Giáo án Khối 4 - Tuần 10 - Năm học 2011-2012 (Bản 2 cột chuẩn nhất)

Giáo án Khối 4 - Tuần 10 - Năm học 2011-2012 (Bản 2 cột chuẩn nhất)

TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP GIỮA KÌ I ( TIẾT 2)

I-Mục tiêu: - HS nghe - viết đúng, trình bày đẹp bài Lời hứa.

- Rèn kĩ năng thực hành , phân tích nội dung bài viết, ôn lại kiến thức luyện từ và câu về dấu ngoặc kép, cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam, nước ngoài.

- Giáo dục ý thức giữ gìn vở sạch, chữ đẹp, học tập tự giác, tích cực.

II.Chuẩn bị: Bảng phụ ghi bài 3/tr 97.

III-.Hoạt động dạy học chủ yếu:

1. Kiểm tra : ( kết hợp nội dung ôn tập).

 

doc 21 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 473Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 10 - Năm học 2011-2012 (Bản 2 cột chuẩn nhất)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10
Thứ hai ngày 31 tháng 10 năm 2011
ÂM NHạC
(Đ/c Hùng dạy)
tiếng việt
ôn tập giữa kì i ( Tiết 1)
I-Mục tiêu : - Kiểm tra, lấy điểm Tập đọc, học thuộc lòng các bài đã học thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân.
- Hệ thống tên bài, tên tác giả, nội dung bài, nhân vật trong chuyện.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực , chuẩn bị tốt cho thi giữa kì.
II.Chuẩn bị: Phiếu bài đọc.
III-.Hoạt động dạy học chủ yếu :
1.Kiểm tra: Kể tên các bài đọc thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân.
VD : Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Mẹ ốm, Truyện cổ nước mình....
( HS KG nêu tên bài theo hệ thống).
2.Dạy bài mới: 
a, Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu giờ học.
b, Nội dung chính: 
HĐ1: Kiểm tra tập đọc, học thuộc lòng.
GV tổ chức cho HS bắt thăm bài đọc, chuẩn bị trong thời gian khoảng 2-3 phút, đọc bài theo yêu cầu của phiếu, trả lời câu hỏi có liên quan đến nội dung bài.
HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2 : Ghi lại những điều cần nhớ về bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân.
GV cho HS đọc các thông tin cần nhớ lại trong bài tập, thực hành trong vở bài tập, báo cáo kết quả. 
GV ghi lại trên bảng lớp thành hệ thống các bài theo chương trình đã học.
Bài 3: Xác định giọng đọc trong các đoạn văn của các bài tập đọc đã học:
+ Giọng thiết tha, trìu mến:
+ Giọng thảm thiết:
+ Giọng mạnh mẽ, răn đe:
GV cho HS đọc minh hoạ qua các đoạn văn của bài đọc cụ thể.
 HS nghe, xác định yêu cầu của giờ học
HS thực hiện yêu cầu của GV, đọc bài và trả lời câu hỏi.
VD : Bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
- Dế Mèn là một nhân vật giàu lòng nghĩa hiệp, biết bênh vực và bảo vệ chị Nhà Trò yếu đuối bất hạnh.
HS nghe, nhận xét, đánh giá cách đọc của bạn.
HS làm bài trong VBT, chữa bài.
Tên bài
Tác giả
Nội dung 
Nhân vật
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
Tô Hoài
Ca ngợi Dế Mèn giàu lòng nghĩa hiệp...
Dế Mèn, chị Nhà Trò, bọn Nhện
......
.........
.............
...........
HS thảo luận lại về cách đọc đoạn trong từng bài, nhóm các đoạn bài đọc theo cùng một giọng đọc.
-...Mẹ ốm, Truyện cổ nước mình...
-...đoạn chị Nhà Trò kể về nỗi bất hạnh của mình ...
-...đoạn Dế Mèn lên tiếng bênh vực Nhà Trò, nẹt trị bọn nhện....
3. Củng cố, dặn dò: - Liên hệ giáo dục :Thương người như thể thương thân.
 - Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài : Ôn tập (tiếp).
toán
luyện tập
I.Mục tiêu: - Củng cố kiến thức đã học về góc bẹt, góc nhọn, góc tù, góc vuông, đường cao của hình tam giác.
- Rèn kĩ năng nhận biết góc, vẽ hình.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực, tính chính xác, cẩn thận.
II. Chuẩn bị : Bảng kẻ sẵn hình bài 1, 2 SGK/tr 55.
III-.Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra: (kết hợp luyện tập).
HS thực hành, nêu cách làm.
2. Bài mới: 
a, Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu giờ học.
b, Nội dung chính: 
HĐ 1 : GV tổ chức cho HS thực hành, lần lượt chữa từng bài tập.
 Bài 1 : Nêu các góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt có trong hình sau:
( GV đưa bảng phụ có sẵn hình vẽ, cho HS vừa đọc tên góc, vừa chỉ trên bảng).
- Lập bảng so sánh về độ lớn của các góc vừa nêu? 
Bài 2 : Kết hợp làm cùng bài tập 1 nhưng dưới hình thức trắc nghiệm nhanh.
GV cho HS chỉ lại đườngcao AB trên bảng sau khi đã trả lời song câu hỏi.
Bài 3 : Vẽ hình vuông có cạnh AB = 3 cm.
GV cho HS vẽ trong vở, vẽ lại trên bảng, nêu các bước vẽ.
Bài 4 : Thực hành tương tự như bài 3.
* GV mở rộng lí thuyết về trung điểm của đoạn thẳng : Trung điểm của đoạn thẳng là điểm ở giữa, chia đoạn thẳng làm hai phần bằng nhau.
GV cho nhiều HS chỉ và đọc tên hình.
- Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song là gì?
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS thực hành nhận biết theo hướngdẫn của GV. 
VD : Hình a: 
 A Góc vuông BAC
 M Góc nhọn ABM,
	MBC, MCB,
 C	AMB.
B	Góc tù BMC
* Kết quả:
AB là đường cao của tam giác ABC.
HS thực hành trong vở theo cặp.
HS chỉ trên hình vã cho trước.
HS thực hành vẽ hình:A B
+ Vẽ cạnh AB = 3cm
+ Vẽ cạnh BC = 3cm
vuông góc với AB.
+ Vẽ cạnh CD =3cm,
vuông góc với cạnh C D
BC . Nối hai cạnh AB và CD được hình vuông ABCD
HS thực hành như bài tập 3.
* Tên các hình chữ nhật là:ABCD, AMND , MNBC.
-...không bao giờ cắt nhau (cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba).
3. Củng cố, dặn dò : - Nhận xét giờ học.
- Ôn bài , chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung.
đạo đức
tiết kiệm thời giờ ( tiết 2)
I – Mục tiêu
- Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ.
- Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ.
- Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt, hằng ngày một cách hợp lý.
- Biết được vì sao cần phải tiết kiệm thời giờ.
II- Đồ dùng dạy học
Tranh vẽ minh hoạ.
Bút dạ, bảng nhóm.
III- Hoạt động dạy học
1-Kiểm tra
2-Bài mới
Hoạt động 1: Làm BT 1
HS đọc bài tập
-GV kết luận
a,c d là tiết kiệm thời giờ
b,đ, e không phải là tiết kiệm thời giờ
Hoạt động 2: Làm bài 4
GV khen những hs sử dụng tiết kiệm thời giờ, nhắc nhở hs còn sử dụng lãng phí thời gian.
Hoạt động 3: Trình bày các tranh vẽ, tư liệu.
GV kết luân
3- Củng cố, dặn dò
Thực hiện tiết kiệm thời giờ trong sinh hoạt hằng ngày.
HS làm bài cá nhân
HS trình bày trao đổi trước lớp
HS thảo luận nhóm 2 về việc bản thân đã sử dụng tiết kiệm thời giờ
hs trình bày trước lớp
Lớp trao đổi chất vấn, nhận xét.
HS trình bày và nêu ý nghĩa các tranh vẽ, ca dao, tục ngữ.
Thứ ba ngày 1 tháng 11 năm 2011
Tiếng anh
( đ/c hằng dạy)
tiếng việt
ôn tập giữa kì i ( Tiết 2)
I-Mục tiêu: - HS nghe - viết đúng, trình bày đẹp bài Lời hứa.
- Rèn kĩ năng thực hành , phân tích nội dung bài viết, ôn lại kiến thức luyện từ và câu về dấu ngoặc kép, cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam, nước ngoài.
- Giáo dục ý thức giữ gìn vở sạch, chữ đẹp, học tập tự giác, tích cực.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ ghi bài 3/tr 97.
III-.Hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. Kiểm tra : ( kết hợp nội dung ôn tập).
2. Dạy bài mới : 
a, Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu giờ học.
b, Nội dung chính:
HĐ 1 : Hướng dẫn chính tả: GV cho HS đọc bài viết SGK/tr96, kết hợp làm bài tập 2 SGK/tr97.
- Em bé được giao nhiệm vụ gì trong trò chơi đánh trận giả?
- Vì sao trời đã tối mà em không về?
- Các dấu ngoặc kép trong bài được dùng làm gì?
- Có thể đưa những bộ phận đặt trong dấu ngoặc kép xuống dòng, đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng không?
- Vì sao? (HS KG).
GV hướng dẫn HS viết từ khó ( dựa vào nghĩa của từ – SGK/tr 96).
VD :- Trung sĩ là từ chỉ người như thế nào:
GV đọc cho HS viết bài : mỗi cụm từ ngữ, hoặc bộ phận câu đọc hai lần.
- GV đọc cho HS soát lỗi.
GV chấm 7- 8 bài.
HĐ2 : Hướng dẫn làm bài tập 3
Bài 3: Lập bảng tổng kết quy tắc viết tên riêng theo mẫu.
GV cho HS thực hành theo mẫu trong VBT, chữa bài trên bảng phụ.
GV cho HS nêu ví dụ: HSKG nêu nhiều ví dụ hơn HS TB – yếu.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS đọc bài chính tả, HS đọc thầm, định hướng nội dung chính tả.
- ...gác kho đạn.
-..em không thể về ví đã hứa không bỏ vị trí gác cho đến khi có người đến thay.
- ...báo trước bộ phận sau đó là lời của em bé, hay của bạn em bé.
-...không . Vì trong mẩu truyện có hai cuộcđối thoại : em bé với người khách trong công viên ; em bé với các em nhỏ chơi trận giả.
HS viết trên bảng con trung sĩ, lính gác, phố đã lên đèn.
-..chỉ một cấp bậc trong quân đội, thường chỉ huy một tiểu đội.
HS nghe, viết bài.
HS nghe đọc, soát lỗi.
HS đổi vở soát lỗi.
HS nhắc lại quy tắc viết tên riêng người, tên địa lí Việt Nam, nước ngoài, so sánh hai cách viết , nêu VD minh hoạ.
VD : Hoàng Thị Phương Thảo.
VD : Pan-tê-lê-ép....
3. Củng cố, dặn dò: - Luyện viết lại những chữ viết chưa đẹp trong bài.
 - Chuẩn bị bài : Ôn tập (tiết 3).
toán
luyện tập chung
I.Mục tiêu: - Củng cố, ôn tập kiến thức toán học về cộng, trừ các số có nhiều chữ số, tính chu vi, diện tích của hình vuông, hình chữ nhật.
- Rèn kĩ năng thực hành tính, vận dụng tính nhanh, giải toán có lời văn.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực. 
II. Chuẩn bị : Kẻ sẵn hình bài 3 SGK/tr56
III-.Hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. Kiểm tra : ( kết hợp nội dung ôn tập).
2. Luyện tập:
a, GV nêu yêu cầu giờ học 
b, Nội dung chính: 
HĐ 1 : GV tổ chức cho HS làm bài tập:
GV tổ chức cho HS thực hành khoảng 15 phút, GV giúp đỡ HS yếu, chữa bài theo đối tượng.
HĐ 2 : Tổ chức chữa bài.
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
GV cho HS nêu những điều cần chú ý khi đặt tính, cách thực hiện phép cộng, phép trừ.
Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất.
GV cho HS chữa bài, nêu cách làm.
(Không bắt buộc với HS yếu. HS yếu có thể tính theo cách thông thường).
Bài 3 : GV cho HS thực hành trong vở, chữa bài trên bảng phụ theo các nội dung.
- Hình vuông BIHC có cạnh bằng bao nhiêu cm?
- Cạnh DH vuông góc với cạnh nào?
-Tính chu vi hình chữ nhật AIHD?
GV cho HS nhắc lại cách tính chu vi hình chữ nhật.
Bài 4 : GV cho HS đọc, phân tích đề toán.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Để tìm hai cạnh của hình chữ nhật , phải giải bài toán thuộc dạng toán nào?
GV cho HS nhắc lại cách giải bài toán, cách tính diện tích hình chữ nhật.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS đọc, xác định yêu cầu đề bài, thực hành, chữa bài.
Bài 1 : 
* đặt tính cộng : đặt số hạng này dưới số hạng kia sao cho hàng thẳng hàng, cột thẳng cột.
* tính theo thứ tự từ trái qua phải.
.....a, dòng 1: 647096 ; b, dòng 2 : 342507
VD : 6257 + 989 + 743 
 = (6257 + 743) + 989
 = 7000 + 989
 = 7989
-...3cm.
- Cạnh DH vuông góc với cạnh AD, BC, IH.
Chu vi hình chữ nhật AIHD là :
( 6 + 3) x 2 = 18(cm).
-...nửa chu vi HCN : 16cm ; chiều dài hơn chiều rộng : 4cm.
-...tính diện tích HCN.
-..tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số.
S = a x b ( a, b là số đo hai cạnh của hình chữ nhật), (a, b cùng đơn vị đo).
* Đáp số : 60 cm 2
3. Củng cố,dặn dò: - Nhận xét giờ học. 
- Chuẩn bị bài sau: Ôn tập giữa kì 1.
tiếng việt
ôn tập giữa kì i ( Tiết 3)
I.Mục tiêu: - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm Tập đọc, học thuộc lòng như tiết 1 với chủ điểm Măng mọc thẳng.
- Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc lưu loát, diễn cảm, hệ thống hoá các bài đã học theo chủ điểm, ghi nhớ nội dung , nhân vật, giọng đọc các bài đọc là truyện kể trong chủ điểm.
- Giáo dục ý thức ôn tập tự giác, tích cực.
II.Chuẩn bị: Phiếu bài đọc và nội dung câu hỏi của bài.
III-.Hoạt động dạy học chủ yếu:
1.Kiểm tra: Kết hợp ôn tập.
2.Dạy bài mới: 
a, Giới thiệu bài : - Nêu tên các bài đọc thuộc chủ điểm Măng mọc thẳng?
GV nêu yêu cầu giờ học.
b, Nội dung chính: 
HĐ1: Kiể ... kiên trì, cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học
+Bài khâu mẫu, vật liệu dụng cụ cần thiết, bộ khâu thêu.
III. Hoạt động dạy- học 
1. Kiểm tra :
+ Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh
2. Bài mới
1. Quan sát, nhận xét.
-GV giới thiệu mẫu, hướng dẫn hs quan sát.
GV nhận xét và tóm tắt đặc điểm đường khâu viền gấp mép vải.
2-Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
Yêu cầu hs quan sát H1,2,3,4 và nêu các bước thực hiện
+ HS nêu quy trình gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột?
+ Nêu các bước gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột. khâu đột thưa ?
3. Củng cố dặn dò:
+ Nhận xét sự chuẩn bị của học sinh, tinh thần thái độ học tập.
+ Về nhà đọc lại bài , chuẩn bị dụng cụ bài sau.
HS nhận xét về đương gấp mép vải
HS thực hiện vạch dấu trên vải
khoa học
nước có tính chất gì?
I. Mục tiêu: - HS biết tính chất của nước: nước là một chất lỏng trong suốt, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định.
- Rèn kĩ năng quan sát, thực hành, phân tích thí nghiệm, nêu kết luận khoa học từ thực tiễn và qua thí nghiệm.
- Giáo dục ý thức học tập, yêu môn học , ý thức bảo vệ nguồn nước.
II.Chuẩn bị : Cốc đựng nước, các loại dụng cụ, vật liệu thí nghiệm có trong bài.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. Kiểm tra: - Câu hỏi nội dung bài học tiết trước.
2. Bài mới:	
a, Giới thiệu bài: GV nêu chủ đề kiến thức, yêu cầu giờ học.
b, Nội dung chính:
HĐ1 : Tìm hiểu : Màu sắc, mùi vị của nước.
GV cho HS quan sát hình SGK /tr 42, thảo luận theo cặp, phân biệt hai cốc đựng chất lỏng, nêu cách nhận biết.
- Nước có tính chất gì về đặc điểm màu sắc, mùi vị?
HĐ2: Thực hành phát hiện hình dạng của nước.
GV cho HS thực hành theo nhóm, đổ nước vào các vật dụng có hình dạng khác nhau.
- Nhận xét gì về hình dạng của nước?
HĐ 3 : Tìm hiểu nước chảy như thế nào?
GV cho HS thực hành trên tấm kính lớn, cả lớp cùng quan sát, nhận xét :
- Nước chảy như thế nào trên tấm kính?
- Nêu nhận xét về hướng chảy của nước?
- Nêu ứng dụng của nước về tính chất này?
HĐ 4 : Tìm hiểu về tính thấm và không thấm của nước đối với một số vật.
GV cho HS thực hành theo nhóm 4 như hướng dẫn SGK, thảo luận về tính thấm và không thấm của nước đối với một số vật.
HĐ 5 : Thí nghiệm chứng tỏ nước có thể hoà tan và không hoà tan một số chất .
GV cho HS thực hiện thí nghiêm pha nước với một số chất như muối , đường, cát , nhận xét về tính hoà tan và không hoà tan một số chất của nước.
- Nêu các tính chất về nước qua bài học?
GV chốt kiến thức cần nhớ SGK/tr 43.
HS TLCH dựa vào nội dung đã học.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học, mục tiêu của từng hoạt động.
HS quan sát hình, thảo luận , TLCH.
- Cốc hình 1 đựng nước : trong suốt, không màu, không mùi, không vị.
- Cốc hình 2 là cốc sữa : màu trắng sữa, mùi thơm, vị ngọt.
- Nước là một chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi, không vị.
HS thực hành đổ nước vào chai, ca, lọ..
HS hỏi đáp về hình dạng của nước trong vật chứa nó (hình cái chai, hình cái cốc, hình cái lọ...)
- Nước không có hình dạng nhất định, nó có hình dạng của vật chứa nó.
HS thực hành đổ nước trên tấm kính đặt dốc, nhận xét về dòng chảy của nước.
- Nước chảy từ chỗ cao đến chỗ thấp và lan ra mọi phía.
- Lợp mái nhà, làm mái che : dốc và nhẵn...
HS thao tác với khăn bông, túi nhựa.
* Nhận xét : Nước thấm qua một số vật như khăn bông, vải ..
Nước không thấm qua tường nhựa, áo nhựa..
Liên hệ thực tế : Làm áo mưa che mưa, mũ che mưa....
HS thực hành làm thí nghiệm : pha nước với muối, đường, cát...
HS quan sát, nhận xét : nước hoà tan muối , đường theo một nồng độ nhất định, nước không hoà tan cát, sỏi...
- Nước là một chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định...SGK / tr 43. HS nhắc lại nội dung ghi nhớ.
3- Củng cố, dặn dò: : 
- Nêu tính chất của nước và ứng dụng các tính chất đó trong cuộc sống?
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau : Ba thể của nước.
lịch sử
cuộc kháng chiến chống quân tống xâm lược
 lần thứ i ( 981)
I. Mục tiêu: - HS hiểu diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất (năm 981) và ý nghĩa thắng lợi.
- Rèn kĩ năng phân tích, tổng hợp tư liệu lịch sử.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác , tích cực, lòng tự hào dân tộc.
* Điều chỉnh : HS TB-yếu không phải thực hiện yêu cầu thuật lại diễn biến cuộc kháng chiến .
II.Chuẩn bị : Tranh tư liệu lịch sử
III-.Hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. Kiểm tra: - Nội dung bài trước.
2. Dạy bài ôn tập
a, Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu giờ học.
HS thực hiện yêu cầu (nội dung đã học).
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
b, Nội dung chính:
HĐ1: Tìm hiểu tình hình nước ta trước khi quân Tống sang xâm lược.
GV cho HS làm việc cá nhân với SGK/tr 27,28 , thực hiện yêu cầu 1 SGK /tr 28.
- Nêu tình hình nước ta trước khi quâm Tống sang xâm lược?
- Vì sao thái hậu họ Dương lại mời Lê Hoàn lên làm vua?
GV giới thiệu hình 1 SGK/tr 28, chốt kiến thức.
HĐ2 : Tìm hiểu về cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược.
GV cho HS đọc tư liệu SGK, nêu diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược, thuật lại theo lược đồ SGK (theo cặp).
GV cho HS KG trình bày lại trên lược đồ chung.
HĐ3 : Tìm hiểu ý nghĩa cuộc kháng chiến chống quân Tống.
GV cho HS thảo luận câu hỏi:
Câu hỏi 3 SGK/tr 29.
- Cuộc kháng chiến chống quân Tống thắng lợi có ý nghĩa lịnh sử như thế nào?
GV chốt kiến thức cần nhớ. 
HS đọc tư liệu lịch sử trong SGK, trả lời câu hỏi. 
- “ Năm 979, Đinh Tiên Hoàng và con trưởng Đinh Liễn bị ám hại...việc nước”
-..vì vua lúc ấy còn quá nhỏ...Thập đạo tướng quân Lê Hoàn là người tài giỏi...
HS nghe thông tin tổng hợp, nhắc lại.
HS đọc tư liệu lịch sử SGK, thực hiện yêu cầu của GV.
- Đầu năm 981, quân Tống theo hai đường thuỷ, bộ ồ ạt tiến vào xâm lược nước ta...bị đánh lui. SGK/tr28 ( HS KG thực hiện yêu cầu này)
HS thảo luận, TLCH.
-...quân giặc chết quá nửa. Tướng giặc bị chết. Cuộc kháng chiến thắng lợi.
-...giữ vững nền độc lập dân tộc , đem lại cho nhân dân ta lòng tự hào, niềm tin ở sức mạnh của dân tộc.
HS nghe, nhắc lại.
3. Củng cố, dặn dò: - Nêu nội dung chính của bài. 
 - Chuẩn bị bài sau : Nhà Lý dời đô ra Thăng Long.
tiếng việt
Luyện tập : Động từ
I.Mục tiêu: - Ôn, củng cố kiến thức luyện từ và câu về động từ chỉ trạng thái, hoạt động.
- Rèn, nâng cao kĩ năng xác định động từ, biểu đạt hành động, trạng thái bằng động từ, viết đoạn văn có sử dụng động từ.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.
II-.Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra: ( kết hợp trong lúc ôn luyện ).
2.Nội dung chính:
HĐ1 : GV nêu yêu cầu giờ học:
HĐ 2 : Định hướng nội dung luyện.
- Động từ là những từ như thế nào?
- Cho VD minh hoạ về động từ?
- Vận dụng kiến thức đã học, xác định đúng động từ có trong bài, đoạn văn. Viết đoạn văn có sử dụng động từ.
HĐ3 : Tổ chức thực hành, chữa bài ôn luyện.
GV tổ chức cho HS thực hiện lần lượt từng bài tập, chữa bài theo trình độ HS.
Bài 1 : Đọc lại bài đọc : Điều ước của vua Mi-đát ( Tiếng Việt 4/tr 90). Tìm các động từ có trong bài.
GV cho HS làm việc cá nhân, ghi lại các động từ trong vở, báo cáo.
Bài 2 : Viết 5 động từ chỉ hành động, trạng thái của con người.
- Đặt câu với hai trong số các động từ vừa tìm được.
GV cho HS làm theo cặp : một HS nêu động từ – một HS đặt câu.
Bài 3 : Viết một đoạn văn ngắn nói về giờ chơi của học trò. Gạch chân dưới các động từ có trong bài.
Bài 4: Đóng kịch câm, mô trả trạng thái , hoạt động của người bằng các động từ.
( GV khuyến khích HS có năng khiếu thể hiện).
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
- ...chỉ trạng thái , hoạt động của sự vật.
VD : chạy (hoạt động), buồn (trạng thái).
HS KG đặt câu với động từ vừa nêu.
VD : Em bé đang ngủ say sưa.
- Một HS nêu động từ – một HS đặt câu và chỉ rõ động từ đó chỉ gì.
HS thực hành theo yêu cầu của giáo viên, chữa bài.
 - 1 HS đọc ttrước lớp, HS đọc thầm, ghi lại các động từ có trong bài.
* Kết quả: hiện ra, cho, nói, chạm, hoá, mỉm cười, ưng thuận, bẻ, biến , ngắt...
(Không bắt buộc HS TB-yếu phải ghi lại tất cả các động từ có trong bài).
HS thực hành theo nhóm.
VD : + Động từ chỉ trạng thái là : Yêu, ghét, buồn, vui, giận giữ...
+ Động từ chỉ hoạt động là : vẽ, hỏi, chào, hát, nói....
VD : Yêu : Nó rất yêu tôi.
HS viết đoạn văn, đổi vở đọc bài, chữa bài. HS đọc trước lớp, HS nghe, phát hiện động từ có trong bài ( HS TB-yếu có thể chỉ cần viết câu văn có động từ).
HS thực hiện yêu cầu.
HS quan sát, mô tả bằng các động từ cụ thể.
3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học.
 - Ôn bài. Chuẩn bị giờ sau : Ôn tập.
thể dục
( Đ/c bắc dạy)
sinh hoạt
I. Mục tiêu: - Đánh giá kết quả học tập, hoạt động tuần 10, đề ra phương hướng hoạt động tuần 11.
 - Rèn kĩ năng tự quản, nêu ý kiến.
 - Giáo dục ý thức học tập, xây dựng tập thể tiến bộ.
II. Nội dung: a, Chi đội trưỏng nêu yêu cầu chung, tổ chức cho các phân đội báo cáo, các cá nhân nêu ý kiến sau đó tổng hợp chung:
* Ưu điểm: 
- Thực hiện nghiêm túc nề lếp lớp học, tham gia tích cực mọi hoạt động tập thể do nhà trường đề ra.
- Xếp hàng ra vào lớp nghiêm túc, nề nếp học tập có nhiều tiến bộ.
- Tổ chức luyện tập tốt các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày 20 – 11.
- Tổ chức tốt chuyên đề Thi giải toán tuổi thơ cho đội tuyển HSG.
- Ban chỉ huy đội có nhiều cố gắng trong việc quản lí , điều hành hoạt động của Chi đội.
- Tham gia hoạt động múa hát tập thể sân trường, lao động, vệ sinh trường lớp.
- Phát huy vai trò , tinh thần đoàn kết, tự giác, tích cực trong học tập , thi đua giành nhiều hoa điểm 10 tặng thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.
- Tham gia hội giảng đạt kết quả tốt.
* Tồn tại:
- Một số đội viên chưa thực sự tích cực trong học tập, chữ viết chưa sạch đẹp, viết còn sai chính tả, sai mẫu 
- Thực hiện truy bài đầu giờ chưa thật hiệu quả.
- Một số đội viên chưa chú ý học, tiếp thu chậm, không làm bài tập 
b, Phương hướng: 
- Khắc phục tồn tại, phát huy các mặt mạnh đã đạt được.
- Tiếp tục thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam – 20/11.
- Tích cực tham gia hội học, hội giảng.
-Thực hiện tốt vệ sinh trờng lớp, bảo vệ của công, giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp.
- Chuẩn bị tốt cho đợt kiểm tra VSCĐ giai đoạn 1 trong toàn trường.
- Tích cực học tập, nâng cao chất lượng toàn diện, tham gia tích cực bồi dưỡng HS khá giỏi.
c, Nhận xét chung: GV nêu những yêu cầu chung, nhắc nhở đội viên thiếu niên rèn luyện trong học tập và tu dưỡng đạo đức.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 10 CKTKNS(6).doc