: Nhà Lý - sự nối tiếp nhà Lê
- Gọi hs đọc SGK/30 từ Năm 2005 ...nhà Lý bắt đầu từ đây.
- Sau khi vua Đại Hành mất, tình hình đất nước ta như thế nào? 
- Nhà Lý ra đời vào năm nào? trong hoàn cảnh nào? 
Kết luận: Năm 1009, nhà Lê suy tàn, nhà Lý nối tiếp nhà Lê xây dựng đất nước ta. 
* Hoạt động 2: Nhà Lý dời đô ra Đại La, đặt tên kinh thành là Thăng Long 
- Treo bản đồ hành chính VN, gọi hs lên xác định vị trí của kinh đô Hoa Lư và Đại La (Thăng Long) 
- Gọi hs đọc SGK/30 từ "Mùa xuân... màu mỡ này"
- Vì sao Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô?
- Lý Thái Tổ suy nghĩ như thế nào mà quyết định dời đô về thành Đại La? 
Kết luận: Mùa thu năm 1010, vua Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long. Theo truyền thuyết, khi thuyền vua tạm dỗ dưới thành Đại La có rồng vàng hiện lên ở chỗ thuyền ngự, vì thế vua đổi tên Đại La là Thăng Long, có nghĩa là rồng bay lên. Sau đó, năm 1054 vua Lý Thánh Tông đổi tên nước ta là Đại Việt 
* Hoạt động 3: Kinh thành Thăng Long dưới thời Lý
- Gọi hs đọc từ "Tại kinh thành...đất Việt"
- Các em hãy quan sát các hình 2 SGK TLCH: Thăng Long dưới thời Nhà Lý đã được xây dựng như thế nào? 
Kết luận: Thăng Long ngày nay với hình ảnh "Rồng bay lên" ngày càng đẹp đẽ và trở thành niềm tự hào của người dân đất Việt.
- Quan sát hình trong SGK
- Lý Thái Tổ 
- HS lắng nghe
- 1 hs đọc to trước lớp
- Lê Long Đĩnh lên làm vua. Nhà vua tính tình rất bạo ngược nên người dân rất oán giận.
- Năm 1009 trong hoàn cảnh: Lê Long Đĩnh mất, Lý Công Uẩn là một vị quan trong triều đình nhà Lê. Ông là người thông minh, văn võ đều tài, đức độ cảm hóa được lòng người nên được các quan trong triều tôn lên làm vua.
- Lắng nghe
- 1 hs lên bảng xác định 
- 1 hs đọc to trước lớp
- Vì Đại La là vùng đất trung tâm của đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi.
- Lý Thái Tổ suy nghĩ để cho con cháu đời sau xây dựng cuộc sống ấm no thì phải dời đô từ miền núi chật hẹp Hoa Lư về vùng Đại La, một vùng đồng bằng rộng lớn, màu mỡ 
- Lắng nghe
- 1 hs đọc to trước lớp
- Tại kinh thành Thăng Long nhà Lý đã cho xây dựng nhiều lâu đài, cung điện, đền chùa. Nhân dân tụ họp làm ăn ngày càng đông, tạo nên nhiều phố, nhiều phường nhộn nhịp vui tươi.
- Lắng nghe
4 Củng cố, Dặn dị:
- Gọi hs đọc ghi nhớ SGK/31
- Em biết Thăng Long còn có những tên gọi nào khác nữa? 
- Về nhà xem lại bài
- Bài sau: Chùa thời Lý
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG
 Ngày soạn: 	 Ngày dạy:
 Tuần: 11	 Mơn: ĐỊA LÝ
 Tiết: 	 Bài: ƠN TẬP
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Chỉ được dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, các cao nguyên ở Tây Nguyên, thành phố Đà Lạt trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Nêu một số đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi; dân tộc, trang phục, và hoạt động sanû xuất chính của Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, trung du Bắc bộ. 
II/ CHUẨN BỊ :
1. GV: - Bản đồ Địa lí tự nhiên VN
 - Phiếu học tập kẻ sẵn các cột ở HĐ2
2. HS: sách giáo khoa
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU :
1 Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, hát
 2 Kiểm tra bài cũ: Gọi hs lên bảng trả lời
 - Đà Lạt có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành thành phố du lịch và nghỉ mát?
 - Kể tên một số địa danh nổi tiếng ở Đà Lạt?
 - Khí hậu mát mẻ giúp Đà Lạt có thế mạnh gì về cây trồng?
3 Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi chú
1) Hoạt động 1: Vị trí miền núi và trung du
- Chúng ta đã học những vùng nào về miền núi và trung du? 
- Treo bảng đồ địa lí tự nhiên VN, gọi hs lên bảng chỉ vị trí dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt.
- Nhận xét
2) Hoạt động 2: Đặc điểm thiên nhiên
GIẢM TẢI: Chỉ nêu một số đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi; dân tộc, trang phục, và hoạt động sanû xuất chính của Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, trung du Bắc bộ. 
- Các em hãy thảo luận nhóm 4 để hoàn thành phiếu học tập sau: (Phát phiếu học tập cho các nhóm )
- Gọi hs đọc nhiệm vụ thảo luận. 
- Gọi đại diện nhóm lên dán kết quả và trình bày
- Từ những đặc điểm khác nhau về thiên nhiên ở 2 vùng đã dẫn đến khác nhau về con người và hoạt động sản xuất. Con người và hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn và Tây Nguyên như thế nào? Các em cùng tìm hiểu ở HĐ3
* Hoạt động 3: Con người và hoạt động
- Các em hãy thảo luận nhóm 6 để hoàn thành bảng kiến thức sau (phát phiếu cho các nhóm) 
- Gọi HS lên dán kết quả và trình bày 
- Gọi các nhóm khác bổ sung. 
- Kết luận phiếu đúng 
- Gọi hs nhìn vào phiếu đọc lại bảng kiến thức vừa hoàn thành 
Kết luận: Cả hai vùng đều có những đặc điểm đặc trưng về thiên nhiên , con người, văn hóa và hoạt động sản xuất.
* Hoạt động 4: Vùng trung du Bắc Bộ 
- Nêu đặc điểm địa hình trung du Bắc Bộ?
- Người dân nơi đây đã làm gì để phủ xanh đất trống, đồi trọc? 
Kết luận: Rừng ở trung du Bắc Bộ cũng như rừng ở trên cả nước cần phải được bảo vệ, không khai thác bừa bãi đồng thời tích cực trồng rừng để phủ xanh đất trống, đồi trọc 
- Dãy Hoàng Liên Sơn (với đỉnh Phan-xi-păng), trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt
- 4 hs lần lượt lên bảng chỉ vị trí dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, các cao nguyên ở Tây Nguyên và TP Đà Lạt.
- Chia nhóm nhận phiếu học tập 
- 1 hs đọc to y/c 
- HS trong nhóm lần lượt trình bày (mỗi em trình bày 1 đặc điểm)
- Lắng nghe
- Chia nhóm, nhận phiếu học tập 
- Lần lượt 2 nhóm sẽ trình bày nhiệm vụ của nhóm mình (nhóm 1,2: dân tộc và trang phục, nhóm 3,4: Lễ hội ở Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, nhóm 5,6: Con người và hoạt động sản xuất ở Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên 
- Nhiều hs nối tiếp nhau đọc kiến thức trong bảng 
- Lắng nghe 
- Là vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải xếp cạnh nhau như bát úp. 
- Trồng lại rừng, trồng cây công nghiệp dài ngày, dừng hành vi phá rừng, khia thác gỗ bừa bãi.
- Lắng nghe
Đặc điểm thiên nhiên
Hoàng Liên Sơn
Tây Nguyên
Địa hình
 Dãy núi cao, đồ sộ, nhiều đỉnh nhọn, sườn núi rất dốc, thung lũng thường hẹp và sâu
 Vùng đất cao, rộng lớn gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau 
Khí hậu
 Ở những nơi cao lạnh quanh năm, các tháng mùa đông có khi có tuyết rơi 
 Có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô 
4 Củng cố, Dặn dò:
- Ghi nhớ các kiến thức vừa ôn tập 
- Bài sau: Đồng bằng Bắc Bộ
- Nhận xét tiết học 
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG
..
 Ngày soạn: 	 Ngày dạy:
 Tuần: 11	 Mơn: ĐẠO ĐỨC
 Tiết: 	 Bài: TIẾT KIỆM THỜI GIỜ 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ.
Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt, hằng ngày một cách hợp lý.
II. CHUẨN BỊ:
- GV:SGK.
- HS: đọc trước bài ở nhà, sách giáo khoa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU:
1 Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, hát
2 Kiểm tra bài cũ: Gọi hs lên bảng trả lời
 + Em đã tiết kiệm thời giờ như thế nào?
3 Bài mới:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Ghi chú
1. Giới thiệu bài: Tiết hoc hôm nay, các em sẽ thực hành tiết kiệm thời giờ . 
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: HS lên hoạch tiết kiệm thời giờ.
- GV sẽ nêu một số gợi lên kế hoạch tiết kiệm thời giờ trong ngày.
- Gọi HS nêu lần lượt .
Kết luận: Nếu chúng ta biết sắp xếp thời giờ một cách hợp lí thì chúng ta sẽ làm nhiều việc có ích 
* Hoạt động 2: Trình bày, giới thiệu các tư liệu về tiết kiệm thời giờ
- Y/c hs hoạt động nhóm 4 lần lượt giới thiệu các tư liệu mà mình đã chuẩn bị cho cả nhóm cùng nghe, sau đó thảo luận về ý nghĩa của truyện, tấm gương mà bạn vừa trình bày 
- Gọi đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác chất vấn nhóm bạn.
- Khen ngợi những nhóm chuẩn bị tốt và trình bày hay
Kết luận: Thời giờ là cái quí nhất cần phải sử dụng tiết kiệm. Tiết kiệm thời giờ là sử dụng thời giờ vào các việc có ích một cách hợp lí và có hiệu quả.
- Lắng nghe
- HS làm việc cá nhân.
- Một số HS trình bày.
- Làm việc nhóm 4 trao đổi về những câu chuyện về tấm gương tiết kiệm thời giờ
- Mình muốn kể cho các bạn nghe câu chuyện "Một hs nghèo vượt khó" ...
- Hỏi bạn: Thảo đã tiết kiệm thời giờ như thế nào?
- Trả lời: Bạn tranh thủ học bài và sắp xếp công việc giúp đỡ bố mẹ rất nhiều
...
- Lắng nghe
4 Củng cố, dặn dị
 - Tiết kiệm thời giờ có tác dụng gì?
- Thực hiện tiết kiệm thời giờ trong sinh hoạt hàng ngày. Thực hiện đúng thời gian biểu đã xây dựng
- Bài sau: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ 
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG
..
..

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 11 CKTKN.doc