Giáo án Khối 4 - Tuần 11 - Năm học 2010-2011 (Bản tổng hợp 2 cột)

Giáo án Khối 4 - Tuần 11 - Năm học 2010-2011 (Bản tổng hợp 2 cột)

Tập đọc

ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU

I. Mục tiêu:

- Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi, bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.

- Hiểu ND: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi.

- HS có ý chí vượt khó, vươn lên trong học tập.

II. Đồ dùng dạy học:

 - Tranh minh học bài đọc trong SGK.

III. Hoạt động dạy học:

 

doc 36 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 204Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 11 - Năm học 2010-2011 (Bản tổng hợp 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 01 tháng 11 năm 2010 Tuần 11.
Tập đọc 
ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU 
I. Mục tiêu:
- Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi, bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
- Hiểu ND: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi.
- HS có ý chí vượt khó, vươn lên trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh học bài đọc trong SGK.
III. Hoạt động dạy học:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. Kiểm tra:
- GV kiểm tra sách, vở, sự chuẩn bị bài của HS.
2. Bài mới: 
* HĐ 1: Luyện đọc. 
- GV chia đoạn (4 đoạn).
- Theo dõi kết hợp giải nghĩa từ ở cuối bài.
- GV theo dõi, sửa cho học sinh. 
- GV đọc diễn cảm cả bài.
*HĐ 2: Tìm hiểu bài.
- Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?
- Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào ?
- Vì sao cậu bé Hiền được gọi là ông Trạng thả diều?
* HĐ 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm.
- GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài: GV đọc mẫu.	
- GV nhận xét. 
3. Củng cố - Dặn dò:
- Truyện đọc này giúp em hiểu ra điều gì? (Làm việc gì cũng phải chăm chỉ, chịu khó mới thành công. )
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài tiết sau.
- 1 HS (K, G) đọc toàn bài.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (2, 3 lượt).
- HS luyện đọc nhóm 4.
- Một, hai nhóm đọc bài.
- HS trả lời cá nhân.
- HS trả lời cá nhân.
- HS thảo luận cặp sau đó trả lời.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc lại 4 đoạn của bài.
- Cả lớp theo dõi.
- Từng cặp HS luyện đọc. 
- Một vài HS thi đọc diễn cảm.
- 1, 2 HS nêu.
Rút kinh nghiệm:
Thứ ba ngày 02 tháng 11 năm 2010 Tuần 11.
 Kể chuyện 
BÀN CHÂN KÌ DIỆU
I. Mục tiêu:
- Nghe, quan sát tranh để kể lại được từng đoạn, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Bàn chân kì diệu.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện. Ca ngợi tấm gương Nguyễn Ngọc Ký giàu nghị lực, có ý chí vươn lên trong học tập và rèn luyện.
- GD HS ý chí vượt khó, vươn lên trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ truyện phóng to. 
III. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
1. Kiểm tra:
- GV nhận xét tình hình học môn Kể chuyện từ đầu năm đến nay.
2. Bài mới:
 * HĐ 1: GV kể chuyện.
- Kể lần 1: Sau khi kể lần 1, GV giải nghĩa một số từ khó chú thích sau truyện.
- Kể lần 2: Vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ.
* HĐ 2: Hướng dẫn HS kể truyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Cho HS kể chuyện theo nhóm.
- Cho HS thi kể chuyện trước lớp.
- Tổ chức cho HS bình chọn HS kể tốt.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Cho HS nêu ý nghĩa câu chuyện.
- GV kết luận ý nghĩa đúng của câu chuyện.
- GV nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu HS về nhà kể lại truyện cho người thân nghe.
- Xem trước nội dung bài tiết sau.
- Lắng nghe.
- HS nghe.
- HS nghe kết hợp nhìn tranh minh hoạ (phóng to)ï, đọc phần lời dưới mỗi tranh.
- Kể theo nhóm 6 (mỗi em kể một tranh).
- Vài nhóm thi kể trước lớp, trả lời các câu hỏi của các nhóm khác.
- Nhận xét, bình chọn bạn kể hay.
- 1, 2 HS nêu.
- HS nhắc lại.
- 1, 2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp.
Rút kinh nghiệm:
Thứ hai ngày 01 tháng 11 năm 2010 Tuần 11.
Toán 
NHÂN VỚI 10 , 100 , 1000 .
CHIA CHO 10 , 100 , 1000 .
I. Mục tiêu:
- Nắm được qui tắc nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn,  cho 10, 100, 1000, . 
- Biết cách thực hiện tính.
- GD HS yêu thích học toán và vận dụng vào thực tế.
II. Đồ dùng dạy học: 
- SGK + phấn màu.
III. Hoạt động dạy học: 
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. Kiểm tra: Nêu tính chất giao hoán của phép nhân và tính:
34527 x 6; 543287 x 4
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 
2. Bài mới:
* HĐ 1: Hướng dẫn cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000 
- GV viết lên bảng phép tính 35 x 10 
- Dựa vào tính chất giao hoán của phép nhân, cho biết 35 x 10 bằng gì? 
- 10 còn gọi là mấy chục? 
- 1 chục nhân với 35 bằng bao nhiêu? 
- 35 chục là bao nhiêu ? 
- Vậy 10 x 35 = 35 x 10 = 350 
- Em có nhận xét gì về thừa số 35 và kết quả của phép nhân 35 x 10 ? 
-Vậy khi nhân một số với 10 chúng ta có thể viết ngay kết quả của phép tính như thế nào ? 
- GVKL: Khi nhân một số với 10 ta chỉ việc viết thêm một chữ số 0 vào bên phải số đó.
- Hãy thực hiện: 12 x 10; 78 x 10; 457 x 10
* HĐ 2: HD cách Chia số tròn chục cho 10.
- GV viết lên bảng phép tính 350 : 10 và yêu cầu HS thực hiện phép tính. 
 + Ta có 35 x 10 = 350, vậy khi lấy tích chia cho một thừa thì kết quả sẽ là gì ? 
 + Vậy 350 chia cho 10 bằng bao nhiêu ? 
 + Vậy khi chia số tròn chục cho 10 ta có thể viết ngay kết quả của phép chia như thế nào ? 
- GVKL: Khi chia số tròn chục cho 10 ta chỉ việc bớt đi một chữ số 0 ở bên phải số đó.
- Hướng dẫn nhân một số tự nhiên với 100, 1000 ., và chia một số tròn trăm, tròn nghìn, .cho 100, 1000,  tương tự như trên.
- GVKL (như SGK).
* HĐ 3: Luyện tập.
Bài 1 (2 cột đầu) : Tính nhẩm.
- Gọi HS nhắc lại qui tắc vừa học.
- GV nhận xét, sửa sai.
Bài 2 (3 dòng đầu) : Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- GV làm mẫu bài: 300 kg = . tạ.
 + 100kg bằng bao nhiêu tạ ? 
 + Vậy 300kg bằng bao nhiêu tạ ?
 + Ta làm thế nào?
- GV chữa bài và yêu cầu HS giải thích cách đổi của mình 
- GV nhận xét. 
3. Củng cố – Dặn dò: 
- GV tổng kết giờ học. 
- Về nhà làm thêm bài tập ở VBT. 
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS 
- HS đọc phép tính. 
- HS nêu.
- HS trả lời.
- HS nêu nhận xét
- HS trả lời
- HS nhẩm nêu ngay KQ. 
- HS nhẩm và nêu 
- HS nêu 
- HS nêu 
- Nối tiếp nhau đọc kết quả.
- HS (K, G) làm hết cả bài.
- HS nêu
- HS nối tiếp nhau lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
- HS nêu tương tự như bài mẫu. 
- HS (K, G) làm hết BT 2.
Rút kinh nghiệm:
Thứ ba ngày 02 tháng 11 năm 2010 Tuần 11.
Toán 
TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP NHÂN 
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được tính chất kết hợp của phép nhân. 
- Bước đầu biết vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân trong thực hành tính.
- HS yêu thích học toán, thích làm các bài toán dạng tính nhanh (như BT2).
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học: 
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. Kiểm tra:
+ Muốn nhân một số với 10, 100, 1000, ta làm thế nào?
+ Muốn chia một số cho 10, 100, 1000,ta làm thế nào?
2. Bài mới:
* HĐ 1: So sánh giá trị của các biểu thức. 
- GV viết lên bảng biểu thức (2 x 3) x 4 và 2 x (3 x 4) 
- GV cho HS làm tương tự với các cặp biểu thức khác:
(5 x 2) x 4 và 5 x (2 x 4)
(4 x 5) x 6 và 4 x (5 x 6)
- GVKL: Các biểu thức tương ứng trên có giá trị bằng nhau.
* HĐ 2: Giới thiệu tính chất kết hợp của phép nhân 
- GV yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của các biểu thức (a x b) x c và a x (b x c) để điền vào bảng (bảng phụ):
+ Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a x b) x c với giá trị của biểu thức a x (b x c) 
- Ta có thể viết: (a x b) x c = a x (b x c)
- GV kết luận (như SGK).
* HĐ 3: Luyện tập.
Bài 1 (a): Tính bằng hai cách.
- GV yêu cầu HS thực hiện bài toán bằng hai cách dựa vào tính chất kết hợp vừa học.
- GV hướng dẫn bài mẫu trước.
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài 2 (a): Tính bằng cách thuận tiện nhất.
+ Có những cách nào để tính giá trị của biểu thức? 
+ Ta chọn cách làm nào cho thuận tiện? 
- GV theo dõi, giúp HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, sửa bài.
Bài 3 . HS khá, giỏi
- HD phân tích bài toán.
- Nhận xét, thống nhất cách làm đúng. 
3. Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà hoàn thành BT3 vào vở.
- Chuẩn bị bài : Nhân với số có tận cùng là chữ số 0.
- 2 HS trả lời.
- HS tính và so sánh.
- HS tính giá trị của các biểu thức và nêu KQ.
- 3 HS lên bảng làm, mỗi HS làm một phép tính, HS cả lớp làm vào vở nháp.
- HS so sánh.
- HS đọc 
- 2, 3 HS phát biểu.
- HS nêu
- Cả lớp theo dõi.
-2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
- HS (K, G) làm hết BT1.
- HS nêu
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
- HS (K, G) làm hết BT2.
- 1 HS đọc bài toán. 
- HS trả lời câu hỏi.
- HS (K, G) nêu cách giải bài toán.
Rút kinh nghiệm:
Thứ tư ngày 03 tháng 11 năm 2010 Tuần 11.
Toán 
NHÂN VỚI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CHỮ SỐ 0
I. Mục tiêu:
- Biết cách nhân với các số có tận cùng là chữ số 0.
- Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm.
- HS thích thú, say mê khi học toán. 
II. Đồ dùng dạy học: 
- SGK + phấn màu. 
III. Hoạt động dạy học: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra: 
- Nêu tính chất kết hợp của phép nhân.
- GV nhận xét, đánh giá. 
2. Bài mới:
* HĐ 1: HD Phép nhân 1324 x 20 = ?
- GV viết lên bảng phép tính: 1324 x 20
 + Dựa vào tính chất kết hợp của phép nhân ta có thể viết : 1324 x 20 = 1324 x ( 2 x 10 ) 
+ Hãy tính giá trị của 1324 x ( 2 x 10 )
- GVKL: Khi thực hiện nhân 1324 x 20, chúng ta chỉ việc thực hiện 1324 x 2 rồi viết thêm số 0 vào bên phải tích của 1324 x 2.
1324 x 20 = 26480
* HĐ 2: HD Phép nhân 230 x 70 = ?
- GV viết lên bảng phép tính: 230 x 70
+ Ta có: 230 x 70 = (23 x 10) x (7 x 10) 
+ Hãy áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân đểtính giá trị của biểu thức (23 x 10) x ( 7 x 10 ) 
- GVKL: Khi thực hiện nhân 230 x 70 chúng ta chỉ việc thực hiện 23 x 7 rồi viết thêm hai chữ số 0 vào bên phải tích 23  ... từ là động từ:
 Nằm cuộn tròn trong chiếc chăn bông ấm áp, Lan ân hận quá. Em muốn xin lỗi mẹ và anh, nhưng lại xấu hổ vì mình đã vờ ngủ.
 Aùp mặt xuống gối, em mong trời mau sáng để nói với mẹ: 
 “ Con không thích chiếc áo ấy nữa. Mẹ hãy để tiền mua áo ấm cho cả hai anh em.”
Bài 2. Viết đoạn văn ngắn khoảng 3 đến 5 câu kể về những việc em làm vào một buổi trong ngày. Gạch dưới các động từ em đã dùng.
- HD chung cả lớp.
- Nhận xét, đánh giá. Giúp HS hoàn chỉnh đoạn văn.
- Tuyên dương những em viết đoạn văn hay, sáng tạo. 
* Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ 2 từ loại: danh từ, động từ. 
HỌC SINH
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập. Cả lớp đọc thầm.
- HS làm bài theo nhóm đôi.
- Đại diện vài nhóm lên bảng sửa bài (mỗi nhóm một câu).
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Đối chiếu kết quả, sửa sai vào vở.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập. Cả lớp đọc thầm.
- HS làm bài cá nhân. HS (K, G) viết từ 5 đết 7 câu.
- 2 HS làm ở bảng nhóm đính bài làm của mình. Lớp nhận xét, đánh giá.
- HS ở dưới nối tiếp nhau đọc bài làm của mình.
 Toán (2 tiết) 
LUYỆN TẬP: PHÉP NHÂN
I. Mục tiêu:
- Rèn kỹ năng nhân với số có một chữ số.
- HS vận dụng thành thạo các tính chất (giao hoán, kết hợp) của phép nhân vào trong thực hành tính nhanh.
- Giải được các bài toán có liên quan đến phép nhân.
II. Chuẩn bị: 
- Hệ thống bài tập.
- Bảng nhóm.
III. Hoạt động dạy học: 
 GIÁO VIÊN
Bài 1. Đặt tính rồi tính:
24632 x 4 32642 x 6
35126 x 7 210386 x 8
- GV nhận xét, sửa bài.
Bài 2. Tính giá trị của các biểu thức sau:
a. 3715 + 43256 x 4 b. 97635 – 3642 x 9
c. 36957 x 4 + 3085 d. 41506 x 8 - 37566
- Yêu cầu HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong từng biểu thức.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 3. Tính bằng cách thuận tiên nhất:
a. 5 x 7 x 4 b. 7 x 3 x 10
c. 17 x 5 x 2 c. 5 x 9 x 2 x 7
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 4. Khối lớp Ba có 528 học sinh, mỗi học sinh mua 6 quyển vở. Khối lớp Hai có 632 học sinh, mỗi học sinh mua 5 quyển vở. Hỏi khối lớp nào mua vở nhiều hơn và nhiều hơn bao nhiêu quyển vở?
- HD tóm tắt và phân tích đề toán:
+ Muốn biết khối lớp nào mua vở nhiều hơn và nhiều hơn bao nhiêu quyển, ta phải biết gì?.....
- Nhận xét, chữa bài.
* Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ cách vận dụng các tính chất (giao hoán, kết hợp) của phép nhân vào trong thực hành tính nhanh.
HỌC SINH
- 1, 2 HS nêu lại các bước thực hiện.
- HS làm cá nhân trên bảng, vào vở (3 phép tính đầu).
- HS (K, G) làm hết.
- 1, 2 HS nêu.
- Làm cá nhân vào vở, 2 HS làm trên bảng lớp (a, b).
- HS (K, G) làm hết.
- Làm cá nhân vào vở, mỗi lượt 2 HS làm trên bảng lớp.
- 1 HS đọc đề toán.
- Nối tiếp nhau trả lời câu hỏi.
- Cả lớp giải vào vở, 1 HS làm trên bảng nhóm.
- Đính kết quả, nhận xét.
- Đối chiếu, sửa sai.
. Tuần 11.
Tiếng Việt (2tiết) 
TLV: TẬP VIẾT ĐOẠN MỞ BÀI
I. Mục tiêu:
- Luyện viết đoạn mở đầu một bài văn kể chuyện theo cách gián tiếp.
II. Chuẩn bị: 
- Bảng phụ (ghi sẵn đề bài).	
III. Hoạt động dạy học: 
 GIÁO VIÊN
Đề bài: Kể lại phần mở đầu của câu chuyện Nỗi dằn vặt của An-drây-ca theo cách mở bài gián tiếp bằng lời của người kể hoặc lời của cậu bé An-drây-ca.
1. HĐ 1: HD tìm hiểu đề bài.
- Đính bảng phụ ghi đề bài lên bảng.
- Yêu cầu HS đọc lại 1 lần câu chuyện Nỗi dằn vặt của An-drây-ca.
+ Câu chuyện mở bài theo cách nào?
+ Thế nào là mở bài trực tiếp? Thế nào là mở bài gián tiếp?
+ Để viết được đoạn mở bài gián tiếp cho câu chuyện trên, em làm thế nào?
2. HĐ 2: Thực hành viết.
- Nhắc lại yêu cầu của đề bài.
- GV cùng HS cả lớp nhận xét.
* Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà hoàn chỉnh đoạn viết vào vở.
HỌC SINH
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Nối tiếp nhau trả lời câu hỏi.
- Làm bài cá nhân.
- Nối tiếp nhau đọc đoạn mở bài của mình.
- Theo dõi, tự sửa chữa.
Thứ năm, ngày 04 tháng 11 năm 2010. Tuần 11.
Tự chọn
 ÔN TẬP: ĐỊA LÍ 
I. Mục tiêu:
- Hệ thống các kiến thức đã học về thiên nhiên, con người và hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên,
- Luyện kỹ năng quan sát bản đồ.
- HS có ý thức tự hào, yêu quý quê hương, đất nước VN.
II. Chuẩn bị: 
- Bản đồ ĐLTNVN + Câu hỏi ôn tập.
III. Hoạt động dạy học: 
 GIÁO VIÊN
* HĐ 1: HS thực hành chỉ bản đồ.
- Cho HS lên chỉ trên lược đồ, bản đồ ĐLTNVN:
+ Vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn, khu vực Tây Nguyên.
+ Các cao nguyên: Kon Tum, Plây cu, Đăk lăk, Lâm Viên, Di Linh.
+ Thành phố Đà Lạt.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm thực hiện tốt.
* HĐ 2: HD ôn tập.
- Tổ chức cho HS ôn tập theo hệ thống các câu hỏi sau:
1. Đỉnh núi nào cao nhất ở nước ta? Em hãy mô tả đỉnh núi ấy.
2. Những nơi cao của dãy Hoàng Liên Sơn có khí hậu như thế nào?
3. Sa Pa có khí hậu như thế nào?
4. Kể tên những dân tộc chính sống ở Hoàng Liên Sơn.
5. Kể tên các hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn.
6. Kể tên các cao nguyên ở Tây Nguyên.
7. Tây Nguyên có khí hậu như thế nào?
8. Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.
9. Thành phố Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào? Có khí hậu ra sao?
10. Đà Lạt có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành thành phố du lịch và nghỉ mát?
11. Kể tên một số địa danh nổi tiếng của Đà Lạt.
12. Khí hậu mát mẻ giúp Đà Lạt có thế mạnh gì về cây trồng?
* Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà xem lại nội dung các bài địa lí vừa ôn
HỌC SINH
- HS làm việc nhóm 4: chỉ vào lược đồ (SGK).
- Đại diện vài nhóm lên chỉ trên bản đồ ĐLTNVN (treo tường).
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- HS làm việc nhóm 4: Địa diện nhóm lên nhận câu hỏi ôn tập.
- Các nhóm tiến hành trao đổi, thống nhất nội dung trả lời cho từng câu hỏi.
- Đại diện nhóm lên bốc thăm: các nhóm nối tiếp nhau bốc trúng câu hỏi nào trả lời câu hỏi đó (các thành viên trong nhóm luân phiên nhau lên bốc thăm).
- Các nhóm khác theo dõi, nhận xét hoặc bổ sung.
 . Tuần 11.
Toán (ôn) 
ÔN TẬP ĐỔI ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH: m2, dm2.
I. Mục tiêu:
- Rèn luyện kỹ năng đọc, viết các số đo diện tích theo đơn vị mét vuông, đề-xi-mét vuông.
- Biết chuyển đổi từ m2 sang dm2, cm2 và ngược lại.
II. Chuẩn bị: 
- Hệ thống bài tập.	
III. Hoạt động dạy học: 
GIÁO VIÊN
Bài 1. Viết thành số đo diện tích:
- Hai trăm năm mươi đề-xi-mét vuông.
- Ba nghìn bốn trăm sáu mươi hai đề-xi-mét vuông.
- Bốn nghìn tám trăm linh hai mét vuông.
- Ba trăm chín mươi mét vuông.
Bài 2. Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
a. 3dm2 =  cm2 b. 5m2 =  cm2
 35 dm2 =  cm2 35m2 =  dm2
 1389 dm2 =  cm2 600 dm2 =  m2
 2004 dm2=  cm2 4250 m2 =  dm2
 5300 cm2=  dm2 957 dm2 =  m2
- HD chữa bài theo kết quả đúng.
Bài 3. Một hình vuông có chu vi là 12dm. Tính diện tích hình vuông đó.
+ Muốn tính diện tích hình vuông, ta làm sao?
+ Cạnh hình vuông có chưa? Tính cạnh hình vuông, ta làm thế nào?
- Nhận xét, sửa bài trên bảng.
Bài 4. Một đám đất hình chữ nhật có chiều dài bằng 90m, chiều rộng bằng chiều dài. Tính diện tích đám đất đó.
+ Đám đất có hình gì? Muốn tính diện tích đám đất đó, em làm thế nào?
+ Chiều dài có chưa? Chiều rộng thế nào? Muốn tính chiều rộng, ta làm thế nào?
* Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ cách viết đơn vị đo diện tích.
HỌC SINH
- Cả lớp làm cá nhân.
- HS nối tiếp nhau lên bảng viết số.
- Cả lớp nhận xét.
- Vài HS đọc lại.
- HS nêu lại mối quan hệ giữa đơn vị đo diện tích: dm2 và cm2; m2 và dm2.
- HS làm cá nhân vào vở (3 dòng đầu mỗi phần a và b). HS (K, G) làm hết 5 dòng.
- Nối tiếp nhau lên bảng sửa bài.
- Nhận xét, đối chiếu kết quả.
- 1 HS đọc đề toán.
- HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
- Làm bài cá nhân. 1 HS sửa trên bảng.
- 1 HS đọc đề toán.
- HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
- Làm bài cá nhân. 1 HS sửa trên bảng.
Thứ sáu, ngày 05 tháng 10 năm 2010. Tuần 11.
SINH HOẠT LỚP 
1. HĐ 1: Nhận xét tình hình tuần 11.
- Các tổ trưởng báo cáo tình hình học tập của tổ trong tuần qua (theo sổ ghi chép). Sau đó tổng hợp số điểm của tổ.
- Lớp trưởng, lớp phó nhận xét, tổng hợp chung.
- Ý kiến của tổ (nếu có).
- Nhận xét của GVCN.
* Tuyên dương tổ có số điểm cao nhất trong tuần, động viên các tổ còn lại và nhắc nhở tổ vi phạm nhiều nhất.
* Ưu điểm chung của lớp:
 + Đi học đều, đúng giờ.
 + Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
 + Có giảm nói chuyện trong giờ học. 
 + Vệ sinh lớp học, hàng lang tốt.
 + Truy bài đầu giờ nghiêm túc.
 + Tham gia ủng hộ đồng bào miền Trung bị bão lụt Tốt. Một số HS ủng hộ nhiều (Phú – 38 000 đ, Thái – 20 000 đ).
* Khuyết điểm:
 + Còn một số em để quên dụng cụ học tập ở nhà.
 + Một số em còn nói chuyện nhiều trong giờ học.
 + Thực hiện ngậm Flo chưa nghiêm túc.
 + Nhiều HS không thuộc bài khi đến lớp: Kim Cương (thường xuyên), Tín, Trí, Phương Vy.
 2. HĐ 2: Kế hoạch tuần 12.
- Đi học đều, đúng giờ.
- Học bài, làm bài đầy đủ khi đến lớp.
- Đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập, sinh hoạt.
- Tự ý thức trong việc vệ sinh trường, lớp.
- Thực hiện hát đầu và giữa giờ.
- Hoàn thành việc trang trí lớp học trong tuần.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_11_nam_hoc_2010_2011_ban_tong_hop_2_cot.doc