Giáo án Khối 4 - Tuần 11 (Bản 2 cột tích hợp)

Giáo án Khối 4 - Tuần 11 (Bản 2 cột tích hợp)

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức: Hiểu từ ngữ mới. Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Qua tấm gương Bạch Thái Bưởi, 1 cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vương lên đã trở thành “ vua tàu thuỷ”. Câu chuyện khuyên con người hãy có chí vươn lên.

2. Kỹ năng: Đọc đúng các từ và câu. Biết đọc truyện với giọng kể đầy cảm hứng, ca ngợi nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi.

3. Thái độ: Giáo dục Hs ý chí vươn lên trong học tập, cuộc sống.

II. Chuẩn bị :

 GV : Tranh minh hoạ nội dung bài học trong SGK.

 HS : Bảng phụ viết sẵn những câu, đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm.

III. Các hoạt động dạy và học:

1. Ổn định :1’ Hát

2. Bài cũ: Có chí thì nên.

3. Bài mới : Giới thiệu bài

Các phương pháp sử dụng trong bài dạy : thực hành, thảo luận, vấn đáp, giảng giải,

 

doc 22 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 541Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 11 (Bản 2 cột tích hợp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC
“ VUA TÀU THUỶ” BẠCH THÁI BƯỞI. 
I. Mục tiêu :
Kiến thức: Hiểu từ ngữ mới. Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Qua tấm gương Bạch Thái Bưởi, 1 cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vương lên đã trở thành “ vua tàu thuỷ”. Câu chuyện khuyên con người hãy có chí vươn lên.	
Kỹ năng: Đọc đúng các từ và câu. Biết đọc truyện với giọng kể đầy cảm hứng, ca ngợi nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi.
Thái độ: Giáo dục Hs ý chí vươn lên trong học tập, cuộc sống.
II. Chuẩn bị :
GV : Tranh minh hoạ nội dung bài học trong SGK.
HS : Bảng phụ viết sẵn những câu, đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định :1’ Hát 
2. Bài cũ: Có chí thì nên.
3. Bài mới : Giới thiệu bài 
Các phương pháp sử dụng trong bài dạy : thực hành, thảo luận, vấn đáp, giảng giải, 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1 : Luyện đọc
MT : Giúp H đọc trơn bài, hiểu nghĩa các từ ngữ.
GV đọc diễn cảm toàn bài.
Chia đoạn : 4 đoạn ( mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn ).
GV hướng dẫn Hs luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ ngữ mới.
GV cùng Hs giải nghĩa thêm những từ khó mà Hs chưa hiểu. 
 Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
MT: Giúp Hs hiểu nội dung câu chuyện.
Đoạn 1+2:
Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào?
Trước khi chạy tàu thuỷ, Bạch Thái Bưởi đã phải làm những công việc gì?
Những chi tiết nào chứng tỏ anh là 1 người rất có chí?
 ® GV chốt : Bạch Thái Bưởi 1 cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành “ vua tàu thuỷ”.
Đoạn 3+4 :
Bạch Thái Bưởi mở công ti vận tải đường thuỷ vào thời điểm nào?
Bạch Thái Bưởi đã thắng trong cuộc cạnh tranh không ngang sức với các chú tàu người nước ngoài như thế nào?
Nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công?
 ® GV nhận xét – chốt: Con người có ý chí vươn lên mới thành công ® liên hệ.
 Hoạt động 3: Đọc diễn cảm
MT : Rèn kĩ năng đọc diễn cảm. 
GV lưu ý: giọng đọc là giọng kể đầy cảm hứng ca ngợi nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi. GV nhận xét.
Thi đua: kể lại câu chuyện “ Vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi”.
GV nhận xét – đánh giá.
 Hoạt động cá nhân, nhóm.
Hs nghe.
Hs đánh dấu vào SGK.
Hs đọc nối tiếp từng đoạn.
( 2 lượt – nhóm đôi )
Hs đọc chú giải và nêu nghĩa của từ.
Hoạt động lớp.
Mồ côi cha từ nhỏ, phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong. Sau được nhà họ Bạch nhận làm con nuôi, đổi họ Bạch, được ăn học.
Đầu tiên anh làm thư kí cho 1 hãng buôn. Sau buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ
Có lúc mất trắng tay, không còn gì nhưng Bưởi không nản chí.
Bạch Thái Bưởi thành công nhờ ý chí vươn lên, thất bại không ngã lòng.
Bạch Thái Bưởi biết đánh vào tâm lí dân tộc, làm hành khách người Việt ủng hộ chủ tàu Việt Nam.
Bạch Thái Bưởi biết tổ chức công việc kinh doanh.
Rút kinh nghiệm: 
TOÁN
TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP NHÂN
I/ Mục tiêu: Giúp HS;
- Nhận biết tính chất kết hợp của phép nhân.
- Vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân để tính toán và giải các bài toán có liên quan.
- HS có ý thức làm bài cẩn thận.rèn luyện tư duy óc sáng tạo.
- Hỗ trợ: Giúp HS nắm chắc kiến thức và kĩ năng trình bày. Hiểu thuật ngữ: tính chất kết hợp.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ kẻ bảng trong phần b/ SGK (bỏ trống các dòng 2, 3, 4, ở cột 4 và cột 5)
III/ Hoạt động dạy và học:
A. Kiểm tra:
Nêu quy tắc nhân với 10,100,1000...Chia cho 10,100,1000...Tự ghi ví dụ cụ thể.
B-Bài mới:
Các phương pháp sử dụng trong bài dạy: giảng giải, vấn đáp, luyện tập, thực hành
Hoạt động dạy
Hoạt động học
■■ HĐ1 Giới thiệu tính chất kết hợp của phép nhân.
MT: Nhận biết tính chất kết hợp của phép nhân.
a- So sánh giá trị của 2 biểu thức:
(2 x 3) x 4 và 2 x (3 x 4) 
GV kết luận (2 x 3) x 4 = 2 x ( 3 x 4)
- Giới thiệu tính chất kết hợp của phép nhân
- Yêu cầu HS tính giá trị của các biểu thức (a x b) x c và a x (b x c) để điền vào bảng (SGK).
GV yêu cầu HS so sánh giá trị của từng cặp biểu thức
- Vậy muốn nhân một tích 2 số với số thứ 3 là làm thế nào?
Đây là t/c kết hợp của phép nhân. GV ghi công thức: a x b x c = (a x b) x c = ax(bxc)
■■ HĐ 2: Thực hành
MT: Vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân để tính toán và giải các bài toán có liên quan.
Bài 1: -GV ghi biểu thức lên bảng: 2 x 5 x 4
Biểu thức có dạng là tích của mấy số?
Có những cách nào để tính giá trị của biểu thức?
 2 x 5 x 4 = (2 x 5) x 4 = 10 x 4 = 40
 2 x 5 x 4 =2 x (5 x 4 ) = 2 x 20 = 40
Bài 2: -G/v ghi biểu thức: 13 x 5 x2 
 13 x 5 x 2= (13 x 5 ) x 2 = 65 x 2 = 130
 13 x 5 x 2 = 13x ( 5 x 2 ) = 13 x 10 = 130
 5 x 9 x 3 x 2 = 9 x 3 x 2 x 5 =(9 x 3) x (2 x 5 ) = 27 x 10 = 270
Bài 3: HS đọc đề
 -GV cho HS phân tích bài toán, nói cách giải va trình bày lời giải theo một trong hai cách.
-GV theo dõi giúp đỡ HS yếu.
-Chấm một số bài.
C–Củng cố- dặn dò:
HS nêu tính chất kết hợp củaphép nhân.
-GV nhận xét , về học làm bài tập 2 vào vở, chuẩn bị nhân với số có tận cùng là chữ số 0
-Hai HS lên bảng làm-cả lớp làm vào vở
- HS so sánh hai kết quả.
( 2 x3 ) x 4 = 6 x 4 = 24 và
2 x ( 3 x 4 ) = 2 x 12 = 24
vậy: ( 2 x3 ) x 4 = 2 x ( 3x 4)
-HS đọc biểu thức.
-Có tích của ba số.
-Có hai cách:
 + Lấy tích sô thứ nhất và sô thứ hai nhân với số thứ ba
 + Lấy tích của số thứ nhất nhân với tích của sô thứ hai và số thứ ba.
-2 HS lên bảng thực hiện-lớp làm vào vở
 -HS đổi chéo chấm bài cho nhau.
-HS lên bảng thực hiện- lớp làm vào vở.
-HS đọc đề, phân tích đề 
-HS lên bảng thi làm nhanh theo 2 cách.
-HS nêu tính chất
Rút kinh nghiệm: 
ĐẠO ĐỨC
ÔN TẬP
I) Mục tiêu : 
- Sau 10 tuần học, học sinh học tập như biết vượt khó và trung thực . Ngoài ra , còn biết bày tỏ ý kiến về những vấn đề liên quan đến trẻ em & trong cuộc sống . Biết tiết kiệm thời giờ và tiền của .
- Hình thành kỹ năng ứng xủ khi bày tỏ ý kiến với thái độ , lời nói lễ phép- rèn thói quen trung thực và vượt khó . Khi học tập tiết kiệm giấy bút, thời giờ .
- Có ý thức trung thực , vượt khó trong học tập & tiết kiệm trong cuộc sống 
II) Đồ dùng DH: 
- Bảng phụ ghi nội dung cần ôn tập của 5 bài.
- Phiếu học tập , bảng nhóm .
III) Các hoạt động dạy học :
Các phương pháp sử dụng trong bài dạy: thảo luận, vấn đáp, trò chơi, giảng giải, đóng vai, luyện tập, thực hành
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài mới : - Chúng ta đã học những bài nào ? 
☻HĐ1: Trò chơi: Chọn đúng , sai đưa hoa.
MT: Biết lựa chọn tình huống
 GV treo bảng nhóm có các tình huống : 
- Trời mưa to , buồn ngủ quá nhưng em vẫn đi học . (Đ)
- Nhặt được bút màu của bạn em cất để dùng . (S)
- Em làm bài dễ trước , bài khó làm sau & khó quá thì bỏ . (S) 
Hs giải thích ý từng câu - GV bổ sung . 
☻HĐ2 : Hs trình bày tiểu phẩm cuả nhóm
MT: Hình thành kỹ năng ứng xủ khi bày tỏ ý kiến với thái độ , lời nói lễ phép
 chuẩn bị cho đề tài : 
- Bày tỏ ý kiến khi bị mẹ bảo ở nhà ăn giỗ .
- Tâm bị bố bắt nghỉ học vì bố nghiện rượu không chịu lao động .- Nếu em là Tâm em sẽ nói gì ? 
GV nhận xét- bổ sung .
☻HĐ3: Gọi hs đọc đề bài ôn phần 3.
MT: Có ý thức trung thực , vượt khó trong học tập & tiết kiệm trong cuộc sống 
- Thế nào là tiết kiệm tiền của ? 
- Tiết kiệm thời giờ có lợi gì ?
GV sửa chữa .
IV. Củng cố dặn dò
Dặn học sinh thực hành bài học .
Chuẩn bị bài : Hiếu thảo với ông...
- Hs trả lời nối tiếp 5 hs 5 bài .
- Hs chuẩn bị hoa S, Đ .
- Mẹ ốm , em ở nhà chăm sóc mẹ . (S)
- Bài kiểm tra em 8 điểm , em hô nhầm 9 điểm và báo cho cô giáo sửa lại . 
- Em chưa làm xong bài tập nhưng nói dối bạn khi bạn kiểm tra . (S)
- 1 em 1 câu .
- Hs sinh hoạt nhóm .
- Em bị cô giáo hiểu lầm và phê bình .
- Em được phân công 1 việc không phù hợp với khả năng của mình .
- Các nhóm cử đại diện trình bày .
- Hs đọc : tiết kiệm tiền của , tiết kiệm thời giờ .
Rút kinh nghiệm :
KHOA HỌC
MÂY ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO? MƯA TỪ ĐÂU RA?
I. Mụctiêu: Sau bài học HS:
- Nắm được quá trình hình thành của mây và mưa.
 Hiểu được hiện tượng nước mưa bay hơi thành hơi nước, rồi hơi nước ngưng tụ thành nước xẩy ra lặp đi lặp lại, tạo ra vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên.
- Trình bày được mây được hình thành như thế nào.
 + Giải thích được nước mưa từ đâu ra.
 + Phát biểu định nghĩa vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên.
-HS có ý thức bảo vệ nguồn nước.
**GDMT: Nước là tài nguyên thiên nhiên quý cần bảo vệ và tiết kiệm.
II. Chuẩn bị: - Tranh phóng to (trang46, 47/ SGK
III. Các hoạt động dạy- học:
Các phương pháp sử dụng trong bài dạy: thảo luận, vấn đáp, trò chơi, giảng giải, đóng vai, luyện tập, thực hành
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Bài cũ: “ Ba thể của nước”
B. Bài mới: Giới thiệu bài – Ghi đề.
☻ Hoạt động1: Tìm hiểu sự chuyển thể của nước trong thiên nhiên.
MT: Trình bày mây được hình thành như thế nào? Giải thích được nước mưa từ đâu ra?
** Nước là tài nguyên thiên nhiên quý cần bảo vệ và tiết kiệm.
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp. Từng cá nhân HS nghiên cứu câu chuyện Cuộc phiêu lưu của giọt nước ở trang 46, 47 SGK.Sau đó nhìn vào hình vẽ kể lại với bạn bên cạnh.
- HS quan sát hình vẽ, đọc lời chú giải và tự trả lời câu hỏi:
 + Mây được tạo thành như thế nào?
 + Nước mưa từ đâu ra?
- GV chốt lời giải đúng:
- Yêu cầu Hs phát biểu định nghĩa vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên.
- GV nhận xét, chốt ý:
+ Hiện tượng nước mưa bay hơi thành hơi nước, rồi hơi nước ngưng tụ thành nước xẩy ra lặp đi lặp lại, tạo ra vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên.
☻ Hoạt động2: Trò chơi đóng vai Tôi là giọt nước.
MT: Củng cố những kiến thức đã học về sự hình thành mây và mưa.
 - Tổ chức cho cả lớp chia thành 4 nhóm. Yêu cầu các em hội ý và phân vai.
Giọt nước- Hơi nước- Mây trắng- Mây đen- Giọt mưa.
- Yêu cầu mỗi nhóm lên thể hiện sắm vai trước lớp. Gọi nhóm khác nhận xét.
- GV cùng HS đánh giá xem nhóm nào trình bày sáng tạo, đúng nội dung học tập.
4 HS
- Lắng nghe và nhắc lại đề bài.
- Thực hiện làm việc theo cặp (Bạn kể cho bạn bên cạnh nghe, rồi ngược lại)
+ Hơi nước bay lên cao, gặp lạnh ngưng tụ thành những hạt nước rất nhỏ, tạo nên các đám mây.
+ Các giọt nước có trong các đám mây rơi xuống đất tạo thành mưa.
- Cá nhân nêu định nghĩa vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên.
Bạn nhận xét, bổ sung.
Lớp tập hợp thành 4 nhóm
- Hội ý với nhau trong nhóm.
- Các nhóm thể hiện sắm vai trước lớp,
Nhóm khác theo dõi, nhận xét và góp ý.
Rút kinh nghiệm :
TẬP ĐỌC
VẼ TRỨNG. 
Mục tiêu : 
Kiến thức: Hiểu các từ ngữ trong bài: Hiểu ý nghĩa truyện: Nhờ khổ công rèn luyện, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xin đã trở thành 1 hoạ sĩ  ... t nhanh .
Rút kinh nghiệm :
KĨ THUẬT 
KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT (tiết 2)
 I - Mục tiêu 
-Củng cố cho Hs các kiến thức về cách gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột mau .
-HS thực hành thành thạo gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột mau .
- Có ý thức rèn luyện kĩ năng gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột mau.Các em biết quý trọng những sản phẩm do chính tay mình làm ra.
II. Đồ dùng dạy – học:
GV: Mẫu vật. 
Hs : Vật dụng và dụng cụ thực hành..
III. Các hoạt động dạy – học :
B. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi đề.
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
HĐ1 : Thực hành gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột mau.
MT: Củng cố cho Hs các kiến thức về cách gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
- GV yêu cầu HS nhắc lại quy trình và thực hiện các thao tác gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột mau.
- GV NX và củng cố thêm kĩ thuật cách gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột mau theo ba bước :
+ Gấp mép vải theo đường dấu.
+ Khâu lược đường gấp mép vải.
+ Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
Khi thực hiện khâu, ta cần lưu ý điều gì?
khâu lược đường gấp mép vải được thực hiện ở mặt trái của vải.
- Yêu cầu Hs tiếp tục thực hành cá nhân trên vải.
- Gv nêu thời gian và yêu cầu thực hành
- GV quan sát, uốn nắn những thao tác chưa đúng và chỉ dẫn thêm cho những HS còn lúng túng.
HĐ4 : Đánh giá kết quả học tập của học sinh.
MT: HS yêu thích sản phẩm do mình tạo ra.
- Yêu cầu các HS thực hành xong trước trưng bày sản phẩm.
- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá kết quả làm việc lẫn nhau.
-GV hướng dẫn Hs đánh giá sản phẩm theo các tiêu chí	
 + Đường gấp mép thẳng, đúng kĩ thuật.
	+ Khâu được các mũi khâu đột mau theo đường vạch dấu.
	+ Đường khâu tương đối thẳng, không bị dúm.
	+ Các mũi khâu tương đối đều , không bị dúm.
	+ Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định.
- HS tự đánh giá các sản phẩm trưng bày theo tiêu chuẩn trên.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS. 
- Nhắc lại quy trình thực hiện khâu mũi đột mau.
- HS nhắc lại những điểm cần lưu ý khi thực hiện khâu mũi đột mau.
-Từng cá nhân thực hành trên vải.
- Cả lớp thực hiện.
- Từng HS trưng bày sản phẩm của mình đã hoàn thành.
- Theo dõi, lắng nghe.
- Thực hiện đánh giá sản phẩm của nhau (đánh giá trong nhóm) theo các tiêu chí GV đưa ra.
-HS tự đánh giá sản phẩm của mình 
- Quan sát, theo dõi, thực hiện đánh giá.
Rút kinh nghiệm :
TẬP LÀM VĂN
 KỂ CHUYỆN (Kiểm tra viết)
I. Mục tiêu: 
 - Viết được bài văn kể chuyện đúng yêu cầu đề bài, có nhân vật, sự việc, cốt truyện (mở bài, diễn biến, kết thúc).
 - Diễn đạt thành câu, trình bày sạch sẽ ; độ dài bài viết khoảng 120 chữ 
(khoảng 12 câu).
II. Chuẩn bị: - Giấy, bút.
 - Bảng phụ, - SGK
III. Các hoạt động dạy học:
Các phương pháp sử dụng trong bài dạy: quan sát, vấn đáp, luyện tập, thưc hành
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS
* Khởi động:
A. Bài cũ: kết bài trong bài văn kể chuyện.
B. Bài mới: Bài viết kể chuyện
+ Hoạt động 1: Đọc đề bài.
MT: kể chuyện đúng yêu cầu đề bài, có nhân vật, sự việc, cốt truyện (mở bài, diễn biến, kết thúc).
- GV cho HS đọc 3 đề bài gợi ý trong SGK/124.
- GV có thể ra đề khác để HS chọn.
1) Hãy tưởng tượng và kể 1 câu chuyện có 3 nhân vật: bà mẹ ốm, người con hiếu thảo và 1 bà tiên.
2) Kể lại truyện “Ong Trạng thả diều” theo lời kể Nguyễn Hiền. Kết bài theo lối mở rộng.
3) Kể lại truyện Vẽ trứng theo lời kể của Lê – ô – nác – đô đa Vin – xi. Mở bài theo cách gián tiếp.
+ Hoạt động 2: HS làm bài viết.
MT: Diễn đạt thành câu, trình bày sạch sẽ ; độ dài bài viết khoảng 120 chữ (khoảng 12 câu).
- Hs làm bài.
- GV chấm điểm.
C. Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Trả bài văn kể chuyện.
- HS hát
- HS tham khảo các đề bài và chọn 1 đề làm bài viết.
Rút kinh nghiệm :
TOÁN
NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG
A. MỤC TIÊU:
- Biết thực hiện nhân một số với một tổng , nhân một tổng với một số.
- Rèn cẩn thận, chính xác khi làm bài.
B. CHUẨN BỊ:	 
- Phấn màu. - SGK, 
C. LÊN LỚP:
a. Khởi động: Hát “Trên ngựa ta phi nhanh”
b. Bài cũ : - Mét vuông - Sửa các bài tập về nhà.
c. Bài mới :	
	 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Giới thiệu: Nhân một số với một tổng .
2.Các hoạt động:
* HĐ 1 : Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức .
MT: HS nắm cách nhân một số với một tổng , nhân một tổng với một số .
- Ghi bảng 2 biểu thức :
4 x ( 3 + 5 ) và 4 x 3 + 4 x 5 
- Yêu cầu tính. - Yêu cầu phát biểu bằng lời.
- Viết bảng: a x ( b + c ) = a x b + a x c 
* HĐ2 : Thực hành .
MT: Vận dụng để tính các bài toán liên quan.
- Bài 1 : Tính giá trị biểu thức rồi viết vào ô (theo mẫu)
+ Đưa bảng phụ vào , nêu cấu tạo bảng , hướng dẫn HS tính nhẩm bài mẫu.
- Bài 2 ( a) ý1 ; b)ý1): Tính bằng 2 cách 
* Yêu cầu bài .
* Yêu cầu 2 HS lên bảng thực hiện BT a.
* Yêu cầu 1 HS lên bảng thực hiện BT mẫu .
 * Chữa bài
- Nhận xét cách làm , kết quả ở bảng .
- Bài 3 : Tính và so sánh giá trị 2 biểu thức.
* Yêu cầu bài .
* Yêu cầu HS thực hiện cá nhân.
* Yêu cầu 1 HS lên bảng chữa bài
- Nhận xét cách làm , kết quả ở bảng .
Hoạt động lớp .
- Tính giá trị 2 biểu thức rồi rút ra kết luận :
 4 x ( 3 + 5 ) = 4 x 3 + 4 x 5 
- Phát biểu: Khi nhân một số với một tổng , ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng rồi cộng các kết quả lại với nhau .
- Vài em nhắc lại
Hoạt động lớp .
- Nêu yêu cầu .
- HS tính nhẩm giá trị của các biểu thức với mỗi bộ giá trị của a , b , c để viết vào ô trong bảng .
- Tự làm vào vở .
- Thống nhất kết quả.
a) 2 em lên bảng tính theo 2 cách . Lớp làm vào vở.
- Nhận xét cách làm , kết quả ở bảng .
- Nêu cách làm nào thuận tiện hơn .
b) Làm theo mẫu.
1 em lên bảng làm mẫu . Lớp làm vào vở.
- Nêu cách làm nào thuận tiện hơn .
- Nêu yêu cầu .
- HS tính giá trị của các biểu thức rồi so sánh 
- Tự làm vào vở .Thống nhất kết quả.
- Nêu cách nhân một tổng với 1 số.
Rút kinh nghiệm :
ĐỊA LI
ÔN TẬP
I Mục tiêu: Qua bài, HS biết: 
	- Nêu một số đặc điểm chính về địa hình, khí hậu, sông ngòi, thiên nhiên, con người; 
Dân tộc, trang phục và hoạt động sản xuất của con người ở Hoàng Liên Sơn, trung du Bắc Bộ và Tây Nguyên. 
	- Chỉ được dãy núi Hoàng Liên Sơn, các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt trên bản đồ địa lí Việt Nam. 
	- GDHS biết yêu quý các dân tộc ở Tây Nguyên và có ý thức tôn trọng truyền thống văn hóa của các dân tộc, yêu quí quê hương đất nước giàu đẹp.
 II.Đồ dùng dạy học: 
 - Gv: Bản đồ địa lí Việt Nam; phiếu học tập.
 III.Các hoạt động dạy và học:
Các phương pháp sử dụng trong bài dạy: trực quan, thảo luận, vấn đáp, thực hành.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.Bài cũ : “Thành phố Đà Lạt”. 
B.Bài mới :- GV giới thiệu bài –Ghi đề.
HĐ1: Làm việc cá nhân.
 MT: Chỉ được dãy núi Hoàng Liên Sơn, các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt trên bản đồ địa lí Việt Nam. 
- GV treo bản đồ địa lí Việt Nam, yêu cầu HS lên chỉ 
vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn, các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt.
 HĐ2: Làm việc theo nhóm.
MT: Hệ thống được những đặc điểm chính về thiên nhiên, con người và hoạt động sản xuất của con người ở Hoàng Liên Sơn, trung du Bắc Bộ và Tây Nguyên. 
- Yêu cầu các nhóm thảo luận hoàn thành câu hỏi 2 trong SGK.
- Theo dõi giúp đỡ các nhóm còn lúng túng.
- Gọi mỗi nhóm trình bày một ý, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV chốt kiến thức
Con người và các hoạt động sản xuất.
- Địa hình: nằm giữa sông Hồng và sông Đà, là dãy núi cao, đồ sộ, có nhiều đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu.
- Khí hậu: ở những nơi cao lạnh quanh năm. -Dân tộc: Thái, Dao, Mông.
- Trồng trọt: lúa, ngô, chè, rau và cây ăn quả,
- Nghề thủ công: dệt, thêu, đan, rèn, đúc, - Khai thác khoáng sản.
- Địa hình: là một vùng đất cao, rộng lớn, gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau. - Khí hậu: có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
-Dân tộc: Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng,một số dân tộc khác đến xây dựng: Kinh, Tày, Nùng,..
- Trồng trọt: cây công nghiệp lâu năm: chè, cà phê, hồ tiêu, cao su. - Chăn nuôi: trâu, bò, voi. Khai thác sức nước để sản xuất ra điện.
HĐ3: Làm việc cả lớp. 
MT: HS hệ thống hóa được đặc điểm địa hình trung du Bắc Bộ.
- Yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học trả lời các câu hỏi:
Nêu đặc điểm địa hình vùng trung du Bắc Bộ. Ở đây. Người dân đã làm gì để phủ xanh đất trống, đồi trọc.
- Gv chốt ý:
 Trung du Bắc Bộ nằm giữa miền núi và đồng bằng Bắc Bộ là vùng đồi với các đỉnh tròn, sườn thoải, xếp cạnh nhau như bát úp. Ở đây người ta đã trồng rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm và trồng cây ăn quả để phủ xanh đất trống, đồi trọc.
4HS
- Quan sát bản đồ và thực hiện tìm vị trí.
- Nhóm 3 em thực hiện trao đỗi để hoàn thành câu hỏi 2.
- Lần lượt các nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
HS theo dõi
 Mỗi cá nhân dựa vào kiến thức đã học trả lời các câu hỏi, mời bạn nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe và nhắc lại.
- 1em đọc, lớp theo dõi. 
- Lắng nghe. 
- Nghe, ghi nhận. 
Rút kinh nghiệm :
THỂ DỤC
ÔN 5 ĐỘNG TÁC ĐÃ HỌC CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
TRÒ CHƠI “KẾT BẠN”
I- Mục tiêu
- Ôn 5 động tác:Vươn thở, tay,chân,lưng-bụng và phối hợp . Trò chơi “Kết bạn”.
- Yêu cầu thực hiện đúng kĩ thuật động tác và đúng thứ tự.Yêu cầu HS tham gia trò chơi nhiệt tình, chủ động .
- HS có ý thức tập luyện tốt.Tự giác tham gia vào các hoạt động TDTT.
II-Chuẩn bị
 - Sân tập an toàn sạch sẽ .
 - Chuẩn bị 1-2 còi,đánh dấu 3-5 điểm theo hàng ngang, mỗi điểm cách nhau. Mỗi điểm cách nhau 1-1,5.
 III- Nội dung và phương pháp 
Nội dung phương pháp
Cách tổ chức
Phần mở đầu 
Phần cơ bản
Phần kết thúc
Giáo viên phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
Giậm chân tại chỗ vỗ tay theo nhịp 
Xoay các khớp
a)Ôn 5 động tác bài thể dục phát triển chung
Gv hô cho cả lớp tập.Sau đó lớp trưởng hô cho cả lớp thực hiện
Phân chia tập luyện theo tổ.Sau đó cho thi đua giữa các tổ 
GV nhận xét đánh giá
b)Trò chơi vận động
Trò chơi “Kết bạn”.GV nêu tên trò chơi,nhắc lại cách chơi,sau đó cho hs chơi.
GV nhận xét đánh giá hs thực hiện bài thể dục
GV cùng hs hệ thống bài
Nhận xét giao bài tập về nhà
x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x
 GV
x x x x x x x x
x x x x
x x x x
x x x x
Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 12 KNS.doc